Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: đông nam á

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn đông nam á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông nam á. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> Biển Đông dưới góc độ pháp luật quốc tế



Hiển nhiên là Biển Đông có sự đan xen rất chặt chẽ lợi ích của nhiều nước với các mức độ khác nhau. Hòa bình và ổn định ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.



Ngày 23/3, Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, đã phát bài viết “ Tranh chấp Nam Hải dưới góc độ của luật biển quốc tế ” của hai học giả Hạ Giám và Uông Cao, Đại học Tương Đàm, trong đó không những khẳng định cái gọi là “ chủ quyền ” của Trung Quốc mà còn vu cáo Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, “ bẻ cong ” Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc và “ tranh giành chủ quyền của Trung Quốc ” ở Biển Đông.




Bài viết “Vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế” của tác giả Hải Biên, nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam, đăng trên TTXVN, nhằm làm rõ vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

1. Khái quát về Biển Đông

Biển Đông là một biển nửa kín ở khu vực Thái Bình Dương với diện tích hơn 3,5 triệu km2. Có 9 quốc gia ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Bruney, Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Singapore. Trữ lượng tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông lớn, đặc biệt là dầu, khí và hải sản. Gần đây, nhiều thông tin cho biết Biển Đông có trữ lượng khá lớn về băng cháy.

Biển Đông là tuyến hàng hải nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, sau tuyến Địa Trung Hải. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu trọng tài lớn đi qua Biển Đông. Hàng hóa xuất nhập khẩu thiết yếu đối với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công phụ thuộc rất nhiều vào tuyến đường biển này. Từ góc độ quân sự, Biển Đông là địa bàn hoạt động của hạm đội hải quân của nhiều nước trong và ngoài khu vực. Tất cả những yếu tố này dẫn đến một hệ quả tất yếu và hiển nhiên là ở Biển Đông có sự đan xen rất chặt chẽ lợi ích của nhiều nước với các mức độ khác nhau. Hòa bình và ổn định ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.

2. Các vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông theo luật biển quốc tế

Hội nghị Luật Biển lần thứ III của Liên hợp quốc (1967- 1982) đã thông qua Công ước Luật Biển năm 1982 với 320 điều khoản và 9 Phụ lục. Là thành quả của một cuộc thương lượng lâu dài giữa các nhóm nước khác nhau, Công ước là một giải pháp cả gói công bằng và đỉnh cao trong quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ ngành luật biển quốc tế. Công ước xác lập rõ ràng quy chế pháp lý của các vùng biển khác nhau thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khi tiến hành các hoạt động liên quan đến biển và thành lập một loạt cơ chế quốc tế quan trọng liên quan đến thực hiện Công ước và giải quyết tranh chấp biển như Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội nghị các quốc gia thành viên của Công ước, Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương và Ủy ban Thềm lục địa. Tính đến nay, đã có 161 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia Công ước Luật Biển năm 1982, trong đó có 7 quốc gia ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Bruney.

Áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc vào điều kiện cụ thể của Biển Đông chúng ta thấy mấy điểm cơ bản sau đây.

Một là , các quốc gia ven Biển Đông có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải 12 hải lý kể từ đường cơ sở của mình. Đáng lưu ý là theo luật biển quốc tế những năm 40 - 50 của thế kỷ trước, vùng lãnh hải của các quốc gia ven Biển Đông chỉ có 3 hải lý và toàn bộ phía ngoài 3 hải lý đó là vùng biển quốc tế. Như vậy, Công ước đã mở rộng phạm vi vùng lãnh hải của các quốc gia ven Biển Đông thêm 9 hải lý.

Hai là, mỗi quốc gia ven Biển Đông có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tối thiếu 200 hải lý của mình. Chiều rộng của hai vùng biển này đều được đo từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải. Trong trường hợp thềm lục địa thực tế lớn hơn 200 hải lý thì quốc gia ven Biển Đông có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến 350 hải lý với điều kiện tuân thủ đúng các quy định và thủ tục nêu trong Công ước.

Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền thăm dò, khai thác các tài nguyên trong các vùng biển của mình, đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, để phục vụ đời sống nhân dân và phát triển đất nước. Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền quyết định cho phép hay không cho phép các quốc gia khác khai thác tài nguyên trong các vùng biển của mình. Mỗi quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng các quyền chủ quyền đó của các quốc gia láng giềng khác ven Biển Đông. Đồng thời, phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia khác được tự do hàng hải, tự do hàng không ở trong vùng đặc quyền kinh tế và ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Ba là , xuất phát từ Công ước Luật Biển năm 1982 thì sự kiện Trung Quốc ký hợp đồng với Công ty Creston năm 1992 ở bãi Tư Chính của Việt Nam và chính thức đưa yêu sách “đường lưỡi bò ” ra Liên hợp quốc vào tháng 5 năm 2009 cần được nhìn nhận thế nào? Khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam và đã được Việt Nam phân lô thăm dò dầu khí. Việc Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc vào năm 1992 ký với Công ty Creston của Mỹ hợp đồng thăm dò dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam (mà họ đặt tên là Vạn An Bắc) là sự vi phạm trắng trợn quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982.

Còn về yêu sách “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn”, thì các học giả Trung Quốc đều biết rõ là tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Hà Nội (2009) và thành phố Hồ Chí Minh (2010) cũng như các Hội thảo quốc tế khác, các học giả Pháp, Bỉ, Mỹ và nhiều học giả quốc tế khác đã nêu rõ yêu sách “đường lưỡi bò” mơ hồ, không có cơ sở và cho rằng Trung Quốc cần giải thích rõ bản chất pháp lý của các vùng biển trong “đường lưỡi bò” đó. Nhưng cho đến nay, cả chính giới lẫn học giả Trung Quốc đều không thể đưa ra các câu trả lời thỏa đáng.

Dùng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia để đối chiếu thì ai cũng thấy rằng yêu sách này hoàn toàn trái với các quy định của Công ước. Không một quy định nào của Công ước có thể biện minh cho yêu sách “đường lưỡi bò” . Đơn giản bởi vì vùng biển mà “đường lưỡi bò” ngoạm vào không thể nào là lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế hoặc là thềm lục địa của Trung Quốc. Đó chính là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam , Philippines, Malaysia, Indonesia và Bruney.

Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý nói trên đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của 5 nước ASEAN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chính vì vậy, mà Việt Nam , Malaysia, Indonesia và Philippines lần lượt gửi công hàm đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc bác bỏ yêu sách này.

Việc đưa yêu sách phi lý nói trên ra Liên hợp quốc và tiến hành các việc làm gần đây ở trên thực địa nhằm theo đuổi yêu sách này đang làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp hơn, gây lo ngại thực sự cho cộng đồng thế giới và buộc dư luận phải lên tiếng. Không chỉ các quốc gia liên quan tranh chấp ở Biển Đông mà dư luận của nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ ý kiến bất bình trước yêu sách này.

3. Các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế

Ở Biển Đông có hai loại tranh chấp, gồm tranh chấp về các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

a. Do chiều rộng của một số khu vực ở Biển Đông (như Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan) hẹp hơn 400 hải lý, nên một phần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia láng giềng chồng lấn lên nhau. Từ đó nảy sinh một số tranh chấp giữa các quốc gia ven Biển Đông về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Liên quan Việt Nam, ở phía Bắc chúng ta có vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và khu vực nhỏ phía ngoài cửa Vịnh, còn ở phía Nam có vùng chồng lấn với Campuchia, Thái Lan, Malaysia trong Vịnh Thái Lan và vùng chồng lấn với Indonesia ở nam Biển Đông. Các nước ven Biển Đông khác cũng có một số vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với nhau, như giữa Malaysia và Thái-Lan, giữa Thái Lan và Campuchia, giữa Indonesia và Malaysia. Các khu vực chồng lấn này đã và đang từng bước được Việt Nam và các nước hữu quan giải quyết thỏa đáng theo các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.

b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện nay, hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa liên quan Việt Nam và Trung Quốc, còn tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa liên quan 5 nước, 6 bên là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Bruney (Bruney không yêu sách về chủ quyền các đảo) và Đài Loan (Trung Quốc).

Đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở trên thế giới. Trong số đó, các vụ kinh điển thường được viện dẫn nhiều là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, vụ Minquiers và Ecréhous giữa Anh và Pháp, vụ đảo Clipperton giữa Mexico và Pháp, vụ Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch v.v…

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi ngưòi đều thấy rằng Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm nay. Nói chính xác là nhà nước ta đã thực hiện chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình đối với hai quần đảo một cách liên tục và hòa bình.

Các bằng chứng mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều sách cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848) v.v… đều nói về việc nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác quần đảo này. Hai là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam . Ba là, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để tiến hành khai thác hai quần đảo (mỗi đội Hoàng Sa gồm 70 người, ra Hoàng Sa 6 tháng đánh bắt hải sản như đồi mồi, hải sâm, ốc qúy‎ và thu lượm hàng hóa trên các tàu bị đắm).

Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783), đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia. Năm 2009, gia tộc họ Đặng ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi vừa mới hiến tặng Nhà nước một sắc lệnh trong gia phả của dòng họ khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật, v.v…Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa (Trường Sa, An Bang, Ba Bình, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ).

Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26 - 7 - 1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Vào năm 1951, tại Hội nghị San Francisco có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị Trưởng đoàn quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho chính quyền Sài Gòn và nhà cầm quyền Sài Gòn đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng.

Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Đó là, lợi dụng việc Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Trung Quốc đã chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền Sài Gòn kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội của chính quyền Sài Gòn đã đánh trả thắng lợi và bắt 82 “ngư dân” Trung Quốc.

Đối với nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Sài Gòn tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, lợi dụng việc quân đội Sài Gòn phải đối phó với cuộc tiến công của quân cách mạng, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam đã phản đối. Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Nhà nước Việt Nam tiếp quản các đảo ở Trường Sa và lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa.

Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14 - 3 - 1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong trận chiến không cân sức năm đó, 64 người con yêu quý của Tổ quốc Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Tóm lại, dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thật lịch sử là Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và đến năm 1974 dùng vũ lực chiếm luôn phần phía Tây của quần đảo này. Còn ngày 14-3-1988 là ngày Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của chúng ta.

4. Giải pháp cho các vấn đề liên quan Biển Đông

a. Các vấn đề liên quan Biển Đông rất phức tạp, hệ trọng và nhạy cảm đối với nhiều quốc gia liên quan. Các nguồn lợi trong các vùng biển ở Biển Đông rất quan trọng đối với kế sinh nhai và đời sống hàng ngày của hàng trăm triệu con người của 9 quốc gia ven Biển Đông. Các tài nguyên thiên nhiên ở đây là một điều kiện cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của các nước liên quan. Các nước ven Biển Đông đang đẩy mạnh các hoạt động thực hiện chủ quyền biển, đảo của mình. Đồng thời các hoạt động khác liên quan đến Biển Đông cũng hết sức đa dạng, phong phú (tự do, an toàn hàng hải, chống tội phạm trên biển..) và gắn với lợi ích của nhiều quốc gia khác nhau (cả trong và ngoài khu vực).

b. Từ đó, một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan Biển Đông là phải tuân thủ luật chơi chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình như được quy định trong Công ước, quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Đó là nghĩa vụ của quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Đó là nghĩa vụ theo Công ước Luật Biển năm 1982. Đó là nghĩa vụ theo Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước.

Sẽ là rất không công bằng và phi lý khi một quốc gia ven Biển Đông tùy tiện vẽ ra một đường yêu sách mơ hồ, trái với Công ước Luật Biển năm 1982, vi phạm các vùng biển của các quốc gia láng giềng, tạo ra “vùng tranh chấp” trong vùng biển của quốc gia láng giềng , để rồi đòi các quốc gia láng giềng bị nạn “gác tranh chấp, cùng khai thác” trên chính thềm lục địa của họ. Tương tự, việc một quốc gia ven Biển Đông tự ý quy định cấm đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng khác cũng là việc làm trái với quy định của Công ước Luật Biển năm 1982. Cách hành xử như vậy, rõ ràng là những sự vi phạm cam kết quốc tế của một nước thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương của tổ chức này.

c. Sự tồn tại các tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như tranh chấp về các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn là một thực tế khách quan. Việc giải quyết các tranh chấp này, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo, là một công việc khó khăn, phức tạp, nhưng không phải là không thể giải quyết được. Như đã nêu trên, giữa Việt Nam và Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia và Cam-pu-chia có các khu vực chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Thời gian qua, căn cứ vào Công ước Luật Biển năm 1982 và với tinh thần hữu nghị, láng giềng, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, Việt Nam đã phân định ranh giới các vùng biển với Thái Lan, ranh giới các vùng biển với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xia ở phía Nam Biển Đông. Các nước khác ven Biển Đông cũng đã giải quyết được một số tranh chấp trên biển với nhau bằng nỗ lực chung và trên cơ sở pháp luật quốc tế. Gần đây nhất, tranh chấp về chủ quyền đối với một số đảo nhỏ giữa Ma-lai-xia và Xinh-ga-po, giữa In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia cũng đã được giải quyết bằng các phán quyết của Tòa án quốc tế La Hay (ICJ).

Kinh nghiệm đó chỉ ra rằng các tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các tranh chấp về các vùng biển chồng lấn giữa các nước ven Biển Đông sẽ được giải quyết ổn thỏa khi pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, được tôn trọng và khi các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc được áp dụng. Đe dọa vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực đã bị pháp luật quốc tế cấm. Đe dọa vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

d . Các tranh chấp liên quan đến Biển Đông dĩ nhiên là phức tạp. Con đường đi đến giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp mà các bên liên quan đều chấp nhận được sẽ không bằng phẳng và còn dài. Thực tế đó đòi hỏi các bên tranh chấp ở Biển Đông tăng cường nhiều nỗ lực hơn nữa. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp, các bên cần tuân thủ các cam kết đã được nêu trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, đặc biệt là cam kết không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông. Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc cũng cần tăng cường các nỗ lực, cùng nhau phấn đấu để xây dựng một văn kiện có tính pháp lý cao hơn, có tính ràng buộc cao hơn là Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Về hình thức văn kiện này có thể có thể dưới dạng một Hiệp ước, hoặc một Hiệp định, hoặc một Thỏa thuận, hoặc cũng có thể là một MOU giữa ASEAN và Trung Quốc được các đại diện có thẩm quyền của ASEAN và Trung Quốc ký, sau đó được các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN và Trung Quốc phê duyệt.

Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản (các nguyên tắc just cogent) của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác chính là chìa khóa cho các vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay.


[Vietnamdefence news]


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

>> 4 'sát thủ ngầm' trên biển Đông Nam Á



Thế kỷ 21 mang danh thế kỷ của không quân và hải quân. Tất cả các nước trên thế giới đều coi sự phát triển hai lực lượng này là cốt lõi cho tác chiến hiện đại.

Các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng không phải ngoại lệ. Thời gian qua, quân đội nhiều nước trong khu vực đã đầu tư lớn cho hải quân. Ngoài việc chú trọng đầu tư phát triển cho đội tàu chiến mặt nước, nhiều “sát thủ ngầm” cũng xuất hiện trong biên chế hải quân các nước trong khu vực.

Dưới đây là một số "sát thủ" đang và sẽ có mặt trong biên chế hải quân các nước Đông Nam Á.

Tàu ngầm lớp Kilo Project 636
Được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh là “Black Hole” Hố đen, tàu ngầm Kilo nổi tiếng là một trong những tàu ngầm điện - diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay.

Vỏ tàu được bọc một lớp ngói Anechoic có khả năng dội lại và làm méo tín hiệu của các sonar âm thanh chuyên sử dụng để dò tìm tàu ngầm. Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar âm thanh thụ động.




Sát thủ Kilo, thông số cơ bản: Dài 74m, đường kính 9,9m tải trọng 2.300 tấn khi nỗi, 3.000 tấn khi lặn.


Thân tàu được thiết kế với 6 khoang kín nước riêng biệt, thiết kế này làm tăng khả năng nỗi ngay trong trường hợp bị trúng đạn.

Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm ở đầu mũi tàu với cơ số 18 quả, phiên bản nâng cấp được trang bị thêm tổ hợp tên lửa chống hạm Club-S tầm bắn 220km. Ngoài ra tàu còn được trang bị tên lửa đối không SA-N-8 hoặc SA-N-10.

Tàu có khả năng hoạt động 45 ngày liền trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ khi lặn và 12 hải lý/giờ khi nổi, tầm hoạt động 6000 dặm.

Tàu ngầm lớp Scorpene
Được sản xuất bởi Tập đoàn DCNS của Pháp, tàu được trang bị động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập AIP, giúp tàu có khả năng hoạt động êm hơn và tầm hoạt động xa hơn.

Đây cũng là một trong những tàu ngầm hoạt động êm nhất hiện nay, tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số 18 quả ngư lôi hoặc tên lửa chống hạm SM-39 Exocet.

Điểm mạnh của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu SUBTICS, giúp tàu đối phó hiệu quả với các mối đe dọa khác nhau. Tất cả các hoạt động xử lý được thực hiện từ phòng điều khiển.


Tàu ngầm Scorpene, thông số cơ bản: Dài 70 mét, đường kính 6,2 mét, tải trọng 1565 tấn khi nỗi, 2000 tấn khi lặn.


Con tàu này có một mức độ cao về tự động hóa và giám sát, với chế độ điều khiển tự động, hệ thống động cơ và các hệ thống khác được giám sát tập trung và liên tục nhằm phát hiện sớm tất cả các mối nguy hiểm tiềm năng (rò rỉ, hoả hoạn, sự hiện diện của các chất khí) và tình trạng của các hệ thống có ảnh hưởng đến an toàn trong khi ngập nước.

Tàu có khả năng hoạt động liên tục 50 ngày trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa khi lặn là 20 hải lý/ giờ, tốc độ tối đa khi nổi là 12 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 6500 dặm.

Tàu ngầm lớp Type-206A
Còn được gọi là tàu ngầm lớp U theo cách gọi của Đức, đây là loại tàu ngầm rất nỗi tiếng trong giai đoạn chiến tranh lạnh, thuộc loại tàu ngầm tấn công khá nhỏ và nhanh nhẹn.

Được thiết kế với độ ồn khi hoạt động khá thấp, rất khó phát hiện tàu. Loại tàu ngầm này hoạt động rất tốt trong các vùng biển nông.


Mặc dù hơi "mi nhon"song đây cũng là một sát thủ đáng sợ, thông số cơ bản:Dài 48,6 mét, đường kính 4,6 mét, tải trọng khi nỗi 450 tấn, tải trọng khi lặn 500 tấn.


Điểm mạnh của tàu là nhờ vào tải trọng thấp (khoảng 500 tấn), có thể tiến hành các hoạt động tấn công lén lút và bỏ trốn trước khi bị phát hiện.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của các phương tiện sonar âm thanh thụ động mới. Type-206A mất dần lợi thế của mình, hiện tại Hải quân Đức đã ngưng sử dụng tất cả các tàu ngầm Type-206A thay vào đó là loại Type-212 hiện đại hơn.

Tàu được trang bị tới 8 ống phóng ngư lôi 533mm, với cơ số 8 quả lắp sẳn trong ống phóng, không có dự trữ.

Type-206A có khả năng lặn sâu tối đa là 200 mét, tốc độ tối đa khi lặn là 17 hải lý/giờ, tốc độ tối đa khi nổi là 10 hải lý/giờ.

Hiện tại một biến thể hiện đại hóa của Type-206A đang được giới thiệu để bán cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Theo thông tin được tiết lộ bởi Bangkok Post, chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch mua 6 tàu ngầm loại này.

Tàu ngầm lớp Archer
Đây cũng là một loại tàu ngầm được trang bị động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập AIP được sản xuất bởi Thụy Điển, thân tàu được thiết kế với hai khoang kín nước làm tăng khả năng nổi khi một trong 2 khoang bị trúng đạn.


Tàu ngầm lớp Archer, thông số cơ bản: Dài 60,5 mét, đường kính 6,1 mét, tải trọng khi nỗi là 1400 tấn, tải trọng khi lăn 1700 tấn.


Thân tàu được gắn 28.000 miếng mặt nạ âm thanh giúp làm giảm tối đa tiếng ồn và bóp méo tín hiệu của các loại sonar âm thanh.

Tàu được trang bị hệ thống sonar tiên tiến, giúp phát hiện sớm sự di chuyển của đối phương.

Trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, tốc độ tối đa của tàu khi lặn là 15 hải lý/giờ, tốc độ tối đa khi nỗi là 9 hải lý/giờ.




[BDV news]


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> Nguồn gốc xung đột ở Ta Muen Thom, Ta Kwai



Theo Đài phát thanh Trung Quốc ngày 25/4, trong cuộc xung đột lần này, cả hai bên đều cáo buộc lẫn nhau xâm phạm vào lãnh thổ cua mình.

Quân đội Campuchia đã cáo buộc Quân đội Thái Lan sử dụng vũ khí hóa học và bom chùm tuy nhiên phát ngôn viên bộ Ngoại giao Thái Lan đã phủ nhận những cáo buộc này và gọi những cáo buộc là “vô căn cứ”.

Hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai là hai đại diện tiêu biểu cho văn hóa Khmer, được xây dựng từ thời Khmer thịnh vượng. Đây là hai công trình bằng đá lớn có kiến trúc độc đáo, kiên cố. Chúng được xây dựng trên vách đá cao hơn 10m.

Đây cũng là hai ngôi đền ở “vị trí nhạy cảm” giữa biên giới Thái Lan - Campuchia và cũng là nơi ẩn tàng một sự tranh chấp lớn giữa hai quốc gia này.

Kể từ khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Thái Lan và Campuchia đã nhiều lần tranh chấp quyền sở hữu 3 ngôi đền này.



Hai ngôi đền này cách đền Preah Vihear khoảng 150 km về phía tây. Các ngôi đền đều có chung một ngồn gốc lịch sử và vị trí địa lí hùng vĩ.


Phía Thái Lan chủ trương căn cứ theo bản đồ địa giới được vẽ năm 1947 thì hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai thuộc tỉnh Surin của Thái Lan.

Tuy nhiên, phía Campuchia kiên quyết bác bỏ lập trường này của Thái Lan và cho rằng 2 ngôi đền này thuộc tỉnh Adobe Meanchey của Campuchia.

Mùa hè năm 2008, Thái Lan đưa quân đội vào ngôi đền Ta Muen Thom, điều này dẫn tới sự phản đối kịch liệt từ phía Campuchia.

Tháng 8/2008 hai nước đã đạt được thỏa thuận rút quân theo từng bộ phận tại ngôi đền này.

Ủy ban Biên giới Liên hợp giữa hai nước đã bắt đầu công tác khảo sát, thăm dò và cắm mốc tại khu vực này cách đây 10 năm. Thế nhưng, đến nay sự phối hợp chưa đưa ra được một bản đồ địa giới thống nhất.


[BDV news]


>> Trung Quốc 'bắt mạch' xung đột Campuchia - Thái Lan



Cuộc xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia tiếp tục leo thang quanh hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai.

Trong một cuộc phỏng vấn với chuyên gia Đông Nam Á của Trung Quốc, ông Tùng Thanh Khánh cho rằng ngoài những mâu thuẫn xung quanh các đền thờ, những tình trạng bất ổn ở Campuchia - Thái Lan trước cuộc bầu cử của hai nước cũng là một trong những lý do của sự xung đột.

Cuộc xung đột quân sự giữa hai nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến các người dân. Trong những ngày gần đây, để thoát khỏi tiếng súng, khoảng 25.000 người dân Thái Lan đã được sơ tán đến 6 nơi trú ẩn tạm thời.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết, đạn pháo Thái đã bắn vào các ngôi làng cách biên giới Campuchia - Thái Lan khoảng 21 km điều này làm cho hàng ngàn hộ gia đình trong những ngôi làng này của Campuchia buộc phải sơ tán.

Theo ước tính của ngành du lịch Thái Lan, xung đột biên giới gần đây đã gây ra thiệt hại khoảng 300.000 USD về thương mại.




Đã có tổng cộng hơn 10 binh sĩ thiệt mạng và 43 người khác bị thương trong cuộc xung đột Thái Lan-Campuchia gần đây.


Ông Tùng Anh Khánh nói rằng, xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia trong tương lai có thể đi theo xu hướng những cuộc xung đột nhỏ tiếp diễn nhau. Chính phủ hai nước đều muốn lợi dụng các cuộc xung đột biên giới để giải quyết các bất ổn nội bộ và làm giảm áp lực lên chính quyền cai trị.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay khi mà cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi đang nóng lên từng ngày. Đặc biệt, tình hình tại Libya là tâm điểm chú ý của cả thế giới, các cuộc xung đột tại biên giới Thái Lan - Campuchia lại xảy ra.

Điều này cho thấy, hai nước đều hy vọng cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý tới vấn đề xung đột Thái Lan - Campuchia.

Ví dụ, xung đột Thái Lan và Campuchia xảy ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thì vấn đề xung đột Thái Lan - Campuchia có thể trở thành “chiến tranh” trong đại hội.

Nhưng chính phủ hai nước không muốn đưa các cuộc xung đột nhỏ trở thành “chiến tranh”. Bởi hai nước đều không có khả năng, hoặc không có sự chuẩn bị về tâm lý, quân sự để tiến hành một cuộc chiến tranh và điều này cũng không phù hợp với sự phát triển hòa bình và ổn định trong khu vực.

Đối với tình hình hiện nay mà nói, Liên Hiệp Quốc và ASEAN không thể xoa dịu được ngay cuộc xung đột Thái Lan - Campuchia.

Giải pháp duy nhất là cả Thái Lan và Campuchia phải tiến hành đàm phán một cách bình tĩnh giải quyết các mâu thuẫn trong lịch sử giữa hai nước và cuộc xung đột thực tế.


[BDV news]


Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Liên Hợp Quốc kêu gọi Thái - Campuchia ngừng bắn



Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đang kêu gọi Campuchia và Thái Lan tuyên bố ngừng bắn, sau khi 10 binh sĩ của hai bên thiệt mạng trong hai ngày giao tranh dữ dội vừa qua.





Binh sĩ Campuchia gần khu vực biên giới tranh chấp với Thái Lan. Ảnh: AFP


Ông Ban cho rằng tranh chấp biên giới giữa hai nước Đông Nam Á này sẽ không thể giải quyết được bằng quân sự và hai bên cần phải đi đến đối thoại một cách thực sự. BBC dẫn lời phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Martin Nesirky cho biết thêm: "Tổng thư ký kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa và có các biện pháp ngay lập tức để thực hiện một lệnh ngừng bắn hiệu quả".

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN và nỗ lực làm trung gian cho một thoả thuận hoà bình lâu dài giữa Campuchia và Thái Lan, trước đó cũng kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức để chấm dứt bạo lực.

Các cuộc giao tranh đẫm máu giữa binh sĩ Campuchia và Thái Lan nổ ra tại khu vực phía tây ngôi đền tranh chấp ở biên giới Preah Vihear từ hôm thứ sáu. Hai bên đều đổ lỗi cho nhau đã châm ngòi cho vụ đọ súng và pháo khiến mỗi bên tổn thất 3 binh sĩ này.

Sang thứ bảy, giao tranh bằng súng và pháo vẫn tiếp diễn khiến thêm một binh sĩ Thái Lan và 3 binh sĩ Campuchia thiệt mạng, nâng tổng số người chết trong hai ngày đụng độ lên con số 10. Hiện trường giao tranh cũng là nơi từng xảy ra đọ súng gây thương vong hồi tháng hai vừa qua.

Sau căng thẳng hồi tháng hai, một lệnh ngừng bắn không chính thức được áp dụng tại khu vực gần ngôi đền 900 tuổi Preah Vihear. Tuy nhiên việc duy trì hoà bình tại vùng biên giới tranh chấp này khó thực hiện do binh sĩ hai bên đóng quá gần nhau. Hàng nghìn người địa phương của cả hai bên phải rời bỏ nhà cửa do căng thẳng.


[Vnexpress news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> Iraq chọn mua radar pháo binh Fire Finder



Dù Mỹ giới thiệu hệ thống radar định vị pháo binh EQ-36 mới và hiệu quả hơn, nhưng Iraq từ chối và đặt hàng mua 6 hệ thống radar đời cũ là Fire Finder.

Năm 2010, trước khi gửi lời chào hàng tới Iraq, Mỹ từng đưa hệ thống radar định vị pháo và đạn cối thế hệ mới EQ-36 tới chiến trường Afghanistan để thực nghiệm khả năng. Hệ thống mới dễ sử dụng và sửa chữa cũng như đáng tin cậy hơn hệ thống tiền nhiệm là Fire Finder AN TPQ-36/37.

EQ-36 có khả năng quét 360 độ, thay vì góc 90 độ như Fire Finder với tốc độ nhanh hơn đáng kể. Lục quân Mỹ có kế hoạch mua 180 hệ thống EQ-36 với giá 9 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, do ngân quỹ hạn hẹp, Mỹ chỉ có thể đặt hàng 33 chiếc.

Hệ thống Fire Finder tuy cũ và có nhiều điểm hạn chế nhưng có giá thành rẻ hơn mà vẫn đảm bảo tối thiểu nhiệm vụ. Đó là lý do Iraq chọn mua thay vì hệ thống mới tiên tiến hơn.



Với giá thành rẻ và đáng tin cậy, Iraq lựa chọn hệ thống định vị pháo Fire Finder thay vì hệ thống mới EQ-36.


Trước đây, khi trình diễn ở Iraq, hệ thống Fire Finder đã phạm phải những lỗi nghiêm trọng và không thể phát hiện đạn pháo cối bay đến. Nguyên nhân là do Fire Finder được phát triển dựa trên kinh nghiệm chiến trường Đông Nam Á, không phù hợp với thực tiễn mới. Sau đó, các kỹ sư Mỹ đã khắc phục lỗi này.

Biến thể mới nâng cấp của Fire Finder có có khả năng quét và phát hiện pháo trong tầm 18 km, tên lửa trong tầm 24 km với khả năng định vị 10 điểm vũ khí cùng lúc

Trong cuộc tấn công vào Iraq, hiệu quả của Fire Finder được chứng minh nên chúng được sử dụng rộng rãi. Sự gọn nhẹ trong thiết kế giúp các hệ thống có thể triển khai nhanh chóng trên các chiến trường nhờ vận chuyển đường không/đường bộ.

Hệ thống Fire Finder hoạt động dựa trên nguyên lý xác định địa điểm và thời gian của đạn bay đến, tính toán và gửi thông tin về các đơn vị quân đội, đặc biệt là pháo binh.

Biết được điểm xuất phát của pháo, quân đội sẽ tấn công dồn dập vào điểm đó. Quá trình phát hiện và tấn công chỉ khoảng 3-4 phút (có thể ít hơn với các đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm).


[BDV news]


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Malaysia lên kế hoạch mua máy bay AWACS



[BDV news]Không quân Malaysia đã lên kế hoạch mua sắm các máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không AWACS nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vùng trời của đất nước.

Tư lệnh không quân Malaysia tướng Rodzali Daoud cho hay, bất chấp thực tế là các hoạt động của máy bay AWACS sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí không nhỏ, sự có mặt của máy bay AWACS cho phép không quân kiểm soát một cách hoàn chỉnh vùng trời, tối ưu hơn việc dựa vào các trạm radar cảnh giới mặt đất như hiện nay.

Trước đó, các Tư lệnh không quân đã tuyên bố cần phải mua một máy AWACS. Qua đó nâng cao khả năng nhận thức tình huống cho các phi công máy bay chiến đấu F/A-18 C/D và Su-30MKM.

Các kiến nghị đề xuất mua máy bay AWACS E-2 Hawkeye từ Northrop Grumman của Mỹ, hoặc máy bay SAAB- 340 Eria từ SAAB của Thụy Điển.



Máy bay AWACS SAAB-340 Eria của Thụy Điển


Không quân Malaysia đã đệ trình yêu cầu mua máy bay AWACS hồi tháng 7/2010, nhưng đề nghị chưa được thông qua vì thiếu kinh phí.

Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại, Không quân Malaysia sẽ nhận được bổ sung kinh phí để mua sắm máy bay AWACS trong kế hoạch tăng cường năng lực quốc phòng giai đoạn 2011-2015.

Tư lệnh không quân Rodzali Daoud cho biết thêm, ngoài việc bắt đầu mua sắm máy bay AWACS vào năm 2013. Không quân sẽ mua thêm 12 trực thăng EC-725 từ Eurocopter và máy bay vận tải quân sự hạng năng A-400M của Airbus.

Việc đặt hàng các máy bay mới sẽ không thay thế hoàn toàn mà chỉ bổ sung cho phi đội hiện có. Dự kiến công việc giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2014.

Như vậy, ngoài Singapone và Thái Lan, Malaysia sẽ là lực lượng không quân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á được trang bị máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không.



Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Thái Lan mua 200 xe tăng tiên tiến của Ukraine



[VietnamDefence news] Lãnh đạo quân đội Thái Lan đã quyết định thay thế các xe tăng cổ lỗ M41A3 của Mỹ do không còn đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra. Họ muốn mua 200 xe tăng chủ lực tiên tiến Oplot-М. Đây sẽ là loại xe tăng hiện đại nhất ở Đông Nam Á.





Oplot-M là loại tăng do Ukraine phát triển trên cơ sở T-80UD của Liên Xô, được xem là một trong những loại tăng tiên tiến nhất thế giới hiện nay

Các loại tăng khác tham gia cuộc thầu của Thái Lan còn có tăng K1 của Hàn Quốc, Т-90 của Nga và Leopard 2 của Đức.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Hé lộ về tàu đổ bộ chở trực thăng đóng cho Thái Lan



[Vietnamdefence news] Công ty Singapore Technologies Marine (ST Marine) đã cung cấp thông tin về tàu đốc đổ bộ chở trực thăng LPD (Landing Platform Dock) đang đóng cho Hải quân Thái Lan.



Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Endurance của Hải quân Singapore


Tàu đổ bộ LPD sẽ giống với tàu đổ bộ tăng Endurance của Hải quân Singapore. Điểm khác biệt chủ yếu là không có cửa dốc ở mũi mà thay cho nó là các cửa và thang tàu ở mạn phải rộng gần 6 m cho phép bốc xếp binh khí kỹ thuật nhẹ và binh lính, Jane’s navy International cho hay.


Tàu đổ bộ chở trực thăng LPD đóng cho Hải quân Thái Lan

Hải quân Thái Lan đã ký với ST Marine hợp đồng trị giá 5 tỷ baht (144 triệu USD) để thiết kế và đóng tàu đổ bộ dài 141 m và một số xuồng đổ bộ vào tháng 11.2008 sau một cuộc thầu quốc tế.

Hợp đồng bao gồm việc đóng 2 tàu đổ bộ tăng LCM (Landing Craft, mechanised) dài 23 m và 2 xuồng đổ bộ bộ binh LCVP dài 13m. Hai tàu LCM sẽ được bố trí ở khoang đốc ở đuôi tàu LPD, còn 2 xuồng LVCP bố trí trên các giá treo xà lúp ở 2 bên sườn phần thượng tầng của tàu.

Tàu LPD sẽ dùng để chuyển chở binh khí kỹ thuật và binh sĩ, tham gia các chiến dịch yểm trợ, tìm cứu và cứu trợ nạn nhân thiên tai.

LPD được đóng từ giữa năm 2009 và dự kiến bàn giao cho Thái Lan vào nửa cuối năm 2012.

Hệ thống động lực của tàu LPD bao gồm 2 động cơ diesel Catepillar C280-12 công suất 4.060 kW mỗi động cơ. Tàu được trang bị thiết bị trợ lái ở mũi. Tốc độ tối đa 17 hải lý/h, cự ly hành trình trên biển ở tốc độ 12 hải lý/h là 5.000 hải lý. Nguồn điện được cấp bởi 4 máy phát 3512B công suất 900 kW.





Các tàu RSS Endeavour (trên) và RSS Persistence lớp Endurance của Hải quân Singapore

Công ty Đan Mạch Terma sẽ cung cấp cho tàu LPD hệ thống chỉ huy chiến đấu C-Flex với 3 công-xon đa năng, radar C-Search và tổ hợp các sensor, bao gồm radar phát hiện mục tiêu bay/mục tiêu mặt nước SCANTER 4100 với hệ thống nhận dạng địch-ta và hệ thống quang-điện tử điều khiển hỏa lực C-Fire với 1 khí tài ảnh nhiệt, 1 camera truyền hình và 1 máy đo xa laser.

Hệ thống vũ khí bao gồm 1 pháo 76 mm Super Rapid của công ty OTO Melara và 2 giá để lắp các khẩu pháo MSI Seahawk 30 mm. Ngoài ra, trên cầu chỉ huy có thể lắp 2 súng máy.

Tàu LPD có trọng tải 1.000 tấn, lượng giãn nước đầy đủ 1.600 tấn. Tàu có thể chở 300 lính. Thủy thủ đoàn 120 người (cộng 15 người của đội bay), tức là gần gấp đôi tàu Endurance, điều này cho thấy tàu của Thái Lan có trình độ tự động hóa kém hơn.





Tàu đổ bộ chở trực thăng RSS Endurance của Hải quân Singapore



>> Thái Lan sắm tàu ngầm cũ từ Đức



[BDV news] Chính phủ Thái Lan đã đồng ý mua 2 tàu ngầm tấn công đã qua sử dụng từ Hải quân Đức.

Thái Lan quyết định mua tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel Type-206A do Đức chế tạo. Chi phí cho 2 tàu ngầm này khoảng 220 triệu USD và được thanh toán vào tài khóa năm 2012.

Trước đó, hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã giới thiệu 2 mẫu tàu ngầm điện - diesel Type-209 và Type-039 cho hải quân Thái Lan.

Tuy nhiên trong chuyến thăm của các quan chức Hải quân Đức đến Thái Lan cuối năm 2010. Phía Đức đã giới thiệu loại tàu ngầm Type-206A cho hải quân nước này và họ đã đồng ý chọn loại tàu ngầm này. Ngoài ra, Hải quân Thái Lan cũng đã đàm phán để mua loại tàu ngầm Gotland của Thụy Điển.


Hải quân Thái Lan đang "khát" tàu ngầm.

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, sau khi phía Thái Lan thanh toán hợp đồng vào năm 2012 thì các tàu ngầm này sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa trước khi bàn giao cho phía Thái Lan vào khoảng năm 2013-2014.

Thái Lan đã quyết định tăng cường trang bị hạm đội tàu ngầm, nâng cao năng lực xây dựng hệ thống chiến tranh chống tàu ngầm. Sau khi một loạt các nước Đông Nam Á ký kết các hợp đồng mua tàu ngầm điện – diesel mới từ nước ngoài.

Trong đó, Malaysia đã mua hai tàu ngầm Scorpion từ Pháp và đã đưa vào hoạt động trong năm 2009. Singapone đã mua hai tàu ngầm điện-diesel A17 Vastergotland của Thụy Điển. Việt Nam đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm tấn công lớp Kilo từ Nga.

Chính phủ Thái Lan đã phân bổ ngân sách khá lớn để đầu tư cho hải quân, bao gồm mua máy bay trực thăng chống ngầm S-70B7, hiện đại hóa 2 tàu khu trục mua của Trung Quốc. Đóng mới các tàu tuần tra ven biển tại nhà máy đóng tàu trong nước, mua một loạt các tàu đổ bộ được đóng tại nhà máy đóng tàu ST Marine, công ty con của Tập đoàn ST Engineering của Singapone theo một hợp đồng trị giá 140 triệu USD được ký vào cuối năm 2008.

Dự kiến hải quân Thái Lan sẽ nhận được tàu đổ bộ đầu tiên có chiều dài 141m, có khả năng mang theo hai xuồng đổ bộ dài 23m vào cuối năm 2012.


Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

>> Các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á



Thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á có những đầu tư đáng kể cho hải quân, nhằm tăng cường sức mạnh trên biển.

Khinh hạm La Fayette
Tuy không có số lượng tàu chiến đông đảo như các nước khác, nhưng Singapore lại sở hữu 6 kinh hạm tàng hình lớp La Fayette do Pháp chế tạo, thuộc loại hiện đại bậc nhất khu vực.






Khinh hạm lớp La Fayette của hải quân Singapore.

Thông số cơ bản: Dài 125m, rộng 15,4m, mớn nước 4,1m, tải trọng 3600 tấn đầy tải, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Harpoon tầm bắn 70km, pháo hạm Oto Melara 76 mm, 16 tên lửa phòng không Aster 15 tầm bắn từ 1,7-13km, 2 pháo bắn nhanh 20mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Sylver, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng S-70B.

Tàu hộ tống Nakhoda Ragam
Là quốc gia có diện tích nhỏ bé trong khu vực, song Brunei sở hữu đội tàu chiến khá hiện đại, trong tiêu biểu là 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Nakhoda Ragam do BAE System của Anh chế tạo, được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, vũ khí uy lực mạnh.


Hộ tống hạm Nakhoda Ragam.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm hạm Exocet MM40 Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng Oto Melara 76mm, hệ thống tên lửa đối không Sea wolf tầm bắn 6km, hai pháo phòng không 30mm, ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk.

Thông số cơ bản: Dài 89,9m, rộng 12,8m, mớn nước 3,6m, tải trọng 1.940 tấn, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.

Khu trục hạm Giang Hồ-III (Type-053H2)
Giang Hồ-III hay Type-053H2 theo cách gọi của Trung Quốc, là biến thể xuất khẩu cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan sở hữu 4 chiếc tàu thuộc loại này. Giang Hồ-III được các công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc đóng.


Khinh hạm Giang Hồ-III.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu YJ-82 C-802 tầm bắn 120km, hai pháo hạm nòng kép Type 79A 100mm, một ở phía trước mũi tàu và một ở sau đuôi tàu, 4 pháo phòng không AAA-37mm Type-76, hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-81, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Z-9C.

Thông số cơ bản: Dài 103m, rộng 11,3m, mớn nước 3,19m, tải trọng 1960 tấn, tốc độ tối đa 26,5 hải lý/giờ.

Khinh hạm Gepard 3.9
Được sản xuất tại Nga, thuộc Project 1166.1E, thiết kế theo công nghệ hiện đại và có khả năng tàng hình nhẹ.

Sự xuất hiện của Gepard 3.9 tại Đông Nam Á phá vỡ thế độc tôn sở hữu kinh hạm tàng hình của Singapone.


Khinh hạm Gepard 3.9.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E, tầm bắn 130km, pháo hạm đa năng AK-176M 76,2mm, hệ thống pháo tích hợp tên lửa phòng không Palma-SU, hai pháo bắn nhanh AK-630M, ống phóng ngư lôi kép 533mm, hệ thống phóng mồi bẩy PK-10, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27, Ka-28 hoặc Ka-31.

Thông số cơ bản: Dài 102,2m, rộng 13,2m, mớn nước 5,3m, tải trọng 2.100 tấn đầy tải, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ.

Tàu khu trục lớp Leiku
Được sản xuất bởi BAE System của Anh, đây là chiếc tàu khu trục hiện đại nhất trong biên chế của hải quân Malaysia.

Hiện tại hải quân Malaysia đang sở hữu 2 tàu khu trục loại này. Nước này còn đàm phán với Anh để mua giấy phép đóng trong nước.


Chiến hạm hiện đại lớp Leiku.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu Exocet Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng 57mm, hai pháo bắn nhanh DS30 30mm, 16 tên lửa đối không Seawolf, hai ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Lynx 300.

Thông số cơ bản: Dài 106m, rộng 12,75m, mớn nước 3,08m, tải trọng 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải ly/giờ, tầm hoạt động 5000 hải lý.

(bdv news)

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

>> 'Sát thủ' diệt hạm ở Đông Nam Á



Tên lửa hành trình diệt hạm là một loại vũ khí cực kỳ hiệu quả trong tác chiến chống hạm trên biển.

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có vùng biển lớn vì vậy sức mạnh hải quân luôn luôn được chú trọng. Trong những năm qua, một số nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei, Việt Nam… đầu tư mạnh ngân sách để hiện đại hóa lực lượng tàu chiến. Nhiều chiến hạm cỡ lớn được mua từ những công ty đóng tàu quân sự có uy tín trên thế giới. Tên lửa diệt hạm lựa chọn trang bị cho các tàu chiến chủ lực ở Đông Nam Á đều là mẫu thiết kế có tiếng. Sau đây là một số thông tin về tên lửa diệt hạm cũng như lớp tàu trang bị ở Đông Nam Á:  


MBDA Exocet


Exocet là “nhãn hiệu” tên lửa đối hạm hàng đầu của nước Pháp. Ra đời từ những năm 1960 nhưng phải đến năm 1982 nó mới vang danh thế giới trong trận chiến ở quần đảo Falklands. Khi đó, Exocet được quân đội Argentina sử dụng rộng rãi đã gây hư hỏng, đánh chìm nhiều chiến hạm của hải quân Anh. Đông Nam Á là nơi khá ưa chuộng dòng tên lửa diệt hạm Exocet. Hầu hết các chiến hạm hiện đại của Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều trang bị các biến thể của dòng Exocet. Các biến thể Exocet tương tự nhau về hình dáng chỉ khác về kích thước và trọng lượng. Giữa thân tên lửa có 4 cánh tam giác, đuôi tên lửa có 4 cánh định hướng. Tất cả các tên lửa Exocet đều lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165 kg.



Tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II.

Phương thức dẫn đường của dòng Exocet giống nhau. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa sẽ ổn định hướng tới mục tiêu cùng với độ cao bay phù hợp (vừa đủ để tránh bị đối phương phát hiện, vừa đủ để đầu dò radar chủ động bám bắt mục tiêu).

Ở pha giữa, tên lửa sử dụng hệ thống định vị quán tính cho phép bay lướt theo quỹ đạo nhắm tới mục tiêu. Radar chủ động tự dẫn ở pha cuối.

Ba biến thể Exocet được dùng ở Đông Nam Á là MM-38, MM-40 Block II và SM-39. Trong đó:

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-38 có tầm bắn 40km trang bị cho các tàu cao tốc lớp Perdana (hải quân Malaysia); tàu cao tốc lớp Rajcharit (hải quân Thái Lan); tàu tuần tra mang tên lửa lớp Waspada (hải quân Brunei).

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Block II có tầm bắn 70km trang bị cho khinh hạm lớp Lekiu (hải quân Malaysia); hộ vệ hạm lớp Kapitan Patimura (hải quân Indonesia); hộ vệ hạm lớp Nakhodam Ragam (hải quân Brunei).

- Tên lửa đối hạm SM-39 trang bị cho các tàu ngầm Scorpene của hải quân Malaysia. Biến thể này đặt trong công te nơ bảo quản, có thể được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm. Sau khi rời khỏi mặt nước ở độ cao 30m, tên lửa “tách vỏ” bay tới mục tiêu. SM-39 có tầm bắn ngắn 50 km.

Boeing Harpoon

Harpoon là tên hiệu của loại tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn do tập đoàn Boeing (Mỹ) phát triển. Harpoon có ba biến thể chính là: AGM-84 (phóng từ trên máy bay), RGM-84 (phóng từ chiến hạm nổi), UGM-84 (phóng từ tàu ngầm).

Trong đó, RGM-84 được sử dụng khá nhiều cho các tàu chiến của hải quân các nước Đông Nam Á. RGM-84 trang bị cho các hai khinh hạm lớp Knox của hải quân Thái Lan, khinh hạm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lớp Formidable của Singapore, khinh hạm Van Speijk của Indonesia.

Biến thể RGM-84 Harpoon có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng khi phóng 682kg. Nó được bắn từ hệ thống ống phóng Mk 131, Mk 10 hoặc Mk 112 (thường để bắn tên lửa chống ngầm RUR 5 ASROC).



Tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon.


Tên lửa UGM-84 phóng từ tàu ngầm.

RGM-84 trang bị hai động cơ, động cơ rocket nhiên liệu rắn hoạt động trong giai đoạn phóng, khi tên lửa đạt trạng thái ổn định, hết nhiên liệu động cơ sẽ tự tách bỏ. Ở giai đoạn bay chính tên lửa dùng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.

Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) sẽ hướng dẫn tên lửa trong pha giữa, radar chủ động sẽ hoạt động ở pha cuối. RGM-84 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 222kg, tầm bắn xa 130km.

Phiên bản phóng từ tàu ngầm UGM-84 chỉ có duy nhất tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia sử dụng. Đặc điểm tính năng biến thể này hoàn toàn tương tự RGM-84, loại tên lửa này sẽ được phóng qua máy bắn ngư lôi.

Tên lửa chống hạm từ nước Nga

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm trên các chiến hạm nổi của mình.

Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.



Hộ vệ hạm Project 1241.1 phóng tên lửa P-15M.

Tên lửa Kh-35 Uran (NATO gọi là SS-N-25) trang bị tàu hộ vệ project 1241.8 và khinh hạm Gepard 3.9. Tên lửa Uran được thiết kế với 4 cánh định hướng tam giác đặt giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi.

Uran dài 4,2m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng khi phóng 630kg. Hệ thống định vị quán tính dẫn đường ở pha giữa và radar chủ động điều khiển ở pha cuối. Tên lửa trang bị hai động cơ: động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy. Tên lửa có tầm bắn 130kg, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg.

Tương lai không xa, một cái tên danh tiếng nữa trong đại gia đình tên lửa diệt hạm Nga có thể xuất hiện ở Đông Nam Á là hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) bắn tên lửa 3M54E1 (tầm bắn xa 220km, đầu đạn 450kg). SS-N-27 theo thiết kế của Nga sẽ trang bị trên các tàu ngầm tiến công lớp Kilo. Hải quân Việt Nam và Indonesia đã đặt mua một số tàu ngầm Kilo Type 636.

Tên lửa chống hạm từ Trung Quốc

Trung Quốc cũng sản xuất rất nhiều mẫu tên lửa hành trình chống hạm, tuy nhiên thiết kế duy nhất được sử dụng nhiều ở Đông Nam Á là loại C-802 (tên gọi phiên bản xuất khẩu của YJ-82).

C-802 có mặt nhiều nhất trong thành phần trang bị chiến hạm của hải quân Myanmar. Cụ thể, C-802 được vũ trang cho khinh hạm chủ lực lớp Azung Zeya, hộ vệ hạm lớp Nawarat, tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin (Type 037IG) cùng một số tàu cỡ nhỏ khác.

Ngoài ra, hải quân Indonesia cũng lựa chọn trang bị cho tàu cao tốc FPB-57 Nav V. Hải quân Thái Lan ký hợp đồng với phía Trung Quốc mua C-802 cho các khinh hạm lớp Phraya.



Tên lửa C-802 rời bệ phóng.

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực.

C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9. Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu.

Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg.

Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%.

Một số loại khác

Ít tiếng hơn so với các thiết kế Harpoon, Exocet, P-15M, Kh-35 Uran E, C-802 còn có 2 loại tên lửa tới từ Italia và Israel.

Hộ vệ hạm Laksamana của hải quân Malaysia trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Otomat MkII. Tên lửa do tập đoàn Oto Melara Italia và Matra Pháp hợp tác chế tạo. Otomat Mk II được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính và radar chủ động.



Tên lửa diệt hạm Otomat MkII.

Nếu so với các loại tên lửa chống hạm trang bị trên tàu chiến nổi ở Đông Nam Á, thì Otomat MKII là tên lửa có tầm bắn xa nhất lên tới 180km.

Một vài tàu cao tốc tên lửa của Thái Lan lại trang bị tên lửa chống hạm tầm ngắn Gabriel của Israel. Gabriel có hai biến thể chính là: Mk I (tầm bắn 20km, đầu đạn nặng 430kg), Mk II (tầm bắn 36km, đầu đạn 522kg). Không rõ tàu Thái Lan trang bị phiên bản nào.
(bdv news)

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Su-35BM, ngôi sao trên bầu trời



Là máy bay tiêm kích (MBTK) thế hệ 4++, nhưng Su-35BM được coi là đối thủ tiềm tàng, thách thức các MBTK thế hệ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ, trong khi đơn giá chỉ bằng 1/3 (30-38 triệu USD).

Máy bay tiêm kích đa năng, hạng nặng, siêu cơ động Su-35BM được sản xuất với mục tiêu giành ưu thế trên không khi tác chiến đơn lẻ hoặc theo tốp trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Su-35BM có bề ngoài giống Su-27, tuổi thọ khai thác lên tới 6.000 giờ bay (30 năm). Su-35BM áp dụng công nghệ, vật liệu tàng hình để giảm độ bộc lộ với radar sóng cm (băng X) của đối phương ở bán cầu trước trong khu vực ±60°.

Hệ thống điều khiển siêu việt
Su-35BM được trang bị hệ thống điện tử hàng không (avionics) hoàn toàn mới mà nòng cốt là hệ thống thông tin-điều khiển IUS dùng để liên kết về mặt chức năng, logic, thông tin và phần mềm các hệ thống trên khoang thành một hệ thống tích hợp thống nhất, bảo đảm sự tương tác giữa phi công và máy móc.



Su-35BM có hình dáng tương tự Su-27 nhưng có nhiều tính năng ưu việt hơn.

Hệ thống điều khiển vũ khí cho phép Su-35 sử dụng hầu hết các loại vũ khí của Không quân Nga, trừ bom và tên lửa hạng nặng dành riêng cho máy bay ném bom chiến lược. Cốt lõi của hệ thống điều khiển hoả lực của Su-35BM là radar mới với antenna mạng pha thụ động sóng cm (băng X) quét tia bằng điện tử Irbis-E, có thể phát hiện, bám và xác định toạ độ của các mục tiêu trên không, mặt đất, mặt nước trong mọi thời tiết.

Hệ thống điều khiển hoả lực và Irbis-E có thể phát hiện, bám tới 30 mục tiêu bay, trong khi vẫn giám sát không trung, bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó hoặc 4 mục tiêu mặt đất; phát hiện, lọc, bám đến 4 mục tiêu mặt đất/mặt nước ở chế độ tạo bản đồ ở cự ly đến 400 km trong khi vẫn giám sát không trung và bắt mục tiêu bay nên rất lợi hại khi tác chiến chống tàu nổi được yểm trợ từ trên không. Với Irbis-E, Su-35BM có thể đối phó với F-22 Raptor trong những điều kiện nhất định.

Một đặc trưng khác của MBTK thế hệ 5 trên Su-35BM là động cơ 117S có điều khiển vector lực đẩy. Đây là kiểu hiện đại hoá sâu của động cơ AL-31F, có sử dụng các công nghệ thế hệ 5, giúp máy bay có khả năng “siêu cơ động”, thậm chí sức cơ động có thể hơn cả F-22 vì động cơ của F-22 chỉ có thể di chuyển lên/xuống, còn 117S có thể di chuyển lên/xuống và phải/trái.


Động cơ 117S của Su-35BM có điều khiển vectơ lực đẩy.

Với trọng lượng và ở dải tốc độ - độ cao nhất định, Su-35BM có thể bay “siêu hành trình” (bay siêu âm mà không dùng chế độ tăng lực). Khả năng bay dài ở chế độ siêu âm là một dấu hiệu đặc trưng của MBTK thế hệ 5. Hiện chỉ có 2 máy bay sản xuất loạt có thể bay “siêu hành trình” là MiG-31 Foxhound và F-22A Raptor.

Hệ thống vũ khí tầm xa đáng gờm
Su-35 mang tối đa được 8.000 kg tải trọng chiến đấu lắp trên 12 điểm treo. Ngoài các vũ khí như ở Su-30МК, Su-35 còn được trang bị các loại vũ khí không-đối-không, không-đối-đất có điều khiển mới, kể cả các loại tầm xa.

Thành phần vũ khí có điều khiển không- đối- không gồm: các tên lửa không-đối-không tầm trung tự dẫn radar chủ động, bán chủ động: R-27ER1 (8 quả), R-27ET1 và R-27EP1 (mỗi loại 4 quả), RVV-АЕ/R-77 (đến 12 quả, kể cả ụ treo kép lắp 4 tên lửa dưới thân), tên lửa tự dẫn hồng ngoại tầm gần R-73E (6 quả) (tổng cộng 34 tên lửa) và 5 tên lửa tầm siêu xa mới như K-100-1 có tầm bắn khủng khiếp... tới 400 km, có tốc độ 4.000 km/h, độ cao tác chiến 3-30.000 m.


Tên lửa không-đối-không tầm siêu xa K-100-1 trên mô hình Su-35.

Các loại tên lửa không-đối-đất có điều khiển gồm 25 tên lửa chống hạm, chống radar tầm trung và tầm xa: 6 tên lửa chống radar Kh-29TE dẫn bằng truyền hình và/hoặc Kh-29L dẫn bằng laser, 6 tên lửa chống hạm Kh-31A và/hoặc chống radar Kh-31P, 5 tên lửa chống hạm tầm xa tiên tiến mới Kh-59MK, 5 tên lửa chống radar tăng tầm Kh-58UShE, 3 tên lửa chống hạm tầm xa Club (3M-14AE/3M-54AE1) và 1 tên lửa chống hạm siêu âm hạng nặng tầm xa Kh-61 Yakhont-M tầm bắn 300 km. Ngoài ra, Su-35 còn có thể mang các bom điều khiển bằng truyền hình, laser, vệ tinh như ở Su-30MK và các bom có điều khiển mới, rocket và bom thông thường các loại. Su-35 còn có 1 pháo tự động cao tốc GSh-301 30 mm có cơ số đạn 150 viên.

Máy bay tiêm kích của tương lai?
Với tính năng vượt trội, Su-35BM được dự báo sẽ là một trong vài loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới. Theo chương trình mua sắm vũ khí quốc gia giai đoạn 2006-2015 do Nga thông qua năm 2006, dự kiến sản xuất 182 Su-35BM cho Không quân Nga và xuất khẩu từ năm 2011-2020. Không quân Nga sẽ thành lập 2-3 trung đoàn tiêm kích Su-35 (60-80 máy bay+lực lượng dự bị). Một số công nghệ của Su-35 sẽ được dùng để hiện đại hoá Su-27, Su-30MKI, Su-33...


Su-35BM sẽ là một trong những máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới.

Su-35BM sẽ được xuất khẩu chủ yếu sang Đông Nam Á, Nam Mỹ, châu Phi và Cận Đông. Nước đầu tiên có thể mua Su-35BM là Venezuela. Tại Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia đang sử dụng Su-27/Su-30 có thể sẽ đón nhận Su-35BM trong vài năm nữa. Ấn Độ ít khả năng mua Su-35BM vì họ đang hợp tác với Nga phát triển MBTK thế hệ 5 PAK FA. Định hướng xuất khẩu cho thấy Trung Quốc không được coi là khách hàng tiềm năng của Su-35BM.

(bdv news)

>> Myanmar – thị trường vũ khí tiềm năng nhất Đông Nam Á?



Với tốc độ tăng ngân sách quốc phòng như hiện nay, cộng với việc triển khai dân chủ trong bộ máy chính quyền, Myanmar có thể trở thành một trong những thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Theo tiết lộ của Trung tâm phân tích thương vụ vũ khí thế giới TSAMTO, trong tổng ngân khố quốc gia năm 2011 trị giá 7,6 nghìn tỷ kyat thì Myanmar đã quyết định sẽ chi 1,8 nghìn tỷ kyat (2 tỷ USD) cho quốc phòng, tương đương 23,6%, trong đó chi cho lực lượng an ninh khoảng 99,5 tỷ kyat (110 triệu USD – 1,3% ngân khố quốc gia).






Thông tin về ngân sách quốc gia của Myanmar trong suốt một thời gian dài không tiết lộ ra bên ngoài mà chỉ một vài năm trở lại đây mới bắt đầu hé lộ. Được biết, tổng chi phí cho quốc phòng của Myanmar trong năm 2009 là 1,5 tỷ USD tương đương 3,6% tổng thu nhập quốc nội GDP. Chính quyền Myanmar trong suốt một thời gian dài do tập đoàn quân phiệt lãnh đạo. Vào tháng 11/2010, Myanmar đã tiến hành bầu cử Nghị viện và vào ngày 4/2 vừa qua đã lựa chọn ra Tổng thống mới. Tổng thống Myanmar hiện nay là nguyên Thủ tướng Myanmar, tướng nghỉ hưu Thein Sein – Chủ tịch Đảng cầm quyền liên minh đoàn kết và phát triển (USDP).

Theo nhận định của các chuyên gia TSAMTO, chính việc tăng ngân sách quốc phòng và thực thi dân chủ trong bộ máy chính quyền nên trong thời gian tới Myanmar có thể sẽ trở thành thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Không quân Myanmar hiện nay đang triển khai thực hiện mua đồng thời 20 máy bay tiêm kích Mig-29 của Nga với tổng trị giá gần 570 triệu USD và 50-60 chiếc máy bay UTS/UBS K-8 Karakorum của Trung Quốc với giá gần 700 triệu USD.

Đây là hai hợp đồng quân sự có trị giá lớn nhất hiện nay. Cả hai hợp đồng này đã được các bên ký kết vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, chưa rõ hiện hợp đồng này đã được triển khai tới đâu và bao giờ Myanmar sẽ nhận được máy bay theo ký kết.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đang đặt ra cho Chính phủ và Bộ Quốc phòng Myanmar là cần thiết phải nâng cấp và cải tiến vũ khí trang bị cho cả Hải, Lục và Không quân để bảo đảm khả năng phòng thủ đất nước ở mức cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu này, trong thời gian tới Myanmar có khả năng sẽ là nhà đặt hàng lớn các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự bởi vì công nghiệp quốc phòng của Myanmar hiện nay chưa đủ khả năng tự cung cấp cho quân đội nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp vũ khí từ bên ngoài.

Trên thị trường vũ khí của Myanmar hiện nay, Nga và Trung Quốc vẫn nổi lên là hai nhà cung cấp chính và chủ yếu. Rất có thể trong thời gian tới sẽ có thêm các nhà cung cấp mới như Ukraina, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Serbia, tiếp nữa là Hàn Quốc, Pakistan, Ba Lan và Singapore.

Liên minh châu Âu EU ngay từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (1991) đã áp lệnh bao vây, cấm vận cung cấp vũ khí, đạn dược và huấn luyện, đào tạo binh lính cho quân đội Myanmar.

Đến năm 1993 Mỹ là quốc gia đầu tiên cung cấp vũ khí cho Myanmar. Tuy nhiên vào tháng 6/2010 Hạ viện Mỹ lại tiếp tục gia hạn thêm lệnh bao vây, cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Liên quan đến kết quả bầu cử Nghị viện và người đứng đầu nhà nước mới ở Myanmar lên nắm quyền, các chuyên gia phân tích nhận định, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tái xem xét khả năng rỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Theo số liệu thống kê không đầy đủ, từ năm 1988 số binh lính trong quân đội Myanmar đã tăng lên gấp đôi và hiện nay đang có khoảng 406.000 quân

(Armstrade news )

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang