Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

>> Kalinin K-7 - 'siêu pháo đài bay của Liên Xô



Ngành công nghiệp hàng không Liên Xô luôn đặt niềm tin vào những cỗ máy khổng lồ.

"Siêu pháo đài bay" Kalinin K-7 (đặt theo tên một lãnh tụ cách mạng Liên Xô) được chế tạo vào những năm 1930 là một minh chứng.

Người Nga vẫn đang giữ kỷ lục về máy bay lớn nhất thế giới hiện nay: người khổng lồ Antonov An-225 có chiều dài sải cánh lớn hơn cả Airbus A380.

Tuy nhiên, hai ngã khổng lồ của thế giới hiện đại vẫn thật nhỏ bé nếu so sánh với pháo đài bay Kalinin K-7 mà Liên Xô từng phát triển từ những năm 1930.



Mô hình tái hiện trên máy tính của Kalinin K-7.


Với sải cánh lên tới 132,5 m, K-7 là một gã khổng lồ ngay cả với những cỗ máy chuyên trở hành khách lớn nhất hiện nay như Boeing 747 (sải cánh dài 68,5 m).

Đây là mẫu máy bay không vận - ném bom hạng nặng mà Quân đội Liên Xô từng nghiên cứu thử nghiệm.

K-7 là máy bay không vận đa nhiệm chuyên chở người cho tới các máy bay quân sự. Điểm đặc biệt, hành khách và hàng hóa được bố trí tại hai cánh của máy bay.

Theo thiết kế, K-7 mang được 128 hành khách trên cánh của mình. Ngoài ra, thân máy bay còn có 16 phòng sang trọng dành cho khách hạng sang.


Boeing 747 chuyên trở tàu con thoi cũng "chưa là gì" so với kích cỡ của K-7.

Biến thể quân sự của K-7 được coi là một “pháo đài bay” ra đời sớm hơn B-17 của Mỹ tới 10 năm. Máy bay được trang bị 12 ụ súng, trong đó có những bộ phận tiếp đạn được điện khí hóa, công nghệ hiện đại vào thời gian đó.

Mang được 16 tấn bom, 112 lính dù và 8,5 tấn thiết bị nhảy dù, Kalinin K-7 là một cơn ác mộng cho bất cứ kẻ thù nào của Liên Xô vào những năm 1930.

Ngoài ra, nhiều tài liệu cho thấy sự tồn tại của biến thể K-7 nâng cấp, có kích thước lớn gấp 2,5 lần máy bay thử nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, các còn tài liệu kỹ thuật không có các con số cụ thể.

Mẫu thử nghiệm của K-7 cất cánh thành công với trọng lượng chuyên chở là 38 tấn nhưng bị rơi vào năm 1933. Sau đó, Liên Xô không tiếp tục tiến hành chế tạo loại máy bay này.

Hình ảnh thật về mẫu thử nghiệm K-7:







Bản vẽ thiết kế của "siêu pháo đài bay" do Không quân Liên Xô chế tạo.


Mẫu hình K-7 dựng lại trên máy vi tính:















[BDV news]


>> Việt Nam - Trung Quốc bàn về biên giới lãnh thổ



Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc Trương Chí Quân hôm nay có cuộc gặp tại Hà Nội để trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và các vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa hai nước.



Về biên giới trên đất liền, hai bên cho rằng tình hình khu vực biên giới ngày càng đi vào ổn định. Hai bên nhất trí cùng nhau nỗ lực sớm ký kết Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác và khai thác tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc.



Việt Nam và Trung Quốc sẽ sớm ký hiệp định hợp tác và khai thác tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc. Ảnh: tapchicongsan.org.vn


Về vấn đề trên biển, hai bên đã trình bày rõ quan điểm của mỗi bên. Hai bên cho rằng việc triển khai thực hiện DOC có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhất trí sẽ sớm ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển và thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 để giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh liên quan đến vấn đề trên biển.

Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao nhằm tạo động lực mới cho quan hệ hai nước; tăng cường hơn nữa giao lưu giữa các cấp, các ngành và các địa phương.

Hai bên cũng nhất trí sớm hoàn thành Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc; đẩy đà tăng trưởng kim ngạch thương mại hai nước đi đôi với việc cần thực hiện các biện pháp từng bước cân bằng cán cân thương mại.


[BDV news]


>> Iran thử nghiệm tên lửa Sayyad-2


Iran đã thử nghiệm thành công tổ hợp tên lửa phòng không mới Sayyad-2.

Mục đích cuộc thử nghiệm này là nhằm đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống phòng thủ quốc gia trong việc bảo vệ các cơ sở hạt nhân của nước này.

Các tên lửa của hệ thống là các tên lửa đất đối không, sẽ được đưa vào biên chế trong thời gian tới.




Tên lửa Sayyad-1 không chỉ tiêu diệt được các mục tiêu ở tầm trung và tầm thấp, mà còn có thể được sử dụng trong chiến tranh điện tử.

Tổ hợp tên lửa phòng không mới có độ chính xác tiêu diệt mục tiêu cao hơn, tầm bắn xa hơn và sức công phá cũng lớn hơn Sayyad-1.

Vào tháng 3/2011, Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Tướng Mohammad Ali Jaffari cho biết, Tehran bắt đầu sản xuất hàng loạt các tên lửa đối không mới.

Tháng trước đó, Tướng Mohammad Ali Jaffari cũng thông báo về việc nước này đưa vào trang bị các tên lửa đối hải mới có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 300km.

Theo Tướng Mohammad Ali Jaffari, phần lớn các mối đe doạ đối với Iran đều xuất phát từ hướng biển và trên không. Để phòng thủ, Iran chỉ còn cách phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng.

[BDV news

>> Nga hạ thủy chiến hạm Steregushchy thứ 3



Xưởng đóng tàu Severnaya Verf tại thành phố St. Petersburg đã hạ thủy một tàu hộ tống tàng hình dành cho hải quân Nga vào ngày 15/4.

Tàu Boiky là chiếc thứ ba thuộc lớp Steregushchy (Dự án 20380) đã được chế tạo. Mẫu tàu này được Phòng Thiết kế Hàng hải Trung ương Almaz của Nga thực hiện.

Tàu hộ tống tàng hình đầu tiên thuộc Dự án 20380 mang tên Steregushchy đã hoạt động trong biên chế hạm đội Baltic của Nga từ năm 2008. Dự kiến, chiếc thứ hai mang tên Soobrazitelny sẽ gia nhập Hải quân Nga vào năm 2011.

Tàu hộ tống thuộc Dự án 20380 có khả năng tiêu diệt tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của địch, đồng thời thực hiện pháo kích hỗ trợ cho các nhiệm vụ đổ bộ.

Nhờ công nghệ tàng hình tàu có thể tăng khả năng hấp thụ sóng radar, giảm tín hiệu âm thanh, từ trường...



Tàu hộ tống Soobrazitelny sẽ tham gia biên chế hải quân Nga trong năm nay.

Dự kiến, Nga chế tạo 30 tàu thuộc lớp này để đảm bảo khả năng bảo vệ các vùng biển, các tuyến đường vận chuyển khí đốt và dầu mỏ, đặc biệt trên vùng biển Baltic và biển Đen.

Mỗi tàu hộ tống loại này có trọng tải choán nước là 2.000 tấn, tốc độ tối đa là 27 hải lý/giờ, và thủy thủ đoàn bao gồm 100 người.

Kho vũ khí của tàu bao gồm tên lửa chống tàu chiến SS-N-25 Switchblade, pháo 100 mm cùng hệ thống phòng không và chống ngầm.

[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> Hạm đội 'xanh' của Mỹ



Quân đội nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm nguồn năng lượng sạch thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Thế giới đã chứng kiến một vài thử nghiệm xe tăng chạy bằng xăng và điện của các nhà khoa học. Nhưng trong ngành hải quân, điều này chưa có tiền lệ cho đến khi Hải quân Mỹ công bố thế hệ mới của tàu tuần tiễu RCB sử dụng nhiên liệu chiết suất từ rong biển.

Đến nay, Mỹ đã hoàn tất nghiên cứu thế hệ tàu chiến ngụy trang không người lái thân thiện với môi trường. Lớp tàu Riverine Command Boat (RCB) có mục đích tuần tra trên các sông và đầm lầy.



RCB làm nhiệm vụ tuần tra trên sông và đầm lầy.


Sự khác biệt lớn nhất của thế hệ RCB mới ở việc sử dụng hỗn hợp dầu diesel và nhiên liệu chế xuất từ rong biển. Theo thông tin của hải quân Mỹ, RCB thế hệ mới có khả năng đạt đến tốc độ 40 hải lý/giờ

Đô đốc Philip Cullom – tham mưu trưởng về những vấn đề năng lượng, môi trường của hải quân Mỹ, cho biết: “Tàu chiến thế hệ mới đã được thử nghiệm tại căn cứ hải quân ở Norfolk vào ngày thứ năm. Ba động cơ công suất lớn cùng vận hành và đạt tốc độ lớn nhất theo đúng mong muốn.”

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng những nỗ lực của Hải quân Mỹ trong phát triển nhiên liệu xanh không chỉ vì mục đích môi trường. Theo tờ Ibtimes, với hơn 300.000 thùng dầu tiêu thụ mỗi ngày, chi phí dành cho nhiên liệu chiếm một số tiền lớn trong ngân sách của Hải quân Mỹ.


RCB rất mạnh mẽ dù sử dụng nhiên liệu xanh.


Hải quân Mỹ cũng đang tiến hành thử nghiệm nhiên liệu thay thế để sử dụng trên máy bay. Đầu năm nay, một chiếc F-18 Hornet đã bay bằng nhiên liệu hỗn hợp từ cây hoa trà và xăng.

Trong tương lai gần một hạm đội tàu sân bay tấn công với biệt danh “Hạm đội xanh vĩ đại” sẽ sử dụng toàn bộ năng lượng xanh và có thể bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ vào năm 2016.

[BDV news]


>> Nga, NATO công bố quỹ trực thăng cho Afghanistan



NATO và Nga đã đạt được thỏa thuận thành lập một Quỹ Uỷ thác Bảo dưỡng Máy bay Trực thăng cho quân đội Afghanistan, các quan chức cho biết hôm 15/4 sau hai ngày diễn ra hội nghị ngoại trưởng NATO tại Berlin.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu trong một cuộc họp báo kín rằng các ngoại trưởng Nga và NATO đã công bố quỹ này trong cuộc họp Hội đồng Nga-NATO được tổ chức bên lề hội nghị NATO ở Berlin.

"Đây là tin tốt đẹp đối với Hội đồng Nga-NATO - chúng tôi đang cùng nhau giải quyết thách thức ổn định Afghanistan," ông nói. "Nhưng quan trọng nhất, đây là tin tốt đẹp đối với Afghanistan. Quân đội nước này sẽ được hưởng lợi từ các trang thiết bị có giá trị này để đảm bảo an ninh cho công dân Afghanistan."




Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Rasmussen nói với các ngoại trưởng rằng dự án lập quỹ này sẽ "huấn luyện, cung cấp phụ tùng và trang bị cho ba phi đội máy bay trực thăng của Afghanistan," đây là một thành quả thiết thực trong sự hợp tác Nga-NATO và có thể giúp mang lại hòa bình và ổn định tại đất nước Afghanistan bị chiến tranh tàn phá này.

Một số nguồn tin ngoại giao nói với Hãng thông tấn Đức DPA rằng Nga sẽ đóng góp 3,5 triệu USD cho quỹ mới đó, và Đức sẽ đóng góp 3 triệu USD. Thổ Nhĩ Kỳ, Luxembourg và Đan Mạch cũng hứa sẽ đóng góp một số tiền nhỏ. Ông Rasmussen không tiết lộ sự đóng góp cụ thể của các nước trong cuộc họp báo này.

Trước cuộc họp, có thông tin cho rằng quỹ tín thác này là để cung cấp và bảo dưỡng các máy bay trực thăng của Nga tại Afghanistan, và Nga sẽ nhận được 367,5 triệu USD từ hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng.

Tuy nhiên, các quan chức đã không nói rõ vấn đề cung cấp sau cuộc họp hôm 15/4, và quỹ này dường như được giới hạn ở công việc bảo dưỡng và sửa chữa.

Ông Rasmussen cũng cho biết, NATO và Nga cũng đã thảo luận về một dự án hệ thống phòng thủ tên lửa chung, đã được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ủng hộ tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lisbon hồi năm ngoái.

"Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề này," Tổng thư ký NATO cho biết. "Đây là một công việc rõ ràng đầy thách thức, công việc mới để phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa chung."

"Tuy nhiên, chúng tôi đã không đạt được thỏa thuân về việc xây dựng hệ thống này như thế nào, nhưng đó là về mục tiêu chung, như sự bảo vệ hiệu quả nước Nga cũng như các nước NATO," ông cho biết thêm.

Nga vẫn tiếp tục yêu cầu đảm bảo pháp lý từ NATO rằng hệ thống tên lửa này sẽ không nhằm vào các mục tiêu chiến lược của Nga, trong khi đó liên minh này đã không chấp thuận. NATO hy vọng sẽ xây dựng hai hệ thống phòng thủ tên lửa riêng biệt - một hệ thống của NATO và một hệ thống của Nga có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa hai bên, trong khi Nga ủng hộ một hệ thống chung.

Nga và NATO đã nhất trí rằng các cuộc đàm phán về một hệ thống tên lửa cần tiếp tục được tổ chức và các bộ trưởng quốc phòng NATO và Nga sẽ tổ chức một cuộc họp khác vào tháng 6 tới, các quan chức cho biết.
[VITINFO news] 

>> Tiềm năng tác chiến của tàu ngầm Trung Quốc ra sao?



Hiện nay, Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về số lượng tàu ngầm diesel-điện và đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nga) về tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm.

Theo ước tính, trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang có khoảng 75 chiếc tàu ngầm (tính cả những chiếc vừa hòan thành trong năm 2010), trong đó có:

5 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo (1 chiếc lớp Hạ và 3-4 chiếc lớp Tấn); 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử (4 chiếc lớp Hán và 3-4 chiếc lớp Thượng); 60 chiếc tàu ngầm diesel-điện (10 chiếc lớp Nguyên, 13 chiếc lớp Tống, 17 chiếc lớp Minh, 12 chiếc lớp “Kilo” và 8 chiếc lớp Romeo).




Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn đang sở hữu 2 chiếc tàu ngầm lớp Golf và Vũ Hán để sử dụng cho mục đích thử nghiệm (thử các loại vũ khí tên lửa mới trước khi chính thức trang bị cho các lớp tàu ngầm khác trong biên chế hoặc trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt).

Tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được đánh giá theo tỷ lệ số vũ khí trang bị trên tàu ngầm so với tổng số vũ khí dự bị hiện có.

Cụ thể, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị 36 quả tên lửa đạn đạo chống ngầm (chiếm 3,3% nguồn dự trữ tên lửa hạt nhân chiến lược), 146 tên lửa đối hạm (chiếm 9,9% nguồn dự trữ tác chiến của loại tên lửa này trong Hải quân Trung Quốc), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.068 thủy lôi (chiếm 31,5% nguồn dữ trữ tác chiến của các loại vũ khí này trong Hải quân Trung Quốc).Trong biên chế thời chiến, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc được tổ chức và biên chế thành 6 cụm tàu tác chiến chia đều cho 3 Hạm đội: Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải.

Trong đó tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo được biên chế cho lực lượng hạt nhân chiến lược, các tàu ngầm đa nhiệm như tàu ngầm nguyên tử và tàu ngầm diesel-điện được biên chế cho lực lượng thông thường.

Trong biên chế thời bình, tất cả số tàu ngầm này đều được tổ chức và biên chế thành các cụm và lữ đoàn tàu ngầm, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Chỉ huy các Hạm đội.

Hạm đội Bắc Hải đảm nhiệm tác chiến ở khu vực Hoàng Hải và vịnh Bột Hải với biên chế tác chiến gồm: 2 đội tàu ngầm nguyên tử (1 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ, 2 chiếc lớp Tấn, 4 chiếc lớp Hán mang số hiệu từ 402 đến 405; 4 chiếc lớp Thượng đang triển khai tại căn cứ hải quân Syaopindao và Nanyang; 2 lữ đòan tàu ngầm diesel-điện (13 chiếc lớp Tống, Minh và Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Qingdao và Lushun. Ngoài ra, tại căn cứ hải quân Syaopindao hiện nay còn triển khai cả tàu ngầm thử nghiệm mang tên lửa đối hạm Vũ Hán mang số hiệu 351 và tàu ngầm mang tên lửa lớp Golf mang số hiệu 200.



Hạm đội Đông Hải đảm nhiệm tác chiến ở vùng biển phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả eo biển Đài Loan với biên chế tác chiến gồm: 1 lữ đoàn tàu ngầm (4 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 877/636, 6 chiếc lớp Tống, một vài chiếc dự án 636 EM và lớp Minh, lớp Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Sichugan.

Hạm đội này khi cần thiết cũng có thể sử dụng cả căn cứ hải quân ở Thượng Hải và Ninbo để bố trí và triển khai lực lượng tác chiến nhanh, kịp thời ngăn chặn mọi nguy cơ tiềm năng có thể xảy ra.

Hạm đội Nam Hải.
Đây là một trong những Hạm đội được Trung Quốc tập trung đầu tư nhiều kinh phí, vũ khí, trang thiết bị quân sự nhất bởi vì nó đảm nhiệm khu vực tác chiến trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và vịnh Tonkin (vịnh Bắc Bộ).

Theo đánh giá sơ bộ của ngành hải dương Trung Quốc, trữ lượng dầu khí dưới Biển Đông là hơn 50 tỷ tấn, chủ yếu nằm ở độ sâu từ 500 mét đến 2.000 mét. Gần đây, người ta tiếp tục phát hiện ở Biển Đông còn có một trữ lượng băng cháy (một loại năng lượng sạch cho tương lai) khổng lồ.

Bên cạnh đó, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua Eo biển Malacca. Do vậy, bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.



Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng cẳng. Để giải quyết những vấn đề này, “chiến lược biển xanh" cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bên cạnh việc thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng “Hạm đội tác nghiệp biển sâu” Trung Quốc nhận thấy cần tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải để bảo vệ vững chắc nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ và vị trí địa-chiến lược ở khu vực này.

Hiện nay, trong biên chế tác chiến của Hạm đội Nam Hải gồm 1 chiến đoàn tàu ngầm (tàu ngầm diesel-điện lớp Tống, Minh, Romeo) và một vài chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636EM triển khai tại căn cứ hải quân Lushun.

[VTC news]

>> Iran thử thành công tên lửa phòng không tự chế



Kênh truyền hình tiếng Anh Press TV của Iran đưa tin: Nước Cộng hoà Hồi giáo Iran đã bắn thử thành công hệ thống tên lửa phòng không mới nhất mang tên Sayyad-2 (Hunter II).

Hãng thông tấn Far hôm nay cho biết, hệ thống này đã được thử nghiệm gần đây và sẽ được trình làng trong tương lai gần.




Sayyad-2 là phiên bản nâng cấp của hệ thống Sayyad-1 với tầm phóng, khả năng phòng thủ và độ chính xác cao hơn.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Sayyad-1 gồm các tên lửa hai tầng, có thể nhắm tới tất cả các loại máy bay, trong đó có máy bay ném bom, ở độ cao từ trung bình đến mức cao. Nó cũng được trang bị một đầu đạn 200kg và đạt tốc độ 1.200m/giây.

Hệ thống tên lửa chống máy bay Sayyad-1 có thể được sử dụng trong tác chiến điện tử và chống lại các hệ thống radar RCS tầm thấp.

Trong những năm gần đây, Iran đã đạt những bước đột phá đáng kể trong lĩnh vực phòng thủ và đạt tới khả năng độc lập trong các hệ thống và trang thiết bị quân sự quan trọng.

Tháng 01/2011, Bộ Quốc phòng Iran đã bàn giao hệ thống tên lửa hành trình hải quân mới cho hải quân nước này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia.

Iran cũng đã trình làng phương tiện bay không người lái (UAV) tầm xa nội địa Karrar trong năm 2010. Truyền thông Iran quảng bá rằng mẫu UAV này có thể bay sâu vào trong lãnh thổ đối phương với vận tốc lên tới 900km/h và ném bom các mục tiêu quan trọng. Nó cũng có khả năng mang theo 4 tên lửa hành trình để phục vụ các mục đích khác nhau. Tầm hoạt động của mẫu UAV này được thông báo là khoảng 1.000km.

Iran cũng đã bắt đầu sản xuất hai UAV nội địa khác có khả năng ném bom và do thám.

Iran nhiều lần quả quyết rằng sức mạnh quân sự của họ không đe doạ tới các quốc gia khác, và khẳng định học thuyết phòng thủ của Iran dựa trên sự răn đe.
[VITINFO news] 

>> 'Của hiếm' trong không quân các cường quốc



Dù "lỗi mốt", nhưng máy bay cánh quạt vẫn có mặt trong biên chế nhiều cường quốc quân sự và trở thành "của hiếm" trong lực lượng không quân các nước này.

Trong hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945), hàng nghìn máy bay chiến đấu, ném bom động cơ cánh quạt đã tung hoành trên khắp thế giới.



Đội bay P-51 Mustang tung hoành trên khắp bầu trời Châu Âu trong thế chiến lần thứ hai.


Tuy nhiên, kể từ sau đại chiến lần hai, máy bay phản lực đã xuất hiện soán ngôi của máy bay cánh quạt. Dần dần, những máy bay chiến đấu sử dụng động cơ cánh quạt bị loại ra khỏi thành phần trang bị các quốc gia trên thế giới.

Đến ngày nay, việc tìm ra kiểu máy bay cánh quạt chiến đấu thực sự gần như “mò kim đáy bể”. Tuy nhiên, còn một số loại máy bay chiến đấu cánh quạt còn hoạt động đến tận ngày nay. Thực sự bất ngờ khi nó lại được tìm ra trong thành phần trang bị của các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như: Mĩ, Nga và Brazil.

Sau đây là ba loại máy bay chiến đấu cánh quạt hiện đại:

Máy bay chiến đấu cánh quạt AT – 6B (Mĩ)
Máy bay chiến đấu cánh quạt AT – 6B do hãng Hawker Beechcraft (Mĩ) phát triển dựa trên máy bay huấn luyện T – 6


Máy bay tấn công hạng nhẹ AT-6B..


AT – 6B được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ như: hỗ trợ tấn công tầm ngắn, tìm kiếm và cứu nạn trong chiến đấu, trinh thám và huấn luyện chiến đấu.

Dù là máy bay cánh quạt nhưng các thiết bị điện tử trang bị trên AT – 6B không hề thua kém so với máy bay chiến đấu phản lực hiện đại trên thế giới. Buồng lái được bọc giáp bảo vệ, phi công được lắp đặt màn hình hiển thị ngang tầm mắt (HUD); Ba màn hình tinh thể lỏng đa năng (MFD) hiển thị các thông số kĩ thuật bay trợ giúp phi công; Hệ thống cảnh báo cho phi công về tình trạng máy bay (liên quan tới động cơ, cánh máy bay, cánh quạt…) và đặc biệt là hệ thống đối phó trả đũa điện tử thường thấy trên các chiến đấu cơ phản lực hiện đại.


AT-6B có thể coi là máy bay đa nhiệm vụ được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.


Vũ khí của AT – 6B mang trên 6 giá treo ở cánh máy bay bao gồm: súng máy, tên lửa không đối không AIM – 9, tên lửa không đối đất AGM – 65, bom dẫn đường Pageway, bom đường kính nhỏ và rocket.

Máy bay trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6A – 68 cho phép nó đạt tầm bay hơn 1.600km.

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu – 95 (Nga) Tu – 95 là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa sử dụng động cơ cánh quạt duy nhất còn hoạt động trên thế giới.

Ra đời từ những năm 1950, Tu – 95 có hơn 50 năm hoạt động liên tục trong đơn vị máy bay ném bom chiến lược của không quân Liên Xô và ngày nay là không quân Liên bang Nga.


Tu-95 do phòng thiết kế Tupolev nghiên cứu phát triển từ những năm 1950.


Kíp lái của Tu-95 gồm 7 thành viên. Máy bay được trang bị các thiết bị điện tử như ra đa thời tiết, ra đa điều khiển hỏa lực pháo (ở đuôi Tu – 95 được bố trí tháp pháo hai nòng cỡ 23mm), ra đa định vị và ném bom Obzor, ra đa ống kính đồng bộ và hệ thống cảnh báo sớm chống tên lửa Mak – UT IR.

Máy bay chiến lược tầm xa Tu – 95MS (phiên bản sử dụng rộng rãi) có khả năng mang 15 tấn vũ khí bao gồm: 6 tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân Kh – 55 (tầm bắn 3.000 km) hoặc lựa chọn mang 14 tên lửa không đối hạm Kh – SD (tầm bắn 600 km) hoặc tám tên lửa hành trình chứa trong ống phóng Kh – 101 (tầm bắn 3.000 km).

Tất cả các tên lửa cũng tương tự như Tu – 160 đều lắp trên các máy phóng quay chứa trong khoang bom.


Tu-95 trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe đưa cả chiếc máy bay lên bầu trời cùng 15 tấn vũ khí.



Máy bay tiếp dầu IL-78 chuẩn bị tiếp liệu cho Tu-95.


Tu – 95 trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe Samara Kuznetsov NK – 12MP cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 650 km/giờ, trần bay 13.000 mét, bán kính chiến đấu 6.400 km hoặc 8.200 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

Máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ EMB – 314 (Brazil)

Máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ EMB – 314 được hãng Embrear (Brazil) phát triển và chế tạo.

EMB – 314 là phiên bản nâng cấp từ máy bay huấn luyện EMB – 312 với khả năng đạt tốc độ lớn hơn và trần bay cao hơn.


Máy bay chiến đấu cánh quạt Embrear EMB-314.


EMB – 314 là máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi, buồng lái được bọc giáp. Máy bay trang bị hệ thống điện tử do hãng Elbit System (Israel) cung cấp, gồm: màn hình HUD, hai màn hình màu tinh thể lỏng (MFD), máy tính đa nhiệm tiên tiến, hệ thống định vị GPS, hệ thống tấn công và định vị quán tính la de.

Ngoài khả năng thực hiện nhiệm vụ ban ngày, EMB – 314 cũng có khả năng tác chiến ban đêm nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị kính ngắm ảnh nhiệt.


EMB-314 vũ trang tên lửa và bom hoặc súng máy.


Vũ khí của EMB – 314 mang trên năm giá treo trên cánh và thân (tổng trọng lượng vũ khí khoảng 1.500 kg), bao gồm: hai súng máy 12,7mm (tốc độ bắn 1.100 viên/phút); tên lửa không đối không tầm ngắn AIM – 9 hoặc MAA – 1; tên lửa không đối đất; bom không điều khiển và rocket.

Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A – 68A cho phép EMB – 314 đạt tốc độ tối đa 560 km/giờ, trần bay 10.000 mét và tầm bay 1.500 km/giờ.

[BDV news]


>> Lật lại hồ sơ chống ‘Star War’ của Liên Xô



Trong chiến tranh lạnh, Mỹ xây dựng kế hoạch ‘Star War’ nhằm chống lại các mối đe dọa không gian từ Liên Xô. Và Liên Xô cũng có kế hoạch đối phó.

Trong những năm 1960-1980, kho vũ khí chiến lược của Liên Xô gồm tên lửa đạn đạo, hệ thống phòng chống tên lửa, vệ tinh quân sự (trang bị vũ khí có khả năng phòng vệ) đã gây ra mối lo sợ lớn đối với Mỹ. Liên Xô cũng nhiều lần thử nghiệm về công nghệ tiêu diệt vệ tinh. Kế hoạch tấn công bằng vũ khí nguyên tử mang tên “Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ” đã khiến Mỹ khởi động các chương trình phát triển hệ thống diệt vệ tinh và phòng chống tên lửa mới.




"Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ" thể hiện khả năng triển khai tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn. Trong đó, các vệ tinh quân sự có vai trò quan trọng.


Năm 1983, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ronan Reagan đã công bố chương trình phòng thủ chiến lược mang tên “Star War”.


Từ lúc đó, rất nhiều dự án xây dựng các trạm chiến đấu ngoài không gian được tiến hành, sử dụng vũ khí động năng, lazer và nguyên tử.

Những động thái từ bên kia bờ Thái Bình Dương buộc các nhà lãnh đạo Xô Viết không thể làm ngơ. Kế hoạch triển khai các vũ khí nhằm đáp trả lại "Star War" bắt đầu.


Kế hoạch của Liên Xô bao gồm việc vô hiệu hóa khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ, đồng thời xây dựng các trạm không gian mang vũ khí tấn công.


Đây là những vệ tinh Xô Viết có tên “Polyot-1” và “Polyot”-2 được chế tạo nhằm chủ động tiêu diệt các vệ tinh gián điệp của kẻ thù.


NPO Energia – vệ tinh được trang bị tên lửa và vũ khí lazer.N PO Energia được phát triển trên nền tảng của hai hệ thống vũ khí: hệ thống 17F19 “Skif” sử dụng tia lazer và hệ thống 17F111 “Kaskad” trang bị tên lửa.


Để đưa hệ thống lên quỹ đạo, Liên Xô sử dụng tên lửa đẩy có tên: "Progress”.


Trạm không gian dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất mang các mô đun chứa các tên lửa đạn đạo.


Khi trạm trong trạng thái sẵn sàng nhận nhiệm vụ.


Một mô đun tàu con thoi “Buran”. Sức mạnh hủy diệt của nó là ở lượng bom hạt nhân bên trong. Những tàu này sau khi xác định được vị trí trên mặt đất sẽ lao về hướng mục tiêu với vai trò như một tên lửa "mẹ".


Con tàu sẽ giải phóng các trái bom là các tàu nhỏ bên trong.


Còn đây là dự án xây dựng trạm “Skif-D”. Tên lửa đẩy mang hệ thống "Stilet" lên quỹ đạo có chiều dài 40m, đường kính 4,1m và trọng lượng là khoảng 90 tấn.


Cấu tạo bên trong lõi hệ thống “Stilet”.


Một hệ thống “Stilet” trang bị trên 17F19S.


Trạm vũ trụ Hòa Bình được Liên Xô đưa vào hoạt động từ năm 1986. Ngoài chức năng nghiên cứu không gian, Mir còn phục vụ cho hoạt động quân sự.


Trạm Hòa bình có khả năng quét và theo dõi nhiều mục tiêu trên mặt đất.


Những kỹ sư Nga là những người tiên phong trong việc phát triển bản mẫu của các phương tiện quân sự không gian. Đây là những vũ khí hết sức lợi hại, có thể tiêu diệt mục tiêu mà không gặp bất cứ khả năng chống cự nào. Kế hoạch “Star War” đã khơi mào cho những bùng nổ trong công nghệ vũ khí không gian ngày hôm nay.


Tổng thống Gorbachev, người đã đặt dấu chấm hết cho Liên Bang Xô Viết, đồng thời sự tan vỡ này cũng khiến cho tham vọng thống lĩnh vũ trụ của Liên Xô bị tạm dừng.
[BDV news] 


Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

>> Công nghệ gen – vũ khí “huỷ diệt” của tương lai (P.I)



Gen là chiếc chìa khoá để giải mã sinh mệnh con người. Những thành tựu thu được từ những công trình nghiên cứu về gen sẽ giúp cho con người có thể tự nắm giữ và quyết định sinh mệnh của mình.

Sự ra đời của chú cừu Dony bằng phương pháp nhân bản vô tính và sự thành công trong việc lập ra biểu đồ giải mã gen đã làm chấn động thế giới. Đây có thể coi là "thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người", "cái mốc về khoa học nghiên cứu sinh mệnh con người" nguồn tư liệu sinh động nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay". Thành công của những phát kiến mới trong lĩnh vực gen di truyền được sánh ngang với việc chế tạo thành công bom nguyên tử đầu tiên và việc con người lần đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng.





Tương tự như những phát minh khoa học quan trọng khác, lĩnh vực ứng dụng đầu tiên của công nghệ gen chính là quân sự. Sự phát triển như vũ bão của các công trình gen đã tạo ra lĩnh vực mới để phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm chế tạo một loại vũ khí sinh học mới, có tính sát thương lớn với những tính năng đặc biệt.

Các chuyên gia quân sự nhận định rằng, trong thế kỉ 21, con người có khả năng phải đối mặt với cuộc chiến tranh còn đáng sợ hơn cả chiến tranh hạt nhân đó chính là "chiến tranh gen". Nhưng về bản chất vũ khí gen là loại vũ khí sinh học thế hệ mới - vũ khí sinh học thế hệ thứ 3.

Đặc điểm của vũ khí gen
- Uy lực sát thương cực lớn, giá thành sản xuất cực rẻ

Theo Tuần báo Thames số chủ nhật (1-10-1995), các nhà khoa học Nga đã thành công trong nghiên cứu tách ADN của một loại siêu vi trùng rồi kết hợp với ADN của siêu vi trùng khác để tạo nên chất cựu độc có tên là "Nhiệt độc tố". Chỉ cần dùng đầu kim gẩy một lượng rất nhỏ độc tố này thì cũng đủ để giết chết 500.000 người, với một lượng khoảng 20g thì cũng đủ giết chết 6 tỉ người trên thế giới trong giây lát. Loại “vũ khí này” hiện vẫn chưa có thuốc giải .

Các nhà khoa học tiến hành so sánh vũ khí gen với vũ khí hạt nhân uy lực mạnh. Theo tính toán, nếu bỏ ra 50 triệu đôla Mỹ để xây dựng một kho vũ khí gen thì khả năng sát thương còn lớn hơn rất nhiều so với đầu tư 5 tỉ đô la để xây dựng một kho vũ khí hạt nhân. Phạm vi sát thương (không có vật che chắn) của một quả bom hạt nhân 1kt (tương đương với 1 triệu tấn thuốc nổ TNT) là 300 km2. Trong khi phạm vi sát thương của 10 tấn chất chiến đấu sinh học thông thường là 100.000 km2, còn đối với vũ khí gen phạm vi sát thương có thể gấp hàng chục lần thậm chí trên trăm lần chất chiến đấu sinh học thông thường.


Vũ khí nguyên tử liệu đã lạc hậu?


- "Không có thuốc chữa"
Vũ khí gen đã vận dụng những thành tựu mới nhất của những công trình nghiên cứu về di truyền. Thông qua tổ hợp gen chính, người ta đã thay đổi một số gen di truyền của vi sinh vật gây bệnh để tạo ra chất chiến đấu sinh học nguy hại rất lớn. Do phải thay đổi "mật mã gen" của siêu vi trùng, vi khuẩn trong quá trình biến đổi gen (giống như quá trình pha chế thuốc theo đơn), nên chỉ có người chế tạo mới nắm bắt được những bí quyết của quá trình đó. Do đó, trong một thời gian ngắn sẽ rất khó phá giải, cũng như phòng vệ và trị liệu. Vì thế, nó trở thành vũ khí "vô phương cứu chữa nên sẽ gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cực độ cho đối phương.

- Vũ khí giết người không cần đổ máu

Khác với những vũ khí hiện đại khác, vũ khí gen thuộc loại vũ khí phi sát thương. Người ta sẽ chẳng thấy những tập đoàn quân với những trang bị hạng nặng, hạng nhẹ ầm ầm rung chuyển cả đất trời; sẽ chẳng có cảnh nhà tan, cửa nát, khói lửa mịt mùng nhưng hậu quả của nó thật khó lường.

Chiến tranh sẽ không phải huy động nhiều người mà chỉ cần đưa những vi khuẩn gây bệnh gen xâm nhập vào lãnh thổ nước khác bằng nhiều con đường và phương pháp khác nhau. Sau đó để chúng tự khuếch tán trong tự nhiên và sinh sôi nảy nở. Nó sẽ làm cho người, súc vật trong thời gian ngắn mắc phải những "căn bệnh kì lạ" vô phương cứu chữa. Nhẹ nhất thì cũng vô cùng khó điều trị, lặng lẽ tiêu hao và tan rã khả năng kháng cự của đối phương.

Chúng ta có thể hình dung ra viễn cảnh rằng, nếu đưa "vi khuẩn sốt xuất huyết cấp tính" xâm nhập vào nguồn nước của đối phương, sẽ làm cho đa số cư dân đang sử dụng nguồn nước đó mắc bệnh, làm tiêu hao phần lớn sức lực của họ, thậm chí dẫn đến tử vong. Điều đó cho thấy khả năng sát thương của vũ khí gen có thể cao hơn vũ khí hạt nhân hàng chục lần.

Người ta có thể thay đổi gen di truyền của vi sinh vật không gây bệnh, để tạo ra những vi khuẩn gây bệnh loại mới có tính kháng thuốc cao. Ngoài ra, có thể lợi dụng sự khác biệt về đặc trưng cấu trúc sinh lí của các chủng tộc người để tạo ra những vi khuẩn chỉ gây bệnh cho một nhóm người có đặc điểm di truyền riêng biệt, nhằm sát thương có trọng điểm sinh lực địch.

Theo tuần báo Thames số chủ nhật (15-11-1998), các nhà khoa học Israel đã gây và nuôi dưỡng những gen di truyền đặc biệt của siêu vi trùng, vi khuẩn của các chủng tộc người khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu chế tạo ra vũ khí gen chỉ tác hại đối với người Ả Rập, không nguy hại đối với người Do Thái. Tuần báo Defence của Anh còn tiết lộ rằng, các nhà khoa học Israrel đã lợi dụng một số thành quả nghiên cứu của Nam Phi để tạo ra "vũ khí nhiễm sắc thể" có tác hại tới bộ gen cấu thành của người Ả Rập đặc biệt là của người Irắc. Phía Ixaren thì một mực bác bỏ nguồn tin này và tuyên bố rằng những nghiên cứu sinh học của họ chỉ mang tính phòng vệ đơn thuần.

Hiện trạng phát triển
Do vũ khí gen có thể chế ngự hoàn toàn đối phương trong các cuộc chiến phi sát thương. Bởi vậy, trong những năm gần đây, các nước phát triển và cường quốc quân sự trên thế giới đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu vũ khí gen, trong đó Mỹ và Nga là hai cường quốc đi đầu trong lĩnh vực này.


"Vũ khí" gen đang được các cường quốc đặc biệt quan tâm


Trong kế hoạch nghiên cứu vũ khí sinh học của Bộ Quốc phòng Mỹ, có 11 đề tài nghiên cứu do quân đội trực tiếp đảm nhiệm, 32 đề tài do các cơ quan ngoài quân đội tiến hành. Tất cả các đề tài đều do Bộ Quốc phòng Mỹ bảo hộ về kỹ thuật và tài chính. Từ năm 1983 đến nay, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã bắt đầu áp dụng những kỹ thuật hiện đại để giải mật mã gen của khuẩn lị a-míp, độc tố của khuẩn bạch hầu, khuẩn dịch tả, khuẩn bệnh than. Ngoài ra, họ còn thử đưa những gen đặc biệt cấy vào những vi khuẩn vốn không gây bệnh để biến thành những vi khuẩn gây bệnh. Cục nghiên cứu y học quân sự của Mỹ đặt tại Maryland kì thực là trung tâm chuyên nghiên cứu về vũ khí gen.

Mỹ đã lưu ý đến mối đe doạ của vũ khí sinh học đối với an toàn quốc gia và đã có sự dự trữ vác xin phòng chiến tranh sinh hoá và vác xin chống độc tố sinh học để kịp thời ứng phó với vũ khí sinh học có thể tạo ra, đặc biệt là vũ khí gen.

Đầu năm 2000, Bộ Quốc phòng Mỹ điều chỉnh chiến lược phòng chống đối với vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh hoá như: đề xuất việc xây dựng kế hoạch liên hợp quân binh chủng trong việc phòng chống vũ khí sát thương lớn, đề cao khả năng tác chiến phi truyền thống; điều chỉnh việc bố trí nhân lực và kinh phí dành cho mua sắm, nghiên cứu chế tạo và phát triển trang bị phòng hộ. Từ năm 1999 đến năm 2003, Mỹ đã đầu tư 4 tỷ 600 triệu đô la cho phòng chống vũ khí sinh hoá.

Dưới thời của Tổng thống G. Bush, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch tăng thêm chi phí cho việc nghiên cứu để sản xuất ra loại vũ khí mới trong đó có vũ khí gen. Trước năm 2003, tất cả số quân hiện đang tại ngũ và số quân dự bị đều phải tiêm vác xin phòng sinh học.

Nga cũng rất coi trọng nghiên cứu về vũ khí gen. Cuối những năm 80 của thế kỉ 20 Trung tâm nghiên cứu Siberia của Nga đã nghiên cứu đưa gen của vi khuẩn bệnh sốt cấp tính xâm nhập vào men rượu thông thường để truyền bệnh sốt cấp tính ở mức độ nặng nhất, nghiên cứu vũ khí sinh học gây bệnh tiêu chảy. Cơ quan tình báo phương Tây cho rằng loại vũ khí gen này có thể làm mất tác dụng của các thiết bị phòng hoá mà NATO đang sử dụng và loại vũ khí này đã được tiến hành thử nghiệm trong một số trung tâm bí mật của Nga. Đặc biệt "Nhiệt độc tố" là một "kiệt tác" của các nhà khoa học Nga.

Hiện nay, Nga có 4 phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về vũ khí sinh học có liên quan đến gen. Họ đã sớm bắt tay nghiên cứu gen của độc tố có trong nọc rắn, kết hợp với gen của vi khuẩn gây bệnh cúm để tạo ra một siêu vi trùng cúm mới mang trong nó cả độc tố của loài rắn. Sau khi siêu vi trùng này được phát tán, người nhiễm bệnh vừa có triệu chứng của bệnh cúm lại vừa có triệu chứng giống như bị rắn độc cắn, khiến người bệnh tê liệt và dẫn đến tử vong.

Ngoài Mỹ và Nga, các nước Anh, Đức, Ixraen…vv cũng không cam chịu “đi sau” trong lĩnh vực nghiên cứu vũ khí gen. Các trung tâm phòng dịch sinh, hóa học do chính phủ Anh quản lý đang bí mật vận dụng những kĩ thuật gen để tập trung nghiên cứu nhằm biến đổi gen của các siêu vi trùng cấp tính. Bộ quốc phòng Đức đang tiến hành nghiên cứu để biến đổi gen của những vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, dịch tả và khuẩn đại tràng.
[QDND news]



>> Brazil chuẩn bị phô trương tên lửa siêu âm 14-X



Brazil đang tiến hành chế tạo biến thể tên lửa siêu âm 14-X có khả năng tăng tốc đến 6.900 km/h.

Theo tiết lộ của giới chức Brazil, việc chế tạo tên lửa đã được khởi động từ năm 2006. Tên lửa 14-X được trang bị động cơ phản lực siêu âm sẽ thử nghiệm lần đầu vào năm 2013.

Mục đích chế tạo tên lửa này là nhằm giới thiệu tiềm lực công nghệ của Brazil. Nếu thử nghiệm mang lại kết quả khả thi, tên lửa 14-X sẽ là cơ sở để chế tạo các tên lửa siêu âm mới.



Thử nghiệm mẫu 14-X trong hầm khí động lực học. Ảnh: Defesabr


Giám đốc chương trình 14-X, Thiếu tướng Roberto Follador cho biết: Trên cơ sở 14-X có thể chế tạo tên lửa dùng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo thấp. Tên lửa 14-X có chiều dài 2m, rộng 0,8m. Tính ưu việt chính của nó là vận tốc và khả năng nâng tải.

Với khả năng nâng tải lớn, tên lửa bảo đảm đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt của động cơ liên tục.

Ban đầu, Brazil dự định hoàn thành nghiên cứu chế tạo 14-X từ giai đoạn 2010 – 2012, nhưng cộng việc bị hoãn đến năm 2013. Không loại trừ khả năng thời hạn cho chuyến bay đầu tiên của tên lửa sẽ tiếp tục bị trì hoãn thêm một lần nữa.

Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, 14-X sẽ không được lắp đặt 3 động cơ siêu âm, do mục đích của lần thử này là kiểm tra thiết kế khí động học của tên lửa và các chỉ số về nhiệt độ bên trong mỗi động cơ.

Theo đó, 14-X sẽ lắp đặt trên tên lửa đẩy 2 tầng VSB-3. Tầng 1 của tên lửa đẩy dùng động cơ S-31, bảo đảm tăng tốc đến Mach 4, sau đó động cơ S-30 của tầng 2 hoạt động, đưa 14-X lên độ cao 30.400m và tăng tốc đến Mach 6.

Việc thử nghiệm 14-X với các động cơ sẽ chỉ được tiến hành sau 3 vụ phóng tương tự lắp đặt trên tên lửa đẩy.
[BDV news]



>> Đức mua 39 xe bọc thép cho chiến trường Afghanistan



Công ty Krauss-Maffei (Đức) nhận được hợp đồng sản xuất và cung cấp bổ sung cho lục quân nước này 39 xe bọc thép chở quân Dingo 2 GE.

Theo các điều kiện của hợp đồng, đến tháng 11/2011 nhà sản xuất sẽ chuyển giao cho bên đặt hàng các xe bọc thép mới.

Hiện nay, trong trang bị của Lục quân Đức có khoảng 300 Dingo 2. Dực kiến, đến năm 2013, số lượng xe này sẽ tăng gấp đôi. Trong khi đó, vào năm 2010, Lục quân Đức đã nhận được 85 xe bọc thép chở quân Dingo 2.



Xe bọc thép chở quân Dingo 2 của Lục quân Đức


Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Đức, tất cả các loại xe này sẽ được chuyển đến Afghanistan.

Thực tế, các loại xe bọc thép mà Lục quân Đức mua đều thuộc dòng xe chở quân, xe trinh sát (trinh sát sinh học vô tuyến, y tế) và xe chỉ huy.

Dingo 2 có thể tăng tốc đến 90km/h, nguồn nhiên liệu dự trữ của xe khoảng 1.000 km. Dingo 2 được trang bị vỏ bảo vệ cải tiến, có khả năng chịu tác động trực tiếp từ các vụ nổ do mìn và bộc phá gây nên.

Trên nóc xe Dingo 2 có thể lắp đặt súng máy cỡ nòng 7,62m, 12,7mm hoặc súng phóng lựu tự động.
[BDV news]



>> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 2)



[BDV news] Mặc dù, các hệ thống pháo bắn nhanh tạo ra “cơn mưa đạn” ngăn chặn mối nguy hiểm từ tên lửa hành trình và máy bay diệt hạm nhưng xét về hiệu quả, hệ thống này khó vượt hệ thống tên lửa tầm ngắn.
>> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 1) 


Các hệ thống vũ khí tầm cực gần (Close in weapon system-CIWS) như AK-630, Type-730, Phalanx… với tốc độ bắn lên tới vài nghìn viên/phút, tạo ra được những cơn mưa đạn bảo vệ tàu chiến nhưng việc đánh chặn ở tầm quá gần nhiều khi lại gây nguy hiểm cho chính những chiến hạm này.

Vì vậy, một số quốc gia trên thế giới đã tiến hành phát triển các hệ thống tên lửa hải đối không tầm ngắn (trên dưới 10km) để đánh chặn một cách có hiệu quả các mối đe dọa từ xa trước khi chúng có thể gây nguy hiểm tới chiến hạm.

Dưới đây là một vài hệ thống tên lửa tầm ngắn:

Hệ thống tên lửa đối không HQ-7 (Trung Quốc)
HQ-7 là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn do Trung Quốc sản xuất dựa trên công nghệ tên lửa hải đối không Sea Crotale của Pháp. Từ đầu những năm 1990, HQ-7 trở thành tiêu chuẩn hệ thống tên lửa phòng không trên các chiến hạm của Trung Quốc.

Trên các tàu chiến, HQ-7 được bố trí với hệ thống tám ống phóng đặt trên boong tàu phía trước, nằm sau tháp pháo chính. Các tên lửa trong ống phóng luôn trong tình trạng sẵn sàng rời bệ phóng. Hệ thống có tất cả 24 tên lửa dữ trữ và được nạp tự động.




HQ-7 được Trung Quốc sao chép công nghệ từ hệ thống Sea Crotale của Pháp.



Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 đặt phía sau tháp pháo chính. Tốc độ tên lửa là Mach 2.3 (750m/s). Xác suất đánh trúng mục tiêu khoảng 70-80%.



Hệ thống HQ-7 phóng tên lửa đối không. Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng chế tạo tên lửa phòng không tầm trung đặt trong các ống phóng thẳng đứng để thay thế HQ-7.


HQ-7 sử dụng tên lửa Type-360S dẫn đường bằng radar tìm kiếm trên không/biển, hoạt động trên dải tần số E/F có tầm hoạt động 18,4km. Hệ thống tên lửa và radar kết nối với nhau qua hệ thống kiểm soát dữ liệu ZJK-4, cho phép xử lý 30 mục tiêu và kết hợp với radar Type-360S theo dõi đồng thời 12 mục tiêu khác.

Tên lửa HQ-7 có khả năng tiêu diệt máy bay ở mọi điều kiện thời tiết, kể cả ban ngày và ban đêm với tầm bắn tối đa từ 8 đến 12km. Tuy nhiên, khi dùng để chống lại các tên lửa hành trình đối hạm thì HQ-7 chỉ đánh chặn được ở tầm 4-6km, đây cũng là một yếu điểm lớn nhất của HQ-7 so với các hệ thống tên lửa của Nga, Mỹ.

Hệ thống phòng không Palma (Nga)
Palma là hệ thống phòng không đặt trên tàu chiến được thiết kế để tiêu diệt các loại máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình đối hạm, các tàu có lượng giãn nước nhỏ và các mục tiêu ven biển. Hệ thống Palma là người "anh em" với hệ thống phòng không Kashtan.


Hệ thống phòng không Palma. GSh-30K có tầm bắn từ 200m tới 3.000m, tốc độ bắn 4500 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 890m/s.



Palma bao gồm hai pháo 30mm sáu nòng và tám tên lửa đối không Sosna-R. Hệ thống Palma đồng thời tấn công sáu mục tiêu cùng lúc ở cự ly 2.000m tới 8.000m.


Hệ thống phòng không Palma bao gồm ba bộ phận: hai pháo GSh-30K, tám tên lửa đối không Sosna-R và radar điều khiển hỏa lực.

- GSh-30K là pháo phòng không sáu nòng cỡ 30mm thiết kế để chống lại máy bay và tên lửa đối hạm. Pháo bắn các loại đạn HE, đạn nổ mảnh.

- Sosna-R là tên lửa hải đối không bay nhanh gấp năm lần vận tốc âm thanh, được thiết kế để tiêu diệt máy bay, bom có dẫn đường, tên lửa đối hạm. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1.300m đến 8.000m, ở độ cao tối đa 3.500m.

- Hệ thống radar điều khiển hỏa lực của Palma bao gồm: camera hồng ngoại, laser đo xa, radar bắt mục tiêu 3Ts-99...

Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm cực gần (CIWS) và tên lửa tầm ngắn. Nhờ vậy, hệ thống Palma đã "vô tình" thiết lập hai phòng tuyến vững chắc cho các chiến hạm trang bị nó. Tầng thứ nhất, tên lửa siêu âm Sosna-R đánh chặn từ khoảng cách trên dưới 10km, một tầm đủ xa để không gây nguy hiểm cho tàu. Nếu vượt qua Sosna-R, tên lửa đối hạm sẽ vấp phải tầng thứ hai, 'lưới đạn" của hai pháo GSh-30K.

Hiện nay, Palma được trang bị tàu chiến lớp Gepard 3.9 (dự án 11661).

Hệ thống tên lửa đối không Barak (Israel)
Barak là hệ thống tên lửa đối không do Israel phát triển với mong đợi là sẽ tăng cường bảo vệ các tàu chiến chống lại máy bay, tên lửa hành trình đối hạm bay ở độ cao thấp, tốc độ nhanh.


Tên lửa Barak được đặt trong các ống phóng thẳng đứng.



Tên lửa Barak rời bệ phóng.


Tên lửa Barak được xếp trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (Vertical Launching System - VLS), đây là một ưu điểm của Barak so với các hệ thống khác khi nó có khả năng bao quát 360 độ, đánh chặn mục tiêu ở nhiều hướng khác nhau, hệ thống VLS cho phép rút gọn thời gian điều chỉnh hướng bắn. Nhờ đó, Barak phản ứng một cách nhanh nhất có thể trước các mối đe dọa đặc biệt là các loại tên lửa đối hạm có tốc độ cao, có đường bay phức tạp.

Ngoài ra, theo các đánh giá, hệ thống Barak có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao. Hệ thống Barak đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 500m tới 12km, tại độ cao tối đa 5.000m. Tên lửa đạt tốc độ siêu âm Mach 2, nhanh gấp hai lần tốc độ âm thanh.

Hệ thống dẫn đường của Barak bao gồm: radar EL/M-2221 và radar EL/M-2228S. Trong đó:

- Radar điều khiển hỏa lực EL/M-2221 là bộ phận của hệ thống tên lửa đối không Barak. Radar hoạt động trên dải tần số X và K. Thiết kế cho phép theo dõi các mối nguy hiểm trên không trong khi có thể dẫn đường cho tên lửa hoặc pháo đánh chặn mục tiêu. Radar bắt mục tiêu là máy bay ở cự ly 30km, nhưng đối với tên lửa chỉ là 15km.

- EL/M-2228S là radar cảnh báo sớm và tìm kiếm trên không, trên biển thiết kế cho các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung. Trong vai trò tự động cảnh báo các mối đe dọa, EL/M-2228S phát hiện một cách hiệu quả các mối nguy hiểm như tên lửa đối hạm, bom dẫn đường TV, tên lửa chống radar ở tầm xa.

Hoạt động trong chế độ tìm kiếm, radar đồng thời theo dõi 100 mục tiêu cả trên không và trên biển. EL/M-2228S phát hiện máy bay ở khoảng cách 70km, trong khi đối với tên lửa là 20km.

Hiện nay, ngoài Israel là nước sử dụng chính, Ấn Độ cũng đang trang bị rộng rãi hệ thống Barak trên các chiến hạm của họ thay thế cho hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630 và tên lửa phòng không SA-N-4 Gecko.

Hệ thống tên lửa đối không SeaRAM (Mĩ)
SeaRAM là hệ thống tên lửa phòng không tầm cực gần do quân đội Mĩ phát triển để thay thế cho hệ thống vũ khí tầm cực gần Phalanx Mk 15. Nếu xét về tầm bắn và độ chính xác thì tên lửa RAM (tên lửa thân qoay) bắn xa tới 7.500m, hơn rất nhiều so với 2.000m của hệ thống Phalanx.

Ngày nay, các tên lửa đối hạm do Nga sản xuất thường có tốc độ bay rất nhanh (vượt âm), sức công phá mạnh. Mặc dù, Phalanx CIWS hoàn toàn có khả năng đánh chặn nhưng như đã nói trên, nhưng ở tầm bắn quá gần những mảnh vỡ của tên lửa có thể văng vào tàu mục tiêu gây thiệt hại không nhỏ. Vì thế, các tên lửa RAM sẽ rất hữu hiệu trong trường hợp này khi tiêu diệt tên lửa ở tầm xa tránh gây hư hại cho tàu.

Đồng thời, các tên lửa RAM luôn luôn nằm trong tư thế sẵn sàng bắn, với 11 tên lửa chúng có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc. Đây là điều mà Phalanx không bao giờ làm được.


Hệ thống tên lửa đối không SeaRAM


Mặc dù phát triển để thay thế cho Phalanx, tuy nhiên SeaRAM vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Phalanx (sử dụng một số thiết bị điện tử của Phalanx). Chỉ có một sự thay đổi lớn nhất đó chính là hệ thống 11 ống phóng chứa tên lửa RIM-116 RAM (Rolling Air Frame) thay cho pháo 20mm.

Tên lửa RIM-116 RAM là sự kết hợp "tinh tế" giữa động cơ, đầu đạn của tên lửa không đối không AIM-9 "Sidewinder" (rắn đuôi chuông) và hệ thống dẫn đường từ tên lửa vác vai Stinger.

Hiện tại, quân đội Mỹ mới chỉ trang bị SeaRAM trên các tàu chiến đấu cỡ nhỏ. Nhưng chắc chắn trong tương lai, chúng sẽ sớm thay thế hệ thống Phalanx đóng vai trò chủ yếu là "lá chắn phòng thủ" trên tàu chiến của hải quân nước này.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang