Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: việt nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn việt nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn việt nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

>> Chiến hạm Việt Nam: Petya II - III



[Vndefence news] Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được HQNDVN nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam

Tàu hộ tống lớp Petya-II
Độ giãn nước: 1,077 tấn

Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.85 mét

Sức đẩy: 3 trục; 6,000 bhp; 2 động cơ đẩy gas turbines 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 92

Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D

Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 2 giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL

Nguồn gốc: Khu trục hạm cỡ nhỏ của Liên Xô, chuyển giao cho Việt Nam.

Nơi sản xuất: Yantar Zavod, Kaliningrad, Russia.




Tàu tuần tiễu lớp Petya-III
Độ giãn nước: 1,040 tấn

Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.72 mét

Sức đẩy: 3 trục; 1 cruise diesel, 6,000 bhp; 2 boost gas turbines, 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 92

Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D air search

Sonar: Titan hull mounted MF

EW: Bizan-4B suite with Watch Dog intercept

Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4

giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL

Nguồn gốc: tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận năm 1978. Việt Nam hiện có 2 chiếc HQ-09, HQ-11.



Petya là tàu khu trục cỡ nhỏ do Liên Xô chế tạo với chức năng chính là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tổng cộng có khoảng 45 chiếc được chế tạo và sử dụng tại Liên Xô, trong đó có 18 Petya-I, 27 chiếc Petya-II. Phiên bản Petya-III dành cho xuất khẩu.

Việt Nam nhận 3 chiếc Petya-II đã qua sử dụng của Liên Xô và sau đó là 2 chiếc Petya-III vào năm 1978

Petya được thiết kế theo kiểu cổ điển từ thời chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù thời điểm nó sinh ra là vào thập niên 60, có lẽ do Petya không phải là lực lượng chiến đấu xung kích trong hải quân Xo Viết. Nhiệm vụ chính của Petya là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tuy nhiên khả năng chống ngầm của Petya cũng còn hạn chế.

Vũ khí
Petya-III có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.



Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm



Khả năng phòng thủ cũng như chiến đấu của Petya rất hạn chế vì tất cả hỏa lực của nó điều là hỏa lực trực tiếp có tầm xạ kích hiệu quả dưới 10 km, trong khi đó các tàu chiến hiện tại đều dùng hỏa tiễn hải đối hải với tầm bắn lên đến hàng trăm km. Tốc độ của Petya khá chậm 29 hải lý/giờ. Tuy nhiên với điều kiện kinh phí cho hải quân còn thấp, Việt Nam vẫn duy trì hạm đội Petya, nhưng với chức năng phòng thủ các cảng sông mà thôi.



Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Mỹ cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam



[BDV news] Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt M. Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam cũng như các quốc gia đang lớn mạnh khác tại châu Á-Thái Bình Dương.

Trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện, ông Campbell trình bày chiến lược của chính quyền Tổng thống Obama nhằm can dự vào châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được coi là tạo ra những cơ hội lớn cho nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, kể cả việc mở rộng thị trường cũng như hình thành các mối quan hệ đối tác chiến lược mới.

Ông Campbell đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ (bên cạnh Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Singapore và Ấn Độ).

Ông khẳng định Việt Nam là một trong 8 đối tác đang tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương của Mỹ và trong các cuộc gặp tại Hà Nội vào năm ngoái, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thỏa thuận sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương thành mối quan hệ đối tác chiến lược.




Ông Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam.


Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết, chính quyền ông Obama cam kết thúc đẩy can dự tại các tổ chức đa phương thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Ngoại trưởng Clinton coi là "điểm tựa cho kiến trúc đang nổi lên của khu vực, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF).

Theo ông Campbell, trong năm nay, Tổng thống Obama sẽ dự EAS tại Indonesia và tập trung vào các bước đi mà tổ chức này thực hiện để thúc đẩy an ninh biển tại khu vực, tăng cường năng lực của các nước trong việc đối phó với các thảm họa thiên nhiên và nhân đạo cũng như việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ làm việc với ASEAN để xác định các biện pháp mà Washington có thể hỗ trợ tổ chức này trong việc thực hiện Kế hoạch hành động. Tổng thống Mỹ cũng sẽ đồng chủ trì hội nghị cấp cao Mỹ- ASEAN.

Ông Campbell cho biết, Mỹ đang tiến hành chương trình ba điểm nhằm can dự thành công vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại Mỹ-Hàn Quốc, đạt tiến bộ quan trọng trong đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và tổ chức thành công APEC.


Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

>> VN nói cuộc tấn công Libya là 'tiền lệ xấu'






[BBC Vietnamese] Chính phủ Việt Nam bày tỏ quan ngại trước các diễn biến mới nhất ở Libya, trong khi Đảng Cộng sản nói việc liên quân tấn công là "không thể chấp nhận được".




Nhanh không kém nước lớn láng giềng Trung Quốc, vốn đã ngỏ ý "tiếc" về hoạt động quân sự của liên quân phương Tây tại Libya, hôm Chủ nhật 20/03, Chính phủ Việt Nam tuyên bố qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao:

"Việt Nam lo ngại sâu sắc trước sự gia tăng căng thẳng và những hành động quân sự mới đây tại Libya với nhiều hệ lụy đối với đời sống của người dân Libya và hòa bình, ổn định ở khu vực."

Trước đó, cũng trong ngày Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo nói nước này luôn phản đối việc "sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Nga và một số nước khác cũng đưa ra quan điểm tương tự.

Bắc Kinh bày tỏ hy vọng "Libya sẽ sớm khôi phục ổn định và tránh thương vong cho người dân", đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc tôn trọng "độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của quốc gia Bắc Phi.

Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, sớm chấm dứt các hoạt động quân sự, tích cực thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia.”

Cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không đề cập tới thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội Libya và phe nổi dậy, mà các binh lính trung thành với Đại tá Gaddafi bị cáo buộc vi phạm.

'Khoác áo bảo vệ nhân quyền'
Trong khi đó, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm thứ Hai 21/03 chạy bài xã luận chỉ trích chiến dịch quân sự của Anh-Pháp-Mỹ tại Libya là "hành động quân sự khoác áo bảo vệ nhân quyền".

Bài xã luận viết rằng cuộc tấn công vào Libya, "một nước độc lập, có chủ quyền" đang "gây đau thương và chết chóc cho người dân vô tội".

Báo Nhân dân đặt câu hỏi: "Phải chăng đây chỉ là cái cớ để can thiệp tình hình nước này?" và trích dẫn một số phân tích gia nói rằng mục đích cuối cùng của chiến dịch quân sự hiện thời là "thiết lập một chính quyền thân phương Tây, tạo ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực".

Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Libya là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế.

Xã luận báo Nhân dân
Bài xã luận cũng nói "dư luận quốc tế tỏ rõ nghi ngờ mục tiêu chiến dịch quân sự" của phương Tây tại Libya.

Báo Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Libya là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền".

"Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế."

Phản ứng của Việt Nam được cho là không bất ngờ vì Tripoli lâu nay giữ quan hệ khá mật thiết cả về chính trị và ngoại giao với Hà Nội.

Việt Nam và Libya có cơ chế tham khảo chính trị, cùng chia sẻ nhiều quan điểm chung về tình hình quốc tế, nhất là vai trò của Mỹ và các nước phương Tây.

Cũng là quốc gia 'Xã hội Chủ nghĩa', Libya của Đại tá Gaddafi và Việt Nam cùng phản đối can thiệp của nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực dân chủ-nhân quyền.

Truyền thông Việt Nam cũng cho hay đại sứ quán Việt Nam tại Tripoli vẫn an toàn tuy có thể sẽ sơ tán sang một nước láng giềng nếu bạo lực leo thang.


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'



[Vietnamdefence] Libya đang là nạn nhân tiếp theo của chính sách bạo lực cường quyền dưới chiêu bài đạo đức giả hiệu. Tên lửa Tomahawk trở thành phương tiện “truyền bá, cưỡng ép dân chủ” hữu hiệu của thế giới tự do.




Libya - thêm một cuộc chiến tranh có mùi dầu lửa

Thế kỷ XVII, thời trị vì của Vua Pháp Louis XIV (1661-1715), Hồng y áo xám khét tiếng Armand Jean du Plessis de Richelieu đã hạ lệnh khắc trên tất cả khẩu đại bác đúc tại Pháp dòng chữ Ultima ratio regum (Lý lẽ cuối cùng của các ông vua).

Một thế kỷ sau, Vua Phổ Friedrich II cũng cho dập dòng chữ Ultima ratio regis (Lý lẽ cuối cùng của nhà vua) trên các khẩu đại bác của Phổ.

Đó chính là triết lý của người phương Tây trong các cuộc chiến phong kiến tương tàn ở châu Âu khi mà các vị quân chủ tranh giành đất đai, của cải và quyền lực bằng lý lẽ, ngoại giao không được phải chuyển sang dùng binh đao, phải vận dụng “lý lẽ” cuối cùng là đại bác.

Người Pháp cũng có câu ngạn ngữ: “Muốn giết chó thì bảo chó điên”, tức là muốn gia hại ai đó thì chỉ cần tạo ra cớ.

Người Mỹ vận dụng rất giỏi và linh hoạt ngạn ngữ này.

Lúc Mỹ chia cắt và xâm lược Việt Nam thì họ nói để “ngăn chặn hiểm họa cộng sản, bảo vệ thế giới tự do”. Để có cớ đưa không quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam, họ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

Năm 1999, Mỹ và NATO không kích Nam Tư với cớ Nam Tư vi phạm nhân quyền ở Kosovo.

Sau sự kiện 11.9.2001, Mỹ dùng chiêu bài “chống khủng bố” hết đánh Afghanistan, lại đi bắt cóc người trên khắp thế giới, tra tấn, hành hạ, ngược đãi họ trong những nhà tù chính thức và bí mật; cả thế giới bó tay để Mỹ tung hoành, tác oai tác quái.

Để xâm chiếm Iraq và loại bỏ ông Saddam Hussein năm 2003, Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây đồng thanh quy kết Iraq phát triển vũ khí hủy diệt lớn.

Và nay, họ lại đánh Libya tơi bời với cớ bảo vệ dân lành chống lại sự đàn áp của ông Gaddafi, thúc đẩy dân chủ ở nước này.

Tóm lại, khi kẻ mạnh muốn đánh kẻ yếu thì không thiếu lý do, nếu có thật thì tốt, còn không thì có thể ngụy tạo ra vô số.

Một điều lạ là tuy Libya bị chiến tranh thông tin của báo chí phương Tây tấn công mãnh liệt, họ lại có rất ít “bằng chứng” về sự tàn bạo, dã man của chế độ Gaddafi, trái ngược hẳn với những “bằng chứng” ấn tượng và phong phú, phần nhiều là ngụy tạo ở Nam Tư.

Phương Tây chỉ cần những thông tin báo chí nghèo nàn, định kiến, ác ý và thiếu bằng cớ đó, cộng với những lời kêu cứu thê thảm của phe đối lập nổi dậy ở Benghazi là đủ cho ra lò 1 Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ, mở đường cho chiến dịch quân sự chống Libya khai diễn vào tối 19.3.2011.

Ô, thế thì vì sao mà các nhà dân chủ lại thích dùng bom với tên lửa để “dân chủ hóa” nước khác thế nhỉ?!

Mỹ và các nước phương Tây suốt ngày và ở đâu cũng “tụng kinh” dân chủ. Dân chủ đã trở thành bài học dạy đời đặc quyền của các ông thầy đạo đức này, đã trở thành thứ giáo lý, thứ tôn giáo thật sự.

Nhưng sự đời oái oăm là những “nhà truyền giáo” hiện đại có lượng từ bi hải hà này mà tấm lòng chỉ đăm đăm lo cho tương lai nhân loại và quyền lợi con người không hiểu sao lại hay dụng võ, lại hay dùng chiêu “truyền giáo bằng thanh kiếm”, hay nói một cách hình tượng và cập nhật hơn là bằng “tên lửa Tomahawk” đến thế.

Tên lửa Tomahawk đã trở thành “lý lẽ cuối cùng” của Mỹ và phương Tây trong vài chục năm trở lại đây và có lẽ còn như vậy trong nhiều năm nữa.

Nếu thế kỷ XVIII-XIX, người ta nói nhiều đến kỷ nguyên của “Ngoại giao pháo thuyền” trong quan hệ quốc tế, thì từ cuối thể kỷ XX, chúng ta chứng kiến sự ra đời một biến tướng của nó, của kỷ nguyên “Dân chủ Tomahawk”.



Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

>> 'Binh chủng em út' xứng với 16 chữ vàng

Nhà thơ Chế Lan Viên xúc động nhớ lại hình ảnh cha ông cùng cháu con ra trận viết:

“Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Huệ cưỡi voi vào Cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng nước Bạch Đằng…”

Trong những ngày tháng sôi động ấy, khi cả nước đang vang vọng lời Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” thì có một binh chủng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời: binh chủng đặc công với ba thành phần hợp thành gồm đặc công bộ, đặc công nước, đặc công biệt động.

Từ ngày thành lập 19/3/1967 đến nay đã 44 năm, lá cờ thêu 16 chữ vàng “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn” luôn tung bay chói lọi trên hàng quân cách mạng với cách đánh tinh nhuệ, hiệu quả lớn lao.

Đặc công có thế hệ cha anh từ các đội vũ trang quyết tử, biệt động trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, tiếp tục mở rộng, phát triển sâu trong kháng chiến.


Bộ đội đặc công trong Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Tuấn Linh

Giai đoạn cuối chống Pháp, các trận tập kích của 16 chiến sĩ đại đội 8 mặt trận Hà Nội và 3 dân quân địa phương đánh vào sân bay Gia Lâm. Căn cứ không quân quan trọng của Pháp được canh phòng cẩn mật, do một trung đoàn Âu – Phi cùng lực lượng mật thám và hệ thống đồn bốt, mìn, dây thép gai dày đặc vẫn bị phân đội 19 người của chúng ta làm điên đảo. Kết quả, 18 máy bay bị phá hủy.

Trong trận sân bay Cát Bi (gần Hải Phòng), 32 chiến sĩ bộ đội địa phương Kiến An tập kích 6 tiểu đoàn địch được trang bị đầy đủ… Kết thúc trận đánh, 59 máy bay bị phá hủy trong vòng 15 phút và rút lui an toàn.

Hai trận đánh sân bay trên đã góp phần vào chiến cục Đông Xuân mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, là mẫu mực về cách đánh cho thế hệ sau.



Bộ đội đặc công trong thời kỳ kháng chiến.

Xa xưa, từ thời Trần cha ông ta đã có cách đánh trên sông biển lừng danh với tên tuổi Yết Kiêu, Dã Tượng. Đời sau trong chiến dịch Hà Nam Ninh 1951, Nguyễn Quang Vinh chỉ huy 1 tổ dùng thuyền nan chở thuốc nổ bí mật áp mạn đánh chìm tàu LCD. Trước đó, năm 1949 ở Long Châu Sa, bộ đội ta đã dùng thủy lôi tự tạo diệt tàu Glyxin.

Trên bộ, trên sông đã có những chiến công để bước vào chống Mỹ, đặc công bộ, đặc công thủy và đặc công biệt động phát triển mạnh vượt bậc.

Nhiều người chúng ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn qua các trang các sách và bộ phim “Biệt động Sài Gòn”, miêu tả chân thật các trận đánh vào sào huyệt quân Mỹ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, được sự đùm bọc của nhân dân, sự phối hợp chiến đấu của các đơn vị bạn, bộ đội đặc công trên các chiến trường đã đánh hàng nghìn trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn quân đối phương, tiêu diệt và đánh thiệt hàng trăm sở chỉ huy các cấp, phá hủy phá hỏng hàng nghìn máy bay các loại, 1.600 khẩu pháo, 9.000 xe quân sự, 400 tàu xuống chiến đấu...

Đọng lại trong tâm trí nhân dân và các em thơ, vẫn là hình ảnh anh bộ đội nói chung, anh lính đặc công nói riêng giản dị, cần cù, hiền như đất, như mọi người dân nước Việt.



Người lính đặc công Việt Nam. Ảnh: Tuấn Linh

Tiếp bước cha anh, giờ đây, các anh hàng ngày đều đặn ra thao trường, vào giảng đường, bởi những thách thức không nhỏ trước mắt. Đất nước thời mở cửa, hội nhập kinh tế thị trường… đem lại ấm no hơn và việc bảo vệ cuộc sống vật chất lẫn tinh thần càng nặng nề hơn.

Bộ đội đặc công tiếp tục phát huy tinh hoa của cha ông, truyền thống của quá khứ, tìm ra cách đánh thời hiện đại. Một trong những nhân tố thành công của đặc công, các anh hiểu đấy là có sự đùm bọc của dân và các lực lượng bạn.

Đặc công cùng các đơn vị khác tham gia chống bão, cứu hộ cứu nạn, chống lũ quét, chống khủng bố đường không, đường thủy, các cửa khẩu… Lúc nào anh cũng gắn bó với dân, vì dân.



Bộ đội đặc công không ngừng rèn luyện xứng đáng với 16 chữ vàng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị trong ngày thành lập 19/3/1967:

“Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt. Có thể nói, do chiến tranh du kích phát triển cao, đặc biệt cao. Chiến thuật du kích lấy ít đánh nhiều và đi không tiếng về không tăm. Bây giờ các chú cũng thế, cũng phải lấy ít đánh nhiều nhưng mà to hơn nữa, cao hơn nữa, lấy ít đánh nhiều, lấy ít thắng nhiều.”

Năm 2002, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện nhân 35 năm ngày thành lập binh chủng:

“Cách đánh của Bộ đội Đặc công vốn có tiền đề từ truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, được Đảng và quân đội ta kế thừa, phát triển lập một trình độ mới. Đó là đỉnh cao của cách đánh giặc lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, là sự phát triển sáng tạo độc đáo của học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.”

Nhân ngày lễ này, chúng ta gửi niềm tin cậy đến những người lính đặc công, binh chủng thuộc loại “em út” nhưng rất giàu truyền thống của quân đội ta.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

>> Tàu đã về



Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận chiến hạm hiện đại nhất của mình - frigate tàng hình lớp 11661E Gepard-3.9.



Tàu chiến Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tại cảng nhà

Ngày 5.3.2011, tại quân cảng Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 mang tên.

Chiến hạm hiện đại này do Nhà máy đóng tàu mang tên A.M. Gorky ở Zelenodolsk, Tatarstan, Liên bang Nga đóng.


Các quan chức Việt Nam và Nga tại lễ giao nhận tàu

Các tướng lĩnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, các quan chức hãng Rosoboronoexport, Nhà máy đóng tàu A.M. Gorky (Liên bang Nga) và các đại diện tất cả các quân-binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có mặt tại buổi lễ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã phát biểu đánh giá cao chiến hạm mới.

Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006.

Gepard-3.9 ở Kronshtadt Tàu thứ nhất khởi đóng ngày 10.7.2007, tàu thứ hai - ngày 28.11.2007. Hai tàu lên đường đi Kronshtadt để thử nghiệm và bàn giao vào tháng 7 và 8.2010. Tàu Gepard-3.9 thứ hai đang được thử nghiệm ở biển Baltic.

Trước đó, Giám đốc Công ty “Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky” Renat Mistakhov cho biết, chiến hạm Gepard-3.9 đầu tiên trong 2 chiếc mà công ty đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ về tới vào ngày 19.2.2010. Theo ông Mistakhov, Gepard-3.9 đã thể hiện tính năng chiến-kỹ thuật cao trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic.

Nhiều khả năng, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sẽ là kỳ hạm mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam.





Frigate tàng hình Gepard-3.9 dùng để thực hiện nhiệm vụ truy tìm, theo dõi và tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và mục tiêu bay, hộ tống và tuần tra, cảnh giới, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 2.100 tấn, tầm hoạt động gần 5.000 hải lý.


Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic

Nhờ cải tiến và hoàn thiện các tính năng của động cơ diesel, tàu có tốc độ cao hơn tốc độ thiết kế (21 hải lý/h thay vì 18 hải lý/h). Động cơ diesel của tàu sử dụng sẽ tiết kiệm hơn so với động cơ turbine khí.





(vietnamdefence news)

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

>> 'Sát thủ' diệt hạm ở Đông Nam Á



Tên lửa hành trình diệt hạm là một loại vũ khí cực kỳ hiệu quả trong tác chiến chống hạm trên biển.

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có vùng biển lớn vì vậy sức mạnh hải quân luôn luôn được chú trọng. Trong những năm qua, một số nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei, Việt Nam… đầu tư mạnh ngân sách để hiện đại hóa lực lượng tàu chiến. Nhiều chiến hạm cỡ lớn được mua từ những công ty đóng tàu quân sự có uy tín trên thế giới. Tên lửa diệt hạm lựa chọn trang bị cho các tàu chiến chủ lực ở Đông Nam Á đều là mẫu thiết kế có tiếng. Sau đây là một số thông tin về tên lửa diệt hạm cũng như lớp tàu trang bị ở Đông Nam Á:  


MBDA Exocet


Exocet là “nhãn hiệu” tên lửa đối hạm hàng đầu của nước Pháp. Ra đời từ những năm 1960 nhưng phải đến năm 1982 nó mới vang danh thế giới trong trận chiến ở quần đảo Falklands. Khi đó, Exocet được quân đội Argentina sử dụng rộng rãi đã gây hư hỏng, đánh chìm nhiều chiến hạm của hải quân Anh. Đông Nam Á là nơi khá ưa chuộng dòng tên lửa diệt hạm Exocet. Hầu hết các chiến hạm hiện đại của Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều trang bị các biến thể của dòng Exocet. Các biến thể Exocet tương tự nhau về hình dáng chỉ khác về kích thước và trọng lượng. Giữa thân tên lửa có 4 cánh tam giác, đuôi tên lửa có 4 cánh định hướng. Tất cả các tên lửa Exocet đều lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165 kg.



Tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II.

Phương thức dẫn đường của dòng Exocet giống nhau. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa sẽ ổn định hướng tới mục tiêu cùng với độ cao bay phù hợp (vừa đủ để tránh bị đối phương phát hiện, vừa đủ để đầu dò radar chủ động bám bắt mục tiêu).

Ở pha giữa, tên lửa sử dụng hệ thống định vị quán tính cho phép bay lướt theo quỹ đạo nhắm tới mục tiêu. Radar chủ động tự dẫn ở pha cuối.

Ba biến thể Exocet được dùng ở Đông Nam Á là MM-38, MM-40 Block II và SM-39. Trong đó:

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-38 có tầm bắn 40km trang bị cho các tàu cao tốc lớp Perdana (hải quân Malaysia); tàu cao tốc lớp Rajcharit (hải quân Thái Lan); tàu tuần tra mang tên lửa lớp Waspada (hải quân Brunei).

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Block II có tầm bắn 70km trang bị cho khinh hạm lớp Lekiu (hải quân Malaysia); hộ vệ hạm lớp Kapitan Patimura (hải quân Indonesia); hộ vệ hạm lớp Nakhodam Ragam (hải quân Brunei).

- Tên lửa đối hạm SM-39 trang bị cho các tàu ngầm Scorpene của hải quân Malaysia. Biến thể này đặt trong công te nơ bảo quản, có thể được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm. Sau khi rời khỏi mặt nước ở độ cao 30m, tên lửa “tách vỏ” bay tới mục tiêu. SM-39 có tầm bắn ngắn 50 km.

Boeing Harpoon

Harpoon là tên hiệu của loại tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn do tập đoàn Boeing (Mỹ) phát triển. Harpoon có ba biến thể chính là: AGM-84 (phóng từ trên máy bay), RGM-84 (phóng từ chiến hạm nổi), UGM-84 (phóng từ tàu ngầm).

Trong đó, RGM-84 được sử dụng khá nhiều cho các tàu chiến của hải quân các nước Đông Nam Á. RGM-84 trang bị cho các hai khinh hạm lớp Knox của hải quân Thái Lan, khinh hạm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lớp Formidable của Singapore, khinh hạm Van Speijk của Indonesia.

Biến thể RGM-84 Harpoon có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng khi phóng 682kg. Nó được bắn từ hệ thống ống phóng Mk 131, Mk 10 hoặc Mk 112 (thường để bắn tên lửa chống ngầm RUR 5 ASROC).



Tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon.


Tên lửa UGM-84 phóng từ tàu ngầm.

RGM-84 trang bị hai động cơ, động cơ rocket nhiên liệu rắn hoạt động trong giai đoạn phóng, khi tên lửa đạt trạng thái ổn định, hết nhiên liệu động cơ sẽ tự tách bỏ. Ở giai đoạn bay chính tên lửa dùng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.

Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) sẽ hướng dẫn tên lửa trong pha giữa, radar chủ động sẽ hoạt động ở pha cuối. RGM-84 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 222kg, tầm bắn xa 130km.

Phiên bản phóng từ tàu ngầm UGM-84 chỉ có duy nhất tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia sử dụng. Đặc điểm tính năng biến thể này hoàn toàn tương tự RGM-84, loại tên lửa này sẽ được phóng qua máy bắn ngư lôi.

Tên lửa chống hạm từ nước Nga

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm trên các chiến hạm nổi của mình.

Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.



Hộ vệ hạm Project 1241.1 phóng tên lửa P-15M.

Tên lửa Kh-35 Uran (NATO gọi là SS-N-25) trang bị tàu hộ vệ project 1241.8 và khinh hạm Gepard 3.9. Tên lửa Uran được thiết kế với 4 cánh định hướng tam giác đặt giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi.

Uran dài 4,2m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng khi phóng 630kg. Hệ thống định vị quán tính dẫn đường ở pha giữa và radar chủ động điều khiển ở pha cuối. Tên lửa trang bị hai động cơ: động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy. Tên lửa có tầm bắn 130kg, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg.

Tương lai không xa, một cái tên danh tiếng nữa trong đại gia đình tên lửa diệt hạm Nga có thể xuất hiện ở Đông Nam Á là hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) bắn tên lửa 3M54E1 (tầm bắn xa 220km, đầu đạn 450kg). SS-N-27 theo thiết kế của Nga sẽ trang bị trên các tàu ngầm tiến công lớp Kilo. Hải quân Việt Nam và Indonesia đã đặt mua một số tàu ngầm Kilo Type 636.

Tên lửa chống hạm từ Trung Quốc

Trung Quốc cũng sản xuất rất nhiều mẫu tên lửa hành trình chống hạm, tuy nhiên thiết kế duy nhất được sử dụng nhiều ở Đông Nam Á là loại C-802 (tên gọi phiên bản xuất khẩu của YJ-82).

C-802 có mặt nhiều nhất trong thành phần trang bị chiến hạm của hải quân Myanmar. Cụ thể, C-802 được vũ trang cho khinh hạm chủ lực lớp Azung Zeya, hộ vệ hạm lớp Nawarat, tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin (Type 037IG) cùng một số tàu cỡ nhỏ khác.

Ngoài ra, hải quân Indonesia cũng lựa chọn trang bị cho tàu cao tốc FPB-57 Nav V. Hải quân Thái Lan ký hợp đồng với phía Trung Quốc mua C-802 cho các khinh hạm lớp Phraya.



Tên lửa C-802 rời bệ phóng.

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực.

C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9. Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu.

Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg.

Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%.

Một số loại khác

Ít tiếng hơn so với các thiết kế Harpoon, Exocet, P-15M, Kh-35 Uran E, C-802 còn có 2 loại tên lửa tới từ Italia và Israel.

Hộ vệ hạm Laksamana của hải quân Malaysia trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Otomat MkII. Tên lửa do tập đoàn Oto Melara Italia và Matra Pháp hợp tác chế tạo. Otomat Mk II được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính và radar chủ động.



Tên lửa diệt hạm Otomat MkII.

Nếu so với các loại tên lửa chống hạm trang bị trên tàu chiến nổi ở Đông Nam Á, thì Otomat MKII là tên lửa có tầm bắn xa nhất lên tới 180km.

Một vài tàu cao tốc tên lửa của Thái Lan lại trang bị tên lửa chống hạm tầm ngắn Gabriel của Israel. Gabriel có hai biến thể chính là: Mk I (tầm bắn 20km, đầu đạn nặng 430kg), Mk II (tầm bắn 36km, đầu đạn 522kg). Không rõ tàu Thái Lan trang bị phiên bản nào.
(bdv news)

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

>> Toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông



Theo TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên, bộc phát mà được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí, có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiếu biến động phức tạp hiện nay.

Từng làm công tác đàm phán biên giới nhiều năm và tham gia các hội thảo quốc tế về Biển Đông thời gian qua, ông Trần Công Trục cũng khuyến nghị đối sách cho Việt Nam, bên tham gia tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này.



Một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên.

Một loạt những hành động có tính toán
-Mới đây mạng thông tin Trung Quốc có nói về sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và nói rằng đây là phản ứng tự vệ của quân dân Trung Quốc đối với vùng đất có chủ quyền của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về động thái này từ phía Trung Quốc?
Động thái nói trên của Trung Quốc không có gì mới. Chúng ta đã từng được nghe khá nhiều lần những thông tin tương tự trước khi Trung Quốc dùng sức mạnh để gây ra các sự kiện tranh chấp trên các vùng biên giới và trên biển. Vấn đề chúng ta cần xem xét, tìm hiểu là tại sao trong thời điểm hiện nay, họ lại nhắc lại luận điểm này?

Trong thời gian gần đây cùng với luận điểm đó, Trung Quốc gia tăng nhiều hoạt động liên quan đến Biển Đông. Chẳng hạn, họ chuẩn bị khởi động một siêu dự án mang tên "Vùng sâu Biển Đông", nghiên cứu, khám phá Biển Đông, tiến hành các hoạt động ngăn chặn bắt bớ, cản trở gây nhiều khó khăn với tàu thuyền VN đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, tiếp tục tiến hành xây dựng, củng cố các vị trí họ đã chiếm đóng trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả Trường Sa, đặc biệt tích cực vận động, kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư khai thác dầu khí trong các khu vực biển, thềm lục địa của Việt Nam và của các nước khác trong khu vực.

Trên mặt trận tuyên truyền, pháp lí, Trung Quốc lại tung ra bản đồ trực tuyến vẽ đường biên giới biển hình lưỡi bò để một lần nữa hợp thức hóa đường "lưỡi bò" phi lý đã bị cộng đồng quốc tế phê phán, bác bỏ .

Rõ ràng, đây là một loạt các hoạt động được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí. Những hoạt động này không phải là ngẫu nhiên, bộc phát mà đều có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay.

Quá trình chiếm đóng bằng vũ lực
- Vì sao ông lại cho rằng đây là những hành động có tính toán cụ thể?
Để trả lời câu hỏi này, theo tôi, ta nên quay lại các mốc thời gian lịch sử có liên quan đến quá trình Trung Quốc tiến hành xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Viêt Nam.

Năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc nhảy vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang nằm dưới sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp, với danh nghĩa là đại diện cho nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, bằng hành động của viên đô đốc Lý Chuẩn, theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng, đưa vài ba pháo thuyền ra khu vực Hoàng Sa bắn pháo, đổ bộ lên vài đảo, rồi nhanh chóng lặng lẽ rút lui.

Năm 1946, lợi dụng việc giải giới quân Nhật theo sự ủy thác của Đồng Minh, Chính quyền Quốc dân Đảng đưa tàu chiến ra chiếm đóng một số đảo thuộc hai quần đảo này. Tàu chiến mang tên Thái Bình của Quốc dân đảng đã đổ quân lên chiếm đóng đảo Ba Bình của Việt Nam mà người phương Tây gọi là Itu Aba, để rồi từ đó hòn đảo này được gán ghép cho một tên mới "Thái Bình đảo" theo đúng cách thức truyền thống của Trung Quốc.

Năm 1956, hai năm sau khi Hiệp định Gieneve được ký kết, trong thời điểm chuyển quân và chuyển giao quyền quản lý giữa các lực lượng và chính quyền của hai miền Nam Bắc Việt Nam theo Hiệp định Gieneve lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Lợi dụng tình hình quân đội Pháp buộc phải rút quân, quân đội cua chính quyền Nam Việt Nam chưa đủ sức tiếp quản hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, thực hiện một bước tiến quan trọng của họ xuống khu vực Biển Đông.

Trước tình hình đó, Chính quyền Sài Gòn đã đưa quân ra đóng giữ nhóm phía Tây quần đảo Hoàng sa và với tư cách là người quản lý hợp pháp phạm vi lãnh thổ từ vỹ tuyến 17 trở vào, chính quyền Sài gòn đã chính thức phản đối hành động xâm chiếm trái phép của Trung Quốc nhóm phía Đông Hoàng Sa, đồng thời tiến hành các hoạt đông ngoại giao, pháp lý để thực hiện và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa.

Năm 1959, Trung Quốc lại tiếp tục huy động lực lượng quân sự giả dạng tàu đánh cá mon men nhòm ngó xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa nhưng không thành. Quân đội của Việt Nam cộng Hòa, với sự trợ giúp trực tiếp của Hoa Kỳ, toàn bộ tàu "đánh cá " của Trung Quốc đã bị tóm gọn và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng.

Đến đầu những năm 1970, trước những diễn biến quan trọng về quân sự,chính trị... đang diễn ra tại Việt Nam, Trung Quốc lại tiếp tục có những hoạt động để chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng mới bằng quân sự. Lợi dụng bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, trong tình thế xuống dốc của chính quyền miền Nam và sự rút lui của Hoa Kỳ, ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã điều 11 tàu chiến với sự yểm trợ của máy bay tới xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn đã huy động 4 chiến hạm ra chống trả nhưng tương quan lực lượng quá chênh lệch nên cuối cùng, nhóm đảo này đã rơi vào tay Trung Quốc. Trung Quốc đã hoàn thành việc xâm chiếm băng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào thời điểm trước khi miền Nam Việt Nam được giải phóng.

Năm 1988, Trung Quốc lại đưa quân xuống khu vực quần đảo Trường Sa, dùng tàu chở các phương tiện, gạch ngói, xi măng đổ lên một số bãi cạn, biến các bãi cạn nay thành các căn cứ quân sự, ngang nhiên khiêu khích và gây ra cuộc đụng độ với Hải quân Việt Nam cũng trong bối cảnh có những khó khăn vế kinh tế mà Việt Nam phải đương đầu và tình hình chính trị quốc tế có nhưng diễn biến phưc tạp bất lợi cho Việt Nam tại thời điểm đó.

Năm 1995, Trung Quốc lại tiếp tục dùng sức mạnh đánh chiếm đảo Vành Khăn, một đảo đá nằm phía tây nam Trường Sa.

- Phải chăng, Trung Quốc có hàng loạt những động thái kể trên vì bối cảnh quốc tế đang thuận lợi cho họ khi các nước lớn và ASEAN đang bận tậm với những vấn đề khác?
Bài học của lịch sử nhân loại cho thấy rõ những cuộc xung đột, xâm chiếm thường xảy ra khi kẻ xâm lược biết cách khai thác và tận dụng cơ hội. Phải chăng bối cảnh và tình hình quốc tế hiện nay có thể sẽ là cơ hội để cho nhưng âm mưu muốn biến Biển Đông trở thành ao nhà của mình trở thanh hiện thực?

Tuy nhiên, tôi cho rằng, Biển Đông là khu vưc vô cùng quan trọng và có mối liên quan mật thiết đến hoà bình, an ninh và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương, một địa bàn chiến lược đối với nhiều cường quốc.

Bởi vậy, người ta không bao giờ có thể quên những vấn đề tiềm ẩn ở khu vực Biển Đông, nơi tranh chấp phức tạp, nhạy cảm trong thế cân bằng cán cân lực lượng thế giới. Chắc chắn các chính khách, các chiến lược gia, giới quân sự của các nước có liên quan đều đã phải tính đến để có nhưng đối sách thích hợp .

Đối sách cho Việt Nam
- Vậy theo ông, trước những diễn tiến đó, Việt Nam cần phải có đối sách như thế nào?
Việc họ có thực hiện được tham vọng độc chiếm Biển Đông hay không còn là một vấn đề và còn phụ thuộc vao nhiều yếu tố.

Tôi cho rằng, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất để bảo vệ chủ quyền , quyền chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông trong bối cảnh hiện nay chính là sưc mạnh của sự đại đoàn kết của dân tộc Viêt Nam. Nếu như nội bộ chúng ta không đồng lòng, không nhất trí, thiếu sự quan tâm cần thiết đến chủ quyền biển đảo và không tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế thì sẽ là yếu tố tạo cơ hội cho những mưu toan xâm lược sẽ được thực hiện. Bài học lịch sử đã cho thấy điều này.

Tôi tin rằng người Việt Nam, dù đang sống ở đâu, đều luôn luôn hướng về Đất Nước và sẵn sàng đóng góp tinh thần lẫn vật chất để bảo vệ từng tấc đất Tổ Quốc.Chúng ta phải tìm mọi cách giữ gìn và phát huy được sức mạnh vô song này.

Chúng ta phải triển khai mạnh mẽ và kịp thời cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Viêt Nam bằng sự phối hợp một cách chủ động, chặt chẽ, liên tục trên các mặt quân sự, ngoại giao, pháp lý, tuyên truyền... Đặc biệt, cần phải tranh thủ sự đông tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế, dù đó là cá nhân hay tổ chức, của các quốc gia, dù là nhỏ hay lớn...như những gì mà thời gian qua chúng ta đã làm và đã thu được nhưng kết quả đang kể trong các hoạt đông ngoại giao của mình.

(vnn)

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

>> Trung Quốc có phải là kẻ hiếu chiến? (1)



Sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc gần đây đối với biển Hoa Đông và Biển Đông và dọc biên giới Trung - Ấn đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt. Phải chăng Bắc Kinh cuối cùng sẽ chứng tỏ mong muốn đòi chiếm đất thực sự?

Phải chăng chỉ là cách thể hiện trong một thời gian ngắn của chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh các lãnh đạo đang chạy đua vào các vị trí ở Bộ Chính trị và Ủy ban trung ương Đảng năm 2012, hay đây là những đoạn hồi rời rạc cho thấy một sự tiếp diễn hơn là thay đổi?

Chính sách đối ngoại dựa trên phát triển hòa bình và hài hòa xã hội
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách nhấn mạnh rằng việc đánh giá tình hình đối ngoại của chúng ta dựa trên các trụ cột cơ bản của chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc, phát triển hòa bình và tạo một xã hội hài hòa. Ưu tiên cao nhất của chúng ta kể cả trong chính sách đối ngoại là củng cố các trụ cột này trong nước.



Những mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định mà chúng ta đang phải đối mặt vẫn là từ bên trong. Tôi không cần nhắc nhở các thành viên Ban lãnh đạo Đảng rằng mỗi năm chúng ta có hơn 20 triệu người di cư ra thành phố tìm việc làm, rằng chúng ta đang phải đối mặt với sự chênh lệch kinh tế ngày càng lớn giữa các tỉnh duyên hải và các tỉnh phía Tây; rằng bức tranh dân số sẽ biến thiên nghiêm trọng trong thập kỷ tới; các vấn đề sinh thái và môi trường đang gia tăng; nguyên liệu đầu vào năng lượng và hàng hóa trong năm qua vẫn chưa chắc chắn; và chúng ta cần phải luôn luôn cảnh giác trước những bong bóng và sức nóng quá mức trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của mình.

Các mối đe dọa lớn nhất đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc cũng là từ bên trong, nhưng đó là nhờ các mối liên hệ bên ngoài nguy hiểm. Tôi muốn nói đến những nguy cơ của chủ nghĩa ly khai ở Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan.

Cách đây hai năm, trong bài báo cáo của mình, tôi bắt đầu bằng vấn đề Đài Loan, nhưng nay người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu đã quay lưng lại với các hành động đòi độc lập nguy hiểm của chính quyền DPP tiền nhiệm, và hiện chiến lược của chúng ta nhấn mạnh tới sự phát triển hòa bình để thúc đẩy thống nhất đã đạt được một số tiến bộ. Tuy nhiên, chủ nghĩa ly khai ở Tân Cương và Tây Tạng đang trở thành những vấn đề cấp bách hơn, dù tình hình đã bình yên hơn trong một năm vừa qua tại các khu vực này.

Kiềm chế và đảo ngược các xu hướng ly khai này sẽ tiếp tục cho thấy các chiến lược chính sách đối ngoại của chúng ta trong bối cảnh các đồng nghiệp của tôi tại Ban Mặt trận Thống nhất và Văn phòng các vấn đề về Đài Loan đang nỗ lực bảo vệ chính sách một Trung Quốc và đề phòng một sự đảo ngược của các xu hướng có lợi trong 5 thập kỷ qua.

Chiến lược chính sách đối ngoại của chúng ta vận hành theo nguyên tắc phát triển hòa bình và xã hội hài hòa. Chúng ta sẽ tận dụng tối đa các thể chế và diễn đàn quốc tế như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ASEAN + 3, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và các cuộc đàm phán sáu bên để ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương của Mỹ hoặc các cường quốc khác và bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, duy trì một xã hội quốc tế hài hòa và thế giới đa cực. Đồng thời, chúng ta sẽ khẳng định lại các lợi ích cốt lõi ở Biển Đông và các vùng lân cận phù hợp với sức mạnh đang lớn dần của chúng ta.

Quan hệ quan trọng nhất: Mỹ
Như Chủ tịch Hồ Cầm Đào đã tuyên bố tại cuộc gặp các Đại sứ của Trung Quốc ở nước ngoài hồi năm ngoái, cách xử lý thận trọng quan hệ Trung - Mỹ sẽ vẫn là trụ cột chính cho một chiến lược chính sách đối ngoại thành công. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm một "đối tác chiến lược" với Washington về lâu dài, dù phải thừa nhận rằng chính quyền của Obama không sẵn lòng sử dụng cụm từ này hơn Bush.

Chúng ta vẫn chống lại những lời kêu gọi của các chuyên gia nước ngoài về việc thành lập một G-2 giữa Mỹ với Trung Quốc, vì điều này sẽ đẩy chúng ta vào cái bẫy trách nhiệm quốc tế có thể không phù hợp với chủ trương phát triển hòa bình và xây dựng một xã hội hài hòa.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục hướng tới một chế độ quản lý chung hai cực với Washington, dựa trên sự tôn trọng các lợi ích cốt lõi của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ, và sự nhận thức rằng Trung Quốc đã trở thành trung tâm quyền lực quan trọng nhất ở châu Á.

Chúng ta cũng thận trọng đánh giá chính quyền Obama. Tất cả các ứng cử viên tổng thống Mỹ ở phe đối lập, kể từ thời Nixon, đều sử dụng "quân bài Trung Quốc" - hứa hẹn một chính sách cứng rắn hơn về nhân quyền hoặc Đài Loan nếu đắc cử. Các ứng cử viên McCain và Obama đã không động đến chiến lược đe dọa Trung Quốc và dường như sau khi trở thành tổng thống, Obama mới có khả năng xây dựng trên mối quan hệ ổn định mà Bush để lại.

Các dấu hiệu ban đầu từ Washington cho thấy Obama sẽ cam kết tự kiềm chế, thừa nhận gánh nặng lớn của Mỹ ở Iraq và Afghanistan và các xu hướng suy giảm trong nền kinh tế Mỹ. Obama cũng dường như lo lắng về các mâu thuẫn bên trong như hệ thống chăm sóc y tế của Mỹ. Lời hứa đảm bảo chiến lược của ông và sự trì hoãn các cuộc gặp với thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng Đạt lai Lạt ma, cũng như việc hoãn bán vũ khí cho Đài Loan có vẻ như cho thấy ông hiểu tương quan sức mạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ cuộc khủng hoảng. Tuyên bố chung tháng 11/2009 với thỏa thuận tôn trọng "các lợi ích cốt lõi" của nhau là một thành tựu lớn trong bối cảnh chúng ta đang tìm cách ngăn cản Mỹ hoãn thực hiện Tuyên bố chung về việc bán vũ khí cho Đài Loan.

Tuy nhiên, có thể chúng ta đang hiểu sai về chính quyền Obama. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy một đường lối cứng rắn hơn là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tại đối thoại Shangri-la ở Singapore tháng 6 vừa qua, mở lại cái được gọi là học thuyết "mối đe dọa Trung Quốc". Cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung hồi tháng Năm đã thành công, song quan điểm của chính quyền Mỹ còn cứng rắn hơn trước. Có vấn đề nhất là bài phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), trong đó bà đứng về phía Việt Nam và các nước Đông Nam Á để chống lại "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc ở Nam Hải (mà Việt Nam gọi là biển Đông - người dịch). Chúng ta sẽ có thể trung hòa Philippines trong cuộc tranh cãi này bằng cách sử dụng các kênh và quỹ thông thường, nhưng Việt Nam, Malaysia và cả Indonesia dường như hoan nghênh sự can thiệp không có cơ sở của bà Clinton và logic chiến tranh Lạnh của bà về quyền tự do hàng hải.

Cách tiếp cận mặt trận liên minh để ổn định các quan hệ với Washington cũng đang thay đổi. Trong quá khứ, cộng đồng doanh nhân Mỹ hiểu rõ quan điểm của Trung Quốc và chống chủ nghĩa bảo hộ, ủng hộ các yếu tố bè phái hoặc chính sách ngăn chặn tại Mỹ. Nhưng gần đây, một số bộ phận trong cộng đồng doanh nhân đã tham gia học thuyết "mối đe dọa Trung Quốc" khi than phiền rằng các chính sách phát triển kinh tế hợp pháp, như cải tiến bản địa, là một dạng bảo hộ.


Ảnh: Telegraph.co.uk

Nói chung, chúng ta nên đánh giá sức mạnh Mỹ một cách thận trọng. Trong quá khứ chúng ta đôi lúc đã đánh giá quá cao sức mạnh Mỹ - ví dụ sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh - nhưng đôi khi cũng đánh giá thấp sức mạnh này. Chúng ta đã rất ngạc nhiên rằng chỉ vài năm sau khi Mỹ rút quân khỏi Somalia, chính quyền Clinton đã huy động một lực lượng do NATO dẫn đầu tấn công Serbia dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự quyết và nhân quyền cho Kosovo. Đây là một tiền lệ đáng ngại.

Bài học cho chúng ta là Mỹ đã từng là một cường quốc kiên cường về lịch sử. Tình trạng suy yếu của Mỹ do tình hình tài chính hiện nay và các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan gây ra, rõ ràng sẽ thúc đẩy chủ nghĩa đa cực. Chúng ta có thể đẩy nhanh xu hướng này, nhưng không phải là bất chấp nguy cơ đối đầu với Mỹ. Chúng ta cũng không nên dựa quá nhiều vào các trông chờ trong nước rằng có thể uốn Mỹ theo cách của mình.

Việc mua trái phiếu chính phủ Mỹ đã đặt chúng ta vào một tình huống bấp bênh hơn nhiều so với Bộ Tài chính ở Washington. Chúng ta đã cho phép định giá lại đồng nhân dân tệ, nhưng vẫn chưa sẵn sàng chuyển sang một hệ thống tỷ giá hối đoái do thị trường ấn định hay tạo ra lượng cầu hàng hóa nội địa để bù vào lãi suất tiết kiệm cao hơn của Mỹ.

Giả định thực tế của chúng ta phải là Mỹ sẽ vẫn là trung tâm quyền lực nhất trong một thế giới đa cực trong ít nhất một thập kỷ nữa và Trung Quốc sẽ vẫn phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục trung thành với chỉ dẫn chiến lược của Đặng Tiểu Bình là "giấu mình chờ thời", trong khi tìm kiếm các cơ hội để "đạt được một điều gì đó".

(tổng hợp bdv)

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

>> Năng lực phòng thủ của Việt Nam



Trong bối cảnh an ninh vùng ngày càng phức tạp, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc phòng Hudson tại Washington DC, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam cần mở rộng phạm vi tìm đồng minh quân sự.




Tiến sĩ Richard Weitz đồng thời cũng là bình luận viên của trang Second Line of Defense. Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, ông đánh giá về năng lực quốc phòng của các quân binh chủng mà Việt Nam hiện có, cũng như các vấn đề liên quan đến khả năng Hà Nội mua vũ khí từ Washington.

Trước câu hỏi cần mua vũ khí tới mức nào là đủ sau khi Việt Nam đã đặt mua một số tàu ngầm hạng Kilo từ Nga để phòng thủ biển, Tiến sĩ Richard Weitz nhận xét:

Richard Weitz: Một mình Trung Quốc là đã đủ đè bẹp Việt Nam. Nhất là mấy năm gần đây, hải quân Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh trên nhiều phương diện. Họ vừa tự sản xuất vũ khí, vừa mua vũ khí từ Nga, nhiều hơn gấp nhiều lần lượng vũ khí Việt Nam mua.

Thế nên, có thể nói là Việt Nam đã áp dụng chiến lược "xù lông nhím". Tức là dương oai nhưng không làm tổn hại đến Trung Quốc nhằm tránh bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang. Và Việt Nam có cả chiến lược cân bằng quyền lực từ bên ngoài nữa. Điều đó dễ nhận thấy.

Chẳng hạn như năm ngoái, Việt Nam tổ chức viếng thăm cảng, diễn tập quân sự. Vừa đủ để Bắc Kinh nghĩ rằng mình không nên dính dáng vào chiến tranh trên biển với Việt Nam bởi vì mình sẽ chịu một số thiệt hại, và có thể Hoa Kỳ còn can thiệp vào nữa.

BBC Tiếng Việt: Thế còn không quân Việt Nam thì sao? Chúng ta biết gì về lực lượng này?

Richard Weitz: Tôi nghĩ đây là bộ phận yếu nhất. Từ trước tới nay, không quân và hải quân yếu hơn cả trong số các binh chủng của quân đội Việt Nam.



Tiến sĩ Richard Weitz cho rằng với Việt Nam thì mua vũ khí từ Hoa Kỳ dễ hơn là nhận các khóa huấn luyện quân sự

Ngược lại, về phía Trung Quốc, như chúng ta vừa thấy trong vài tuần qua, họ đã và đang sản xuất thêm nhiều phi cơ có sức công kích mạnh mẽ. Thế nên tôi nghĩ giữ gìn an ninh không phận sẽ là phần khó khăn nhất.

Có lẽ Việt Nam dễ thua trên mặt trận này ngay từ lúc lâm trận, trừ khi có Hoa Kỳ hoặc bên nào đó can thiệp vào. Tuy nhiên chiến lược của Việt Nam là không gây chiến tranh với Trung Quốc mà giữ cho mình đủ mạnh để đề phòng những việc như vậy xảy ra.

BBC Tiếng Việt: Trong bài viết của mình, ông có nhắc đến việc chính quyền cộng sản Việt Nam thừa hưởng một số vũ khí từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũ và của cả Hoa Kỳ sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Khả năng Hoa Kỳ giúp Việt Nam nâng cấp kho vũ khí này tới đâu thưa ông?

Richard Weitz: Tôi nghĩ nâng cấp vũ khí thì dễ dàng hơn và rẻ hơn là bán cả kho vũ khí cho Việt Nam. Có nhiều lý do để Hoa Kỳ tham gia vào các dự án này, khác hẳn với cách làm của Nga hay của các nước cung cấp vũ khí truyền thống.

Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế vì kho vũ khí xưa đã quá cũ kĩ. Thế nên nếu nâng cấp cũng không tăng thêm bao nhiêu năng lực quốc phòng của Việt Nam.

Tất nhiên, mục đích của việc đó là để phát tín hiệu cho Bắc Kinh thấy Hoa Kỳ có quan tâm tới Việt Nam, chứ không phải chỉ khoanh tay đứng nhìn một khi có chiến tranh xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc.

BBC Tiếng Việt: Ông cũng đề cập đến những trở ngại hoặc chống đối từ các đồng minh Đông Nam Á của Hoa Kỳ như Singapore và Thái Lan. Tiếng nói của họ nặng ký đến đâu khi kêu gọi Hoa Kỳ ngừng bán vũ khí cho Việt Nam?

Richard Weitz: Cái đó còn tùy vào việc họ cảm thấy như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc. Trong mắt họ, Việt Nam từng bị nhìn nhận là nước rất hung hãn (a very aggressive country), từng chiếm đóng Campuchia...Các nước láng giềng cũng đã từng có nỗi sợ về Việt Nam.


Hiện Nga là nước cung cấp phi cơ cho một số nước châu Á

Nhưng mấy năm gần đây Việt Nam cư xử có trách nhiệm hơn và chính sách đối ngoại cũng trở nên gắn bó với chiến lược của khối ASEAN, hòa nhập vào hướng đi chung của khối Đông Nam Á, ngoại trừ một số vấn đề đối nội.

Chính quyền Việt Nam, như chúng ta biết vẫn còn rất chuyên chế, hạn chế nhân quyền nhiều hơn các nước khác, chỉ không gay gắt bằng Miến Điện mà thôi.

Nhưng về mặt ngoại giao thì tôi nghĩ không có quan ngại gì thường trực về Việt Nam. Cho nên tùy vào việc các nước đó quan ngại tới đâu về Trung Quốc hay về Việt Nam hoặc các hành động mà hai nước này có thể gây ra.

Các nước láng giềng Đông Nam Á chắc chắn không muốn 'tái khởi động' (restart) chuyện Việt Nam bước vào con đường hung hãn.

Nhưng họ cũng không muốn Trung Quốc bước ra khỏi cách đi mà Bắc Kinh đã tuyên bố, đó là nước này sẽ không chủ động giải quyết xung đột với quốc gia trong khu vực bằng vũ lực.

BBC Tiếng Việt: Nhưng Việt Nam, theo nhận định của ông, chỉ là một khách hàng mua vũ khí tiềm năng của Hoa Kỳ. Họ phải làm gì để thay đổi hiện trạng để đạt được điều họ muốn từ Hoa Kỳ?

Dĩ nhiên, về phần nào đó là đây quyết định của cả hai. Phía Hoa Kỳ phải quyết định có bán vũ khí cho Việt Nam hay không, cũng như việc cần phải giải quyết thế nào cuộc đối đầu với Trung Quốc. Trong thời gian tới điều đó sẽ rõ thôi.

Việt Nam thì phải tự quyết định xem họ có muốn mua vũ khí từ Hoa Kỳ hay không. Cả hai quốc gia cần phải quyết định chung. Họ cũng cần phải suy nghĩ xem Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực sẽ phản ứng ra sao.

Nhưng tôi nghĩ vấn đề nằm ở chỗ tiền bạc nhiều hơn là ở ngoại giao. Tức là Việt Nam sẽ được lợi nhiều hơn từ việc khởi động mối quan hệ mua bán vũ khí quốc phòng với Hoa Kỳ so với những mất mát có thể phát sinh từ việc các nước láng giềng lo ngại và tị hiềm về chuyện mua bán vũ khí.

BBC Tiếng Việt: Việc Việt Nam mua vũ khí của Hoa Kỳ liệu có vấp phải trở ngại nào từ chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ, hoặc các nhóm vận động hành lang hay không?

Richard Weitz: Từ trước tới giờ các nhóm đấu tranh cho nhân quyền và tự do luôn phản đối, nhất là từ các Việt kiều rời Việt Nam khi cuộc chiến kết thúc năm 1975.

Tuy nhiên, những gì Trung Quốc làm trong năm qua đã thu hút sự chú ý vào nhu cầu làm sao có được bảo đảm rằng sức mạnh đang lên của Trung Quốc chỉ giúp củng cố chứ không gây tổn hại đến sự ổn định khu vực. Nhiều trở ngại truyền thống có thể được dàn xếp.

Điều quan trọng là phải gửi tín hiệu cho Bắc Kinh về những gì đã xảy ra như diễn tập quân sự chung hay tuyên bố về hợp tác hạt nhân, một loạt các bước đi khác Việt Nam và Hoa Kỳ đang triển khai nhằm gần lại nhau trong năm qua. Vì tôi luôn nêu quan điểm rằng hiện có một quan ngại chung trong vùng về Trung Quốc.

BBC Tiếng Việt: Ông biết gì về những chương trình tập huấn quân sự cho Việt Nam từ Hoa Kỳ? Bởi chúng ta đều biết rằng mua vũ khí là một chuyện, nhưng có biết sử dụng hay không lại là một chuyện khác.

Richard Weitz: Huấn luyện quân sự còn khó hơn cả việc mua bán vũ khí. Hoa Kỳ từng gặp khó khăn với do có những quan ngại về nhân quyền. Có lẽ đối với Việt Nam thì tình thế còn khó khăn hơn nữa.

Tuy nhiên, có thể áp dụng một lối đi khác, đó là Việt Nam học lại từ các nước đã được Hoa Kỳ tập huấn quân sự. Giới quân sự Hoa Kỳ cũng huấn luyện các những chuyên gia để họ đi đào tạo các đối tượng khác, tất nhiên chủ yếu là cho chính lực lượng quân sự của họ. Nhưng công tác này có thể bao gồm cả các lực lượng quân sự của các nước khác nữa. 

(bbc vietnamese)

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

>> Người Trung Quốc nghĩ gì về Việt Nam?



Vương Cẩm Tư người Cát Lâm, nay ở Bắc Kinh. Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Đại học Bắc Kinh ngành truyền thông điện ảnh, từng làm nhà báo, ca sĩ. Nay hoạt động tự do. Hội viên Hội Lịch sử Thế chiến II TQ, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế. Sau đây chúng tôi xin trích dịch bài viết suy nghĩ tìm hiểu về cuộc chiến tranh 1979 của Vương Cẩm Tư khi du lịch sang Việt Nam. Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo, nó phản ánh quan điểm của một nguời dân Trung Quốc thuộc thế hệ trẻ.


Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam” kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán.

Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư xuất phát từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng mộc. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”.

Đối với một người lớn lên ở vùng Đức Huệ tỉnh Cát Lâm như tôi, Việt Nam là nơi rất xa xôi, hầu như tôi không có quan hệ gì với quốc gia này. Thế nhưng mối liên hệ [với Việt Nam] lại từng gần gũi đến thế, bởi lẽ hồi ở tuổi thiếu niên tôi nhận được sự giáo dục chủ nghĩa yêu nước chính tông và lây nhiễm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quen thuộc “Phong thái nhuốm máu” và “Vòng hoa dưới núi cao” [bài hát và tiểu thuyết Trung Quốc viết về chiến tranh 1979], từng cùng thày trò toàn trường nghe các anh hùng Lão Sơn [một ngọn núi ở Hà Giang, nơi Trung Quốc tấn công lấn chiếm đất Việt Nam] báo cáo chuyên đề tại Cung Văn hoá công nhân Đức Huệ, tôi lại còn hăng máu đòi ra tiền tuyến Việt Nam liều mạng với quốc gia này mà không ngại hy sinh, cho dù sức mình còn chưa xách nổi ngọn giáo có tua hồng.

Để tìm hiểu cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”, tôi có chủ ý đi thăm Bảo tàng Quân đội Việt Nam tại Hà Nội. Thật may là Bảo tàng này ở ngay chếch phía trước Đại sứ quán Trung Quốc, cách chưa đầy 100 mét, nhà Bảo tàng không lớn.

Tác giả từng thăm Bảo tàng Quân sự cách mạng Trung Quốc tại Bắc Kinh, cảm thấy cực ký hùng vĩ, oách hơn Bảo tàng Việt Nam nhiều. Quy mô và phong thái hai nhà bảo tàng quân sự của hai nước nên là sự thể hiện và hình ảnh thu nhỏ các mặt sức mạnh kinh tế, diện tích lãnh thổ và sức mạnh quân sự của hai nước.

Nhưng vào xem thì căn bản chẳng có trưng bày nội dung về cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”, chỉ có các tư liệu Trung Quốc giúp Việt Nam chống Mỹ. Máy ảnh tôi mang theo thế là vô dụng, tôi cảm thấy có chút hẫng hụt.

Thỉnh thoảng có du khách Trung Quốc vào xem Bảo tàng, họ đến Việt Nam theo các đoàn du lịch. Khi nhập cảnh họ được [các nhân viên hải quan Trung Quốc] nhắc nhở chớ nói chuyện với người Việt Nam về cuộc chiến tranh này nhằm tránh tổn thương tình cảm của đối phương. Nhưng tôi thì bất chấp cái tình cảm gì gì ấy, xông thẳng tới hai nhân viên đứng ngoài sân Bảo tàng Quân đội Việt Nam hỏi cho ra nhẽ. Họ cũng mặc quân phục, một nam một nữ. Vì không hiểu tiếng Trung Quốc tôi nói nên họ lập tức đi gọi một hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đến. Anh này chừng 30 tuổi, nói tiếng Trung rất thạo.

Nghe tôi hỏi đoạn lịch sử ấy, nụ cười của anh trở nên nghiêm trang: “Tôi biết Trung Quốc các ông tuyên truyền đây là cuộc chiến phản kích tự vệ, nhưng ông hãy thử nghĩ xem, có thể như thế được không? Việt Nam chúng tôi một nước nhỏ thế này mà có thể xâm lược nước các ông được sao? Hồi ấy cuộc Cách mạng Văn hoá của các ông vừa mới chấm dứt, rất nhiều mâu thuẫn và nguy cơ chưa giải quyết được, các ông bèn xâm lược Việt Nam để đổ vấy nguy cơ. Dĩ nhiên nguyên nhân không chỉ có vậy.”

Tôi nói, vì Việt Nam quấy nhiễu biên giới và xua đuổi Hoa kiều nên Trung Quốc mới phản kích tự vệ. Anh ta nói, chúng ta hãy tạm chưa tranh cãi ai sai ai đúng. Ai ngờ hướng dẫn viên du lịch Việt Nam này nhắc đến cả chuyện Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc đi váo vùng biển đảo Điếu Ngư [Nhật gọi là Senkaku]. “Tôi thấy nhiều thành phố Trung Quốc bắt đầu [biểu tình chống Nhật], thực ra đó là kết quả việc chính phủ và giới truyền thông Trung Quốc kích động. Người Trung Quốc các ông quá thù hận. Người Việt Nam chúng tôi xưa nay không bao giờ thù hận nước khác, chúng tôi là một dân tộc hoà bình.” – anh nói.

Điều khiến tôi kinh ngạc không phải ở chỗ anh ta nói có đúng hay không mà là tôi không nghĩ anh hiểu Trung Quốc nhiều như vậy. Bên cạnh còn có một người Việt Nam biết tiếng Trung nói xen vào: Trung Quốc các ông một mặt nói thù hận là không hợp trào lưu của loài người, một mặt lại hết mức thù hằn Nhật Bản và các nước khác. Như thế chẳng phải là tự mâu thuẫn với mình, rất giả dối đó sao? Kinh tế các ông có thành công nữa cũng không được người ta tôn trọng.

Tôi bảo, Nhật Bản có sai, họ cũng từng xâm lược Việt Nam, Trung Quốc căm thù là bình thường, nhưng nhà nước chúng tôi không kích động, người Trung Quốc chúng tôi không căm thù Việt Nam.

Tôi kể, khi lính Trung Quốc gánh nước cho phụ nữ Việt Nam thì bị người phụ nữ ấy bắn lén từ sau lưng mà hy sinh, cả đến trẻ con Việt Nam 11, 12 tuổi cũng bắn giết Giải phóng quân, thật là lấy oán trả ơn. Tôi hỏi hướng dẫn viên du lịch thấy chuyện ấy như thế nào, anh bảo: “Các ông xâm lược vào đây, có thể nào không đánh các ông hay sao?”

Tôi cảm thấy đây là chuyện làm người Trung Quốc chúng ta xấu hổ khó xử. Sau này hướng dẫn viên du lịch ấy có gửi E-mail cho tôi, trình bày quan điểm của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh này, viết bằng Trung văn.

Cho dù nhà Bảo tàng Quân đội Việt Nam không có nội dung cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam” nhưng khi tôi đến Bảo tàng Quốc gia Việt Nam thì lại nhìn thấy cái gọi là ghi chép về việc các vương triều Trung Quốc trước đây xâm lược Việt Nam; tại đây người ta có phân phát các tài liệu tiếng Trung Quốc giới thiệu lịch sử chuyện đó. Lại còn có trưng bày cái gọi là “Trung Quốc chiếm Việt Nam lâu tới 1000 năm”.

[Tài liệu của] Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viết bằng Trung văn giới thiệu thế này: “Nhân dân Việt Nam từng nhiều lần bị nước ngoài xâm lược, gồm các vương triều Trung Quốc trước đây như triều Tống (thế kỷ 11), triều Nguyên (thế kỷ 13), triều Minh (thế kỷ 15) và triều Thanh (thế kỷ 18).” Người Việt Nam tự hào vì đã đánh bại quân Trung Quốc từ phương Bắc đến, lưu lại nhiều cái gọi là sự tích anh hùng “Chống Nguyên”, “Chống Minh” và “Chống Trung Quốc”. Trong thời gian đó liên tiếp xảy ra các cuộc khởi nghĩa anh hùng do Hai Bà Trưng (đời Hán), Triệu Trinh Nương (đời Tam Quốc), Mai Thúc Loan (đời Đường), Dương Đình Nghệ (đời Ngũ đại thập quốc) lãnh đạo chống lại sự thống trị tàn bạo của Trung Quốc, nhưng đều bị đàn áp.” Những nhân vật ấy được người Việt Nam coi là thần minh phù hộ bình yên và mưa thuận gió hòa để thờ cúng.



Chữ trên ảnh: 

Thành phố Hải Phòng Việt Nam dựng tượng Lê Chân, người được gọi là “nữ anh hùng” chống lại sự thống trị của nhà Đông Hán Trung Quốc.

Vương Cẩm Tư chụp. Ngày 10/9/2010 tại Hải Phòng.

Tác giả Vương Cẩm Tư còn thấy tại trung tâm Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc Việt Nam, có dựng một bức tượng đồng cao hơn ba chục mét, theo giới thiệu là “bà Lê Chân nữ anh hùng Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược thời kỳ Đông Hán”.

Tương truyền Lê Chân xinh đẹp, tính tình hiền thục, quan lại Trung Quốc thèm khát muốn lấy làm vợ. Cả gia đình Lê Chân phản đối, kết quả quan Trung Quốc giết người nhà Lê Chân. Quyết tâm trả thù cho gia đình mình, bà Lê Chân vô cùng đau buồn căm phẫn về quê triệu tập binh sĩ tình nguyện chiến đấu anh dũng, cuối cùng bà hy sinh vẻ vang.

Tại Việt Nam, các nơi đều có nhiều nghĩa trang quân nhân, chủ yếu là kết quả chiến tranh với Mỹ, tiếp sau là các binh sĩ Việt Nam chết trong tác chiến với quân đội Trung Quốc; có thể thấy người Việt Nam vẫn rất tôn trọng họ. Nghe nói có phụ nữ trung niên Việt Nam không bán hàng cho người Trung Quốc, nguyên nhân do chồng bà bị quân đội Trung Quốc bắn chết trong cuộc chiến tranh Trung-Việt hồi trước.

“Hiện nay việc hoạch định biên giới trên bộ giữa hai nước Trung-Việt đã được giải quyết. Theo nguồn tin tin cậy, nước ta có một anh hùng chiến đấu năm xưa từng cố thủ trận địa, coi thường cái chết, có thành tích nổi bật, nhưng cuối cùng khi phân chia biên giới thì trận địa đó lại thuộc về Việt Nam; mới đầu tư tưởng người anh hùng ấy rất không thông, về sau anh đã nghĩ thông suốt, lợi ích quốc gia trên hết.”

Nói tới chuyện cách nhìn nhận người Trung Quốc, nhiều người Việt Nam đánh giá còn được, cũng có người nói thẳng: “Thường thôi”, “Không tốt, không bằng Nhật”. Lý do là Trung Quốc còn đe dọa họ, phẩm chất người Trung Quốc không tốt, bịp bợm lừa đảo; chất lượng hàng Trung Quốc không tốt, xe máy dùng 1-2 năm là hỏng; xe máy Nhật cấp cao hơn, dùng lâu bền. Quả vậy, tại Việt Nam tôi thấy xe máy hàng đàn mà hầu như rất ít xe Trung Quốc, tuyệt đại đa số là xe Nhật.

Lần này tôi sang Việt Nam đúng vào dịp đại lễ 1000 năm thủ đô Hà Nội Việt Nam, tại nhiều nơi có thể cảm nhận thấy ảnh hưởng lớn của lịch sử, văn hoá Trung Quốc.

Phụ nữ Việt Nam dung nhan xinh đẹp, thân hình nhỏ nhắn, dáng đi uyển chuyển.

Như có người nói, trong lịch sử mấy nghìn năm của mình, Việt Nam chiến tranh nhiều, hoà bình ít, xáo động nhiều, yên ổn ít, [ngườì Việt Nam] không suy tính quá nhiều những ân oán trong lịch sử và quý trọng hoà bình không dễ đến với mình.

Năm 2010 là dịp kỷ niệm 60 năm Trung Quốc-Việt Nam lập quan hệ ngoại giao, hai nước tận hưởng hoà bình, người buôn bán đi lại ngày càng thân mật, Hữu Nghị Quan thực sự hưởng tình hữu nghị chứ không phải là tranh chấp và khói súng. Phần lớn người Việt Nam rất nhiệt tình với Trung Quốc. Trên đoàn tàu hỏa cũ nát từ Hải Phòng đi thủ đô Hà Nội, tôi trò chuyện với các cô gái Việt Nam bằng thứ tiếng Anh đơn giản. Có một anh chàng chỉ biết nhõn một câu tiếng Trung nói oang oang với tôi trước mặt mọi người trên toa tàu: “Tôi yêu bạn!” Chúng tôi đều cười.

Nguyễn Hải Hoành lược dịch

Các ghi chú trong dấu [ ] là của người dịch

Bối cảnh cuộc chiến tranh 1979.
Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, bước ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 30 năm giành độc lập dân tộc. Nền kinh tế của Việt Nam bị phá hủy hoàn toàn, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, chế độ diệt chủng PônPốt phát động cuộc chiến gây hấn ở biên giới phía nam của Việt Nam. Lợi dụng tình huống này "người bạn lớn" Trung Quốc, dùng chiến lược biển người, xua quân xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở phần biên giới phía bắc, và sau đó mở cuộc chiến tuyên truyền nhằm cố tình thay đổi lịch sử.


Dọc theo suốt chiều dài biên giới phía bắc của tổ quốc, những tấm bia tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến chống sự xâm lăng của Trung Quốc, vẫn trang nghiêm đứng đó, tạo nên một biên giới tâm linh vĩnh cửu bảo vệ tổ quốc. Trên tất cả các tâm bia này đều ghi rõ tên tuổi của các liệt sĩ, họ đều đã ngã xuống ở tuổi 20.

Nguồn 

- 越南人眼中的中越战争:贫穷落后是中国造成 2010-12-16 光明网
http://military.china.com/history4/62/20101216/16297986.html
- 越南人看中越战争:贫穷落后是中国造成 星岛环球网
www.stnn.cc 2010-12-21
http://history.stnn.cc/war/201012/t20101216_1476515.html
- 越南怎样看待中越战争 (2010-12-14 21:57)
http://blog.sina.com.cn/wangjinsi918



(vitinfo news)

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

>> Việt Nam mở rộng hợp tác quốc phòng



Mười quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam đã nhất trí mở rộng hợp tác quốc phòng nhằm thúc đẩy sự ổn định và an ninh khu vực trong các hoạt động quân sự.

Dự thảo tuyên bố chung về tăng cường hợp tác quốc phòng giữa các nước thành viên ASEAN sẽ là chương trình nghị sự chính của Hội nghị Nhóm công tác Quan chức Cấp cao Quốc phòng ASEAN (ADSOM WG), tổ chức tại Surabaya, Đông Java, ngày 23/2.




Tổng Tham mưu trưởng Indonesia, Trung tướng Eris Herryanto cho biết, Hội nghị sẽ thảo luận một loạt các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực ASEAN.

Ngoài ra, Hội nghị cũng sẽ thảo luận về các chương trình công tác hàng năm, hợp tác quốc phòng, như phát triển Mạng trung tâm gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các ngành công nghiệp quốc phòng ASEAN, ông Eris Herryanto nói.

“Kết luận của cuộc họp trong 3 ngày sẽ được đưa vào dự thảo Tuyên bố chung về Tăng cường Hợp tác Quốc phòng các nước ASEAN và Cộng đồng Toàn cầu để đối phó với những thách thức mới. Sau đó, dự thảo tuyên bố chung sẽ được đưa ra trước Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, tổ chức ở Jakarta vào tháng 4/2011, để thông qua”, Trung tướng Eris Herryanto cho biết thêm.

Sau cuộc họp giữa các quốc gia thành viên ASEAN, sẽ tiến hành tổ chức hội nghị ADSOM+ với các đối tác đối thoại của ASEAN, như Mỹ, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, và New Zealand.

Hội nghị ADSOM+ WG sẽ thảo luận về dự thảo thành lập một nhóm chuyên gia công tác bao gồm 5 lĩnh vực hợp tác, như hoạt động hàng hải, hoạt động nhân đạo và xử lý thảm họa, các hoạt động gìn giữ hòa bình, đối phó với chủ nghĩa khủng bố, và công tác quân y, ông Eris Herryanto giải thích.

“Kết quả của cuộc họp hy vọng sẽ đặt nền tảng cho hợp tác quốc phòng giữa các nước thành viên ASEAN và các đối tác thoại của khối để xây dựng được chính sách cụ thể”, nguồn tin dẫn lời ông Eris Herryanto.


(Antara News)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang