Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

>> 'Thợ săn' Helix Ka-27, sát thủ của mọi tàu ngầm



[BDV news] Được thiết kế, chế tạo từ thời chiến tranh lạnh và trải qua nhiều phiên bản khác nhau, "thợ săn ngầm" Ka-27 vẫn tỏ ra hữu hiệu trong tác chiến chống ngầm của hải quân Nga và nhiều nước hiện nay.

Song song với việc phát triển lực lượng tầu ngầm thì chống ngầm cũng là nội dung được các nước chú trọng, bao gồm các hệ thống cảnh giới trinh sát ngầm cố định lẫn di động, và các lực lượng săn ngầm như tàu, máy bay săn ngầm... Trong đó, lực lượng máy bay săn ngầm là lực lượng cơ động, linh hoạt, có khả năng chống ngầm mạnh nhất.

Quân đội Liên Xô trước đây và quân đội Nga ngày nay có lực lượng máy bay chống ngầm mạnh gồm: các trực thăng và máy bay cánh quạt mang phương tiện trinh sát, tìm kiếm, phát hiện và các vũ khí tiêu diệt tàu ngầm như bom chìm, rocket chống ngầm, tên lửa ngư lôi và ngư lôi...

Dòng trực thăng chống ngầm Kamov là nòng cốt của lực lượng trực thăng chống ngầm của Nga. Trong thời chiến tranh lạnh, các trực thăng này đã tỏ ra có nhiều ưu việt trong việc bảo vệ vùng biển rộng lớn.



Ka-27 là loại trực thăng chống ngầm hoạt động hiệu quả nhất trong hải quân Nga.


Trực thăng Kamov Ka-27 (NATO gọi là Helix) được phát triển trên cơ sở mẫu trực thăng Ka-25, sử dụng cho hải quân Liên Xô và hiện là trực thăng chống ngầm tiêu chuẩn của hải quân Nga.

Ka-27 có nhiều phiên bản khác nhau, gồm Ka-27PL dùng để săn ngầm, được gọi là "kẻ đi săn và tiêu diệt"; Ka-27PS dùng cho tìm kiếm cứu nạn; Ka-28 để xuất khẩu; Ka-29 vừa sử dụng để chở quân, vừa sử dụng để tấn công đối phương; Ka-31 dùng để trinh sát, theo dõi.

Đặc điểm kỹ thuật
Sử dụng cánh quạt đồng trục, được làm bằng chất liệu composite và sử dụng chất chống đóng băng, Ka-27 có thể hoạt động ở xứ lạnh, cất, hạ cánh trên boong tàu trong điều kiện tàu bị lắc, tròng trành khi hành trình trên biển trong điều kiện sóng to.

Loại máy bay này còn dùng phương pháp "hai cánh quạt nâng đồng trục" nên bỏ được cánh quạt ở đuôi. Hai bộ cánh quạt quay đồng trục, ngược chiều nhau giúp triệt tiêu mômen làm quay thân máy bay. Hệ thống cánh quạt đồng trục giúp Ka-27 có thể hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt là trong các trường hợp di chuyển đột ngột theo nhiều hướng khác nhau.

Do Ka-27 không sử dụng cánh quạt đuôi nên rất dễ điều khiển, không bị ảnh hưởng của gió thổi ngang. Đặc biệt, nó có thể cất, hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết. Do đường kính cánh quạt nhỏ nên kích thước của Ka-27 rất gọn, có thể triển khai trên các tàu chiến loại nhỏ.


Do có kích thước nhỏ, gọn nên Ka-27 có thể cất, hạ cánh trên các tàu chiến loại nhỏ.


Do được chế tạo bằng các chất liệu chống ăn mòn và xâm thực, nên Ka-27 có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt trên biển. Trực thăng được lắp các phao hình cầu cho phép hạ cánh trên mặt nước trong điều kiện khẩn cấp.

Ka-27 được trang bị hệ thống động lực gồm hai động cơ trục tua bin TV3-117KM. Ka-28 sử dụng hai động cơ loại mạnh hơn, TV3-117VK, do đó nó có thể tăng trọng lượng cất cánh cũng như phạm vi hoạt động.

Hệ thống phát hiện tàu ngầm
Các trang bị điện tử của trực thăng Ka-27 bao gồm: radar trinh sát được đặt ngay dưới mũi máy bay, thiết bị sonar ngầm dưới biển và phao thủy âm để phát hiện tàu ngầm.

Ka-27 được trang bị hệ thống radar vừa có chức năng dò tìm, phát hiện mục tiêu ngầm, vừa có chức năng hỏi đáp, dẫn đường. Sonar ngầm VGS-3 dùng để phát hiện tàu ngầm, xác định chính xác tọa độ của tàu ngầm.

Ka-27 cũng có hệ thống dò tìm các trạng thái dị thường và máy thu để dò tìm và dẫn đường cho các trực thăng khác về phía các phao thủy âm.

Thiết bị săn ngầm của Ka-27 cho phép phát hiện mục tiêu ở độ sâu 500 m dưới mặt nước và cách xa đến 10 km. Ka-27 có thể tiến hành các hoạt động trinh sát ngầm trong điều kiện biển động cấp 5, trong phạm vi bán kính lên tới 200 km.


Ka-27 thường tác chiến theo đội hình, ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, chiếc còn lại tiếp nhận thông tin và tiêu diệt mục tiêu.


Trong điều kiện chiến đấu, Ka-27 luôn hoạt động theo đội hình gồm ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện mục tiêu, truyền thông tin sang chiếc bên cạnh để tiêu diệt mục tiêu. Toàn bộ quá trình dò tìm, khóa mục tiêu được thực hiện một cách tự động. Nhiệm vụ của phi công chỉ là lựa chọn vũ khí và nhấn nút để tiêu diệt.

Hệ thống vũ khí
Về vũ khí, Ka-27 được trang bị các loại như: Ngư lôi tự dẫn 533 mm, Tên lửa ngư lôi, 10 bom chùm PLAB 250-120 và hai bom OMAB.

Ngư lôi tự dẫn 533 mm được đặt trong một khoang sấy nhằm đảm bảo độ tin cậy trong mọi điều kiện thời tiết. Cho dù loại ngư lôi 533 mm này có kích thước lớn nhưng ưu điểm của nó là có thể tiêu diệt được hầu hết các loại tàu ngầm trên thế giới.


Hệ thống điện tử chưa hiện đại nên chiếm nhiều diện tích khoang lái.


Nhược điểm duy nhất của Ka-27 nằm ở hệ thống điện tử. Do hệ thống điện tử không hiện đại nên chiếm nhiều diện tích trong khoang lái. Radar săn ngầm của Ka-27 cũng quá lớn khiến hạn chế trong việc trang bị thêm các loại vũ khí khác.


>> Hàn Quốc nhận máy bay tuần thám biển CN-235



[BDV news] Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc sẽ tiếp nhận đầy đủ 4 máy bay tuần thám biển CN-235-220 từ công ty hàng không không gian Indonesia (IAe) trong năm 2011.

Hai chiếc CN-235 đầu sẽ bắt đầu phục vụ từ tháng 4, hai chiếc còn lại vào tháng 8.

Theo tin từ hãng thông tấn Yonhap, hợp đồng mua 4 máy bay được ký kết năm 2008 trị giá 100 triệu USD.

Theo IAe, các máy bay CN-235-220 được thiết kế với cabin điều áp và lắp hai động cơ tuốc bin cánh quạt General Electric CT7-9C, mỗi cánh quạt có 4 lá.



Máy bay tuần tiễu CN-235 của Không quân Hàn Quốc.


CN-235-220 chứa lượng nhiên liệu lên tới 4 tấn, hoạt động liên tục trên không từ 8-10h. Nó có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, tải trọng tối đa khi cất cánh là 16.100kg.

Hiện tại, Không quân Hàn Quốc biên chế 20 máy bay CN-235. Trong đó, có 12 chiếc CN-235-100 do nhà sản xuất máy bay Tây Ban Nha CASA chế tạo và 8 chiếc do Indonesia sản xuất. Công ty Indonesia Aerospace là công ty chuyên sản xuất các phiên bản khác nhau của máy bay CN-235 và C-295.


>> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 1)



[BDV news] Để ngăn chặn một cách có hiệu quả hiểm họa từ tên lửa diệt hạm và máy bay, nhiều nước phát triển hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần (CIWS).

Hệ thống vũ khí tầm cực gần (Close in weapon system - CIWS) là loại vũ khí phòng không trên chiến hạm có khả năng phát hiện và tiêu diệt các loại tên lửa chống hạm hay máy bay chiến đấu ở tầm ngắn, thường bao gồm các thiết bị như: radar, máy tính và pháo bắn nhanh nhiều nòng.

Sau đây là một số hệ thống CIWS được phát triển ở Nga, Mỹ, Trung Quốc:





Hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630 (Nga)


Nằm trong những hệ thống CIWS đầu tiên trên thế giới, AK-630 là loại pháo tự động sáu nòng cỡ 30 mm sử dụng để bảo vệ tàu chiến chống lại các cuộc tấn công của các loại tên lửa chống hạm giống như Harpoon và Exocet.

Ngoài ra, chúng dùng để tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu cánh cố định, máy bay trực thăng, tàu chiến cỡ nhỏ và công kích mục tiêu ven biển.

Hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630.
AK-630 được điều khiển bởi hệ thống radar MR-123-02. Loại radar này có khả năng điều khiển đồng thời hai pháo 30 mm hoặc hai pháo 57 mm hoặc một cặp pháo 30 mm và 57 mm. Radar dò tìm mục tiêu trên không ở cự ly 4 km trong khi ở trên biển là 5 km.

Thiết bị theo dõi quang điện tử SP-521 phát hiện mục tiêu mang kích cỡ giống như máy bay MiG-21 ở khoảng cách 7 km hoặc mục tiêu kích cỡ như tàu phóng lôi ở cự ly 70 km.

Hệ thống AK-630 có trọng lượng khoảng 9.114 kg nếu lắp đặt đầy đủ đạn và hệ thống điều khiển. Tốc độ bắn khoảng 5.000 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 900 m/giây. Tầm bắn của AK-630 khi chống lại tên lửa chống hạm là 4.000m, đối với mục tiêu trên biển là 5.000m.


AK-630 trên tuần dương hạm lớp Slava.


“Lưới lửa” AK-630 hiện nay có mặt hầu hết trên các chiến hạm của hải quân Nga. Kể cả những tàu chiến được xuất khẩu ra nước ngoài cũng trang bị hệ thống này.

Tổ hợp pháo/tên lửa tầm ngắn Kashtan (Nga)
Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm ngắn Kashtan được thiết kế để bảo vệ các tàu chiến trước mối hiểm họa là tên lửa hành trình đối hạm và máy bay. Người ta cũng dùng Kashtan tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển.


Tổ hợp pháo/tên lửa phòng không tầm ngắn Kashtan.


Kashtan là hệ thống kiểu mô đun gồm: mô đun chỉ huy và hai mô đun chiến đấu. Mô đun chỉ huy có nhiệm vụ phát hiện và theo dõi các mối nguy hiểm, truyền dữ liệu về mục tiêu cho mô đun chiến đấu. Mô đun chỉ huy bao gồm ra đa dò tìm 3-D và hệ thống điều khiển kết hợp đa tần.

Sau khi tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ mô đun chỉ huy, mô đun chiến đấu sẽ tự động tấn công mục tiêu trên không, trên biển bằng pháo và tên lửa. Mô đun này gồm:

- Hai pháo GSh-30k sáu nòng cỡ 30 mm, tầm bắn hiệu quả khoảng 500 - 4.000m, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tối đa 3.000m.

- Hai hệ thống ống phóng tên lửa SA-N-11 (nằm ở hai bên với bốn quả mỗi bên) cùng cơ cấu tái nạp đạn tên lửa (lượng đạn dự trữ lên tới 24 quả). Tên lửa SA-N-11 có tầm bắn từ 1.500 - 10.000m, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 6.000m. Thời gian nạp lại đạn khoảng 90 giây với bốn quả.


Kashtan trang bị hai pháo GSh-30k và 8 tên lửa đối không SA-N-11


Cũng như Ak-630, Kashtan trang bị trên nhiều chiến hạm của hải quân Nga. Nổi bật nhất là trên tuần dương hạm lớp Kirov, tàu chiến lớn nhất thế giới.

Hệ thống vũ khí tầm cực gần Type 730 (Trung Quốc)
Type 730 là hệ thống vũ khí tầm cực gần do Trung Quốc thiết kế và chế tạo trang bị trên các chiến hạm của Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAAN).

Type-730 ra đời sẽ thay thế cho các pháo phòng không Type 76A 37mm, vốn trước đây là tiêu chuẩn vũ khí phòng không trên các tàu chiến của PLAAN.


Hệ thống Type 730.


Type 730 làm nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ chống lại tên lửa hành trình đối hạm và các loại máy bay, bao gồm: pháo bảy nòng cỡ 30 mm, cơ cấu nạp đạn và điều khiển pháo, radar điều khiển hỏa lực. Trong đó:

- Pháo 7 nòng cỡ 30mm có khả năng bắn được loại đạn xuyên thép có lõi (APDS) và đạn HE. Tốc độ bắn của pháo lên tới 4.600 - 5.800 viên/phút, tầm bắn khoảng 3.000m. Tuy nhiên, thực sự thì tầm bắn hiệu quả chỉ là khoảng 1.000 - 1.500m.

- Pháo tự động bảy nòng 30 mm có hai hộp tiếp đạn 500 viên.

- Hệ thống radar điều khiển hỏa lực của Type 730 bao gồm: radar TR47C và thiết bị điều khiển quang điện. Radar TR47C phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 7 km. Trong khi đó, thiết bị điều khiển quang điện (gồm camera thường, camera hồng ngoại và laser đo xa) cho phép phát hiện mục tiêu ở tầm 5 - 6 km.


Type 730 CIWS trang bị pháo bảy nòng cỡ 30 mm


Hệ thống Type 730 hiện tại đã được lắp đặt trên một số chiến hạm kiểu 051/052/054 của Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc còn tự phát triển phiên bản phòng không tầm ngắn trên đất liền của Type 730 được đặt tên là LD 2000.


Hệ thống vũ khí phòng không tầm thấp LD 2000


Hệ thống vũ khí tầm cực gần Mk 15 Phalanx (Mĩ)
Hệ thống vũ khí tầm cực gần Mk 15 Phalanx là loại vũ khí có tốc độ bắn cực nhanh, linh hoạt, cơ động cao thiết kế cho các tàu chiến của hải quân Mỹ. Phalanx đóng vai trò bảo vệ, phòng thủ chống lại sự đe dọa của tên lửa hành trình đối hạm và máy bay ở tầm gần.


Hệ thống phòng không tầm cực gần Phalanx


Phalanx là hệ thống độc lập, tự thực hiện tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu. Mỗi vị trí đặt Phalanx đều có bộ phận điều khiển hỏa lực và một pháo.

Bộ phận điều khiển hỏa lực bao gồm radar tìm kiếm, phát hiện và giám sát mục tiêu sẽ trợ giúp pháo ngắm bắn tấn công. Đặc biệt, Phalanx còn trang bị hệ thống điều khiển bắn chu trình đóng “độc nhất vô nhị” cho phép CIWS đạt độ chính xác cao khi tấn công mục tiêu di chuyển tốc độ nhanh bao gồm cả tên lửa hành trình đối hạm siêu âm.


Phalanx trang bị pháo M61A1 "hỏa thần"


Phalanx sử dụng pháo M61A1 “hỏa thần” 6 nòng cỡ 20 mm. M61A1 bắn với tốc độ 3.000 viên/phút hoặc 400 viên/phút (phiên bản cải tiến). Sơ tốc đầu đạn 1100 m/s. Hệ thống Phalanx bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ từ đầu những năm 1980.


>> Hàn Quốc nhận hệ thống Phalanx mới nâng cấp



[BDV news] Công ty Raytheon đã chuyển giao hệ thống phòng thủ tầm ngắn Phalanx đầu tiên cho Hải quân Hàn Quốc trang bị trên các tàu chiến lớp Ulsan-1 thuộc chương trình FFX.

Hệ thống Phalanx Block 1B sẽ được lắp đặt trên các tàu hộ tống có lượng giãn nước 2.300 tấn. Raytheon mong đợt sẽ sớm ký kết hợp đồng bổ sung thêm 5 hệ thống Phalanx với Hàn Quốc trong tương lai gần.

“Hệ thống Phalanx có khả năng bảo vệ chống tất cả mối nguy hiểm trên mặt biển và trên không trong tác chiến trên biển,” ông Rick Nelson – phó chủ tịch dây chuyền sản xuất hệ thống vũ khí hải quân của Raytheon nói.



Hệ thống pháo phòng thủ tầm ngắn Phalanx sẽ tạo ra màn đạn dày đặc ngăn cản tên lửa của đối phương tiếp cận tàu.


Phalanx trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm, có tốc độ bắn lên tới 4.500 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 1.100m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 3.600m.

Phalanx Block 1B là bản nâng cấp mới nhất với cấu hình chế độ mặt biển, tăng khả năng chống mục tiêu trên không với việc lắp đặt thêm cảm biến hồng ngoại nhìn phía trước và kiểu nòng pháo tối ưu có từ biến thể Block 1A, cho phép hệ thống sử dụng để đối phó hiệu quả mối nguy hại ven biển như trực thăng hay mục tiêu tốc độ cao.

Chương trình FFX do Hải quân Hàn Quốc quản lý ra đời nhằm mục đích thay thế toàn bộ tàu hộ tống lớp Ulsan và hộ vệ hạm cỡ nhỏ Donghae/Pohang bằng loại hộ tống hạm thế hệ mới Ulsan-1.

Dự kiến, chiếc đầu tiên thuộc FFX sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011. Tàu Ulsan-1 được trang bị hệ thống Phalanx, hệ thống tên lửa đối không RIM-116, trực thăng chống ngầm Westland Lynx.


Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Anh từng muốn ám sát Lenin?



[BBC vietnamese news] Gần một thế kỷ trước Anh quốc bị cáo buộc đứng đằng sau vụ mưu sát hụt Lênin và lật đổ chế độ Bolshevik. Chính phủ Anh bác bỏ, nói rằng đây chỉ là sự tuyên truyền của Liên Xô. Nhưng chứng cứ mới cho thấy chuyện này có thể có thực, như Mike Thomson, người dẫn chương trình BBC ''Document'' trên Radio 4, tìm hiểu.



Lênin trước Quảng trường Đỏ năm 1918


Trong nhiều chục năm, những gì quanh cái gọi là "Âm mưu Lockhart" được cất giữ trong thư khố của Liên Xô, được dạy trong trường, thậm chí đem ra làm phim.

Đầu năm 1918 vào những năm cuối của Thế chiến I, tân chính phủ Bolshevik ở Nga thương thuyết với Đức và rút quân đã kiệt sức của họ về.

Điều đó không làm cho London hài lòng vì làm vậy sẽ giúp Berlin dưỡng quân sau khi phải đánh trên cả hai mặt trận.

Quyết tâm kéo người Nga về lại với đồng minh, chính phủ Anh phái một nhân viên trẻ chưa ngoài 30 sang làm đại diện ở Moscow.

Tên của ông ta là Robert Bruce Lockhart.

'Chống Bolshevik'
Lockhart, người Scotland, là một nhân vật đầy sắc thái. Yêu thích rượu chát, phụ nữ và chơi thể thao, ông tự hào với khả năng đọc 5 cuốn sách cùng một lúc.

Đầu tiên Lockhart có vẻ làm được một số việc trong chuyện này, nhưng tháng Ba năm đó, Liên Xô ký hiệp ước Brest-Litovsk với Đức, chấm dứt hy vọng kéo người Nga quay lại với phe đồng minh.

Lockhart dường như không muốn bỏ cuộc.

Thay vào đó ông chuyển sang tìm hiểu cách lật đổ chế độ Bolshevik, thay bằng một chính phủ sẵn sàng đánh Đức.


Robert Bruce Lockhart năm 1955


Hồ sơ lưu trữ cho thấy, vào tháng Sáu, Lockhart yêu cầu London gởi tiền để giúp các nhóm chống Bolshevik ở Moscow.

Trong lá thư "khẩn" gửi từ Bộ Ngoại giao cho Bộ Tài chính, người ta thấy quan điểm của Bộ đối với yêu cầu của đại diện ở Moscow:

"Ý kiến của ông Balfour là đã đến lúc để có hành động cần thiết này, và tôi yêu cầu ngài sang Ủy ban Quý tộc để duyệt cho ngân khoản mà ông Lockhart có thể nhận được cho mục đích đó."

Phản cách mạng
Vào cuối tháng Năm, người Anh quyết định gởi một đạo quân nhỏ tới Archangel, miền bắc nước Nga.

Chính thức thì nhiệm vụ của số binh sĩ đó là bảo vệ hàng ngàn tấn khí cụ cung cấp cho người Nga, đừng để rơi vào tay người Đức.

Các hồ sơ từ ngày đó cho thấy có kế hoạch để cho 5.000 lính Anh vận động 20.000 lính Latvia, vốn có nhiệm vụ canh gác Kremlin, thuyết phục họ quay lại chống những người Bolshevik.

Mùa Hè năm 1918, Lockhart gởi một điện tín về London theo sau một cuộc họp với một nhân vật đối lập gọi là Savinkov:

"Đề nghị của Savinkov là làm sao, với sự can thiệp của đồng minh, các quan chức Bolshevik gộc sẽ bị ám sát và chế độ độc tài quân nhân được thành lập."

Bên dưới bức điện có ghi chú và chữ ký nháy của Lord Curzon, một thành viên của Nội các Thời chiến của Anh hồi đó.

Nội dung đoạn ghi chú như sau: "Phương pháp của Savinkoff mạnh quá, tuy nếu thành công có lẽ sẽ hiệu quả, nhưng chúng ta không thể nói gì hay làm gì cho tới khi hành động can thiệp đã được quyết định.''

'Gián điệp hàng đầu'
Lúc này Lockhart bắt tay một nhân vật cũng đầy sắc thái ở Moscow.

Đó là Sidney Reilly, một người Nga từng đổi tên thành Rosenbloom. Ông là một thương gia hào nhoáng mới tham gia làm gián điệp cho Anh.

Ông được gọi là ''Gián điệp hàng đầu'', nổi tiếng với sự mạo hiểm, thậm chí còn được cho là người đã đem lại ý tưởng cho nhà văn Ian Fleming tạo ra nhân vật James Bond, điệp viên 007.

Nhưng điều bất ngờ đang chờ đón hai người.

Cuối mùa Hè năm 1918, Lenin bị ám sát hụt ở Moscow. Ông bị bắn hai phát đạn ở cự ly gần - hung thủ là một phụ nữ trẻ người Nga.

Cơ quan mật vụ Bolshevik tức Cheka đã bắt Bruce Lockhart vài giờ sau đó và đưa về Kremlin để thẩm vấn.

Reilly trốn thoát mẻ lưới của mật vụ, nhưng bị bắn chết vài năm sau đó khi bị dụ quay trở về Nga.

Theo hồ sơ của Cheka, Lockhart thú nhận ông có dự phần trong vụ mưu sát do London đưa ra để giết Lênin và lật đổ chính quyền cách mạng.

Nhưng đến đầu tháng Mười năm 1918 ông được thả sau khi được đổi mạng với người đại diện của Nga tại London.


Hình hộ chiếu của Sidney Reilly năm 1918


'Sự thật nửa vời'
Trong cuốn sách bán rất chạy của ông, Hồi ký của một điệp viên Anh xuất bản trong thập niên 1930, Lockhart quả quyết ông không có vai trò gì trong âm mưu ám sát Lênin cũng như kế hoạch lật đổ chính quyền.

Ông nói điệp viên non tay Sidney Reilly mới là người đứng đằng sau âm mưu đảo chính.

Lockhart viết thêm ông không liên quan gì nhiều đến Reilly, người bị một số người cho là ''vô kỷ luật''.

Tuy nhiên người ta tìm thấy một lá thư của con trai Lockhart trong thư khố ở Hoa Kỳ. Theo Robin Lockhart thì cha mình không nói hết sự thật:

"Nếu như quan hệ giữa cha tôi với Reilly vẫn làm cho ai đó trong Bộ Ngoại giao bận tâm, thì rõ ràng theo như trong sách Hồi ký của một điệp viên Anh, một khi việc can thiệp vào Nga đã được quyết định năm 1918, ông đã năng động ủng hộ cho phong trào trào chống lại cách mạng, và dĩ nhiên Reilly lúc đó đang hoạt động rất năng nổ.''

"Chính cha tôi đã nói rõ với tôi là ông làm việc rất gần với Reilly, hơn là những gì ông nhìn nhận công khai..."

Người tìm ra lá thư đó là giáo sư Robert Service, người tin rằng muốn biết hết sự thật chỉ còn cách đọc lại hết nhưng hồ sơ trong giai đoạn đó.

Nhưng hơn 90 năm sau, chính phủ Anh vẫn giữ kín nhiều hồ sơ, mà theo giáo sư Service là để bảo lưu rằng London không bao giờ làm chuyện như vậy.

"Nước Anh ngày nay có chính sách cho hoạt động tình báo là công khai chống lại việc lật đổ chính quyền ngoại quốc hay ám sát các lãnh đạo chính trị ở nước ngoài,'' ông nói.

"Tôi đoán rằng ở Whitehall người ta muốn luôn luôn giả vờ như thế. Rằng người Anh bao giờ cũng trong sạch.

"Người Anh không phải lúc nào cũng trong sạch. Họ đã từng xấu xa như bất kỳ người nào khác."



>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 3)



[BDV news] Nếu Mỹ có tên lửa chống hạm nổi tiếng Harpoon và Tomahawk, thì các họ tên lửa của Nga như Switchblade, Yakhont hoặc 3M-54 luôn được xem là "sát thủ" vô hình đối với các mục tiêu trên biển cũng như trên đất liền.

>> Tên lửa chống hạm của Nga(kỳ 1)
>>Tên lửa chống hạm của Nga(kỳ 2)


Họ tên lửa SS-N-25

SS-N-25 (NATO gọi là Switchblade) là loại tên lửa chiến thuật chống hạm tầm trung, có tính năng kỹ chiến thuật giống tên lửa chống hạm nổi tiếng của Mỹ US RGM-84/AGM-84 Harpoon, Exocet của Pháp hoặc Sea Eagle của Anh quốc.




Switchblade có tính năng kỹ chiến thuật ngang ngửa với tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ


SS-N-25 có tên thiết kế là Kh-35, 3M24, Uran, Bal hoặc Harpoonski, vì có tính năng giống với tên lửa chống hạm của Mỹ Harpoon như nói ở trên. Switchblade được thiết kế nhằm tiêu diệt mục tiêu là các tàu thuyền trên biển có trọng lượng lên tới 5000 tấn.

Phiên bản đầu tiên của dòng tên lửa Switchblade được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga từ năm 1983 nhằm thay thế cho dòng tên lửa SS-N-2 Styx. Trải qua quá trình phát triển, Switchblade hiện có thể triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau như: tàu khu trục, tàu tuần tra, lực lượng phòng vệ bờ biển trên đất liền, từ một số loại máy bay trực thăng và từ máy bay tuần tra trên biển Tu-142 Bear.


Switchblade được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, trong đó, có máy bay Tu-142 Bear.


Switchblade có trọng lượng 520 - 610 kg tùy từng phiên bản, đầu đạn nặng 145 kg, kích thước tên lửa 4,4 m x 0,42 m, sử dụng động cơ tuabin phản lực, vận tốc 0,8M và tầm bắn cực đại lên tới 130 km.

Switchblade sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động. Thông tin về mục tiêu có thể được truyền tới tên lửa từ các hệ thống bay hoặc từ trung tâm điều khiển bắn.

Quá trình tấn công mục tiêu được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, khi tên lửa rời khỏi bệ phóng, hệ thống dẫn đường quán tính được khởi động, đưa tên lửa tới khu vực có mục tiêu. Tại một khoảng cách nhất định, radar chủ động được kích hoạt nhằm xác định, khóa mục tiêu.

Bốn quả tên lửa SS-N-25 trên tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard


Cùng thời điểm đó, hệ thống dẫn đường quán tính sẽ hướng tên lửa tới mục tiêu, đồng thời thay đổi độ cao hành trình, bay là là trên mặt biển (thấp nhất là 1 m trên mặt biển). Tại thời điểm này, tên lửa tiếp tục nhận thông tin chỉ thị mục tiêu và điều khiển từ trung tâm bắn cho đến khi đầu tên lửa chạm mục tiêu và phát nổ.

Riêng phiên bản cuối của dòng SS-N25, Kh-35UE được tích thêm thêm hệ thống tiếp nhận thông tin từ Glonass (hệ thống định toàn cầu bằng vệ tinh của Nga, giống GPS của Mỹ). Với hệ thống tiếp nhận thông tin Glonass, Kh-35UE có thể hoạt động trong điều kiện biển động cấp 6, tốt hơn hẳn AGM-84 Harpoon của Mỹ, đồng thời có khả năng tấn công vào các mục tiêu cố định trên bờ biển.


Xe chỉ huy và điều khiển bắn hệ thống phòng thủ bờ biển Bal E.


Phiên bản sử dụng vào mục đích phòng thủ bờ biển có tên là Bal E, được thiết kế nhằm thay thế cho hệ thống phòng thủ bờ biển Rubezh. Hệ thống Bal E bao gồm một xe chỉ huy, một xe xác định mục tiêu và một số xe mang tên lửa, trong đó, mỗi xe mang được 8 quả tên lửa 3M-24 Uran.


Bal E là hệ thống phòng thủ bờ biển, sử dụng tên lửa 3M-24 Uran.


Họ tên lửa SS-N-26
SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont, P-800. Phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999 và cho đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.


SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.


Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S. Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua dây chuyền sản xuất phiên bản 3M-55 nhằm trang bị cho nhiều tàu chiến trong hải quân Trung Quốc.


Nga và Ấn Độ phối hợp sản xuất một phiên bản SS-N-26, có tên là Brahmos A/S.Ảnh là hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, sử dụng tên lửa Brahmos.


Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.

So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.


Hệ thống dò mục tiêu Granit - Elektron được trang bị cho Yakhont của Nga và Brahmos của Ấn độ.


P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.


Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30


Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Phiên bản Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.


Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.


Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Họ tên lửa SS-N-27
SS-N-27 có tên thiết kế của Nga là 3M-54 là một họ tên lửa đa chức năng, được thiết kế dùng cho tàu chiến (Club N), tàu ngầm (Club S) và các máy bay chiến đấu. Hệ thống tên lửa này có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau, cho phép tấn công các mục tiêu trên biển cũng như các mục tiêu cố định trên bờ.


3M-54 là loại tên lửa đa chức năng, cho phép tiêu diệt các mục tiêu trên biển cũng như trên đất liền.


Không giống như tên lửa chống hạm Moskit và Yakhont, Club sử dụng ống phóng ngư lôi 533mm hoặc các ống phóng thẳng đứng. Cho đến nay, có 5 phiên bản Club khác nhau, trong đó, phiên bản 3M-54E1 và 3M-14E gần giống tên lửa chống hạm Tomahawk của hải quân Mỹ.

Tùy từng phiên bản, trọng lượng của tên lửa giao động từ 1.300 kg đến 2.300 kg và kích thước cũng từ 6,2 m đến 8,2 x 0,533 (m). Do có nhiều phiên bản khác nhau nên tên lửa này cũng sử dụng nhiều loại động cơ đẩy khác nhau, bao gồm cả động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn nhiều tầng và động cơ tuabin phản lực.

Phiên bản 3M-54E1 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu bằng radar ARGS-54E (hoạt động chế độ chủ động), hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh Glonass và hệ thống thống dẫn đường bằng quán tính. Rada ARGS-54E có góc dò ±45 độ, bán kính hoạt động 65km. Tên lửa cũng sử dụng radar KTRV-Detal RVE-B, giống như radar sử dụng trong họ tên lửa SS-N-25.

Phiên bản tấn công mục tiêu trên đất liền 3M-14E sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và bằng hệ thống định vị Glonass. Rada chủ động ARGS-14E, có tầm hoạt động 20km, được sử dụng để xác định các mục tiêu trên mặt đất với góc tìm kiếm ±45 độ.


3M-54 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống định vị Glonass, sử dụng rada chủ động để xác định mục tiêu.


Giống như các họ tên lửa khác, sau khi được phóng, tên lửa sẽ hành trình trên cao, khi tới gần mục tiêu, rada tích cực sẽ được kích hoạt để xác định mục tiêu. Khi mục tiêu đã được khóa, động cơ tên lửa được tăng tốc lên tới 2,9M, độ cao hạ thấp xuống còn 15 m và lao thẳng đến mục tiêu.


3M-54AE được triển khai trên máy bay Su-33 Flanker



3M-54 triển khai trên tàu ngầm lớp Kilo.


Nhằm vượt qua lưới phòng ngự của đối phương, 3M-54 hành trình theo đường zig-zag, hơn thế, thân tên lửa được thiết kế khá gọn, sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar khiến cho đối phương khó khăn trong việc phát hiện tên lửa từ xa.

Theo nguồn tin báo chí, Ấn độ đã triển khai loại tên lửa này cho lực lượng hải quân, còn Trung Quốc đặt hàng cho các tàu ngầm lớp Kilo. Nga cũng đang xem xét triển khai loại tên lửa này trên máy bay Su-32FN/34.




>> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga



[BDV news] Tupolev là Viện thiết kế hàng không quân sự hàng đầu của Nga, đã chế tạo nhiều máy bay ném bom chủ lực còn hoạt động tới nay.

Andrei Tupolev là một trong những nhà thiết kế chế tạo máy bay vĩ đại nhất thế kỷ 20, Viện thiết kế mang tên ông là một trong những hãng chế tạo máy bay quân sự quan trọng nhất của Nga.

Từ những năm đầu thành lập cho đến nay, Tupolev đã cho ra đời hàng trăm mẫu thiết kế, trong đó có những “pháo đài bay” chiến đấu đã và đang phục vụ trong Lực lượng không quân Nga.

Dưới đây là một số máy bay ném bom của Quân đội Nga do Tupolev chế tạo:

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-4


Những đầu năm nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, Tupolev được giao nhiệm vụ thiết kế một máy bay ném bom bốn động cơ Tu-4.

Vào giữa năm 1945, hãng đã đưa ra bản phác thảo mô hình máy bay Tu-4. Khi đó, Tu-4 được chế tạo dựa trên mẫu B-29 của Mỹ (thực tế là sự sao chép phiên bản B-29, Tu-4 còn có tên gọi khác là B-4).

Tuy nhiên, để sao chép được B-29 phải có một công nghệ và thiết bị tiên tiến. Sau này, các nhà thiết kế của Liên Xô đã phải đi theo con đường của riêng mình và việc chế tạo thành công máy bay Tu-4 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của hãng Tupolev.

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-4 có trọng lượng khoảng 32 tấn, phi hành đoàn gồm 11 người. Máy bay được trang bị 10 khẩu B-20E và NS-23, trọng lượng bom mang theo có thể lên tới 6 tấn, phạm vi hoạt động 5.100 km, vận tốc tối đa đạt 558 km/h với trần bay thực tế khoảng 11km.

Máy bay ném bom tầm trung Tu-16


Vào năm 1954, hãng Tupolev đã tiếp tục chứng minh khả năng phát triển máy bay ném bom của mình bằng việc chế tạo 9 máy bay ném bom tầm trung Tu-16. Đây là loại máy bay có thể mang các loại tên lửa Їvozduh, cho phép tấn công cả mục tiêu cố định và di chuyển. Máy bay được trang bị 2 hai tên lửa hành trình COP-1 và được trang bị hệ thống tên lửa K-10.

Đến năm 1959, Tu-16 tiếp tục được cải tiến bằng việc trang bị một hệ thống radar mới. Biên chế phi hành đoàn gồm 7 người, máy bay có chiều dài 34,8 m, chiều cao 4,10 m.

Trọng lượng của máy bay là 37,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 79 tấn, tốc độ tối đa đạt được 1.050 km/h. Phạm vi hoạt động là 5.925 km, trần bay thực tế 15km. Hiện nay Tu-16 vẫn được sử dụng trong các đơn vị chiến đấu của Không quân Nga

Máy bay ném bom siêu âm tầm trung Tu-22M Backfire


Máy bay Tu-22M Blackfire là loại máy bay ném bom tầm trung của Nga, được phát triển dựa trên phiên bản Tu -22 trước đó.

Những mẫu máy bay đầu tiên được trang bị cho lưc lượng Không quân và Hải quân Nga. Năm 1978, loại máy bay này được chuyển sang cho Lực lượng không quân ném bom hạng nặng 185 tại Poltava và cùng tham gia nhiệm vụ tại Afghanistan.




Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M.

Tu-22M Backfire vẫn được cho là máy bay ném bom quan trọng nhất trong lực lượng Không quân tầm xa của Nga, máy bay được trang bị động cơ mạnh hơn và được lắp đặt thêm nhiều loại vũ khí, phi hành đoàn gồm 4 người.

Tu-22M Blackfire có chiều dài 39,6 m, chiều cao 10,8 m, trọng lượng máy bay là 54 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 130 tấn. Máy bay được trang bị hai động cơ Samara NK-25, vận tốc tối đa có thể lên tới 2.000 km/h, phạm vi hoạt động là 1.850km.

Tu-22M Blackfire được trang bị một pháo 23mm và tên lửa Kh-22 (AS-4 Kitchen), thêm vào đó là 6 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Kh-15 (AS-16 kickback), tên lửa chống radar Kh-15P; Kh-31A/P (AS-17 Krypton) và tên lửa Kh-35 (AS-20 Kayak).

Trọng lượng bom Tu-22 M có thể mang lên đến 3 tấn. Hiện, có khoảng 80 chiếc Tu-22 M nằm trong biên chế các lực lượng Hải quân trực thuộc Hạm đội phương Bắc và Thái Bình Dương (trong đó chủ yếu là Tu-22M3).

Sắp tới, Tu-22M2 và Tu-22M3 có thể được nâng cấp lên chuẩn Tu-245, với trang bị một radar mới và hệ thống tên lửa mới.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear phục vụ quân đội Liên Xô từ năm 1956, cho đến nay phiên bản này vẫn là máy bay ném bom chủ lực của Không quân Nga. Hiện Nga có kế hoạch trang bị thêm tên lửa hành trình Kh-101 và tên lửa Kh-SD không đối đất trên Tu-95, để tăng cường khả năng tấn công tầm xa có độ chính xác cao.

Phi hành đoàn của Tu-95 gồm 7 người, máy bay có chiều dài 49,13 m. Trọng lượng của máy bay 91,8 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 185 tấn. Tu-95 sử dụng 4 động cơ KKBM (Kuznetsov) NK-12MA, vận tốc độ tối đa lên tới 925 km/h, máy bay có thể bay ở độ cao 12 km, bán kinh hoạt động là 6.400 km, vũ khí trang bị mang theo bao gồm 2 khẩu pháo 23 mm, 6 tên lửa tên lửa hành trình tấn công tầm xa Kh-55 (AS-15 Kent-A) hoặc Kh-55SM (AS-15 Kent-B), tên lửa đối hạm Kh-35(AS-20 Kayak).

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 Blackjack

Tu-160 Blackjack là máy bay ném bom thế hệ tiên tiến nhất của Nga, cũng là máy bay ném bom hạng nặng tiên tiến nhất của Nga, có chuyến bay đầu tiên vào năm 1981. Năm 1987 có 19 chiếc máy bay được chuyển giao Trung đoàn không quân ném bom hạng nặng tại Priluki.

Máy bay được trang bị radar địa hình và radar tấn công. Đầu năm 2001, Nga đã cải tiến Tu-160 bằng việc trang bị thêm tên lửa hành trình.

Tu-160 Blackjack hiện được cho là máy bay ném bom của hạng nặng lớn nhất thế giới. Biên chế phi hành đoàn gồm 4 phi công, máy bay có chiều dài 54,1 m, sải cánh rộng 35,6 mm, chiều cao của Tu-160 là 13,1 m. Trọng lượng máy bay 118 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn.

Máy bay đựoc trang bị 4 động cơ SSPE Trud NK-321, Tu-160 có thể đạt vận tốc độ tối đa 2.220 km/h, trần bay tối đa lên tới 15,5 km. Máy bay được trang bị 12 tên lửa Kh-55 (AS-15 Kent-A) và tên lửa hành trình Kh-55SM (AS-15 Kent-B) .Đặc biệt, Tu-160 còn được trang bị 12 tên lửa Kh-15P (AS-16 kickback).


>> Khả năng của 'người khổng lồ' An-124



[BDV news] Chính thức hoạt động vào năm 1986, An-124 là máy bay vận tải khổng lồ hoạt động hiệu quả nhất từ trước đến nay.
An-124, được sản xuất bởi hãng máy bay Antonov của Liên Xô, là loại máy bay vận tải lớn nhất được sản xuất loạt cho đến khi có sự ra đời của chiếc Airbus A-380. Hiện tại An-124 được Antonov Airline của Ukraine và Volga-Dnepr Airlines của Nga khai thác, sử dụng.



An-124 có khả năng mang tải trọng hàng hóa khổng lồ.

Có những mặt hàng chỉ có An-124 mới chở được, trong ảnh một chiếc máy bơm khổng lồ hiệu Putzmeister nặng 86 tấn được chở đến Nhật Bản để tham gia khắc phục sự cố nhà máy điện Fukushima.

Với tải trọng lên đến 122 tấn, An-124 có thể chở được những hàng hóa mà tưởng chừng không thể chở được bằng máy bay. Trong ảnh một chiếc đầu máy xe lửa đang được đưa lên khoang của An-124.

Khả năng chuyển chở của An-124 rất đa dạng, trong ảnh một chiếc tàu ngầm cứu hộ đang được đưa lên khoang.

An-124 là máy bay chuyên chở các loại hàng quá khổ quá tải, trong ảnh một chiếc trực thăng Chinook đang được đưa xuống từ khoang của An-124.

An-124 có chiều dài 68,96 mét, sải cánh 73,3 mét, cao 20,78 mét.Khối lượng rỗng của máy bay tới 175 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa tới 450 tấn.

An-124 là loại máy bay vận tải chủ lực trong các hoạt động cứu trợ của Liên Hợp Quốc. Trong ảnh một Trung tâm y tế lưu động đang được đưa đến Haiti sau thảm họa động đất năm 2010.

Một chiếc An-124 đang vận chuyển thân máy bay Airbus đến các cơ sở lắp ráp của Airbus.

Được trang bị 4 động cơ Ivchenko D-18T công suất 229,5kN mỗi chiếc. An-124 có khả năng bay một mạch 4.600km với tối đa tải trọng hàng hóa.

Sau một thời gian dán đoạn, chính phủ Nga đã quyết định nối lại sản xuất loại máy bay vận tải khổng lồ này. Nâng cấp lên biến thể mới An-124-150 với tải trọng hàng hóa tối đa lên đến 150 tấn.



>> Ông Gaddafi đồng ý giải pháp 4 điểm



[BDV news] Tuyên bố trên được ông Ramtane Lamara, đặc phái viên của Liên minh Châu Phi và ông Musa Ibrahim, người phát ngôn Chính phủ Libya đưa ra sau cuộc gặp giữa phái đoàn của Liên minh Châu Phi với ông Gaddafi tại Tripoli ngày 10/4.

Đề xuất của Liên minh Châu Phi không đi kèm yêu cầu ông Gaddafi từ chức, tuy nhiên có 4 điểm cơ bản sau:

- Ngừng bắn ngay lập tức;

- Chính phủ Libya sẽ hợp tác trong nỗ lực cứu trợ nhân đạo khẩn cấp;

- Bảo vệ công dân nước ngoài ở Libya;

- Khởi động đàm phán giữa các bên liên quan tại Libya, với mục đích thiết lập một “giai đoạn chuyển tiếp” để tiến hành “cải cách chính trị nhằm xóa bỏ những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại”;

Bản đề xuất đã được ông Gaddafi phê chuẩn và nhấn mạnh giải pháp cuối cùng phải “đáp ứng nguyện vọng của người dân Libya”.

Không có thời gian biểu cụ thể nào được đưa ra, cũng như mốc thời gian thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, tuy ông Gaddafi cũng ủng hộ thiết lập “một cơ chế giám sát đáng tin cậy”.

“Lãnh đạo Muammar Gaddafi đặt trọn niềm tin vào khả năng của Liên minh Châu Phi trong việc tái lập nền hòa bình ở Libya”, tuyên bố chung nói rõ.




Phe nổi dậy nói sẽ không chấp nhận việc ông Gaddafi giữ quyền lực.


Đại diện phe nổi dậy Guma al-Gamaty tuyên bố sẽ xem xét kỹ đề xuất từ Liên minh Châu Phi, tuy nhiên nhấn mạnh phe nổi dậy sẽ không đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào cho phép ông Gaddafi hoặc con trai ông tiếp tục nắm quyền.

Các lãnh đạo phe nổi dậy cũng không thật sự tin tưởng vào sự trung gian của Liên minh Châu Phi, vốn nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của ông Gaddafi trong suốt nhiều năm qua. Hiện, chính quyền Libya có 15 ghế trong Hội đồng hòa bình và an ninh thuộc Liên minh Châu Phi.

Ông Lamara cho biết sự ra đi của ông Gaddafi cũng là một nội dung trong cuộc đàm phán, tuy nhiên từ chối tiết lộ thêm chi tiết.

Chiến sự tiếp diễn ác liệt
Các cuộc giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ngày 10/4, trong đó đáng chú ý là việc phe nổi dậy đã giành lại quyền kiểm soát nhiều phần của thị trấn Ajdabiya đang bị quân đội của ông Gaddafi vây chặt.

Cùng ngày, NATO tuyên bố đã tiêu diệt 25 xe tăng của quân đội Libya trong 2 cuộc không kích tại thành phố Misrata và thị trấn Ajdabiya. Tuy nhiên, tướng Charles Bouchard của NATO nhìn nhận tình hình tại Misrata và Ajdabiya vẫn “rất tuyệt vọng” với phe nổi dậy.

Về phần mình, Chính phủ Libya cho biết đã bắn hạ 2 trực thăng của phe nổi dậy xâm phạm vùng cấm bay Liên Hợp Quốc đặt ra.

Trong ngày 10/4, quân đội Libya đã pháo kích dữ dội các vị trí của quân nổi dậy tại Adjabiya và Misrata.




>> Nga sắp kiện Trung Quốc sao chép vũ khí?



[BDV news] Gần đây, chính phủ Trung Quốc tiết lộ dự định đưa ra thị trường vũ khí thế giới tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.

M20 là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Trung Quốc tự phát triển, lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm IDEX ở Abu Dhabi (UAE). Cũng tại đây, 17 công ty quốc phòng Trung Quốc đã trưng bày nhiều sản phẩm nội địa của mình.

Ngoài mô hình minh họa, Trung Quốc không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật M20. Tên lửa M20 chứa trong hai ống phóng đặt trên xe tự hành.

Có một điều dễ nhận thấy ở M20 là nó khá giống hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander (9K720) của Nga. Nếu M20 mang quá nhiều đặc điểm của Iskander thì không loại trừ khả năng sẽ xảy ra vụ kiện tụng lớn.



Mô hình tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 tại triển lãm Abu Dhabi.

Cách đây không lâu, Trung Quốc từng có ý định xuất khẩu chiến đấu cơ J-11B (sao chép công nghệ Su-27 của Nga) và ngay lập tức đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Nga.

Nga đã không ít lần cảnh báo giới chức quân sự Trung Quốc về việc sao chép “lậu” công nghệ vũ khí Nga và bán ra nước ngoài.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander được phát triển giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh lạnh. Iskander phóng thành công lần đầu năm 1996 và chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Nga năm 2006.

Trọng lượng phóng của tên lửa là 3,8 tấn, sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn. Iskander đạt tầm bắn tối đa 400km, tốc độ hành trình bay siêu âm Mach 6-7.

Iskander có thể lắp nhiều loại đầu đạn khác như: đầu đạn thuốc nổ mạnh phân mảnh, đầu đạn nhiệt áp và đầu đạn xung điện từ. Tên lửa Iskander thiết kế với hệ thống dẫn đường tiên tiến cho phép đạt độ chính xác cực cao (CEP 5-7m).

Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí

Nga cũng chế tạo biến thể xuất khẩu mang tên Iskander E có tầm bắn 280km. Ban đầu, các nước Syria, Kuwait, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Singapore và UAE bày tỏ sự quan tâm tới việc nhập khẩu Iskander.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại chỉ có Iran là thực sự muốn mua, nhưng quốc gia Hồi giáo này đang chịu lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây.




Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào tháng 4



[VietnamDefence news]  Trung Quốc sẽ sớm triển khai chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ và là quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á làm như vậy.

Hôm 7.4, phó đô đốc về hưu Lan Ninh-li, một cựu quan chức tình báo hải quân Đài Loan hàng đầu cho biết, tàu sân bay này có thể được biên chế cho hạm đội Nam Hải của Trung Quốc và điều đó có thể đe dọa Đài Loan, đặc biệt là bờ biển phía đông.

Tuy nhiên, ông Lan cũng nói rằng, chưa thể nói bao giờ tàu này có khả năng chiến dấu khi mà các hệ thống thiết yếu như radar thậm chí vẫn chưa được lắp đặt, chứ chưa nói là thử nghiệm. Trung Quốc vẫn chưa lựa chọn được loại tiêm kích nào có thể triển khai trên tàu sân bay khi mà Trung Quốc vẫn đang đàm phán với Nga để mua máy bay.

Tàu sân bay Varyag đóng dở của Liên Xô được Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998, năm 2001 được kéo về Trung Quốc và tân trang lại tại một xưởng đóng tàu ở Đại Liên từ năm 2002, đã gần hoàn tất, Tân Hoa xã cho biết.



Nay tàu sân bay này đã được đặt tên là Thi Lang, tên vị đô đốc đã chinh phục Đài Loan năm 1681.

Tàu sân bay này dự định được thử nghiệm vào 23.4 - ngày thành lập hải quân Trung Quốc, hoặc 1.7 - nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.

Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược hải quân và tìm cách mở rộng địa bàn chiến lược tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã triển khai 3 tàu hải quân tới vùng biển ngoài khơi Somalia kể từ 2008 và tiến hành một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn từ tháng 4 năm ngoái, trong đó, tàu chiến nước này vượt qua vùng biển phía nam Nhật và đi vào tây Thái Bình Dương. Một chiếc tàu sân bay là yếu tố then chốt để Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược này.

Một chuyên gia chính trị quốc tế ở trường đại học Bắc Kinh cho biết: "Khi sự quan tâm của Trung Quốc mở rộng khắp toàn cầu, thì chiến lược hải quân vốn chỉ tập trung vào lợi ích quốc gia - bị hạn chế ở lãnh hải Trung Quốc - sẽ không còn phù hợp. Do đó, nước này cần tàu sân bay để mở rộng vùng hoạt động khắp thế giới".

Tính năng kỹ-chiến thuật của tàu Varyag:

Lượng giãn nước, tiêu chuẩn/đầy đủ, tấn: 55.000 / 70.500

Kích thước: chiều dài / chiềurộng theo mớn nước / mớn nước / chiều rộng boong bay, m: 304,5 / 38,0 /10,5 / 75,0

Công suất động cơ turbine hơi nước, mã lực: 4х50.000

Tốc độ: tiết kiệm/tối đa, hải lý/h: 18,0 / 32,0

Cự ly hành trình chạy ở chế độ tiết kiệm, hải lý: 8.000

Số máy bay trên tàu: 26

Số trực thăng trên tàu: 24

Dự trữ nhiên liệu máy bay, tấn: 2.500

Thủy thủ đoàn, người (sĩ quan): 1980 (520)


Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc phát triển tàu sân bay để bảo đảm an toàn cho tuyến đường nhập khẩu dầu từ Trung Đông. Trung Quốc dường như lo ngại an ninh năng lượng của họ sẽ bị đe dọa nếu có trường hợp khẩn cấp ở Ấn Độ Dương, Biển Đông và vùng biển phía đông nước này - vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Hải quân Mỹ. Trung Quốc hiện dựa vào nhập khẩu dầu để đáp ứng 60% nhu cầu trong nước.

Hiện thời, Tàu Thi Lang dường như chỉ được dùng để thử nghiệm các công nghệ máy bay chiến đấu trên hạm trong khi Trung Quốc đang phát triển chiến lược sử dụng tàu sân bay.

Theo một báo cáo của Lầu Năm góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc công bố tháng 8.2010, Trung Quốc đã thành lập đội phi công trên hạm đầu tiên gồm 50 người. Dự đoán, tàu Thi Lang sẽ dùng để tập luyện thao tác cất/hạ cánh trong 4-5 năm, còn đến năm 2020, họ sẽ cố gắng thành lập hơn 1 cụm tàu sân bay xung kích.

Tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Varyag (đến năm 1990 gọi là Riga) được khởi đóng vào năm 1985 tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Nikolayev, hạ thủy ngày 25.11.1988. Tháng 3.1998, chiếc tàu đóng dở được bán cho công ty Chong Lot Tourist and Amusement Agency ở Macao với giá 20 triệu USD (trong khi giá của một tàu sân bay hiện đại là 2-4,5 tỷ USD) để cải tạo thành casino, nhưng ngay từ năm 1998, báo chí đã đưa tin thực chất chính phủ Trung Quốc là người mua tàu này.

Với lượng giãn nước đầy đủ 70,5 ngàn tấn và chiều dài 304,5 m, Varyag có thể mang 26 máy bay, 24 trực thăng. Varyag cùng lớp với tàu Đô đốc Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga hiện nay. Trên tàu Kuznetsov hiện triển khai các tiêm kích trên hạm Su-33.

Tháng 6.2010, Kanwa Asian Defence đưa tin, Trung Quốc đã lắp ráp được một tiêm kích J-15 sao chép máy bay Su-33 của Nga. J-15 được làm nhái dựa trên máy bay T10K, một trong những mẫu chế thử đầu tiên của Su-33 mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 2005.

Dựa vào kinh nghiệm cải tiến Varyag, Trung Quốc đang đóng 1 tàu sân bay nội địa ở Thượng Hải. Tàu sân bay mới này sẽ được triển khai vào 2015 hoặc 2016. Nước này còn dự định phát triển tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vào 2020.

Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết: "Dựa trên những kiến thức công nghệ thu thập được từ việc cải tạo Thi Lang, Trung Quốc sẽ đóng 2 hoặc 3 tàu sân bay thông thường và 1 tàu sân bay động lực hạt nhân"


>> Quân Mỹ ở Afghanistan nhận đạn cối 120 mm siêu chính xác



[VietnamDefence news]  Trung tâm nghiên cứu và phát triển vũ khí ARDEC, Lục quân Mỹ, đã bắt đầu cung cấp cho quân đội Mỹ các lô thử nghiệm đầu tiên loại đạn cối dẫn bằng GPS dùng cho pháo cối 120 mm M120.




Đạn cối thông minh thử nghiệm APMI XM395 120 mm (army.mil)



Loại đạn mới có độ chính xác được khẳng định là cao hơn 7-13 lần so với các loại đạn tương tự nhưng không có khả năng tự định vị trên địa hình.

Hệ thống đạn cối thông minh APMI (Accelerated Precision Mortar Initiative) là loại đạn cối tiêu chuẩn dành cho cối M120, được lắp thêm sensor GPS và cánh ổn định ở phần đầu đạn điều khiển bằng máy tính.

Đạn cối thông thường có sai số vòng tròn xác suất trung bình khi bắn ở tầm đối đa từ 76-136 m. Vì thế, pháo cối thường chỉ dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương ở địa hình trống trải. Còn đạn cối mới APMI, theo tài liệu kỹ thuật, có sai số vòng tròn xác suất không quá 10 m. Còn quan chức Cục mua sắm đạn dược (Program Executive Office Ammunition - PEO Ammo), Bộ Quốc phòng Mỹ, Peter Burke thì sai số của APMI trong thực tế là không quá 3 m.

Tháng 4.2011, APMI đã được trang bị cho một lữ đoàn bộ binh đóng tại Afghanistan, còn trong nửa năm tới sẽ bắt đầu trang bị cho 7 lữ đoàn nữa.

Việc sử dụng cối cỡ nòng lớn tại các khu phố gặp khó khăn vì đây là loại vũ khí dùng để đánh mục tiêu diện, khi mà độ chính xác điểm chạm của đạn được bù đắp bằng bán kính văng mảnh lớn theo quỹ đạo là là mặt đất.

Các tay súng đang lợi dụng đặc điểm này bằng cách ẩn náu trong các khu dân cư với hy vọng là quân đội sẽ không thể dễ dàng lôi cổ họ khỏi đó.

Trước đây, theo ông Peter Burke, trong những trường hợp đó, người ta buộc phải cử các phân đội lính đến khiến họ chịu thêm rủi ro.

Lục quân Mỹ không định dùng đạn APMI thay thế các đạn cối thường. APMI sẽ chỉ sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu điểm, nhằm giảm tổn thất phụ hoặc bắn các mục tiêu ở gần quân nhà.

Chuyên gia này cũng cho biết, giới quân sự hiện chưa dự định hiện đại hóa các đạn cối cỡ nhỏ hơn (81 và 60 mm).

Theo các chuyên gia, sử dụng đạn cối mới sẽ cho phép tiêu diệt chắc chắn và nhanh chóng các mục tiêu điểm như các hầm trú ẩn, hầm ngầm, xe bọc thép nhẹ.

Một máy tính vi hình nhận dữ liệu từ sensor GPS trên suốt quỹ đạo bay cho đến khi chạm mục tiêu. Trước khi bắn, hệ thống nhận thông tin tọa độ trận địa bắn nơi đặt pháo cối.

Việc ứng dụng hệ thống này sẽ cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng pháo cối hiện có tại các đơn vị. Thông thường, việc tính toán phần tử bắn là một nhiệm vụ phức tạp, biến việc bắn pháo thành một nghệ thuật.

Các thế hệ lính pháo binh đã từng sử dụng các công thức, bảng tính, các máy tính cơ và điện tử, nhưng không thể nhận thông tin tọa độ chính xác của quả đạn đang bay ở thời gian thực.

Nay thì việc dẫn quả đạn đến mục tiêu không chỉ có các khẩu đội pháo của các hệ thống tối tân nhất có thể làm được mà cả khi sử dụng các hệ thống vũ khí cũ đã được thời gian kiểm nghiệm.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang