Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> Nga Brazil hợp tác cạnh tranh với Hummer



[BDV news] Nga và Brazil đang tiến hành hội đàm để thành lập liên doanh sản xuất xe bọc thép cho lực lượng cảnh sát của đôi bên.

Mẫu xe bọc thép mới sẽ được phát triển dựa trên cơ sở của loại xe bọc thép GAZ-2330 Tigr của công ty máy móc thiết bị Arzamas (Nga). Công ty này đang tham gia triển lãm Hàng không quốc phòng LAAD diễn ra tại Rio de Janeiro Brazil từ ngày 12-15/4/2011.

Một đại diện của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport cho biết: “Cấp giấy phép, xây dựng các cơ sở sản xuất là lắp ráp xe bọc thép một động cơ là một trong những cơ sở quan trọng để tăng cường hợp tác giữa Nga và Brazil cũng như các nước Mỹ Latinh”

Đôi nét về xe bọc thép GAZ-2330 Tigr của Nga:




GAZ-2330 có khả năng cơ động rất cao trên mọi địa hình.


GAZ-2330 Tigr là một đại diện cho dòng xe SUV (sport utility vehicle), xe thể thao tiện ích. Xe được thiết kế với mục đích phục vụ cho các hoạt động quân sự và bán quân sự, đặc biệt hữu ích trong các hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động.

Xe được thiết kế theo tiêu chuẩn phương Tây, được đánh giá là một đối thủ đáng gờm của dòng xe Hummer của Mỹ.

GAZ-2330 Tigr được trang bị động cơ diesel tăng áp mạnh mẽ, làm mát bằng không khí, động cơ 6 xy lanh, dung tích 5.9 lít, công suất 212 mã lực, mô men xoắn cực đại 5500 vòng/phút. Hộp số sàn 5 số, 4 số tiến và 1 số lùi.

Hệ thống treo thanh xoắn kết hợp thủy lực, hệ thống treo có khả năng điều chỉnh độ cao của gầm xe, giúp xe hoạt động hiệu quả trên các địa hình ghồ ghề cũng như làm giảm độ dằn khi hoạt động trên các địa hình xấu.

GAZ-2330 Tigr có khả năng việt dã rất cao, xe có thể đạt tốc độ 80km/h trên đường ghồ ghề, 140km/h trên đường nhựa. Xe có khả năng lội nước sâu 1,2m. Lốp xe có hệ thống điều chỉnh áp suất tùy thuộc vào địa hình hoạt động.

Xe được bọc thép tốt, cấp độ 3, có khả năng chịu được mảnh bom, mảnh đạn pháo, lựu đạn, mìn tự tạo IED và vũ khí cá nhân. Khả năng hoạt động rất hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt, theo đúng trường phái của các loại xe cơ giới khác của Nga.

Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm hoặc súng phóng lựu AGS-17 30mm tùy phiên bản, hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

Thông số cơ bản: Dài 5,7m, rộng 2,4m, cao 2,4m, trọng lượng 7.200kg, tầm hoạt động 1.000km, kíp lái 2 người cùng 10 binh sĩ với đầy đủ trang bị.

Tại triển lãm ô tô quốc tế Moscow "MIMS-2002", GAZ-2330 Tigr được vinh danh một loạt các phần thưởng khác nhau, trong đó có các đề cử "ô tô đặc biệt tốt nhất".

Dưới đây là một số hình ảnh về GAZ-2330 Tigr:


Cửa lên phía sau của GAZ-2330.


Thủ tướng Nga Putin đang kiểm tra xe GAZ-2330.


Vũ khí của GAZ-2330 thay đổi tùy theo phiên bản và yêu cầu của khách hàng.



Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

>> Sức mạnh Không quân Indonesia



[BDV news] Indonesia đang bắt đầu khôi phục lại các lực lượng vũ trang vốn danh tiếng một thời.

Trong kế hoạch “khoác cho quân đội bộ áo mới”, bước đầu giới chức Indonesia tập trung khôi phục lại lực lượng không quân với khoản kinh phí lên đến 150.000 tỷ rupi cho kế hoạch 5 năm tới.

Đồng thời, Indonesia không ngần ngại tuyên bố sẽ tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự trên không để nâng cao khả năng tác chiến.

Để thực hiện kế hoạch khôi phục sức mạnh cho không quân, Indonesia dự định sẽ mua sắm các loại máy bay mới, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự của các nước châu Âu, Mỹ và Nga.

Sau đỉnh cao là khủng hoảng
Không quân Indonesia được thành lập từ năm 1946, tiền thân là một quân chủng với số lượng nhân sự và sức mạnh khá khiêm tốn.

Đầu những năm 1960, dù đảng Cộng sản Indonesia không nắm quyền, nhưng vẫn có một uy tín chính trị tương đối cao và ảnh hưởng lớn đến chính sách quốc phòng. Dựa vào đó, Indonesia đã tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc và Nga. Nhờ vậy, Indonesia đã đầu tư sức mạnh cho lực lượng không quân của mình.



MiG-17 trong biên chế Không quân Indonesia.


Cụ thể, năm 1961, Indonesia trở thành khách hàng thứ hai của Liên Xô mua máy bay ném bom Tu-16. Ngoài ra, Indonesia tích cực mua sắm các loại máy bay hiện đại khi đó, như MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21, Il-28, An-12, La-11 và trực thăng Mi-4, Mi-6... Các loại máy bay này được sử dụng trong khoảng thời gian khá lâu cùng thời với với Ту-2, B-25 Mitchel, A-26 Invader, P-51 Mustang, C-47 Dakota.

Với sức mạnh tiềm năng khá lớn (hơn 400 máy bay và trực thăng), đến cuối năm 1965, không quân Indonesia đã trở thành lưc lượng không quân có uy lực mạnh nhất ở nam bán cầu.

Tuy nhiên, thời kỳ hưng thịnh đã nhanh chóng lụi tàn vào năm 1966, khi Thiếu tướng Khadzi Mukhammed Sukharto lên nắm quyền, làm đóng băng quan hệ của Indonesia với các nước thuộc phe XHCN. Điều này khiến các lực lượng vũ trang mất đi khả năng mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật và thiết bị phụ trợ mới.

Đầu những năm 1970, Không quân Indonesia tuyên bố, chỉ 20% máy bay trong trang bị có thể thực hiện các chuyến bay, số còn lại đã không thể hoạt động và cần phải sửa chữa.

Năm 1970, tất cả các loại máy bay MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21 và Tu-16, muộn hơn nữa là B-25 và P-51 bị loại khỏi biên chế.


Những "chiến binh" tạo nên đỉnh cao sức mạnh một thời của Không quân Indonesia lần lượt bị loại khỏi biên chế. Trong ảnh là máy bay ném bom Tu-16 của Không quân Indonesia.


Trên thực tế, trong thời gian hàng chục năm, Không quân Indonesia được liệt vào loại kém nhất trong khu vực.

Tình hình có vẻ được cải thiện đôi chút vào cuối những năm 1970 khi Austrailia chuyển giao cho Indonesia một vài máy bay tiêm kích F-86 Sabre. Sau đó, Indonesia đã “tậu” được của Anh các máy bay huấn luyện chiến đấu BAE Hawk Mk.53. Cuối những năm 1980, không quân nước này đã mua của Mỹ và Israel các máy bay tấn công A-4 Skyhawk và máy bay tiêm kích F-5E/F Tiger II. Năm 1989, Indonesia mua thêm của Mỹ 12 máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon.

Indonesia đã tổ chức nhiều vụ thầu cung cấp máy bay chiến đấu và vận tải. Cụ thể, không quân nước này có kế hoạch sở hữu 60 máy bay tiêm kích F-16, 24 Su-30KI và một vài BAE Hawk. Nhưng kế hoạch này ngay lập tức đã bị tiêu tan vào năm 1992 khi Mỹ tuyên bố cắt đứt hợp tác quân sự với Indonesia với lý do Indonesia đã tiến hành các hoạt động quân sự tại Đông Timor, tây Papua và Achekh. Sau Mỹ, nhiều nước châu Âu đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế và quân sự với nước này.

Cùng với lệnh cấm vận, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tước đi hoàn toàn khả năng mua sắm các trang thiết bị quân sự và thiết bị ở thị trường bên ngoài của Indonesia. Chính vì vậy, không quân Indonesia lâm vào khủng hoảng, yếu kém.

Hiện nay, trong trang bị của không quân có 330 máy bay và trực thăng huấn luyện, huấn luyện - chiến đấu, chiến đấu, vận tải. Trong số các loai máy bay trên, theo các đánh giá khác nhau, chỉ có 150-260 có thể hoàn thành các chuyến bay. Và tất cả các loại máy bay này cần sửa chữa và hiện đại hoá.

“Vươn vai thức giấc” mạnh mẽ
Năm 2005, khi Chính phủ Indonesia và lãnh đạo nhóm nổi dậy “Acher tự do” ký thảo hiệp hoà bình, Mỹ đã bãi lệnh cấm vận vũ khí cho nước này. Nhờ vậy, Không quân Indonesia có những bước khởi sắc.

Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, trong trang bị của Không quân Indonesia chỉ còn 194 máy bay và trực thăng có thể cất cánh (1).

Vào tháng 3/2011, Tư lệnh không quân Indonesia, Imam Sufaat tuyên bố, không quân cần tăng số lượng các trang thiết bị kỹ thuật, bởi trong 5 năm tới đất nước sẽ tiến hành nhiều chiến dịch quân sự.

Theo kế hoạch này, không loại trừ khả năng Indonesia sẽ tiếp tục tham gia các chiến dịch hoà bình của Liên Hợp Quốc (2).

Với kế hoạch phát triển không quân trong 5 năm tới, Indonesia dự định chi khoản ngân sách 150.000 tỷ rupi, tương đương 17 tỷ USD. 2/3 số tiền trên sẽ lấy từ ngân sách quốc gia, số còn lại Bộ Quốc phòng sẽ nhận dưới dạng thanh toán tín dụng.


Không quân Indonesia ngày càng có nhiều hoạt động hợp tác quốc phòng.


Với số tiền này, Indonesia sẽ mua các máy bay tiêm kích mới, máy bay vận tải quân sự, trực thăng tìm kiếm cứu hộ và hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật hàng không hiện có trong trang bị.

Không quân nước này dự định hiện đại hoá 4 Su-27SK và Su-30MK biến thể SKM và MK2, 10 máy bay tiêm kích F-16A/B, tiến hành đại tu 15 máy bay tiêm kích F-15E.

Tháng 1/2011, Indonesia đã ký hợp đồng với công ty Arinc Engineering của Mỹ hiện đại hoá 5 máy bay vận tải quân sự C-130B. Dự kiến, các máy bay này sẽ được trang bị các thiết bị hàng không mới và vỏ khác, chuyển giao cho không quân Indonesia trong thời gian 3 năm tới.

Ngoài ra, không quân Indonesia đang xem xét khả năng mua đến 6 máy bay vận tải quân sự C-27J Spartan hoặc Casa CN-295. Dự kiến, việc mua sắm máy bay sẽ được thực hiện trong khuôn khổ đấu thầu.

Ngày 21/3/2011, theo thông báo, Công ty hàng không Indonesia Garuda đã bán cho không quân nước này 2 máy bay vận tải đã qua sử dụng B737-400. Không quân sẽ sử dụng để vận chuyển quân đổ bộ.


Không quân Indonesia có những bước tiến mạnh mẽ thời gian gần đây. Trong ảnh là một phi đội F-16 trong biên chế Không quân Indonesia.


Hiện nay, Indonesia tiến hành đàm phán với Mỹ mua 24 máy bay tiêm kích đã qua sử dụng F-16A/B Block 25. Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó đã đề xuất viện trợ miễn phí cho Indonesia các máy bay này với điều kiện sau khi nhận được máy bay nước này, Indonesia phải thuê các công ty Mỹ sửa chữa và hiện đại hoá.Indonesia đã thông qua đề xuất của Mỹ và tuyên bố rằng, việc hiện đại hoá các máy bay Mỹ “cho không” sẽ rẻ hơn mua 6 chiếc F-16C/D Block 52 mới như dự kiến.

Ngoài ra, Indonesia đã gửi yêu cầu không chính thức đến Anh để mua 24 máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon. Nếu đề xuất này được chính phủ Anh tán thành thì tổng giá trị của hợp đồng sẽ lên tới 5 tỷ bảng, tương đương 8,1 tỷ USD.

Để thực hiện kế hoạch hiện đại hoá không quân, ngoài những đối tác trên, Indonesia còn đặc biệt quan tâm đến nhà cung cấp truyền thống – Nga.


Indonesia nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-30MK của Nga.


Bộ Quốc phòng Indonesia tuyên bố trong 10 năm tới sẽ mua 180 máy bay tiêm kích Sukhoi để thành lập 10 phi đội bay.

Tháng 9/2010, Indonesia tuyên bố đã mua thêm 6 tiêm kích Su-30MK2. Trong tương lai, máy bay tiêm kích của Nga sẽ là lực lượng nòng cốt trong thành phần máy bay chiến đấu của không quân Indonesia.

Tháng 6/2010, Indonesia đã ký thoả thuận tham gia dự án chung với Hàn Quốc chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình KF-X thế hệ "4++".

KF-X thế hệ "4++" sẽ được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình và theo sự mô tả kỹ thuật, nó có khả năng vượt trội so với máy bay Rafale và Typhoon, tuy nhiên không thể sánh được với tiêm kích F-22 Raptor và F-35 Lightning II.

Với việc tham gia dự án chung với Hàn Quốc, không quân Indonesia dự định sẽ sở hữu 50 máy bay tiêm kích KF-X.

(1) Cụ thể là các loại máy bay tiêm kích F-16A, Hawk Mk.209, Mirage 2000, Su—27SK/SKM, Su-30МК/МК2, máy bay tấn công OV-10 Bronco, máy bay tuần tiễu B737MPA, CN-235MPA, máy bay tiếp dầu KC-130B, máy bay vận tải C-130B/H/L-100 Hercules, C-212 Aviocar, Casa CN-235, Fokker F-27 Friendship, Pilatus PC-6 Porter, trực thăng tấn công đa năng AS332 Super Puma, Bell 412, EC725 Super Cougar và SA330 Puma.

Ngoài ra, không quân nước này còn trang bị máy bay trực thăng huấn luyện EC120B Colibri, máy bay SF.260, F-16B, Hawk Mk.53, Hawk Mk.109, KT-1 Ungbi và T-34 Mentor.

(2) Trước đó, với tư cách là thành viên, Indonesia đã tham gia các chiến dịch của Liên Hợp Quốc tại nước Cộng hoà Dân chủ Congo, Lebanon, chiến dịch thứ nhất và thứ hai tại Somali, Bosnia và Campuchia. Ngoài ra, quân đội nước này còn tham gia chế áp du kích tại Tây Papua.


>> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 1)



[BDV news] Để ngăn chặn một cách có hiệu quả hiểm họa từ tên lửa diệt hạm và máy bay, nhiều nước phát triển hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần (CIWS).

Hệ thống vũ khí tầm cực gần (Close in weapon system - CIWS) là loại vũ khí phòng không trên chiến hạm có khả năng phát hiện và tiêu diệt các loại tên lửa chống hạm hay máy bay chiến đấu ở tầm ngắn, thường bao gồm các thiết bị như: radar, máy tính và pháo bắn nhanh nhiều nòng.

Sau đây là một số hệ thống CIWS được phát triển ở Nga, Mỹ, Trung Quốc:





Hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630 (Nga)


Nằm trong những hệ thống CIWS đầu tiên trên thế giới, AK-630 là loại pháo tự động sáu nòng cỡ 30 mm sử dụng để bảo vệ tàu chiến chống lại các cuộc tấn công của các loại tên lửa chống hạm giống như Harpoon và Exocet.

Ngoài ra, chúng dùng để tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu cánh cố định, máy bay trực thăng, tàu chiến cỡ nhỏ và công kích mục tiêu ven biển.

Hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630.
AK-630 được điều khiển bởi hệ thống radar MR-123-02. Loại radar này có khả năng điều khiển đồng thời hai pháo 30 mm hoặc hai pháo 57 mm hoặc một cặp pháo 30 mm và 57 mm. Radar dò tìm mục tiêu trên không ở cự ly 4 km trong khi ở trên biển là 5 km.

Thiết bị theo dõi quang điện tử SP-521 phát hiện mục tiêu mang kích cỡ giống như máy bay MiG-21 ở khoảng cách 7 km hoặc mục tiêu kích cỡ như tàu phóng lôi ở cự ly 70 km.

Hệ thống AK-630 có trọng lượng khoảng 9.114 kg nếu lắp đặt đầy đủ đạn và hệ thống điều khiển. Tốc độ bắn khoảng 5.000 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 900 m/giây. Tầm bắn của AK-630 khi chống lại tên lửa chống hạm là 4.000m, đối với mục tiêu trên biển là 5.000m.


AK-630 trên tuần dương hạm lớp Slava.


“Lưới lửa” AK-630 hiện nay có mặt hầu hết trên các chiến hạm của hải quân Nga. Kể cả những tàu chiến được xuất khẩu ra nước ngoài cũng trang bị hệ thống này.

Tổ hợp pháo/tên lửa tầm ngắn Kashtan (Nga)
Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm ngắn Kashtan được thiết kế để bảo vệ các tàu chiến trước mối hiểm họa là tên lửa hành trình đối hạm và máy bay. Người ta cũng dùng Kashtan tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển.


Tổ hợp pháo/tên lửa phòng không tầm ngắn Kashtan.


Kashtan là hệ thống kiểu mô đun gồm: mô đun chỉ huy và hai mô đun chiến đấu. Mô đun chỉ huy có nhiệm vụ phát hiện và theo dõi các mối nguy hiểm, truyền dữ liệu về mục tiêu cho mô đun chiến đấu. Mô đun chỉ huy bao gồm ra đa dò tìm 3-D và hệ thống điều khiển kết hợp đa tần.

Sau khi tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ mô đun chỉ huy, mô đun chiến đấu sẽ tự động tấn công mục tiêu trên không, trên biển bằng pháo và tên lửa. Mô đun này gồm:

- Hai pháo GSh-30k sáu nòng cỡ 30 mm, tầm bắn hiệu quả khoảng 500 - 4.000m, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tối đa 3.000m.

- Hai hệ thống ống phóng tên lửa SA-N-11 (nằm ở hai bên với bốn quả mỗi bên) cùng cơ cấu tái nạp đạn tên lửa (lượng đạn dự trữ lên tới 24 quả). Tên lửa SA-N-11 có tầm bắn từ 1.500 - 10.000m, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 6.000m. Thời gian nạp lại đạn khoảng 90 giây với bốn quả.


Kashtan trang bị hai pháo GSh-30k và 8 tên lửa đối không SA-N-11


Cũng như Ak-630, Kashtan trang bị trên nhiều chiến hạm của hải quân Nga. Nổi bật nhất là trên tuần dương hạm lớp Kirov, tàu chiến lớn nhất thế giới.

Hệ thống vũ khí tầm cực gần Type 730 (Trung Quốc)
Type 730 là hệ thống vũ khí tầm cực gần do Trung Quốc thiết kế và chế tạo trang bị trên các chiến hạm của Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAAN).

Type-730 ra đời sẽ thay thế cho các pháo phòng không Type 76A 37mm, vốn trước đây là tiêu chuẩn vũ khí phòng không trên các tàu chiến của PLAAN.


Hệ thống Type 730.


Type 730 làm nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ chống lại tên lửa hành trình đối hạm và các loại máy bay, bao gồm: pháo bảy nòng cỡ 30 mm, cơ cấu nạp đạn và điều khiển pháo, radar điều khiển hỏa lực. Trong đó:

- Pháo 7 nòng cỡ 30mm có khả năng bắn được loại đạn xuyên thép có lõi (APDS) và đạn HE. Tốc độ bắn của pháo lên tới 4.600 - 5.800 viên/phút, tầm bắn khoảng 3.000m. Tuy nhiên, thực sự thì tầm bắn hiệu quả chỉ là khoảng 1.000 - 1.500m.

- Pháo tự động bảy nòng 30 mm có hai hộp tiếp đạn 500 viên.

- Hệ thống radar điều khiển hỏa lực của Type 730 bao gồm: radar TR47C và thiết bị điều khiển quang điện. Radar TR47C phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 7 km. Trong khi đó, thiết bị điều khiển quang điện (gồm camera thường, camera hồng ngoại và laser đo xa) cho phép phát hiện mục tiêu ở tầm 5 - 6 km.


Type 730 CIWS trang bị pháo bảy nòng cỡ 30 mm


Hệ thống Type 730 hiện tại đã được lắp đặt trên một số chiến hạm kiểu 051/052/054 của Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc còn tự phát triển phiên bản phòng không tầm ngắn trên đất liền của Type 730 được đặt tên là LD 2000.


Hệ thống vũ khí phòng không tầm thấp LD 2000


Hệ thống vũ khí tầm cực gần Mk 15 Phalanx (Mĩ)
Hệ thống vũ khí tầm cực gần Mk 15 Phalanx là loại vũ khí có tốc độ bắn cực nhanh, linh hoạt, cơ động cao thiết kế cho các tàu chiến của hải quân Mỹ. Phalanx đóng vai trò bảo vệ, phòng thủ chống lại sự đe dọa của tên lửa hành trình đối hạm và máy bay ở tầm gần.


Hệ thống phòng không tầm cực gần Phalanx


Phalanx là hệ thống độc lập, tự thực hiện tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu. Mỗi vị trí đặt Phalanx đều có bộ phận điều khiển hỏa lực và một pháo.

Bộ phận điều khiển hỏa lực bao gồm radar tìm kiếm, phát hiện và giám sát mục tiêu sẽ trợ giúp pháo ngắm bắn tấn công. Đặc biệt, Phalanx còn trang bị hệ thống điều khiển bắn chu trình đóng “độc nhất vô nhị” cho phép CIWS đạt độ chính xác cao khi tấn công mục tiêu di chuyển tốc độ nhanh bao gồm cả tên lửa hành trình đối hạm siêu âm.


Phalanx trang bị pháo M61A1 "hỏa thần"


Phalanx sử dụng pháo M61A1 “hỏa thần” 6 nòng cỡ 20 mm. M61A1 bắn với tốc độ 3.000 viên/phút hoặc 400 viên/phút (phiên bản cải tiến). Sơ tốc đầu đạn 1100 m/s. Hệ thống Phalanx bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ từ đầu những năm 1980.


Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga



[BDV news] Tupolev là Viện thiết kế hàng không quân sự hàng đầu của Nga, đã chế tạo nhiều máy bay ném bom chủ lực còn hoạt động tới nay.

Andrei Tupolev là một trong những nhà thiết kế chế tạo máy bay vĩ đại nhất thế kỷ 20, Viện thiết kế mang tên ông là một trong những hãng chế tạo máy bay quân sự quan trọng nhất của Nga.

Từ những năm đầu thành lập cho đến nay, Tupolev đã cho ra đời hàng trăm mẫu thiết kế, trong đó có những “pháo đài bay” chiến đấu đã và đang phục vụ trong Lực lượng không quân Nga.

Dưới đây là một số máy bay ném bom của Quân đội Nga do Tupolev chế tạo:

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-4


Những đầu năm nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, Tupolev được giao nhiệm vụ thiết kế một máy bay ném bom bốn động cơ Tu-4.

Vào giữa năm 1945, hãng đã đưa ra bản phác thảo mô hình máy bay Tu-4. Khi đó, Tu-4 được chế tạo dựa trên mẫu B-29 của Mỹ (thực tế là sự sao chép phiên bản B-29, Tu-4 còn có tên gọi khác là B-4).

Tuy nhiên, để sao chép được B-29 phải có một công nghệ và thiết bị tiên tiến. Sau này, các nhà thiết kế của Liên Xô đã phải đi theo con đường của riêng mình và việc chế tạo thành công máy bay Tu-4 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của hãng Tupolev.

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-4 có trọng lượng khoảng 32 tấn, phi hành đoàn gồm 11 người. Máy bay được trang bị 10 khẩu B-20E và NS-23, trọng lượng bom mang theo có thể lên tới 6 tấn, phạm vi hoạt động 5.100 km, vận tốc tối đa đạt 558 km/h với trần bay thực tế khoảng 11km.

Máy bay ném bom tầm trung Tu-16


Vào năm 1954, hãng Tupolev đã tiếp tục chứng minh khả năng phát triển máy bay ném bom của mình bằng việc chế tạo 9 máy bay ném bom tầm trung Tu-16. Đây là loại máy bay có thể mang các loại tên lửa Їvozduh, cho phép tấn công cả mục tiêu cố định và di chuyển. Máy bay được trang bị 2 hai tên lửa hành trình COP-1 và được trang bị hệ thống tên lửa K-10.

Đến năm 1959, Tu-16 tiếp tục được cải tiến bằng việc trang bị một hệ thống radar mới. Biên chế phi hành đoàn gồm 7 người, máy bay có chiều dài 34,8 m, chiều cao 4,10 m.

Trọng lượng của máy bay là 37,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 79 tấn, tốc độ tối đa đạt được 1.050 km/h. Phạm vi hoạt động là 5.925 km, trần bay thực tế 15km. Hiện nay Tu-16 vẫn được sử dụng trong các đơn vị chiến đấu của Không quân Nga

Máy bay ném bom siêu âm tầm trung Tu-22M Backfire


Máy bay Tu-22M Blackfire là loại máy bay ném bom tầm trung của Nga, được phát triển dựa trên phiên bản Tu -22 trước đó.

Những mẫu máy bay đầu tiên được trang bị cho lưc lượng Không quân và Hải quân Nga. Năm 1978, loại máy bay này được chuyển sang cho Lực lượng không quân ném bom hạng nặng 185 tại Poltava và cùng tham gia nhiệm vụ tại Afghanistan.




Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M.

Tu-22M Backfire vẫn được cho là máy bay ném bom quan trọng nhất trong lực lượng Không quân tầm xa của Nga, máy bay được trang bị động cơ mạnh hơn và được lắp đặt thêm nhiều loại vũ khí, phi hành đoàn gồm 4 người.

Tu-22M Blackfire có chiều dài 39,6 m, chiều cao 10,8 m, trọng lượng máy bay là 54 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 130 tấn. Máy bay được trang bị hai động cơ Samara NK-25, vận tốc tối đa có thể lên tới 2.000 km/h, phạm vi hoạt động là 1.850km.

Tu-22M Blackfire được trang bị một pháo 23mm và tên lửa Kh-22 (AS-4 Kitchen), thêm vào đó là 6 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Kh-15 (AS-16 kickback), tên lửa chống radar Kh-15P; Kh-31A/P (AS-17 Krypton) và tên lửa Kh-35 (AS-20 Kayak).

Trọng lượng bom Tu-22 M có thể mang lên đến 3 tấn. Hiện, có khoảng 80 chiếc Tu-22 M nằm trong biên chế các lực lượng Hải quân trực thuộc Hạm đội phương Bắc và Thái Bình Dương (trong đó chủ yếu là Tu-22M3).

Sắp tới, Tu-22M2 và Tu-22M3 có thể được nâng cấp lên chuẩn Tu-245, với trang bị một radar mới và hệ thống tên lửa mới.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear phục vụ quân đội Liên Xô từ năm 1956, cho đến nay phiên bản này vẫn là máy bay ném bom chủ lực của Không quân Nga. Hiện Nga có kế hoạch trang bị thêm tên lửa hành trình Kh-101 và tên lửa Kh-SD không đối đất trên Tu-95, để tăng cường khả năng tấn công tầm xa có độ chính xác cao.

Phi hành đoàn của Tu-95 gồm 7 người, máy bay có chiều dài 49,13 m. Trọng lượng của máy bay 91,8 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 185 tấn. Tu-95 sử dụng 4 động cơ KKBM (Kuznetsov) NK-12MA, vận tốc độ tối đa lên tới 925 km/h, máy bay có thể bay ở độ cao 12 km, bán kinh hoạt động là 6.400 km, vũ khí trang bị mang theo bao gồm 2 khẩu pháo 23 mm, 6 tên lửa tên lửa hành trình tấn công tầm xa Kh-55 (AS-15 Kent-A) hoặc Kh-55SM (AS-15 Kent-B), tên lửa đối hạm Kh-35(AS-20 Kayak).

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 Blackjack

Tu-160 Blackjack là máy bay ném bom thế hệ tiên tiến nhất của Nga, cũng là máy bay ném bom hạng nặng tiên tiến nhất của Nga, có chuyến bay đầu tiên vào năm 1981. Năm 1987 có 19 chiếc máy bay được chuyển giao Trung đoàn không quân ném bom hạng nặng tại Priluki.

Máy bay được trang bị radar địa hình và radar tấn công. Đầu năm 2001, Nga đã cải tiến Tu-160 bằng việc trang bị thêm tên lửa hành trình.

Tu-160 Blackjack hiện được cho là máy bay ném bom của hạng nặng lớn nhất thế giới. Biên chế phi hành đoàn gồm 4 phi công, máy bay có chiều dài 54,1 m, sải cánh rộng 35,6 mm, chiều cao của Tu-160 là 13,1 m. Trọng lượng máy bay 118 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn.

Máy bay đựoc trang bị 4 động cơ SSPE Trud NK-321, Tu-160 có thể đạt vận tốc độ tối đa 2.220 km/h, trần bay tối đa lên tới 15,5 km. Máy bay được trang bị 12 tên lửa Kh-55 (AS-15 Kent-A) và tên lửa hành trình Kh-55SM (AS-15 Kent-B) .Đặc biệt, Tu-160 còn được trang bị 12 tên lửa Kh-15P (AS-16 kickback).


>> Nga sắp kiện Trung Quốc sao chép vũ khí?



[BDV news] Gần đây, chính phủ Trung Quốc tiết lộ dự định đưa ra thị trường vũ khí thế giới tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.

M20 là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Trung Quốc tự phát triển, lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm IDEX ở Abu Dhabi (UAE). Cũng tại đây, 17 công ty quốc phòng Trung Quốc đã trưng bày nhiều sản phẩm nội địa của mình.

Ngoài mô hình minh họa, Trung Quốc không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật M20. Tên lửa M20 chứa trong hai ống phóng đặt trên xe tự hành.

Có một điều dễ nhận thấy ở M20 là nó khá giống hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander (9K720) của Nga. Nếu M20 mang quá nhiều đặc điểm của Iskander thì không loại trừ khả năng sẽ xảy ra vụ kiện tụng lớn.



Mô hình tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 tại triển lãm Abu Dhabi.

Cách đây không lâu, Trung Quốc từng có ý định xuất khẩu chiến đấu cơ J-11B (sao chép công nghệ Su-27 của Nga) và ngay lập tức đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Nga.

Nga đã không ít lần cảnh báo giới chức quân sự Trung Quốc về việc sao chép “lậu” công nghệ vũ khí Nga và bán ra nước ngoài.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander được phát triển giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh lạnh. Iskander phóng thành công lần đầu năm 1996 và chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Nga năm 2006.

Trọng lượng phóng của tên lửa là 3,8 tấn, sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn. Iskander đạt tầm bắn tối đa 400km, tốc độ hành trình bay siêu âm Mach 6-7.

Iskander có thể lắp nhiều loại đầu đạn khác như: đầu đạn thuốc nổ mạnh phân mảnh, đầu đạn nhiệt áp và đầu đạn xung điện từ. Tên lửa Iskander thiết kế với hệ thống dẫn đường tiên tiến cho phép đạt độ chính xác cực cao (CEP 5-7m).

Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí

Nga cũng chế tạo biến thể xuất khẩu mang tên Iskander E có tầm bắn 280km. Ban đầu, các nước Syria, Kuwait, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Singapore và UAE bày tỏ sự quan tâm tới việc nhập khẩu Iskander.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại chỉ có Iran là thực sự muốn mua, nhưng quốc gia Hồi giáo này đang chịu lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây.




Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Siêu xe tăng T-90AM chuẩn bị biểu diễn



[BDV news] Công ty Uralvagonzavod cho biết, xe tăng thế hệ mới T-90AM sẽ ra mắt trong cuộc Triến lãm vũ khí được tổ chức trong nửa đầu tháng 9/2011.

Hãng URA.RU cho biết, T-90AM là biến thể cải tiến của xe tăng T-90.

Theo lời Tổng giám đốc Công ty Uralvagonzavod, ông Oleg Sienko, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiết lộ mẫu xa tăng mới và thậm chí cho mọi người chứng kiến tận mắt siêu xe tăng có một không hai này.

Ông Oleg Sienko cho biết thêm, xe tăng đã được cải tiến dựa trên những ý kiến đóng góp của Bộ Quốc phòng Nga.



T-90 AM có đặc điểm phía sau tháp pháo phía sau to và vuông.


Tổng giám đốc Công ty Uralvagonzavod cho biết, trong cuộc họp tổ chức ngày 8/12/2009, các nhà quân sự Nga đã lên tiếng “chỉ trích” T-90AM. Họ cho rằng động cơ, hộp truyền động và hàng loạt các thiết bị khác của T-90AM không đáp ứng các tiêu chuẩn.

Hiện nay, T-90AM được cải tiến động cơ và có công suất lên đến 1.300 mã lực. Ngoài ra, T-90AM còn được nâng cấp các thiết bị điện tử, trang bị pháo chính và súng máy hiện đại.

Ông Oleg Sienko tuyên bố, Công ty Uralvagonzavod sẽ tiếp tục hoàn thiện xe tăng T-95, dù hiện nay Bộ Quốc phòng Nga không mấy quan tâm đến sự phát triển của dự án này.

Tháng 4/2010, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popovkin tuyên bố, Bộ Quốc phòng đã ngừng cung cấp tài chính để chế tạo T-95. Tuy nhiên, ông Oleg Sienko lại cho rằng, dự án T-95 có rất nhiều khả quan.

Công ty Uralvagonzavod là công ty sản xuất các thiết bị kỹ thuật quân sự và thùng xe tải các loại lớn nhất ở Nga.


Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I



[Vndefence news] Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I (Molniya) đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa

Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.




- Tàu tên lửa Tarantul được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, bao gồm: Tàu chiến đấu, tàu bổ trợ và tàu tuần tra tại các vùng cửa biển, ven bờ. Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.

* Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm:
- Trang bị hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg

- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm Moskit - SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg

- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.

- 12 tên lửa phòng không Igla-1M;

- 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15 km

- Hai pháo phòng không 30mm AK-630M.











Hệ thống ra-đa trên tàu có: Ra-đa trinh sát băng HF, UHF, ra-đa nhận biết mục tiêu không-biển, ra-đa điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.

Tàu tên lửa Tarantul có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Việt Nam đã mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Sẽ có khoảng 20 chiếc sẽ ra đời tại Việt Nam

Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm". Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .

Theo một số chuyên gia nước ngoài phân tích, Với 2 chiếc Gepard (sẽ về Việt Nam cuối năm 2009) và trên 20 Tarantul hải quân Việt Nam sẽ tiến tới thành lập hạm đội biển Đông với trên dưới 30 chiến hạm hiện đại.




Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.3)



[VITINFO news] Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này.

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1) 
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2) 


Phần III: Không quân Trung quốc






Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này.

Lực lượng Không quân Trung quốc gồm có 30 sư đoàn (3 sư đoàn máy bay ném bom, 3 sư đoàn máy bay cường kích, 22 sư đoàn máy bay tiêm kích, 2 sư đoàn máy bay vận tải), tập trung chủ yếu ở vùng đông-bắc và ở phía đông.

Không có con số thật chính xác về số lượng máy bay của Không quân Trung quốc. Theo đánh giá của các nhà phân tích quân sự nước ngoài, tổng số máy bay chiến đấu của Không quân Trung quốc nằm trong khoảng từ 2 đến 4 nghìn chiếc. Trung quốc có 400 sân bay với sức chứa tới 9.000 máy bay, lớn hơn khoảng ba lần so với tổng số máy bay hiện có của Không quân Trung quốc, đảm bảo khả năng cơ động lực lượng không quân ở tất cả các hướng chiến lược.

Lực lượng máy bay ném bom có khoảng 140 máy bay H-6 (là bản sao loại máy bay Tu-16 của Liên xô trước đây), có cự ly hoạt động 2,5 nghìn km, trực thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược. Đây là loại máy bay cũ đã bị loại bỏ khỏi lực lượng vũ trang Nga. Từ năm 2006 Trung quốc sản xuất hàng loạt máy bay ném bom H-6M có cự ly hoạt động lớn hơn. Máy bay H-6M được trang bị tên lửa hành trình DH-10. Sử dụng công nghệ của Mỹ Trung quốc đã chế tạo và sản xuất tên lửa DH-10 theo mẫu tên lửa X-55 của Nga (Trung Quốc đã mua sáu tên lửa loại này của Ukraina). Trên cơ sở loại máy bay H-6, Trung quốc còn sản xuất loại máy bay tiếp nhiên liệu HY-6 (hiện có 8 chiếc). Ngoài ra, theo các nguồn thông tin khác nhau, lực lượng máy bay ném bom còn có khoảng từ 40 đến 350 máy bay ném bom chiến thuật loại H-5 (là bản sao loại máy bay cũ IL-28 của Liên xô trước đây). Số máy bay này sẽ được thay thế bằng loại máy bay mới JH-7, về cấu tạo giống như loại máy bay SU-24 của Nga và “Jaguar” của Anh-Pháp. Hiện nay không quân Trung quốc mới có (15-20) chiếc loại này. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay ném bom là 80 giờ/năm.

Lực lượng máy bay cường kích có khoảng từ 300 đến 550 máy bay Q-5 (được sản xuất theo mẫu máy bay MiG-19). Đây là loại máy bay cũ, nhưng khá hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ cho lục quân trên chiến trường nếu đối phương không có lực lượng phòng không mạnh hoặc lực lượng phòng không của đối phương đã bị tiêu diệt. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay cường kích là 150 giờ/năm.

Lực lượng mạnh nhất của Không quân Trung quốc là lực lượng máy bay tiêm kích, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước đã được trang bị lại bằng các loại máy bay mới nhất: SU-27 (Trung Quốc gọi là J-11) và SU-30 (Trung Quốc gọi là J-12). Không quân Trung Quốc hiện có 176 máy bay SU-27 và 73 máy bay SU-30. Dự kiến 200 máy bay SU-27 sẽ được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga (không được quyền bán lại cho các nước thứ ba), nhưng sau khi sản xuất được 105 chiếc phía Trung Quốc hủy bỏ hợp đồng này. Ngoài ra, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất loại máy bay tiêm kích J-11B (phiên bản rút gọn của máy bay J-11) để xuất khẩu.

Trung quốc còn sản xuất một loại máy bay tiêm kích hiện đại nữa là J-10 theo mẫu máy bay tiêm kích “Lavi” của Israel kết hợp với các trang thiết bị của Nga (radar “Juk”, động cơ AL-31F, vũ khí). Trung quốc hiện có 70 máy bay J-10 , và dự kiến sẽ sản xuất đến 300 chiếc.

Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay tiêm kích là 200 giờ/năm, tương đương với phi công Mỹ, và lớn hơn (4-5) lần so với phi công Nga.

Không quân Trung quốc còn có một số lượng đáng kể máy bay tiêm kích cũ. Loại phổ biến nhất là máy bay J-6 (bản sao của máy bay MiG-19). Trước đây Không quân Trung quốc có đến 3 nghìn máy bay J-6, hiện còn khoảng từ 300 đến 800 chiếc. Không quân Trung quốc còn có khoảng 700 máy bay J-7 (bản sao của máy bay MiG-21) và khoảng (180-250) máy bay J-8 do Trung quốc tự chế tạo. Tất cả các loại máy bay kể trên không đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, tuy nhiên chúng có khả năng tạo ra hiệu ứng số đông, đảm bảo phối hợp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của các loại máy bay hiện đại.

Không quân Trung quốc (giống như Không quân Mỹ) cũng có một phi đội mang tên "Aggressor" gồm các phi công giỏi nhất và được trang bị máy bay hiện đại SU-27. Phi đội này tạo giả hoạt động của Không quân đối phương giả định (như Đài Loan…). Phi công các đơn vị khác của Không quân Trung Quốc diễn tập với phi đội "Aggressor" để nâng cao trình độ và nghiên cứu chiến thuật của đối phương giả định.

Máy bay tiêm kích của Không quân Trung quốc được trang bị một số lượng lớn tên lửa "không đối không” hiện đại gồm khoảng 3 nghìn tên lửa P-27 và 3200 tên lửa P-73 của Nga. Trung Quốc tự, sản xuất tên lửa PL-9 (theo mẫu tên lửa "Pyton-3" của Israel) và tên lửa PL-11 (theo mẫu tên lửa "Aspid-1A" của Ý). Tên lửa PL-9 còn được sử dụng trong lực lượng phòng không của lục quân.

Số lượng máy bay trinh sát của Không quân Trung quốc gồm có 100 máy bay JZ-6, 40 máy bay HZ-5, 15 máy bay YZ-7 và YZ-8, 5 máy bay "Learjet-35 ", 8 máy bay AN-30, 3 máy bay TU-154P. Gần đây lực lượng không quân Trung quốc đã được trang bị thêm 6 hoặc 7 máy bay trinh sát điện tử từ xa KJ-200 và KJ-2000.

Số lượng máy bay vận tải của Không quân Trung quốc gồm có 300 máy bay Y-5 (bản sao của máy bay AN-2), 100 máy bay Y-7 (AN-24), 70 máy bay Y-8 (AN-12), 15 máy bay Y-11 và 8 máy bay Y-12 (là 02 loại máy bay vận tải hạng nhẹ do Trung quốc tự chế tạo), 19 máy bay TU-154, 20 máy bay IL-76, 6 máy bay Boeing 737. Khả năng đổ bộ lính dù và vận chuyển quân của Không quân Trung quốc hiện còn bị hạn chế.

Phần lớn số lượng máy bay trực thăng của quân đội Trung quốc trực thuộc quân chủng lục quân. Không quân Trung quốc chỉ có 100 máy bay trực thăng Z-5 (bản sao của máy bay Mi-4), 100 máy bay trực thăng Z-9 (bản sao của máy bay Pháp AS-365), 40 máy bay trực thăng Mi-8, 6 máy bay trực thăng AS-332 của Pháp.

Trong những năm gần đây khả năng phòng không của quân đội Trung Quốc đã được nâng lên đáng kể bằng cách mua các hệ thống tên lửa phòng không C-300 của Nga. Hiện nay Trung Quốc có 1 trung đoàn (2 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU, 2 trung đoàn (4 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU-1, và 16 tiểu đoàn tên lửa phòng không C-300PMU-2. Trung Quốc đã sao chép hệ thống tên lửa phòng không C-300 và bắt đầu sản xuất hệ thống này (với tên gọi là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9). Ngoài ra, lực lượng phòng không của Trung quốc còn có khoảng 600 bệ phóng tên lửa HQ-2 (bản sao hệ thống tên lửa phòng không C-75 của Liên Xô trước đây) và khoảng 16.000 pháo phòng không.

Ở Trung Quốc, binh chủng lính dù trực thuộc quân chủng Không quân. Lực lượng này gồm 3 sư đoàn và đóng tại quân khu Bắc Kinh. Mỗi sư đoàn có 4 trung đoàn (3 trung đoàn lính dù và 1 trung đoàn pháo binh). Tổng số quân của binh chủng khoảng (24-30) nghìn người. Tất cả mọi quân nhân của binh chủng lính dù, kể cả tư lệnh binh chủng, đều phải biết nhảy dù từ một số loại máy bay xuống các địa hình khác nhau. Mặt yếu của lực lượng lính dù là số lượng máy bay vận tải và trực thăng đổ bộ còn thiếu, nên khả năng cơ động còn bị hạn chế.




>> Báo Nga: Mỹ muốn dùng lá chắn tên lửa ở Ấn Độ để chống Nga - Trung



[VITINFO news] Nhật báo Komsomoloskaya Pravda của Nga hôm 31/3 đưa tin, Mỹ đã và đang cố gắng tập trung vào kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu tại Ấn Độ để đe dọa Nga và Trung Quốc.

Theo thông tin do WikiLeaks tiết lộ, Mỹ không chỉ có kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa chống lại Nga tại châu Âu mà còn đang đàm phán với các quốc gia dọc biên giới của Nga, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ, để phối hợp xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống này cũng để nhằm vào Nga.

“Chiếc dây thòng lọng quanh Nga đang bị thít chặt. Nhờ có WikiLeaks, Nga mới biết rằng Washington đã và đang đồng thời thực hiện nhiều cuộc hội đàm với các quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của họ. Đó là những quốc gia khác nhau, nhưng những quốc gia này tạo thành một dây chuỗi quanh nước Nga”.



Một bức điện tín bí mật từ đại sứ quán Mỹ ở New Delhi đưa ra trong năm 2007 đã bác bỏ thông tin trên báo chí rằng Ấn Độ đã bất ngờ quay trở lại thỏa thuận kí năm 2005 với Mỹ để hợp tác về phòng thủ tên lửa. Theo bức điện tín này, báo chí Ấn Độ đã hiểu sai tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Pranab Mukherjee sau cuộc gặp đa phương Nga – Trung - Ấn vào ngày 24/10/2007. Ông Mukherjee khẳng định, thông tin Ấn Độ sẽ tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu là “không có cơ sở”.

Amandeep Singh Gill, người từng phụ trách vấn đề giải trừ quân bị và an ninh quốc tế đã xác nhận rằng bình luận của ông Mukherjee tại Harbin không thể được hiểu như một sự trệch hướng khỏi hiện trạng mối quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa hiện nay giữa Mỹ và Ấn Độ”.

Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ nhắc lại: “Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khi đó là ông Mukherjee và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld đã nhất trí mở rộng hợp tác liên quan đến lĩnh vực phòng thủ tên lửa trong một thỏa thuận khung về quốc phòng Mỹ - Ấn tháng 7/2005”.

Hợp tác Mỹ - Ấn về phòng thủ tên lửa “đến nay đã giới hạn trong các cuộc thảo luận về công nghệ và tìm kiếm sự thật”, điện tín trên cho biết.

Nhật báo Komsomoloskaya Pravda cho biết, Mỹ đã “quăng lưới cá tại Ấn Độ” để nước này tham gia vào kế hoạch xây dựng vành đai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bao quanh nước Nga.

“Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quanh nước Nga – trước hết ở châu Âu, sau đó là các khu vực khác - của Washington có thể nhằm mục đích buộc chúng tôi phải chia sẻ nguồn tài nguyên giàu có của mình”, nhật báo trên viết.


Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

>> Hệ thống phòng thủ xe tăng (kỳ 1)



[BDV news]  Xe tăng là mũi nhọn tấn công chính của lục quân trên chiến trường, do đó, người ta luôn phát triển các loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại nhất để chống lại nó. Để có khả năng tồn tại, hệ thống bảo vệ của xe tăng cũng phải phát triển theo với một tốc độ không kém.

Với khả năng chống chịu hỏa lực đặc biệt trên chiến trường, xe tăng vẫn là phương tiện lý tưởng để thực hiện nhiệm vụ đột kích trên chiến trường. Để đảm bảo được vị trí này, hệ thống bảo vệ của xe tăng đã trải qua quãng đường phát triển rất dài.

Giáp dày và dày hơn nữa
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến thuật chiến hào còn chiếm ưu thế, các loại pháo trên chiến trường còn kém chính xác, vũ khí chính trên chiến trường chủ yếu là các loại súng liên thanh, súng trường, lựu đạn cùng phương tiện đột kích chính là kỵ binh, ưu thế tuyệt đối thường thuộc về những quân đội phòng thủ. Yếu tố quyết định sự thành bại trên chiến trường thường không phụ thuộc vào những trận đánh lớn mà chủ yếu phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế và sức chịu đựng của xã hội nước tham chiến.

Trong thời điểm này, sự xuất hiện của xe tăng đã làm thay đổi tất cả. Hai loại xe tăng trên chiến trường đầu tiên, Little Willie và Big Willie do Anh phát triển và sản xuất đã thực sự trở thành nỗi sợ hãi của các đơn vị phòng thủ của quân đội Đức lúc đó.

Trong trận chiến sông Somme, mặc dù chỉ có 18 chiếc xe tăng Anh tham gia tấn công (31 trong tổng số 49 chiếc được chuẩn bị đã gặp phải nhiều vấn đề trục trặc kỹ thuật khác nhau và không thể ra trận) đã tiến được 5 km trong một ngày với số thương vong giảm 20 lần.

Những chiếc Willie của Anh, mặc dù chỉ được trang bị vỏ giáp trước dày 10 mm, giáp sườn dày từ 6-8 mm (còn thua xa cả loại xe trinh sát bọc thép hạng nhẹ BRDM-1/2 sau này), nhưng loại xe tăng này đã gần như “miễn dịch” hoàn toàn với các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ được sử dụng chủ yếu khi đó.



Xe tăng đầu tiên của thế giới - Little Willie - do Anh chế tạo với lớp giáp làm bằng thép cán và ghép với nhau bằng đinh tán


Không chỉ mỏng, kỹ thuật gia công giáp xe tăng thời kỳ này còn rất thô sơ. Những tấm giáp này được làm đơn thuần bằng thép cán (RHA - Rolled homogeneous armor) và cũng vì độ dày hạn chế, chúng được ghép với nhau bằng đinh tán.

Đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, để chế áp xe tăng, vũ khí thường được dùng là các loại pháo bắn đạn xuyên, làm bằng các loại hợp kim thép cứng, có sơ tốc đầu đạn cao.

Do hạn chế về chất lượng thuốc phóng do công nghệ hiện thời, pháo chống tăng trước thế chiến thứ hai thường có cỡ nòng nhỏ hơn 50 mm như Pak-36 của Đức, M3 của Hoa Kỳ, M-1930 của Liên Xô (cỡ nòng 37 mm); Hotchkiss của Pháp (cỡ nòng 25 mm) hay Ordnance QF-2 pounder của Anh (cỡ nòng 40 mm). Để đối phó với những loại đạn chống tăng này, các nhà sản xuất chỉ cần cần gia tăng độ dày của giáp.


Với lớp giáp mỏng, vũ khí chống tăng chuyên dụng đầu tiên chỉ là súng trường cỡ nòng lớn. Trong ảnh là khẩu M1918 T-Gewehr cỡ nòng 13 mm được quân đội Đức sử dụng trong Thế chiến thứ nhất


Trong suốt thời kỳ lịch sử này, cuộc đua chỉ diễn ra giữa độ dày giáp thép xe tăng và cỡ nòng của súng chống tăng. Tuy nhiên, cho đến khi độ dày giáp thép đã chạm đến ngưỡng không thể tăng thêm do ảnh hưởng đến kích cỡ, khối lượng và không gian vận hành của tổ lái, nhà sản xuất buộc phải nghĩ đến một giải pháp thay thế khác.

Xoay nghiêng lớp giáp
Chiến tranh thế giới thứ hai là thời điểm nhảy vọt, phát triển vượt bậc của các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn. Kể từ khi người Đức phát minh ra súng chống tăng Pak-38 với cỡ nòng 50 mm; các loại xe tăng giáp đứng như T-28 của Liên Xô, M2, M3 Stuart của Hoa Kỳ hay A9 (cruiser tank mk-1) của Anh ... đã gần như vô dụng trên chiến trường. Ngay cả loại tăng hạng nặng giáp đứng như T-35 của Liên Xô cũng nhanh chóng bị loại bỏ.


Pháo Flak-88 mm, tử thần của các loại xe tăng đồng minh trong Thế chiến hai


Điều này buộc các nhà sản xuất xe tăng nghĩ đến một phương pháp hiệu quả hơn, không ảnh hưởng đến khối lượng, tính cơ động của xe tăng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho xe trên chiến trường. Chính vì vậy, giáp kiểu nghiêng ra đời.


Xe tăng giáp đứng sớm vô dụng trên chiến trường, ngay cả loại hạng nặng như T-35 của Liên Xô



Lớp giáp thép dày tới 102 mm của xe tăng Tiger (Đức) vẫn bị đạn pháo chống tăng hạ gục.


Giáp nghiêng mang rất nhiều ưu điểm so với giáp thẳng đứng. Trước hết, giáp nghiêng làm giảm khối lượng thép cần thiết mà vẫn đảm bảo độ dày (tính trên khối lượng) của giáp xe tăng, giúp xe chống lại các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn.


Trong hình mô tả vectơ động năng của đạn đã bị phân tán khi gặp giáp nghiêng


Không chỉ thế, giáp thép nghiêng còn có tác dụng đặc biệt chống lại các loại đạn thanh xuyên, vốn được dùng chủ yếu trong Thế chiến 2.

Những loại đạn thanh xuyên có khối lượng riêng không đủ lớn, tốc độ không đủ cao hay đơn thuần bắn từ khoảng cách quá xa có thể bị trượt, nảy hoặc gẫy khi bắn vào giáp nghiêng của xe tăng.


Các hiệu ứng tác động của giáp nghiêng đối với đạn chống tăng dạng thanh xuyên: a - bật lại tức thời, b - trượt đi, c - bật lại khi đã xuyên một phần, d - bật ngược trở lại và e - bẻ gãy thanh xuyên.


Trong Thế chiến thứ hai, xe tăng T-34 của Liên Xô là loại xe tăng chủ lực đầu tiên khai thác thành công ưu điểm của giáp nghiêng và trở thành loại xe tăng cực kỳ hiệu quả trên chiến trường.

Đây cũng là chiếc xe tăng được chương trình Discovery bình chọn là loại xe tăng hiệu quả nhất mọi thời đại, tính đến thời điểm hiện nay.


Xe tăng T-34 là xe tăng đầu tiên khai thác hiệu quả năng lực của giáp nghiêng trên chiến trường.


Trong điều kiện chiến trường, góc chạm của đạn không phải lúc nào cũng theo phương ngang, do đó để tối ưu hóa hiệu quả của giáp nghiêng, nhiều loại xe tăng đã chọn cách thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu (vỏ trứng), sớm nhất là IS-3 của Liên Xô, sau đó là một số loại của phương Tây như M60 Patton của Mỹ; Leopard 1A1 của Đức hay Type-74 của Nhật Bản. Sau này, mẫu tháp pháo chỏm cầu trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các thiết kế xe tăng Liên Xô và Nga.


Xe tăng Type-74 Nana-yon của Nhật Bản với thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu.



Thiết kế chỏm cầu vẫn được áp dụng với loại xe tăng hiện đại nhất hiện nay của quân đội Nga - T80-UM2 Black Eagle.


Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, việc phát minh ra đạn chống tăng đầu nổ lõm, có hiệu quả xuyên giáp không phụ thuộc vào tốc độ bay và góc chạm với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại rocket chống tăng cá nhân như Bazooka (Mỹ), Panzerschreck, Panzerfaust (Đức), các nhà thiết kế giáp bảo vệ xe tăng đã nhận ra rằng nếu chỉ có một lớp giáp thép dày, kể cả giáp nghiêng vẫn là chưa đủ, và họ cần phải sáng chế ra phương tiện bảo vệ khác hiệu quả hơn. Điều này khiến lịch sử thiết kế xe tăng bước sang trang tiếp theo.


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 1)



Tên lửa đối hải, vũ khí chủ công để tiêu diệt các mục tiêu trên biển, luôn là mối đe dọa đáng sợ đối với các tàu chiến hiện đại.

>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 2)
>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 3)
>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ cuối)

Tên lửa đối hải là vũ khí của các tàu chiến, hầu hết bay ở tầm thấp, có thể bay với vận tốc dưới âm hay vượt âm.


Tên lửa đối hải thường sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa hệ dẫn quán tính và rada chủ động hay hệ thống hồng ngoại thụ động, viết tắt là ASM (Anti-Ship Missile), nhưng cũng thường được gọi là AShM để tránh nhầm lẫn với các tên lửa không đối đất.

Trước đây, loại tên lửa này thường được chú trọng vì có tầm bắn xa, đầu nổ có sức công phá lớn hơn nhiều so với các loại hỏa lực trên tàu khác như pháo tàu, ngư lôi.




Ảnh khu trục hạm Eilat chụp 3 tháng trước khi bị bắn chìm. Việc tầu khu trục Eilat của Israel bị tên lửa SS-N-2 bắn hạ trong cuộc chiến với Ai Cập đánh dấu một bước ngoặt mới đối với tác chiến trên biển.

Tên lửa đối hải là một mối đe dọa đáng kể đối với các tàu chiến hiện đại và nó được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kỹ thuật điều khiển thông minh được ứng dụng rộng rãi thì việc sử dụng các tên lửa đối hải tầm xa lại càng được các nước quan tâm để trang bị cho hải quân của mình.

Tên lửa đối hải có thể được phóng từ nhiều trạm phóng khác nhau, gồm: tàu chiến (các loại tàu tham chiến trên mặt nước); tàu ngầm, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và các phương tiện cơ giới trên bộ.

Nga là nước nghiên cứu chế tạo nhiều loại tên lửa đối hải để sử dụng cho hải quân và xuất khẩu.

Một số loại tên lửa đối hải của Nga qua các thời kỳ gồm:

Họ tên lửa SS-N-2

SS-N-2 (NATO gọi là Styx) có tên thiết kế đặt theo các phiên bản khác nhau là P-15, P-20, P-21, P-22 và P-27. SS-N-2 là tên lửa hành trình, đối hải đầu tiên của Nga. SS-N-2 được thiết kế từ đầu những năm 1950 và chính thức được đưa vào trang bị trong quân đội Liên Xô vào năm 1967.

SS-N-2 tham chiến lần đầu vào năm 1967 trong cuộc chiến giữa Ai Cập và Israel. Trong cuộc chiến này, Ai Cập đã bắn ba tên lửa SS-N-2, đánh chìm khu trục hạm Eilat của Israel.

Thông số kỹ thuật

SS-N-2 sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, có tầm hoạt động từ 40 đến 80 km, vận tốc đạt 0,9M (0,9 lần tốc độ âm thanh). Tên lửa được thiết kế có chiều dài 5,8 m, chiều rộng 0,76 m và sải cánh rộng 2,4 m. Khối lượng của tên lửa phụ thuộc vào từng phiên bản khác nhau, 2.125 kg (kiểu SS-N-2A), 2.500 kg (kiểu P-20); đầu nổ 480 kg (kiểu SS-N-2A), 500 kg (kiểu P-20).


Với khối lượng đầu nổ lên tới 500kg, SS-N-2 trở thành nỗi ám ảnh của các loại tàu chiến nổi.Các phiên bản khác nhau của SS-N-2


P-15M Termit: đây là phiên bản cải tiến của P-15, được trang bị hệ thống dẫn đường mới và các cánh của tên lửa có thể gập lại.

P-20 Rubezh cũng là một biến thể của P-15 thông qua việc tăng tầm bắn bằng cách sử dụng một loại nhiên liệu mới. Một số tính năng khác cũng được cải tiến trên phiên bản này, gồm: tăng tầm hoạt động của radar, cải tiến hệ thống khóa mục tiêu và bổ sung tính năng chống nhiễu do Ấn độ sản xuất.

P-20 Rubezh sử dụng đầu dò MS-2A, là một loại rada có tầm hoạt động rộng, khả năng chính xác cáo, khó bị phát hiện bởi đối phương và chống phân mảnh.

P-21 Rubezh cũng là một biến thể của P-15, được trang bị thêm đầu dò hồng ngoại.

P-22 Rubezh được cải tiến từ phiên bản P-20M, trang bị đầu dò hồng ngoại, được đặt ở mũi của tên lửa. Đầu dò này được sử dụng dự phòng trong trường hợp đầu dò radar bị gây nhiễu.

P-27 Rubezh cũng được cải tiến từ P-20M, trang bị đầu dò hoạt động ở dải tần L.

Cơ chế hoạt động

SS-N-2 thường được trang bị cho các tàu lớp Osa-Il, Tarantul I. Đây là loại tên lửa được điều khiển theo chế độ “bắn và quên”, đầu tự dẫn chủ yếu dùng radar chủ động, có loại dùng hồng ngoại.

Khi tên lửa được phóng từ tầu, trong thời gian đầu, tên lửa sẽ hoạt động ở chế độ tự dẫn cho đến khi đến gần mục tiêu, rada tích cực sẽ kích hoạt, giúp điều khiển tên lửa tấn công chính xác mục tiêu.


SS-N-2 thường được trang bị cho các tàu lớp Osa-Il, Tarantul I. Ảnh nạp tên lửa trên tàu chiến lớp Tarantul I.

Điểm yếu lớn nhất của loại tên lửa này là thay vì dùng động cơ phản lực dùng không khí thì nó lại dùng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tầm bắn của nó.

Ngày nay, với tốc độ chậm, kích thước lớn và thiết kế khí động kém không cho phép cơ động gấp, các tên lửa dòng P-15 dù được nâng cấp hệ dẫn đường tiên tiến cùng thiết bị chống nhiễu mới nhất cũng khó còn đảm đương được nhiệm vụ nguyên thủy của nó là chống chiến hạm được nữa do quá dễ bị phát hiện từ xa và bắn hạ dễ dàng nhưng bù lại nó có khung thân rất rộng cùng đầu đạn lớn nên rất thuận lợi cho việc hoán cải công năng thành tên lửa hành trình tấn công mặt đất.

Họ tên lửa SS-N-3

SS-N-3 là loại tên lửa được chế tạo từ thời Liên Xô, nhằm chống lại các hạm đội tàu sân bay. SS-N-3 (NATO gọi là Shaddock và SS-C-1) có tên thiết kế theo các phiên bản khác nhau là P-5, P-6, P-35 và S-35. SS-N-3 có kích thước 0,96x11,85 m; sải cánh rộng 3,2 m; tầm hoạt động từ 460-500 km; đầu tự dẫn dùng radar chủ động kết hợp điều khiển bằng lệnh; trọng lượng tùy theo phiên bản, giao động từ 4.600-5.400 kg; đầu nổ nặng 900 kg; động cơ đẩy dùng động cơ nhiên liệu lỏng.


Tên lửa Shaddock được Liên Xô chế tạo nhằm tiêu diệt các cụm tàu sân bay của đối phương.


Phiên bản đầu tiên của SS-N-3 là P-5, sử dụng hệ dẫn đường bằng quán tính, được trang bị cho các tàu ngầm loại Echo II, Whiskey Conversion và Juliett. P-5 sử dụng loại cánh gập được, do đó có thể trang bị cho các loại tầm ngầm loại nhỏ.

P-5 có tầm bắn lên tới 500 km, hoạt động ở độ cao từ 100-400 m và hành trình ở tốc độ 0.9 M. Vào những năm 1960, P-5 có thể xuyên thủng qua hệ thống phòng thủ bờ biển của Mỹ.

Phiên bản P-6 được thiết kế với độ chính xác cao hơn so với P-5 và sử dụng vào mục đích tấn công các tàu sân bay của Mỹ. P-6 được trang bị cho các tàu ngầm loại Echo II và Juliett, sử dụng hệ dẫn đường bằng rada tích cực. P-6 có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.


Tàu ngầm Juliett được trang bị tên lửa Shaddock mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường


Phiên bản P-35 (NATO gọi là SEPAL), cũng sử dụng hệ dẫn đường bằng radar, được trang bị cho các tàu khu trục lớp Grozny và Sevastopol. P-35 có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, hoạt động với vận tốc 1,2 M, đây là loại tên lửa có tốc độ vượt âm.

Phiên bản S-35 được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển, đặt trên xe chuyên dùng.


Phiên bản S-35 được khai hỏa.


Để phóng P-5, tàu ngầm bắt buộc phải nổi lên mặt nước, kích hoạt radar dẫn đường để điều khiển tên lửa hướng tới mục tiêu.

Sau khi phóng, tên lửa leo lên tầm cao, tăng tốc tới vận tốc cực đại, và bắt đầu tìm kiếm vùng phía trước với radar dẫn đường. Hình ảnh kết quả được truyền tới tàu phóng thông qua 1 kênh TV.

Khi một mục tiêu được xác định, thao tác viên trên tàu xác minh liệu có phải đó là mục tiêu mong muốn hay không. Thao tác viên điều khiển tên lửa bằng cách bật hệ thống tìm đường của nó sang chế độ tự động.

Kế đó, tên lửa đi xuống tầm thấp (nhưng vẫn ở tốc độ siêu âm) rồi chui xuống nước 10 - 20 m trước khi tới mục tiêu và phát nổ để phá hoại mục tiêu dưới nước, tăng mức độ thiệt hại cho đối phương.


>> Vũ khí diệt tầu ngầm qua các thời kỳ (kỳ 3)



Nếu bom chìm, súng cối, rocket chống ngầm có tính chất phòng vệ thụ động thì máy bay, tên lửa tầm xa săn ngầm là những vũ khí tấn công tầu ngầm có tính chủ động.

>> Vũ khí diệt tầu ngầm qua các thời kỳ (kỳ 1)
>> Vũ khí diệt tầu ngầm qua các thời kỳ (kỳ 2)





Ống phóng tên lửa chống ngầm RPK-6 trên khu trục hạm Neutrasimiy của Nga.
Tên lửa tầm xa chống ngầm
Các phiên bản ngư lôi chống ngầm trang bị đầu dò tự dẫn hạng nhẹ thường được dùng làm đầu đạn trên các tên lửa đối hạm để đối phó với tầu ngầm ở khoảng cách xa.

Điển hình của dòng vũ khí này có thể kể đến tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC phóng từ tầu nổi, UUM-44 SUBROC phóng từ tầu ngầm của Mỹ và các dòng RPK của Nga như RPK-6 Vodopad, RPK-9 Medvedka phóng từ tầu nổi; RPK-2 Viyuga, RPK-7 Vorobei phóng từ tầu ngầm.

Những loại tên lửa này có thể phóng đi từ những ống phóng chuyên dụng hoặc các loại ống phóng ngư lôi 533 mm hay 650 mm; có tầm bay vượt trội so với rocket chống ngầm (UUM-44 SUBROC có tầm bay tới 55km hay tên lửa nhiên liệu rắn của hệ thống RPK-6/7 có tầm bay tới 100 km). 



 Tên lửa VL-ASROC đang được bắn thử nghiệm.

Đầu đạn sau khi phóng đến vị trí phát hiện tầu ngầm sẽ tự tách ra và được thả bằng dù xuống biển và tự tìm mục tiêu bằng thiết bị định vị âm thanh gắn kèm.

Máy bay săn ngầm
Sự phát triển của không quân trong thời kỳ hiện đại đã mang đến một giải pháp chống ngầm hữu hiệu, đó là các máy bay chống ngầm. Nhiệm vụ chủ động săn tìm và tiêu diệt tầu ngầm thường được giao cho các loại máy bay cánh cố định, có tốc độ bay vừa phải và thời gian bay lớn.

Điển hình cho loại máy bay này là máy bay săn ngầm P3C - Orion của Mỹ và Ilyushin IL-38 của Nga. P3C Orion có tốc độ bay hành trình khi làm nhiệm vụ là 610 km mỗi giờ và có thể bay liên tiếp 14 tiếng liên tục, còn thông số này đối với IL-38 là 645 km mỗi giờ trong 12 tiếng hành trình.

Các loại máy bay săn ngầm này thường có tải trọng lớn, vì bên trong chứa các thiết bị phát hiện và theo dõi tầu ngầm hiện đại như các loại sonar; radar tìm và diệt mục tiêu, cảm biến địa từ trường.



Máy bay săn ngầm P3C-Orion của Hải quân Mỹ.




Máy bay săn ngầm IL-38 của Nga đang phục vụ cho không quân Ấn Độ.

Ngoài ra, chúng cũng được trang bị các loại vũ khí như ngư lôi tự dẫn chống ngầm, bom chìm, tên lửa chống hạm (AGM-86 Harpoon trên P3C) và thậm chí là tên lửa không đối không để tự vệ như AA-11 Archer trên IL-38).

Năng lực hoạt động của những chiếc máy bay săn ngầm này rất lớn; những chiếc IL-38SD mới của Hải quân Nga có khả năng phát hiện và tấn công tầu ngầm ở khoảng cách lên đến 150 km. Nhiệm vụ của các tầu săn ngầm hay tự vệ trước tầu ngầm của những tầu chiến thông thường khác cũng được san sẻ cho những chiếc trực thăng chống ngầm trang bị đi theo tầu. Những chiếc trực thăng đảm nhận nhiệm vụ này có thể kể đến như SH-60B Seahawk của Hoa Kỳ, AW101 Merlin của Anh hay Ka-27 Helix của Nga.



Trực thăng chống ngầm AW-101 Merlin của Anh với các thiết bị điện tử chứa trong khoang bụng có hình dáng đặc trưng.




Trực thăng chống ngầm SH-60B Seahawk của Mỹ đang bắn một quả ngư lôi MK-46.




Phi đội săn ngầm tiêu chuẩn của Ka-27.

Chúng cũng được trang bị các loại radar, cảm biến điện từ trường, sonar ... để phát hiện tầu ngầm và các loại vũ khí chống ngầm như ngư lôi, bom chìm hay tên lửa chống hạm.

Phát triển kỹ thuật phát hiện và theo dõi tầu ngầm.
Phát triển song song cùng vũ khí tiêu diệt là các loại thiết bị do thám, giúp phát hiện chính xác sự hoạt động của tầu ngầm. Với mục tiêu chủ động phát hiện, theo dõi và tiêu diệt các tầu ngầm đối phương, những hệ thống phao thủy âm (sonar) đơn giản như ASDIC không còn đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại.

Dù ngày nay kỹ thuật sử dụng sonar chủ động và bị động đều có những tiến bộ vượt bậc nhưng các tầu ngầm hiện đại đều được trang bị những thiết bị khử âm hiệu quả.

Những tầu ngầm tấn công như loại Akula của Nga có lớp phủ cách âm dày đến 100 mm, gồm nhiều loại vật liệu khác nhau có thể ngăn chặn âm thanh ở tất cả các tần số, giúp tiếng động nó phát ra giảm đến 100 lần. Do đó, việc sử dụng những kỹ thuật khác để phát hiện tầu ngầm là điều tất yếu.



Các phương pháp theo dõi và phát hiện tầu ngầm phổ biến hiện nay

Radar: Các tầu ngầm hoạt động bằng động cơ diesel thường có thời gian lặn liên tục kéo dài từ vài ngày đến một tuần, sau đó chúng phải nổi lên để vận hành động cơ diesel, sạc lại các bộ pin trong tầu.

Tại thời điểm này, chúng dễ bị phát hiện bởi radar gắn trên các loại máy bay săn ngầm. Dù chỉ phát hiện tầu ngầm khi chúng nổi lên trên mặt nước, nhưng radar có thể giúp phát hiện được các tầu ngầm ở khoảng cách cực kỳ xa để khoanh vùng và sử dụng các biện pháp đối phó bổ sung.

Hiện nay, một số hệ thống radar hiệu quả đang được Hải quân Mỹ sử dụng phải kể đến AN/APS-115 trên máy bay P3C Orion và AN/APS - 124 gắn trên trực thăng SH-60B Seahawk.

Cảm biến địa từ trường (MAD - Magnetic Anomaly Detector): Về nguyên tắc cơ bản, cảm biến MAD hoạt động tương tự như những thiết bị dò kim loại: Một vật làm bằng kim loại có kích cỡ lớn như tầu ngầm sẽ tạo ra một khu vực địa từ trường khác thường xung quanh nó.

Các cảm biến MAD sẽ tính toán dựa trên cường độ của điểm thay đổi địa từ trường này các thông số như kích cỡ, chất liệu vật cản để xác định đó có phải là tầu ngầm hay không.

Trước sự phát triển mãnh liệt của tầu ngầm Liên Xô, và sau này là của Nga, Trung Quốc, Mỹ đã kịp "chạy theo" những bước dài và phát triển công nghệ cảm biến điện từ trường gồm các hệ thống AN/ASQ-81 sử dụng trên máy bay săn ngầm S3B Viking và hệ thống AN/ASQ-208 trên máy bay P3C Orion.

Cảm biến điện từ: Các thiết bị cảm biến điện từ sẽ kiểm tra và phát hiện các tần số “lạ” của sóng radio phát ra khi tầu ngầm đối phương liên lạc với căn cứ. Loại cảm biến này không những gắn được trên các tầu nổi và máy bay, mà chúng thậm chí có thể gắn trên cả những tầu ngầm tấn công để phát hiện và tiêu diệt tầu ngầm đối phương.

Cảm biến hồng ngoại (IR-Infra Red sensor): Các cảm biến hồng ngoại (FLIR hay IRDS) có thể phát hiện được những vùng nước ấm tạo ra do động cơ tầu ngầm phát nhiệt khi vận hành. Đặc biệt là về đêm khi các hệ thống khác hoạt động kém hiệu quả.

Không những thế, các cảm biến hồng ngoại gắn trên máy bay săn ngầm còn có thể sử dụng để theo dõi các phương tiện hoạt động trên biển khác như tầu nổi, người nhái...

Thiết bị quan sát quang điện: Được dùng để cải thiện tầm nhìn của mắt thường, giúp dễ dàng phát hiện ra các tầu ngầm hoặc kính tiềm vọng của chúng nổi trên mặt nước.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang