Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc tự chế tạo trực thăng cảnh báo sớm



[BDV news] Trên mạng Trung Quốc xuất hiện những bức ảnh về trực thăng Changhe Z-8 được trang bị tổ hợp chỉ huy và cảnh báo sớm bằng radar lắp đặt bên ngoài.

Có thông tin cho rằng, Trung Quốc đang chế tạo biến thể trực thăng tương tự trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm Ka-31 của Nga.

Dự đoán, trực thăng này sẽ được trang bị cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.



Hình ảnh trực thăng Changhe Z-8 xuất hiện trên mạng Trung Quốc.

Trên hình ảnh nhận thấy, anten của radar được lắp đặt sau khoang tải. Khi làm việc, anten có thể hạ thấp, cho phép quan sát 360 độ tương tự như hệ thống Horizon AEW của Pháp lắp đặt trên trực thăng Aerospatiale Super Puma Mark 2.

Theo giả thuyết khác, đây là loại radar SAR mà quân đội Trung Quốc thường sử dụng.

Dù trong trường hợp nào, đây là một sự kiện hết sức đáng quan tâm.

Tự chế tạo trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm, Trung Quốc có thể không phải tiếp tục mua trực thăng Ка-31 của Nga nữa.

Thực tế là tàu sân bay Varyag không thể triển khai hoạt động cho các máy bay cảnh báo sớm kiểu KJ-2000 mà Trung Quốc đang sở hữu. Trong khi đó việc đàm phán mua trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 của Nga đang gặp khó khăn.

Do đó, Trung Quốc đã quay sang giải pháp phát triển trực thăng cảnh báo sớm trên cơ sở của trực thăng vận tải.


Trực thăng Super Puma Mark II của Pháp.

Z-8 là trực thăng vận tải hạng trung được sao chép từ trực thăng vận tải SA 321 Super Frelon của Pháp, phát triển trong giai đoạn những năm 1980, thời kỳ "trăng mật" giữa Trung Quốc và Pháp.

Tuy nhiên, bản thân Z-8 thiếu khả năng hoạt động trên các sàn đáp của tàu chiến. Không rõ hiện tại giới quân sự Trung Quốc đã cải thiện vấn đề này như thế nào.


>> Hà Lan chuyển F-16 'dư thừa' cho Chile



[BDV news] Ngày 6/4, BQP Hà Lan đã chuyển giao cho Không quân Chile lô hàng thứ hai gồm 6 chiếc F-16 Fighting Falcon (*) từ kho dự dự trữ của Không quân Hà Lan.

Lô hàng đã được chuyển từ căn cứ không quân Volkel bằng máy bay vận tải IL-76 và được hộ tống bằng các máy bay chiến đấu.

Chile đã mua từ Hà Lan 18 máy bay chiến đấu F-16. Các lô hàng đầu tiên đã được chuyển giao chỉ vào giữa tháng 11/2010.

Theo dự kiến, chiếc máy bay F-16 Fighting Falcon cuối cùng Chile sẽ nhận được vào tháng 09/2011.

Đây là hợp đồng thứ hai, được ký kết giữa Hà Lan và Chile.





 F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm.

Vào năm 2006 Chile cũng đã mua tới 18 máy bay loại này. Với việc tiếp nhận các lô máy bay F-16 này, Chile dự tính sẽ biên chế cho khoảng 40 đơn vị trong lực lượng vũ trang.

Bộ quốc phòng Hà Lan bắt đầu bán các thiết bị quân sự dư thừa từ năm 2007, vì khi đó Bộ quốc phòng thông qua chiến lược mới cho sự phát triển các lực lượng vũ trang.

Trong tài liệu chiến lược quốc phòng này có đưa ra mục tiêu hạn chế số lượng các hoạt động quân sự của Không quân Hà Lan. Ngoài ra, một số các máy bay chiến đấu cũng được chuyển sang cho Lực lượng Pháo binh.

Cũng vào giữa tháng 3/2011 Bộ Quốc phòng Hà Lan thông báo rằng sẽ cắt giảm 80 xe tăng Leopard và Leopard 2. Nếu quyết định được thông qua, những chiếc sẽ tăng này cũng sẽ được đưa ra chào bán.

(*) F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm do công ty General Dynamics và Lockheed Martin phát triển dành cho Không quân Mỹ.

Được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nó đã trở thành một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm thành công. Sự linh hoạt là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu, hiện F-16 đang hoạt động tại 24 quốc gia.

F-16 là chương trình máy bay lớn nhất của phương Tây với hơn 4.000 máy bay đã được chế tạo từ khi bắt đầu sản xuất năm 1976. Dù không Mỹ không chế tạo để tiếp cho Không quân Mỹ nưa nhưng nó vẫn được chế tạo dành cho xuất khẩu.

F-16 Fighting Falcon đã rất thành công trong các cuộc tấm công tầm gần và tầm thấp, nhờ những ưu thế cải tiến như buồng lái hoàn toàn kính giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển bên giúp dễ dàng điều khiển trong điều kiện trọng lực và lực cản cao, và ghế phi công ngửa giúp giảm áp lực lên phi công.

Hơn nữa, máy bay có khả năng tăng đạt tốc cực tốt.

Dù tên chính thức của F-16 là "Fighting Falcon", nó thường được các phi công Mỹ gọi là "Viper” (rắn hổ lục). F-16 Fighting Falcon còn có các biến thể như F-16A/B, F-16C/D, F-16E/F và một số phiên bản khác.

F-16 Fighting Falcon đã được bán rất chạy ở Trung Đông. Do đơn đặt hàng lên tới hàng tỷ USD, theo đó hãng Lockheed Martin thông báo rằng, sẽ vẫn tiếp tục duy trì sản xuất máy bay tiêm kích F-16 cho tới năm 2013-2015.

Đây là máy bay được trang bị một động cơ, vũ khí bao gồm một súng M61Vulcan và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder. Các phiên bản nhất có thể được trang bị tên lửa AIM-120 AMRAAM. Nó cũng có thể được trang bị rất nhiều kiểu tên lửa từ không đối không và đất đối đất, rocket hay bom.


>> Trực thăng 'cá sấu' chính thức tới Peru



[BDV news] Nga đã bàn giao hai máy bay trực thăng tấn công Mi-35P Hind E cho phía Peru.

Đây là một phần của hợp đồng mua bán vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh của Không quân Peru để đối phó với các băng đảng ma túy và khủng bố.

Những chi tiết riêng biệt của trực thăng được chuyển tới Peru bằng máy bay không vận An-124-100 condor.

“Quá trình lắp ráp các máy bay đang được các kỹ thuật viên người Nga tiến hành. Những trực thăng này sẽ có chuyến bay thử đầu tiên vào vài ngày nữa, sau đó sẽ chính thức được chuyển giao cho Không quân Peru,” ông Igor Korotchenko – giám đốc trung tâm phân tích mua bán vũ khí của Nga cho biết.

Trực thăng đã được sơn màu truyền thống dành cho Không quân Peru, phần đầu của máy bay giống hàm cá mập. Thường thì như những máy bay Su-22 và Su-25 của Nga hiện đang trang bị cho Không quân Peru cũng có hình con thú được cách điệu hóa ở phần đầu của máy bay.



Máy bay trực thăng Mi-35P mà Nga chuyển giao cho Peru.


Mi-35 là bản nâng cấp của trực thăng chiến đấu Mi-24 nổi tiếng với hỏa lực mạnh và khả năng chuyên chở tốt.

Mi-24 là loại máy bay ít có khả năng chiến đấu hiệu quả vào ban đêm, còn máy bay Mi-35P hiện đại hơn có khả năng tấn công hiệu quả hơn vào ban đêm.

Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga và bộ quốc phòng Peru đã kí hợp đồng trị giá 108 triệu USD. Nội dung của hợp đồng này là 6 trực thăng đa nhiệm Mi-171 Hip H và 2 trực thăng Mi-35 vào tháng 6/2010.

Những máy bay này được sử dụng để chống khủng bố và buôn lậu ma túy tại thung lũng sông Apurimac và Ene. Chính phủ Peru đã đặt khu vực này là vùng chiến sự vào tháng 8/2009 sau khi giao tranh giữa chính phủ và quân du kích Sendero Luminoso trở nên nghiêm trọng.

Sendero Luminoso bị Chính phủ Peru coi là một tổ chức khủng bố có liên hệ mật thiết với các nhóm buôn bán ma túy.

Mi-35 là trực thăng tấn công đa chức năng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và trên không, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh với vận tốc tối đa lên tới 330 km/h, tầm hoạt động 500km, trần bay thực tế - 5700m. Mi-35 có thể thực hiện nhiệm vụ cả ban đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Hiện tại, Peru đang lên kế hoạch thực hiện chương trình hiện đại hóa hạm đội tàu mua từ thời Liên Xô.


Máy bay trực thăng Mil Mi-24D.


Năm 2005 Peru cũng đã ký kết với công ty Rosoboronexport để nâng cấp 13 máy bay trực thăng Mi-17. Tổng giá trị của hợp đồng nâng cấp lên tới 13 triệu đô la.

Vào năm 2007, Peru đã tiến hành hiện đại hóa 70 máy bay trực thăng, 21 máy bay tiêm kích, 50 máy bay ném bom do Liên Xô sản xuất. Chương trình hiện đại hóa các hạm đội dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011.

Mi-35P là trực thăng vũ trang hiện đại nhất của Nga được phát triển liên tục từ các thế hệ của dòng Mi hiện được Không quân nhiều nước ưa chuộng. Theo ghi nhận, hiện tại ít nhất có 53 quốc gia sử dụng trực thăng vũ trang dòng Mi trong huấn luyện và tác chiến.

Hỏa lực và các tính năng chiến thuật của trực thăng vũ trang MI-35P được phát triển và nâng cấp từ nền tảng hỏa lực, tính năng chiến thuật của phiên bản Mi- 24, Mi-28 và các loại trực thăng vũ trang hiện đại của Nga hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, Mi-35P đã đánh bại các đối thủ là trực thăng vũ trang hiệu TIGER của châu Âu và dòng Mangusta hiện đại của Italy có hàng loạt đơn đặt hàng của các nước

Trên phương diện phòng thủ, khoang lái của Mi-35P được thiết kế theo bố cục trục dọc và được bảo vệ bởi kính chống đạn.

Mi-35P được trang bị pháo hai nòng 30mm được bố trí phí bên phải của buồng lái thay cho súng máy hạng nặng 4 nòng 12,7mm

Ngoài ra, hai cánh phụ của Mi-35P có trang bị tên lửa chống tăng AT-9 có độ xuyên giáp lên tới 80 cm. Bên cạnh đó, Mi-35P còn được trang bị ống phóng tên lửa và ống phóng lựu tự động.


>> Đài Loan lập hải đội tàu tên lửa mới



[BDV news]Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu chào mừng sự ra đời của đội tàu tên lửa mới vào ngày 7/4.

Tổng thống Mã Anh Cửu đích thân tham dự buổi lễ khai trương tại quân cảng Suao, đông bắc Đài Loan.

Ông Mã Anh Cửu cam kết tăng cường tiềm lực quân sự nhằm đối phó với sức mạnh quân sự từ Trung Quốc.

Hải đội bao ngồm 10 tàu tên lửa được chế tạo tại Đài Loan.



Tên lửa Hsiungfeng II được trang bị cho đội tàu mới.

Ông Mã Anh Cửu có xu hướng thân thiện với Bắc Kinh và cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia đã “nồng ấm” hơn nhiều kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2008. Tuy nhiên, tổng thống Đài Loan không từ bỏ các biện pháp đề phòng Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn tuyên bố Đài Loan là một phần đất thuộc chủ quyền của quốc gia này. “Chúng ta không thể ngơi nghỉ trong quá trình xây dựng quân đội”, ông Mã Anh Cửu nói.

Ông Mã phủ nhận ý kiến cho rằng Đài Loan đang chạy đua vũ trang với Trung Quốc, do có sữ khác biệt rất lớn trong qui mô kinh tế giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục.


Tàu lớp Seagull lỗi thời sẽ được thay thế hoàn toàn bằng thế hệ tàu mới.


Dù vậy, “Đài Loan vẫn duy trì một lực lượng tự vệ nhỏ nhưng tinh nhuệ, hoạt động theo đường lối “chiến tranh phi đối xứng”, ông Mã nói.

“Chiến tranh phi đối xứng” là thuật ngữ để chỉ chiến tranh giữa hai phe với tương quan lực lượng khác nhau. Phía yếu hơn sử dụng chiến thuật và chất lượng để cân bằng với số lượng.

Hải quân Đài Loan tiết lộ, sẽ chế tạo thêm 10 tàu tên lửa và bàn giao vào cuối năm 2011. Khi đó, Hải quân Đài Loan sẽ có khoảng 30 tàu loại này.

Những tàu tên lửa này được sử dụng để thay cho tàu lớp Seagull nặng 50 tấn đã lỗi thời. Mỗi tàu chiến này nặng 171 tấn, được trang bị 4 tên lửa Hsiungfeng II.


>> Israel nhìn nhận vai trò của Iron Dome



[BDV news] Từ phê phán dự án tốn kém, báo chí Israel đã nhìn nhận sự cần thiết của hệ thống phòng thủ Iron Dome (Vòm sắt).

Ngày 4/4/2011 Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết, Không quân Israel có kế hoạch triển khai 6 khẩu đội của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome trong 2 năm tiếp theo.

Theo Bộ trưởng Barak, khẩu đội mới sẽ được đưa vào chiến đấu với sự hỗ trợ tài chính từ phía Mỹ.

Vào tháng 5/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý cung cấp cho Israel 205 triệu USD chi cho việc triển khai hệ thống Iron Dome.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết: “Hiện tại Israel đã có 4 khẩu đội, với sự giúp đỡ tài chính của Chính phủ Mỹ, chúng tôi hy vọng tới năm 2013 Israel sẽ có 6 khẩu đội hoạt động.

Khẩu đội pháo đầu tiên của hệ thống trị giá hàng tỷ USD này được triển khai ở phía Bắc ngoại ô Beer Sheva, thành phố hoang mạc nhiều ngày sau khi thành phố này bị trúng 3 quả rocket Grad phóng đi từ Dải Gaza giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Israel và khu vực của Palestine.

Ông Barak cho biết thêm, khẩu đội thứ hai sẽ sớm đi vào hoạt động tại vùng biên giới giữa Israel và Dải Gaza.



Hệ thống radar của Iron Dome.

Theo các quan chức quân sự Israel, hệ thống trên vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, chưa thể chống đỡ được hàng trăm quả rocket từ Dải Gaza vào khu vực miền nam Israel. Theo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu , hệ thống phòng thủ tên lửa vẫn chưa thể hoàn toàn bảo vệ đất nước khỏi bị tấn công tên lửa.

Mỗi năm Mỹ viện trợ quân sự cho Israel lên đến 3 tỷ USD. Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Israel dự định sẽ triển khai 20 khẩu đội Iron Dome.

Hệ thống Iron Dome, do Công ty quốc doanh Rafael Advanced Defense Systems của Israel sản xuất với sự giúp đỡ tài chính của Mỹ, được thiết kế để chặn các tên lửa và đạn pháo tấn công từ cự ly 4-70 km.

Cấu trúc của một khẩu đội "Iron Dome" bao gồm một radar đa năng EL/M-2084, trung tâm kiểm soát tên lửa và ba bệ phóng, mỗi bệ phóng được trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir AMM với đầu dò cảm biến quang điện tử, với khả năng cơ động rất cao. Tổ hợp có khả năng bảo đảm phòng thủ cho một khu vực có phạm vi 150 km.

Nếu dữ liệu tính toán cho thấy quỹ đạo bay của tên lửa đối phương có thể gây ra mối nguy hiểm, hệ thống lập tức được triển khai để đánh chặn tên lửa ngay từ ngoài vùng nguy hiểm.

Việc bàn giao những khẩu đội Iron Dome cho Quân đội Israel sẽ phải hoàn tất vào cuối năm 2013.


Mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.


Trước đó tháng 11/2010 báo chí Isarel đánh giá hệ thống Iron Dome quá phức tạp để có thể hoạt động đầy đủ như một thứ vũ khí phòng thủ hiệu quả.

Nhiều ý kiến chỉ trích hệ thống Iron Dome có chi phí phát triển quá tốn kém, hệ thống vận hành phức tạp. Tên lửa Tamir có giá thành lên đến 50.000 USD/quả, nếu dùng để đánh chặn một quả đạn rocket thông thường xem ra quá lãng phí. Tuy nhiên sau các vụ tấn công bằng rocket và tên lửa của Hezbollah thì dư luận nhìn nhận lại sự cần thiết phải phát triển hệ thống đắt tiền này.

Theo kế hoạch, hệ thống đầu tiên sẽ được triển khai dọc theo khu vực giáp ranh với lực lượng Hamas tại dải Gaza, nơi các chiến binh du kích đã bắn rất nhiều tên lửa tự chế khiến Israel phải mở một cuộc tấn công kéo dài 22 ngày vào năm 2008.

Các hệ thống tiếp theo sẽ được triển khai dọc biên giới với Lebanon, nơi các chiến binh Hezbollah đã bắn hơn 4.000 quả tên lửa và đạn pháo vào miền Bắc Israel trong cuộc chiến năm 2006. Đây chính là những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển Iron Dome.

Israel cho rằng, lực lượng Hezbollah có khoảng 40.000 quả rocket. Và việc triển khai Iron Dome cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow trong chương trình tên lửa nhiều tầng nhiều lớp nhằm mục đích bảo vệ các thành phố của Israel khỏi các cuộc tấn công bằng rocket và tên lửa từ Lebanon, Dải Gaza, Syria và Iran.


>> Ấn Độ nhập khẩu 'Cây đũa thần' của Israel



[BDV news] Công ty Rafael (Israel) chính thức xác nhận, họ đang sản xuất biến thể của Iron Dome, với tên gọi David's Sling cho quân đội Ấn Độ.

Phó chủ tịch của Rafael, Lova Drori cho biết: “Chúng tôi có nhiều sản phẩm mà Ấn Độ quan tâm, các cuộc đàm phán giữa hai bên đang diễn ra một cách tích cực, không chỉ về hệ thống phòng thủ tên lửa mà còn nhiều lĩnh vực khác”.

Hiện tại chưa rõ, trong sự hợp tác với Israel, Ấn Độ sẽ chỉ nhập khẩu vũ khí hay yêu cầu Israel chuyển giao công nghệ tên lửa. Theo một số nguồn tin, Ấn Độ có thể nhập khẩu cả hệ thống Iron Dome chứ không chỉ David's Sling.



Hệ thống phòng thủ tên lửa David's Ling (Cây đũa thần) là biến thể của Iron Dome (Vòm sắt) với tầm bắn được nâng cao hơn.

Hệ thống Iron Dome (Vòm sắt) và biến thể của nó David's Sling (mệnh danh là “Cây đũa thần”), là một phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng của Israel, cùng với hệ thống đánh chặn tầm xa Arrow-3, tạo nên hệ thống phòng thủ tên lửa tầng tầng, lớp lớp bảo vệ không phận quốc gia Do Thái.

Theo kế hoạch hệ thống Iron Dome đầu tiên sẽ được chuyển giao cho lực lượng phòng thủ tên lửa của Israel vào đầu năm 2011.

Một khẩu đội Iron Dome, gồm 3 xe phóng, với 20 tên lửa mỗi xe, xe đài tìm kiếm mục tiêu, có khả năng kiểm soát bầu trời bao phủ trên diện tích lên đến 150km2. Tên lửa Tamir của hệ thống có đầu dò cảm biến quang-điện tử, có khả năng đánh chặn các loại tên lửa và đạn pháo 155mm từ khoảng cách 4-70km.

Trong khi đó biến thể David's Sling được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo từ tầm trung đến xa. Hệ thống có khả năng đánh chặn các tên lửa ở cự ly từ 40-300km. Tên lửa Stunner của hệ thống được trang bị hệ dẫn đường kết hợp giữa radar chủ động và cảm biến quang-điện tử.

Hệ thống David's Sling được hợp tác phát triển cùng với công ty Raytheon của Mỹ.

Trong thời gian qua Ấn Độ và Israel đã có sự hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, đặc biệt là các dự án hợp tác liên quan đến hệ thống tên lửa. Với sự có mặt của 2 hệ thống phòng thủ tên lửa này, Ấn Độ có thể yên tâm về quá trình "thay máu" lực lượng phòng không của mình.


Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc P.4



[VITINFO news] Sức mạnh của lực lượng hạt nhân chiến lược Trung quốc đang tăng lên nhanh chóng. Mặc dù còn khó đuổi kịp Mỹ, nhưng trong một tương lai gần việc đuổi kịp Nga là điều hoàn toàn có khả năng thực tế.












Phần IV: Lực lượng hạt nhân chiến lược
Ban lãnh đạo Trung quốc coi LLHNCL (ở Trung quốc còn được gọi là Dàn pháo thứ hai) là lực lượng kiềm chế. LLHNCL của Trung quốc được xây dựng trên quan điểm “phòng vệ bằng phản đòn hạt nhân hạn chế”. Mặc dù Trung quốc chính thức tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, nhưng theo một số nguồn tin, khả năng này có thể xảy ra trong trường hợp quân đội Trung quốc bị tổn thất nặng nề. Không những thế, sự hạn chế về về lực lượng nhiều khi đòi hỏi phải có cú đánh trước để gây tổn thất tối đa cho đối phương ngay trong những giây phút đầu tiên của cuộc chiến.

Trung Quốc chế tạo cả tên lửa đạn đạo liên lục địa (TLĐĐLLĐ) loại cố định (phóng từ dưới hầm lên) và TLĐĐLLĐ loại cơ động (phóng từ các bệ phóng cơ động). TLĐĐLLĐ cơ động “Dongfeng-31” được chế tạo tại Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong thời gian tới loại TLĐĐLLĐ này của Trung Quốc sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn (hiện nay chỉ có một đầu đạn). Trung quốc đang nghiên cứu chế tạo TLĐĐLLĐ “Dongfeng-41” và sẽ lắp 3 đầu đạn công suất (50-100) kilôton cho loại tên lửa này và tên lửa “Dongfeng-31” (theo một số nguồn thông tin khác thì hai loại tên lửa này có thể được lắp tới 6 đầu đạn). Trung quốc còn có khoảng 50 TLĐĐLLĐ “Dongfeng-5” (bản sao TLĐĐLLĐ P-7 của Liên Xô trước đây). TLĐĐLLĐ “Dongfeng-5” mang đầu đạn công suất (2-5) Megaton có thể bay tới bất kỳ điểm nào của nước Mỹ, chỉ trừ các vùng phía nam Florida.

Các dữ liệu về kho vũ khí hạt nhân và TLĐĐLLĐ của Trung quốc được biết đến chỉ mang tính ước lượng. Phần lớn các tên lửa này được dấu kín trong hầm và hang động, giữ cho chúng không bị tiêu diệt khi đối phương tấn công bằng vũ khí hạt nhân cũng như vũ khí thông thường.

Ngoài TLĐĐLLĐ Trung quốc còn có khoảng (20-30) tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-4”, (50-90) tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-3”, 50 tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-21” (là loại tên lửa đạn đạo mới nhất của Trung quốc).

Do giữa Nga và Trung Quốc có đường biên giới dài trên đất liền nên hầu hết các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đối với Nga đều mang tính chiến lược. Ngay loại tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-4” mang đầu đạn công suất (2-5) Megaton đã có thể bay tới tận Moscow từ các vùng phía đông của Trung Quốc. Vì thế tên lửa này còn có tên gọi không chính thức là “tên lửa Moscow”. Theo một số nguồn dữ liệu thì tên lửa “Dongfeng-4” không phải là tên lửa đạn đạo tầm trung mà là TLĐĐLLĐ có cự ly hoạt động như tên lửa “Dongfeng-5”.

Tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-3”, mang đầu đạn công suất từ 700 кт đến 3 Megaton, từ vùng Urumtri của Trung quốc có thể bay tới Nizhny Novgorod của Nga. Cự ly hoạt động của loại tên lửa này khoảng 3 nghìn km. Loại tên lửa mới nhất “Dongfeng-21” mang đầu đạn công suất (200-300) кт cũng có khả năng tương tự.

Các vùng Primorsky, Khabarovsk, Zabaikal và nước cộng hòa Altai của Nga nằm trong phạm vi hỏa lực của các loại tên lửa chiến thuật và chiến dịch của quân đội Trung quốc (“Dongfeng-11”, “Dongfeng-15”, M-7). Trung quốc có khoảng vài nghìn tên lửa chiến thuật và chiến dịch các loại này, trong số đó khoảng (400-700) tên lửa được bố trí hướng về phía Đài Loan.

Quân đội Trung quốc có sáu quân đoàn tên lửa (từ 51 đến 56), bao gồm 17 lữ đoàn. Quân đoàn 52, gồm bốn lữ đoàn, đóng quân ở tỉnh An Huy, được trang bị các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa chiến dịch để đối phó với Đài loan. Năm quân đoàn còn lại, đóng quân ở các vùng khác nhau, được trang bị các loại TLĐĐLLĐ và tên lửa đạn đạo tầm trung.

TLĐĐLLĐ JL-2 (là tên gọi TLĐĐLLĐ “Dongfeng-31” của lực lượng Hải quân Trung quốc) sẽ được lắp trên loại tàu ngầm hạt nhân 094. Năm 2006 chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên loại này đã được đưa vào sử dụng. Trung quốc dự kiến sẽ đóng (2-4) tàu 094, mỗi tàu được trang bị 16 tên lửa đạn đạo JL-2. Đến năm 2010 Trung quốc có khoảng 200 TLĐĐLLĐ (cả trên đất liền và trên biển).

Tình báo Trung Quốc đã lấy được các bản vẽ thiết kế loại đầu đạn mới nhất W-88, là loại được lắp trên tên lửa đạn đạo “Trident-2” của Mỹ; và bản thiết kế chế tạo bom neutron; nhờ đó đã giúp cho Trung Quốc có được sự tiến bộ đáng kể trong việc chế tạo các hệ thống vũ khí của Trung quốc, tiết kiệm được hàng trăm tỷ đô la và rút ngắn được khoảng 10 năm về thời gian. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, mỗi năm Trung Quốc đã sản xuất ít nhất là 140 đầu đạn hạt nhân.

Hiện nay lực lượng hạt nhân chiến lược (LLHNCL) của Trung quốc vẫn còn nhỏ và các loại tên lửa đạn đạo của Trung quốc có độ chính xác chưa cao, vì vậy LLHNCL của Trung quốc chưa có đủ khả năng tấn công phủ đầu các nước có LLHNCL tương đương, và càng không thể tấn công phủ đầu các nước có LLHNCL mạnh hơn Trung quốc. Tuy nhiên, khả năng chiến đấu của LLHNCL Trung quốc đang tăng lên nhanh chóng. Mặc dù còn khó để đuổi kịp Mỹ, nhưng trong một tương lai gần việc đuổi kịp Nga về LLHNCL là điều hoàn toàn có khả năng thực tế.


>> Ký ‘mật lệnh’ - mũi tên bắn nhiều đích của Obama



[VietnamDefence news] Tổng thống Mỹ Barack Obama ký sắc lệnh bí mật, cho phép Cục tình báo trung ương (CIA) hậu thuẫn quân nổi dậy tại Libya, nhiều hãng tin cho hay.

Mục đích của ông là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya… Ngay khi xuất hiện, tin ông Obama ký "mật lệnh" thu hút sự chú ý của nhiều người nhưng nếu xét những diễn biến trong vài tuần vừa qua, tin trên không có gì bất ngờ.

Thứ nhất là trước đó rò rỉ rất nhiều thông tin liên quan tới việc này. Đơn cử như theo hãng truyền hình Fox News, dù chính quyền Barack Obama phủ nhận việc đưa quân vào Libya nhưng trên thực tế, Mỹ bắt đầu chiến dịch mặt đất ở Libya từ trước đó rất lâu.

Đại tá Mỹ về hưu David Hunt tiết lộ, Lầu Năm Góc không không kích quy mô Libya nếu như không có người ở trên lãnh thổ nước này. Trung tá tình báo quân đội Mỹ Tony Scheffer cũng cho rằng, theo các nguồn tin của ông ta, tình hình đang diễn biến đúng như ông Hunt nói. Ông Hunt giải thích: “Chuyện đó người ta thường không quảng cáo”.

Trước nữa, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết là quân đội Ai Cập chuyển vũ khí bằng tàu thủy cho phe đối lập ở Libya. Chúng chủ yếu là các loại vũ khí nhỏ như súng trường và đạn dược. Doanh nhân Libya tên Hani Souflakis thừa nhận: “Quân đội Ai Cập có thể giúp chúng tôi. Người Mỹ đã bật đèn xanh cho việc này. Mỹ không muốn dính líu trực tiếp”.

Tóm lại, Mỹ thực chất can thiệp vào Libya sâu hơn những gì họ chính thức thông báo. Thông tin ông Obama ký mật lệnh không có gì mới.








                                                                                  Có tin Mỹ đang âm thầm vũ trang cho phe nổi dậy


Điều mới ở đây chính là việc thông tin về "mật lệnh" bị rò rỉ một ngày sau khi ông Obama giải trình trước Quốc hội Mỹ và tuyên bố không đưa quân vào Libya.

Xét về thời điểm tin trên bị tiết lộ, rất có khả năng ông Obama nhắm hai mục tiêu là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya…

Cụ thể hơn, hiện khá nhiều người dân Mỹ và nghị sĩ, nhất là phe Cộng hòa, phản đối can dự vào Libya mà điển hình là Thượng nghị sĩ John McCain, người cho rằng nhúng tay vào Libya là quyết định sai lầm của Washington.

Ông này khẳng định: “Mục tiêu của Tổng thống là lật đổ ông Gaddafi, song không cần thiết phải đổ tiền của công sức để phải dùng sức lực như vậy. Gaddafi sẽ sớm bị chính người dân của mình hạ gục. Ngoài ra, nếu chúng ta đảm bảo cho ông ấy sự ra đi êm ái, ông ấy sẽ ngoan ngoãn nghe lời”.

Ý kiến trên của ông McCain chỉ là một trong rất nhiều lập luận phản đối. Còn nhìn chung thì cả phe phản chiến tin rằng, theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Obama không có quyền quyết định can thiệp quân sự vào Libya nếu đây không phải là đe dọa trực tiếp đến Mỹ.


Nhiều nghị sĩ Mỹ phản đối can dự vào Libya


Ngoài việc tránh đối đầu với Quốc hội, động cơ khiến ông Obama ký "mật lệnh" là động viên đồng minh ở châu Âu và phe nổi dậy ở Libya. Nguyên nhân là nếu ông Obama không ủng hộ phe nổi dậy thì bản thân các đồng minh như Anh, Pháp…không thể tự mình làm được việc này chứ đừng nói là lật đổ ông Gaddafi.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Làm sao Mỹ có thể đứng yên khi Pháp, Anh, nhiều nước châu Âu, Liên đoàn Arab và các đồng minh Arab kêu gọi là Mỹ phải làm cái gì đó”.

Bà cũng thanh minh rằng, việc Mỹ vũ trang cho phe nổi dậy (nếu có) là hợp pháp bởi Liên Hiệp Quốc cho phép áp dụng mọi biện pháp cần thiết, ngoại trừ việc chiếm đóng, để bảo vệ thường dân trước sự tấn công của quân đội Libya.

Đó là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong Libya, tình hình cũng không khá hơn. Không giống như quân đội Libya được tổ chức tốt, vũ trang mạnh, đặc biệt là chiếm ưu thế về xe tăng và pháo, lực lượng nổi dậy ở miền Đông thua kém rất nhiều, không có kinh nghiệm…nên không tự địch lại quân Chính phủ nếu không chạy vào sa mạc.

Ngay cả số binh lính, chỉ huy, sĩ quan đào ngũ, gia nhập phe nổi dậy cũng chỉ chiếm số lượng ít, chỉ ở mức cá nhân chứ không phải là đơn vị…

Cộng với việc phe nổi dậy ở miền Đông và Tây chưa liên lạc, phối kết hợp hiệu quả…ông Gaddafi đang chiếm ưu thế trên mặt đất và vẫn có thể đè bẹp quân nổi dậy.


Phe nổi dậy không đủ sức đối đầu với quân đội Libya


Trong bối cảnh không thể chính thức ra mặt ủng hộ nhưng cũng không thể bỏ rơi đồng minh, quân nổi dậy, ông Obama đành bí mật hỗ trợ họ. Đó là nguyên nhân tại sao "mật lệnh bỗng dưng" bị tiết lộ.


>> Vũ khí “tia sét” trị ác mộng mìn tự tạo



[Vietnamdefence news] Bom mìn tự tạo (IEDs) là vũ khí gây thương vong nhiều nhất cho lính Mỹ và liên quân tại Iraq và Afghanistan thời gian qua. Quân đội Mỹ đang đau đầu đối phó với mối đe dọa phi đối xứng này.





IEDs là ác mộng đối với binh lính Mỹ, NATO tại Iraq và Afghanistan (wired.com)


Trong nhiều năm qua, Lầu Năm góc và Tổng thống Mỹ đã trách móc các nhà báo về việc tiết lộ thông tin về một loại vũ khí thần diệu dùng để phá hủy các bom mìn tự tạo bằng sét nhân tạo. Năm 2006, TT Mỹ George Bush kêu ca việc các nhà báo đăng tải “thông tin chi tiết về các công nghệ chống mìn tự tạo mới” và rằng “chúng tôi không thể cho phép kẻ thù biết được những gì chúng tôi đang làm để không cho kẻ thù có được ưu thế”.

Mặc dù vũ khí này chưa thể sử dụng chiến đấu và thất bại trong hàng loạt thử nghiệm, Mỹ tiếp tục chi tiền cho chương trình mật này. Các nhà thiết kế đã thuyết phục được Bộ Quốc phòng Mỹ chi 30 triệu USD để tiếp tục nghiên cứu chế tạo “thiết bị vô hiệu hóa mìn tự tạo” JIN (Joint IED Neutralizer). JIN sử dụng các xung laser cực ngắn tạo ra trong không khí các kênh dẫn điện. Một dòng điện được đưa vào các kênh này và kích nổ mìn tự tạo từ khoảng cách an toàn.

JIEDDO (Joint IED Defeat Organization), cơ quan chuyên trách về chống mối đe dọa mìn tự tạo (IEDs) của Lầu Năm góc cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự về công nghệ xử lý bom mìn bằng tia sét.

Điều này thật lạ bởi vì cho đến lúc này, công nghệ này đã thất bại trong hàng loạt thử nghiệm. Các nhà khoa học tham gia các vụ thử đã nói rằng, thiết bị này sẽ vô dụng trong đất ẩm ướt và bụi.



Một xe quân sự Mỹ trúng mìn tự tạo (wired.com)


Năm 2006, JIN cũng đã được triển khai ở Afghanistan, nhưng các thử nghiệm thực chiến cũng thất bại thảm hại. Xe vận tải lắp JIN đã rất khó khăn khi chạy trên địa hình núi non, được bảo vệ kém, thậm chí có tin nói rằng, thiết bị còn “tự ý” phóng ra các tia sét, ngay cả khi công tắc trên bàn điều khiển đã ngắt. JIN đã không thể hoàn thành chức năng chính của nó vì để kích nổ bom mìn, người ta đã phải đưa thiết bị gần như sát vào thiết bị nổ, điều đó làm cho việc sử dụng JIN trở nên hầu như vô nghĩa.

Tuy nhiên, việc tiết lộ về JIN đến nay không hề bị Lầu Năm góc chỉ trích, còn tiền thì tiếp tục được chi ra. JIEDDO, Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) và các nhà đầu tư quốc gia đã chi tổng cộng gần 2 triệu USD để tích hợp JIN với dàn bánh xe phá mìn vốn đang được sử dụng rộng rãi và hiệu quả ở Afghanistan. Sự kết hợp này được gọi là JOLLER và từ tháng 10.2010, USMC đã sử dụng thử “thiết bị kích nổ bằng tia sét” này.


Hệ thống JOLLER của USMC (wired.com)


Bức ảnh chụp vào tháng 5.2009 và được USMC giới thiệu cho thấy cấu tạo của JOLLER gồm thiết bị tạo tia sét giống như quả cầu của Nikola Tesla và một dàn bánh lăn phá mìn.

Toàn bộ các thiết bị được lắp trên khung gầm một xe tải quân sự, máy phát được lắp trên thùng xe. Chắc chắn, thiết bị này sẽ lại bị các chuyên gia JIEDDO đang làm việc ở Afghanistan chỉ trích. Trước hết, đó là vì kíp xe và các thiết bị của xe không được bảo vệ đúng mức, còn kích nổ bom dưới quả cầu có lẽ sẽ làm hỏng cả hệ thống đắt tiền.

Tuy vậy, những nhược điểm của JIN có lẽ đã được khắc phục nên giới quân sự Mỹ hy vọng thiết bị công nghệ cao dị kỳ này sẽ giải quyết được vấn đề mìn tự tạo mà phiến quân Afghanistan cài tới 1.300 quả/tháng.

Hiểm họa bom mìn tự tạo là một đặc điểm chính của các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Loại vũ khí tiêu hao gây khiếp đảm này đang được Taliban sử dụng hiệu quả chống lính Mỹ và NATO tại Afghanistan.

Trong tháng 7, 8, 9.2010 tổng số vụ nổ bom tự tạo là 1.374-1.391 quả, so với tháng 6.2010 là 1.314 quả. Theo thống kê của Mỹ, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 1.063 vụ tấn công thành công bằng bom tự tạo nhằm vào lính Mỹ, liên quân, so với 820 vụ trong 8 tháng đầu năm 2009. Riêng trong tháng 11.2010, 1.508 quả bom tự tạo đã phát nổ, giết hại 24 lính Mỹ, NATO, lính chính phủ Afghanistan, làm bị thương 301 người; so với 1.415 quả trong tháng 10.2010, làm chết 52 lính và bị thương 297 người. Tháng 1.2011, có 1.344 quả bom bị phát hiện hoặc phát nổ ở Afghanistan.




>> Hệ thống phòng thủ xe tăng (kỳ 2)



[BDV news] Sự ra đời của các loại đạn chống tăng áp dụng nguyên lý nổ lõm đã buộc các nhà sản xuất phát triển giáp xe tăng theo hướng mới.

Nửa cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2 đánh dấu một bước ngoặt trong chiến thuật sử dụng xe tăng trên chiến trường. Nếu như trước đó, đối mặt với xe tăng là cơn ác mộng của lính bộ binh vì họ chỉ có lựu đạn hay chai cháy hoặc súng trường diệt tăng. Lựu đạn, chai cháy quá nguy hiểm cho người dùng ở cự ly ngắn, còn súng trường diệt tăng lại vô dụng với các loại xe tăng hạng nặng có giáp dày.

Tuy nhiên, đến nửa cuối chiến tranh thế giới thứ hai, bộ binh đã có trong tay thứ vũ khí cực kỳ hiệu quả: Súng phóng lựu bắn đạn ứng dụng nguyên lý nổ lõm. Từ nửa cuối năm 1942, với sự xuất hiện của các loại súng phóng lựu chống tăng cá nhân như M1A1 Bazooka của Mỹ, sau đó là bản copy M1A1 do Đức sản xuất có tên Panzerschreck và cuối cùng là Panzerfaust - một khẩu súng nặng hơn 6 kg nhưng có uy lực của những khẩu pháo cỡ nòng hàng trăm mm.

Panzerfaust 150, phiên bản cuối cùng được sử dụng trong Thế chiến hai có tầm bắn tới 150 m và có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày tới 220 mm - nghĩa là có khả năng khoan thủng giáp trước của những loại tăng hạng nặng tốt nhất khi đó như IS-2 của Liên Xô hay King Tiger của Đức.




Súng phóng lựu Panzerfaust tuy gọn nhẹ nhưng sức mạnh không kém gì pháo chống tăng hạng nặng.


Thế chiến thứ 2 kết thúc, súng phóng lựu chống tăng sử dụng đạn lõm lại càng phổ biến và thành công hơn với khẩu súng được biết đến nhiều nhất là RPG-7, có khả năng xuyên giáp từ 330 mm (đạn PG-7V) đến 500 mm (đạn PG-7VL). Khả năng xuyên giáp không phụ thuộc vào góc chạm hay vận tốc của đạn khiến giáp nghiêng trở lên vô nghĩa. Ngay lập tức, các nhà chế tạo đã nghĩ ra cách đối phó với thứ vũ khí mới này.


RPG-7, vũ khí đáng sợ của tất cả các loại tăng thiết giáp trong suốt các cuộc chiến kể từ sau Thế chiến hai.


Giáp lồng thép - giải pháp tình thế và rẻ tiền
Hàng trăm năm trước, khi ngư lôi mới được phát minh, các tàu chiến đã có một giải pháp khá hữu hiệu để chống lại loại vũ khí này là chăng lưới chung quanh tàu. Tương tự, do đạn nổ lõm thường hoạt động theo nguyên tắc chạm nổ, một lớp giáp bằng lưới thép gắn trên xe có thể ngăn đạn không phát nổ.

Trong cuộc chiến tại Việt Nam, đế quốc Mỹ cũng đã sử dụng rất nhiều lưới thép dạng này để ngăn chặn đạn RPG-2 (B-40) của quân giải phóng, đến mức sau này loại lưới này được gọi bằng cái tên “lưới B-40”.


Giáp lồng thép được sử dụng sớm nhất trên xe tăng Panzer của Đức.



Giáp lồng thép kiểu mới được sử dụng trên xe bọc thép M-113 của Mỹ.


Giáp lồng thép có giá thành rẻ, khối lượng nhẹ nên được sử dụng rất rộng rãi trong những năm 1960 - 1970, trên chiến trường Việt Nam và Trung Đông. Sau này, các loại đạn của súng chống tăng cá nhân như RPG-7 có cơ chế tự hủy (phát nổ sau thời gian quy định), nhưng giáp lồng thép vẫn có tác dụng làm giảm đáng kể tác động của luồng xuyên có áp suất và nhiệt độ cực cao do đạn nổ lõm lên giáp chính của xe.

Tuy nhiên, khoác thêm một lớp giáp ngoài như vậy, khiến xe tăng trở nên cồng kềnh, không linh hoạt. Hiện nay, giáp lồng thép được dùng chủ yếu để bảo vệ xe thiết giáp và các loại xe công trình quân sự.


Giáp lồng thép hiện đại được sử dụng trên xe bọc thép Stryker của Mỹ...



...và cả trên BTR-80 của Nga.


Giáp composite
Trong tự nhiên, vật liệu có độ cứng cao thì thường dòn, không chịu nén, kéo; ngược lại, những vật liệu dẻo, chịu biến dạng tốt lại thường không có độ cứng cao. Vật liệu composite (phức hợp) giải quyết vấn đề này bằng cách kết hợp các vật liệu có tính chất khác nhau lại với nhau để tận dụng ưu điểm của chúng.

Trong dân dụng, ta có thể thấy nhiều ví dụ về ứng dụng vật liệu composite như bê tông cốt thép, phíp (được làm bằng sợi thủy tinh và chất dẻo)... Trong quân sự, giáp composite cũng được chế tạo với nguyên lý tương tự.


Mẫu giáp composite làm từ gốm, plastic, sợi thủy tinh.. sau khi được đem đi thử khả năng chống đạn.


Giáp composite dùng cho xe tăng thường được chế tạo từ các lớp kim loại kết hợp với vật liệu cứng như gốm, thủy tinh cường lực. Khi luồng xuyên của đạn nổ lõm xuyên qua lớp kim loại phía ngoài, lớp gốm sẽ vỡ vụn ra và phân tán luồng xuyên này, giảm đáng kể khả năng xuyên của nó với lớp tiếp theo.

Lớp vật liệu có độ cứng cao này còn có khả năng bẻ gẫy thanh xuyên bằng kim loại cứng của các loại đạn xuyên.


Một chiếc xe tăng Merkava-Mk4 của Israel trúng đạn để lộ các lớp giáp composite.


Những loại giáp composite thế hệ mới ứng dụng rất nhiều loại vật liệu khác nhau để tăng khả năng chống chọi của chúng. Những vật liệu này có thể kể đến silic cacbua, bo cacbua, nhôm ôxit đơn tinh thể (có cấu tạo và tính chất như saphia tự nhiên) cho đến kim cương nhân tạo, uranium nghèo.

Loại giáp composite rất nổi tiếng phải kể đến là giáp Chobham, được phát triển từ phòng thí nghiệm Chobham (Anh) đã được ứng dụng trên nhiều loại xe tăng như Challenger hay nổi tiếng hơn cả là M1 Abram của Mỹ. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, loại giáp này đã chứng tỏ tính năng tin cậy khi giảm thiểu thương vong của lực lượng thiết giáp liên quân đi rất nhiều.


Sơ đồ mô phỏng khả năng chống đạn của giáp composite


Mặc dù vậy, giáp composite có giá thành cao, làm tăng khối lượng chiến xa (nhất là giáp composite có chứa thành phần uranium nghèo). Những loại xe tăng sử dụng giáp này như Challenger-II nặng đến 62,5 tấn; M1 Abram nặng 67,6 tấn.

Giáp phản ứng nổ
Vào những năm 1960, sau khi phương Tây phát triển giáp Chobham, người Nga cũng có những nghiên cứu riêng của mình về các loại giáp composite. Tuy nhiên, chi phí đắt và hiệu quả thu nhận được không như mong đợi của loại giáp này khi áp dụng trên xe tăng T-64 khiến Liên Xô đã chuyển sang một hướng mới: giáp phản ứng nổ.

Tuy nhiên, nghiên cứu về giáp phản ứng nổ của Liên Xô chỉ phát triển vào những năm 1970. Năm 1978, sau khi có những nghiên cứu thành công đầu tiên về giáp phản ứng nổ, Israel đã học người Nga sản xuất loại giáp phản ứng nổ có tên là Blazer và sử dụng cho các loại xe tăng Magach và Shot của mình.


Giáp phản ứng nổ thế hệ đầu tiên Blazer trang bị trên xe tăng Magach của Israel.


Năm 1982, trong cuộc tấn công vào Li băng, giáp phản ứng nổ Blazer của Israel đã phát huy tác dụng kinh ngạc, điều này cổ vũ cho các nhà khoa học quân sự Liên Xô tập trung nghiên cứu hơn nữa.

Năm 1983, Liên Xô bắt đầu lắp đặt loại giáp phản ứng nổ có tên Kontakt-EDZ cho xe tăng T-80. Cho đến năm 1985, tất cả các xe tăng hiện đại của Liên Xô đã được lắp đặt giáp phản ứng nổ. Họ cũng tiến hành lắp đặt loại giáp này cho các loại xe tăng cũ hơn như T-55, T-64 và T-72.


Mô phỏng đơn giản nguyên lý của giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ đầu.


Những loại giáp phản ứng nổ thế hệ đầu này đơn thuần là một khối thuốc nổ được kẹp giữa hai lớp thép mỏng theo kiểu “bánh sandwich”. Khi bị luồng xuyên của đạn nổ lõm tác động, khối thuốc nổ sẽ phát nổ; sức nổ và các mảnh vụn sẽ làm yếu luồng xuyên của đạn một cách đáng kể.

Khối lượng, hình dạng khối thuốc nổ cũng như độ dày các tấm thép phía trước và phía sau đều được tính toán một cách tỉ mỉ và chi tiết để khối giáp phát huy được hiệu quả cao và tiết kiệm nhất. Sau đó, lần lượt Pháp, Mỹ cũng như các nước phương Tây khác đều phát triển được loại giáp nổ của riêng mình.

Thế hệ giáp phản ứng nổ đời đầu này cung cấp thêm cho xe tăng một lớp bảo vệ đáng kể, tương đương lớp thép cán dày 350 - 400 mm. Tuy nhiên, nhược điểm chí mạng của loại giáp này là dễ bị phá hủy bởi các loại vũ khí nhẹ như súng bộ binh, lựu đạn hay đạn trái phá. Khi đó, lớp giáp sẽ nhanh chóng bị “thổi bay” và xe tăng chỉ còn lớp giáp chính để chống chọi với hỏa chống tăng.

Thứ hai, giáp phản ứng nổ hầu như không thể sử dụng cho các xe tăng tác chiến trong môi trường đô thị vì sức nổ của nó dễ dàng giết chết toàn bộ lính bộ binh tùng thiết xung quanh.

Thứ ba, loại giáp nổ thế hệ đầu này không cung cấp thêm sự bảo vệ đáng kể nào trước các loại đạn thanh xuyên (APFSDS). Chính vì những điểm bất lợi này, các loại giáp phản ứng nổ thế hệ mới đã nhanh chóng ra đời.


Giáp phản ứng nổ Kontakt-5 trang bị trên xe tăng T-90 của quân đội Nga.



Mô phỏng đơn giản nguyên lý khi bẻ gãy thanh xuyên của giáp phản ứng nổ thế hệ hai.


Năm 1985, giáp phản ứng nổ thế hệ hai đầu tiên do Liên Xô phát triển có tên là Kontakt-5 đã lần đầu xuất hiện trên xe tăng T-80U. Được giới quân sự phương Tây gọi tên giáp phản ứng nổ “hạng nặng”. Kontakt-5 không những bảo vệ xe tăng trước đạn nổ lõm tương đương 600 mm thép cán mà nó còn có khả năng chống lại cả đạn thanh xuyên tương đương 300 mm thép.

Kontak-5 có cấu tạo phức tạp hơn nhiều lần so với giáp phản ứng nổ thế hệ trước đó, chứa nhiều mô đun nổ định hướng cùng các tấm kim loại có khả năng di chuyển theo phương ngang khi giáp hoạt động, có khả năng cắt đứt hoặc bẻ gẫy thanh xuyên của các loại đạn thanh xuyên của phương Tây.

Trong các thí nghiệm do phòng thí nghiệm Bunderswehr (Đức) hợp tác với quân đội Mỹ tiến hành, xe tăng T-72 trang bị Kontak-5 hoàn toàn “miễn dịch” trước loại đạn thanh xuyên M829 APFSDS của Mỹ. Tương tự, trong một thí nghiệm của Nga mới đây, xe tăng T-90 khi trang bị giáp Kontakt-5 cũng có khả năng chống chọi lại với cả các loại tên lửa chống tăng hiện đại như AT-14 Kornet.


Ảnh chụp X-Quang cho thấy thanh xuyên bị bẻ gẫy khi Kontakt-5 hoạt động.


Trước những mối đe dọa mới như loại đạn mới M829A3 mà người Mỹ công bố có khả năng “đánh bại Kontakt-5”, Nga đã phát triển loại giáp phản ứng nổ thế hệ mới (thế hệ thứ ba) với tên Kaktus (hoặc Relikt). Nguyên lý hoạt động của loại giáp phản ứng nổ này hiện vẫn được giữ bí mật, nhưng các chuyên gia Nga công bố loại giáp mới cung cấp sức bảo vệ gấp hai lần loại Kontak-5.

Hiện tại, chỉ duy nhất xe tăng T-80-UM2 của Nga được trang bị loại giáp này. Giáp trước của T-80UM-2 được dự đoán có độ dày tương đương 1.160 mm thép cán khi chống lại đạn thanh xuyên (KE) và 1.710 mm chống lại đạn nổ lõm (HEAT). Khi được trang bị loại giáp này, T-80MU2 được đánh giá an toàn hơn cả các loại xe tăng hiện thời như T-90 (830 mm/ 1.350 mm), M1 Abram (960 mm/ 1.620 mm) hay ZTZ - 99 (800/ 1.050 mm).


Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 - Kaktus trên xe tăng T-80UM2



Lớp giáp composite dày và hiện đại cũng không cứu nổi chiêc M1 Abrams này khỏi bị bắn cháy.


Cuối cùng, ngay cả giáp phản ứng nổ hay giáp composite cũng không phải là cứu cánh toàn diện cho xe tăng. Chúng chỉ có thể bảo vệ xe tăng trước một vài loạt đạn nhất định; khi xe tăng bị tấn công bởi nhiều phát bắn, những lớp giáp này cũng trở nên vô dụng.

Hơn nữa, các loại đạn chống tăng loại mới như đạn thanh xuyên có lõi làm bằng uranium nghèo; đầu đạn nổ kiểu TANDEM hay tên lửa chống tăng có khả năng tấn công từ trên nóc hay vào các vị trí giáp yếu khác vẫn có thể đánh bại những lớp bảo vệ này hoặc “đi vòng” qua nó. Liệu xe tăng đã trở thành vô dụng trên chiến trường khi việc phát triển giáp bảo vệ đã gần tới “giới hạn”?.


>> RPG-29: 'Tử thần' của 'siêu phẩm' Merkava-4



[BDV news] Dù ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng dòng súng chống tăng cá nhân RPG vẫn là sát thủ của nhiều loại xe tăng, thiết giáp.

Ngay khi mới ra đời RPG đã nhanh chóng trở thành loại súng chống tăng cá nhân chủ lực của Hồng Quân Liên Xô, và này là Quân đội Nga và nhiều nước trên thế giới.

Tương tự như AK-47, họ súng chống tăng cá nhân RPG là sự lựa chọn số 1 của du kích quân, các lực lượng nổi dậy và cả các tổ chức khủng bố trên khắp thế giới.

Súng chống tăng cá nhân RPG đã trở thành nỗi ám ảnh của lực lượng tăng thiết giáp của nhiều nước. Đặc biệt là ở những vùng chiến sự nóng bỏng như dải Gaza, chiến trường Iraq, Afghanistan...

Trong đó, các phiên bản mới của họ RPG như RPG-27 đặc biệt là RPG-29 có thể tiêu diệt bất cứ loại tăng chiến đấu chủ lực nào trên thế giới.

Đây là biến thể hiện đại nhất của họ RPG vào những năm 1980, chính thức trang bị vào năm 1989, và hiện nay là vũ khí chống tăng cá nhân chủ lực của Quân đội Nga và nhiều nước khác.



Cấu hình tiêu chuẩn cho RPG-29 với đạn xuyên giáp PG-29V



RPG-29 trong cuộc diễu binh của Quân đội Mexico.


RPG-29 được thiết kế với cỡ nòng 105mm, lớn hơn so với RPG-7, ống phóng tên lửa dài 1,85m, được thiết kế làm hai phần có thể tháo rời và gắn lại một cách dễ dàng và đựng trong túi vải tạo điều kiện thuận lợi khi hành quân.

Trên thân súng có gắn cơ cấu cò - kim hoả với tay cầm, chân súng gấp được và thước ngắm cơ khí. Súng cũng được trang bị kèm kính ngắm quang học 1P38 với độ khuếch đại hình ảnh là 2,7 lần để bắn ban ngày và khí tài nhìn đêm 1PN51-2 để bắn đêm.


Hông xe một chiếc M1A2 bị đạn xuyên giáp của RPG-29 "chọc thủng".


RPG-29 có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như, đạn xuyên giáp PG-29V đầu đạn lõm liều đúp có khả phá tan mọi loại giáp, kể cả giáp được trang bị thêm giáp cảm ứng nổ ERA, đạn nhiệt áp TBG-29V dùng để tiêu diệt các lực lượng trú ẩn bên trong các công sự kiên cố, đạn phá mảnh dùng để tiêu diệt bộ binh.

Đạn xuyên giáp PG-29V có khả năng xuyên giáp tới 650mm có trang bị giáp cảm ứng nổ ERA, xuyên 1,5 m tường bê tông cốt thép, xuyên 3,7 mét tường gạch bình thường. Tên lửa được trang bị động cơ phản lực thuốc phóng rắn. Liều phóng của động cơ cháy hết trong phạm vi chiều dài của súng.


Xe tăng Merkava-4 của Israel bị RPG-29 thiêu rụi.


Tên lửa có tốc độ bắn là 280 mét/giây, tầm bắn hiệu quả khoảng 500 mét, ống phóng có khối lượng rỗng gồm cả kính ngắm quang học là 12,1kg, 18,8 kg với đạn tên lửa được nạp sẵn.

Nếu RPG-7 có thể gặp khó khăn khi đối mặt với các xe tăng hiện đại, đặc biệt là khi đánh trực diện, nhưng RPG-29 thì hoàn toàn đủ khả năng đánh bại và tiêu diệt bất cứ loại tăng nào hiện có. RPG-29 đã chứng minh khả năng đáng sợ trong thực chiến. Một số RPG-29 đã rơi vào tay phiến quân Hezbollad qua một bên thứ 3 đã trở thành nỗi ám ảnh của lực lượng tăng thiết giáp Israel. Không chỉ vậy, RPG-29 còn được lực lượng du kích Lebanon sử dụng để bắn cháy xe tăng Merkava-4, được giới quân sự Israel tuyên bố là chiếc tăng tốt nhất thế giới, chỉ với một lần khai hỏa.

Một chiếc Merkava-4 bị RPG-29 xuyên thủng vào bên trong xe kích nổ khối đạn dược hất tung cả tháp pháo ra khỏi xe.


Năm 2007, giới chức quân sự Anh đã xác nhận rằng, một chiếc tăng chủ lực Challenger-2 được trang bị loại giáp Chobham đã bị bắn hạ bởi một khẩu RPG-29. Đạn tên lửa xuyên qua phần giáp cảm ứng nỗ phía trước và thâm nhập vào bên trong xe tăng làm bị thương một thành viên tổ lái.

Năm 2008, hãng tin New York Times tiết lộ, một chiếc M1A2 của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Iraq đã bị tiêu diệt bởi môt khẩu RPG-29.

Hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao, dễ vận hành, RPG-29 vẫn là loại vũ khí chống tăng hiệu quả nhất từ trước đến nay.

Cho dù một chiếc xe tăng được bảo vệ tốt đến đâu, nó vẫn khó lòng tránh được khả năng bị tiêu diệt bởi các loại súng chống tăng cá nhân như RPG-29, đặc biệt là trong môi trường tác chiến đô thị và chiến lược chiến tranh phi đối xứng.


Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>> Pháp cả gan đánh cuộc ở cả Libya và Bờ Biển Ngà?



[VITINFO news]Trong năm nay, quốc gia đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự và kéo cộng đồng quốc tế vào cuộc chống lại những người chuyên quyền tại cả Libya và Bờ Biển Ngà: đó chính là nước Pháp.

Pháp đã từng phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược Iraq do Mỹ đứng đầu cách đây 8 năm và đã ủng hộ việc cố gắng tiếp cận mọi cách có thể trước khi mang súng vào các cuộc khủng hoảng quốc tế khác.

Giới phân tích nhận định, sự thay đổi bất thường này có thể được bén rễ từ nỗ lực của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nhằm nới lỏng châu Âu khỏi sự phụ thuộc lâu nay vào chiếc ô an ninh của Mỹ.

Trong bối cảnh bất ổn ở thế giới Ả Rập và sức mạnh kinh tế của châu Á ngày càng phát triển, giới chuyên gia cho rằng Pháp muốn thúc đẩy sự tham gia của châu Âu với các hoạt động can thiệp quân sự dựa trên nhân quyền và dập tắt tình trạng bất bình kéo dài trong dân chúng về sự suy sụp của lục địa này.

Hiện cũng có một nhân tố khác liên quan đến sự thay đổi trên: Ông Sarkozy phải đối mặt với chiến dịch tái tranh cử vào năm tới và ông ấy có thể sẽ đánh cuộc rằng việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền của Pháp có thể giúp ông giành thắng lợi.

Hành động can thiệp quân sự tại Libya cũng là sự chuyển hướng cá nhân đáng chú ý đối với ông Sarkozy, người đã nồng nhiệt đón chào lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi tới Paris trong năm 2007, thời điểm hai nước ký kết một loạt thỏa thuận vũ khí và thương mại. Tháng trước, Tổng thống Pháp đã tập hợp các nhà lãnh đạo châu Âu chống lại đại tá Gadhafi khi ông này phát động chiến dịch đẫm máu nhằm vào người biểu tình.




Xác chiếc Soko của không quân Libya sau khi bị máy bay Rafale của Pháp bắn hạ hôm 24/3. (Ảnh Defensetalk)


Tại Bờ Biển Ngà, một thuộc địa cũ của Pháp, Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên khai hỏa vào lực lượng của lãnh đạo Laurent Gbagbo trong tuần này. Hành động của họ tại Bờ Biển Ngà liên quan tới yếu tố kinh tế và văn hóa.

Trong Liên minh châu Âu, Pháp và Anh là những nước có ảnh hưởng lớn nhất về quân sự. Trong khối này, một số quốc gia, đáng chú ý là Đức, hiện do dự trong việc điều binh lính của họ tới các chiến trường nước ngoài.

“Tôi nghĩ rằng hiện nay Pháp có thể tự hào khi can thiệp quân sự và sự biểu hiện dân chủ tại Bờ Biển Ngà”, Thủ tướng Pháp Francois Fillon phát biểu trước quốc hội hôm 05/4.

Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Pháp tiết lộ ông Gbagbo đang đàm phán về đầu hàng.

Hôm 04/4, máy bay trực thăng của Pháp và Liên Hợp Quốc đã khai hỏa vào Bờ Biển Ngà và vô hiệu hóa các loại vũ khí hạng nặng, chẳng hạn như súng đại bác và máy phóng rocket, của lực lượng trung thành với ông Gbagbo, người từ chối chuyển giao quyền lực cho ông Alassane Ouattara. Liên Hợp Quốc khẳng định, ông Alassane Ouattara đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái.


Trực thăng của LHQ và Pháp không kích một doanh trại của lực lượng thân ông Gbagbo ngày 04/42011. (Ảnh CNN)


Theo một nhà phân tích, tại Bờ Biển Ngà và Libya, Pháp đang tìm cách lay chuyển châu Âu từ bỏ thái độ do dự trong việc sử dụng vũ lực khi cần thiết và có thể để bảo vệ công dân và các giá trị của họ.

“Tại Pháp, các quan chức nhìn thấy các cơ hội tham gia – thường dưới tên của châu Âu – khi giương lá cờ châu Âu, bởi vì ngoài các bạn Anh của chúng ta, các nước đều lặng im về việc sử dụng vũ lực. Người Pháp nghĩ rằng châu Âu chưa chủ động trong việc ủng hộ nhân quyền”, Jean-Dominique Giuliani, Chủ tịch Quỹ Robert Schuman, cho biết.

Ông khẳng định, Pháp muốn nhắc tới các bài học khó khăn trước đây như các bài học từ cuộc chiến những năm 1990 tại Nam Tư cũ, nơi những trì hoãn, những cuộc tranh luận và đường lối ngoại giao không hiệu quả đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

“Bài học của những người vùng Balkan này là các cuộc tàn sát, và người Mỹ cuối cùng tới giúp đỡ chúng tôi khôi phục trật tự”, ông Giuliani nói. “Các bạn cảm nhận được ý nghĩ trong số các quan chức Pháp rằng không ai muốn tiếp tục chiều hướng này”, ông nói thêm.

Nhưng nhà phân tích Philippe Moreau Defarges cho hay, hành động quân sự của Pháp tại Libya và Bờ Biển Ngà không nên gộp lại với nhau: điểm giống nhau duy nhất là họ nhắm tới những người chuyên chế - những người mà thể chế của họ đã giết hại dân thường trong nỗ lực duy trì quyền lực.

“Mặc khác, có chiến dịch “duy tâm” ở Libya, và chiến dịch “thực tế” tại Bờ Biển Ngà – được ra lệnh bởi những lợi ích cụ thể”, Moreau Defarges, người thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Pháp (IFRI), nhận định.

Dominique Moisi, một cố vấn cấp cao tại IFRI, khẳng định rằng sau khi Pháp đóng vai trò chính tại các cuộc không kích chống lại binh lính của ông Gadhafi, quốc gia này gần như buộc phải hành động tại Bờ Biển Ngà.

“Sau chiến dịch can thiệp của Pháp tại Libya, sẽ không thể hiểu được nếu Pháp không hành động gì tại Bờ Biển Ngà”, ông cho biết, giải thích hàng ngàn người Pháp xa xứ và mối quan hệ văn hóa của Pháp với quốc gia châu Phi này.

Khi cuộc chiến Nga - Gruzia đang ở thời điểm hết sức căng thẳng và có dấu hiệu ngày càng leo thang, Tổng thống Sarkozy, trên cương vị Chủ tịch EU, đã chủ động bay đến Moscow trong vai trò nhà trung gian hòa giải để thuyết phục ban lãnh đạo Nga về một thỏa thuận hòa bình 6 điểm mang tên Medvedev/Sarkozy, được các bên liên quan chấp thuận. Với nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi của mình, ông Sarkozy đã thành công trong việc làm "nguội" cái đầu "nóng" của cả Moscow lẫn Tbilisi.

Theo ông Giuliani, mục đích của ông Sarkozy là để “cho thấy rằng châu Âu muốn tồn tại, thậm chí chỉ có một số quốc gia thành viên, đặc biệt khi Tổng thống Barack Obama hi vọng châu Âu sẽ gánh vác trách nhiệm nhiều hơn về an ninh.

Tại Libya và Bờ Biển Ngà, ông Sarkozy “đã cả gan đánh cuộc”, Moisi nói.

“Thật là nguy hiểm khi có sự đánh cuộc là ông Gaddafi sẽ ra đi, và cộng đồng quốc tế sẽ nói “Ồ, Tổng thống Pháp đã đóng một vai trò then chốt”, ông khẳng định.


>> Nga sản xuất hàng loạt 'xe tăng bay' Su-34



[BDV news] Tập đoàn sản xuất máy bay Sukhoi của Nga đang tiến hành các hoạt động thử nghiệm đối với máy bay Su-34 sản xuất loạt.

Các hoạt động thử nghiệm đang được tiến hành tại cơ sở của Hiệp hội Sản xuất hàng không Novosibirsk mang tên Chkalov (Napo). Sau khi hoàn thành chương trình thử nghiệm máy bay sẽ được chuyển giao cho Không quân Nga.

Máy bay tiêm kích bom Su-34 Fullback đang hoạt động với số lượng hạn chế trong không quân Nga. Các thông tin phản hồi từ phi công và hoa tiêu trên những chiếc Su-34 là rất khả quan. Họ tỏ ra rất hài lòng với khả năng của chiếc máy bay này, với chế độ tự động hóa rất cao trong mọi hành trình của chuyến bay, khả năng xử lý nhanh nhạy với mục tiêu và quản lý giao diện vũ khí thân thiện.

Su-34 là loại máy bay tiêm kích bom thế hệ 4+, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.




Một chiếc Su-34 với đầy đủ vũ khí


Hệ thống điện tử
Máy bay được áp dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu của Nga hiện nay như hệ thống fly-by-wire số hoàn toàn, thanh điều khiển HOSTA theo tiêu chuẩn phương Tây.

Su-34 có một buồng lái "nhà kính" hiện đại, với màn hình hiển thị đa chức năng CRT. Hệ thống điện tử xác định và chỉ dẫn đường chính xác dựa trên thành phần cơ bản là radar quét mảng pha điện tử bị động Leninets V004 (gắn ở mũi máy bay) và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ. Ngoài ra, đuôi máy bay có gắn một radar V005 (ở giữa 2 động cơ).


Radar quét mảng pha điện tử bị động Leninets V004 trên Su-34.


Su-34 còn được trang bị thiết bị tác chiến điện tử ECM toàn diện.

Bộ phận điện tử trên máy bay được thiết kế theo cấu trúc mở, mạch bộ nhớ, màn hình màu đa chức năng và bộ xử lý được thiết kế như những modul xử lý thông tin kín.

Được trang bị hệ thống máy tính số rất mạnh Argon với những bộ xử lý lập trình thông tin riêng biệt và các thông tin đó được sử dụng trong những kênh trao đổi dữ liệu đa thành phần.

Mọi modul thông tin đều được kiểm soát bởi hệ thống tính toán kép từ trung tâm điều khiển, do đó, các thông tin sẽ được xử lý và cung cấp mọi hướng dẫn liên quan đến chuyến bay.


Được phát triển nhằm thay thế cho những chiếc máy bay cường kích Su-24, Su-34 được thiết kế với buồng lái có 2 phi công ngồi cạnh nhau. Buồng lái của Su-34 trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.


Sự kết nối dữ liệu 2 chiều cho phép lên kế hoạch nhiệm vụ và tính toán về mục tiêu hay cập nhật thông tin về mục tiêu sẽ được thực hiện ngay trong chuyến bay hoặc từ máy bay này sang máy bay khác, từ đó đưa ra lựa chọn sử dụng vũ khí thích hợp.

Su-34 được trang bị một radar mảng pha đa chức năng hiện đại có khả năng nhận biết địa hình để tìm ra đường bay thích hợp nhất khi bay với mọi tốc độ, đặc biệt ở tốc độ cao, và các thao tác hoạt động ở độ cao thấp.

Hệ thống vũ khí
Su-34 được vũ trang một pháo Gsh-30 30mm, cơ số 150 viên. 12 điểm treo dưới cánh giúp máy bay có thể mang tải trọng vũ khí rất lớn, khoảng 8 tấn bom đạn, gồm: tên lửa không đối không, đối đất và đối hải.

Su-34 được giới quân sự Nga đặt cho biệt danh là “xe tăng bay” bởi hỏa lực rất mạnh của máy bay này.


Thông số cơ bản: Dài 22 m, sải cánh 14,7m, cao 5,93m, trọng lượng cất cánh 39 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 45 tấn, trần bay 14km. Trong ảnh, một chiếc Su-34 đang thử nghiệm ném bom.


Su-34 có sức chứa nhiên liệu rất lớn, giúp máy bay có thể bay một mạch 4.500km mà không cần tiếp nhiên liệu. Ngoài ra, máy bay có thể được tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng tầm hoạt động.

Su-34 được trang bị hai động cơ AL-35F với lực đẩy có đốt sau là 137kN/chiếc, tốc độ tối đa của Su-34 đạt Mach-1,8, tốc độ tuần tiễu Mach-1,14.

Những chiếc Su-34 sản xuất gần đây được trang bị động cơ đẩy chỉnh hướng phụt, làm tăng khả năng cơ động của máy bay.

Không quân Nga đã lên kế hoạch mua sắm 70 chiếc Su-34 đến năm 2015, và đây sẽ là máy bay cường kích nòng cốt của Không quân Nga.


>> Trung Quốc xây dựng quân đội 'tấn công' hay ‘phòng thủ’?



[BDV news] Theo Sách Trắng Quốc phòng 2010 của Trung Quốc: “Trung Quốc không bao giờ mở rộng Quân đội và không phát triển vũ khí tấn công chiến lược dù nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như thế nào”.

Tuy nhiên, trên thực tế, những năm gần đây tiềm lực quân sự của Trung Quốc trong ngày càng phát triển.

"Máy bay chiến đấu J-20 là một minh chứng cho thấy tốc độ phát triển thần tốc của nghành công nghiệp hàng không Trung Quốc", một báo cáo quân sự Nga bình luận.

Một điểm nữa cần lưu ý, trong chương I trong sách Trắng Quốc phòng của Trung Quốc lại nêu ra rằng Trung Quốc không phát triển các loại vũ khí tấn công chiến lược mới và Trung Quốc xây dựng quân đội mang tính phòng thủ quốc gia.

Thế nhưng, Trung Quốc là một nước không ngừng phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Điều này đi ngược với tiêu chí giải trừ hạt nhân mà Nga và Mĩ đã thỏa thuận. Các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.

Dù Sách trắng Quốc phòng của Trung Quốc nêu ra rằng Trung Quốc không có ý định mở rộng quân đội của mình tuy nhiên trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc lại không ngừng tăng cao.

Năm 2008, chi phí cho quốc phòng của Bắc Kinh là 417,876 Tỷ NDT, chiếm 6,68% chi tiêu tài chính nhà nước. Năm 2009, con số này là 495,11 tỷ NDT chiếm 6,49% chi tiêu tài chính nhà nước và năm 2010 là 532,115 tỷ NDT chiếm 7,5% chi tiêu tài chính quốc gia.

Đặc biệt, ngân sách năm 2011 của Trung Quốc là 601,1 tỷ NDT tăng 12,7% và trở thành nước có ngân sách Quốc phòng cao thứ 2 thế giới.

Các hoạt động chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc bao gồm: Trang bị, bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân viên chiếm 34,4%; Duy trì các hoạt động quân sự và huấn luyện binh lính chiếm 33,37%; Chi phí vũ khí trang thiết bị kĩ thuật chiếm 32,23%. (*)



Chính phủ Trung Quốc trang bị những loại vũ khí hiện đại cho quân đội.


Không chỉ vậy, Chính phủ Trung Quốc đang xem xét vấn đề tăng lương cho 2,3 triệu binh sĩ Trung Quốc và trang bị những loại vũ khí hiện đại cho quân đội.

Quan niệm về chiến tranh nhân dân trước đây của Trung Quốc đã không còn đáp ứng được đòi hỏi hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, Bắc Kinh cho rằng, cần phải có lực lượng quân đội được huấn luyện kĩ lưỡng, tinh nhuệ và phải có các công nghệ vệ tinh và hệ thống định vị hiện đại.

Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang, không chỉ trong quân sự mà trong lĩnh vực chính trị cũng đã được xác định. Theo đó, lực lượng vũ trang Trung Quốc phải là nòng cốt trong cuộc đấu tranh nhằm chống lại những hoạt động chia rẽ, phá hoại và chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ sự hoà bình và ổn định xã hội ngoài ra phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại Đài Loan và một số thế lực thù địch khác.

Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh phát biểu trong cuộc họp báo sau khi công bố sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc rằng: Các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đang thiết kế vũ khí thế hệ thứ ba. Trung Quốc tiến hành phát triển Quân đội mang tính phòng thủ Quốc gia nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng “không có vũ khí hoàn toàn mang tính chất phòng vệ”.

Một thực trạng dễ nhận thấy rằng, tiềm lực kinh tế luôn đi cùng với tiềm lực Quân sự. Theo số liệu của tổ chức Heritage Foundation thì đến cuối năm 2010 Trung Quốc đã đầu tư vào thế giới Arab 37 tỉ USD (lĩnh vực công nghiệp và tài chính), vào châu Phi 43 tỷ, vào Tây Á (trong đó có Iran) 45 tỷ, vào Đông Á 36 tỷ, vào khu vực Thái Bình Dương 61 tỷ và vào châu Âu 34 tỷ.

Cánh tay của Trung Quốc đang vươn đi khắp các vùng lãnh thổ nhằm mở rộng sự ảnh hưởng của mình, do đó, không có lý nào, Quân Đội Trung Quốc "giậm chân tại chỗ" trong thời kỳ mới.

(*) Trung Quốc cũng cơ cấu lại Quân đội của mình như sau:

Lục quân: Gồm 18 Tập đoàn quân bố trí tại 7 đại quân khu: Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu và Thành Đô.

Hải quân: Lực lượng Thuỷ quân Lục chiến, Không quân trên Hạm, Cảnh sát biển, bảo vệ bờ biển thuộc 3 Hạm đội: Nam Hải, Bắc Hải và Đông Hải của Hải quân Trung Quốc.

Không quân: Lực lượng lính dù và không quân của 7 đại quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu và Thành Đô trực thuộc Không quân Trung Quốc.




>> Trực thăng Anh trang bị tên lửa đa năng



[BDV news] Anh vừa công bố hợp đồng trang bị tên lửa hạng nhẹ đa chức năng (LMM) cho các trực thăng Lynx Wildcat của Hải quân nước này.

Công ty Thales UK đã nhận được đơn đặt hàng 1.000 đơn vị tên lửa hạng nhẹ đa chức năng, chưa đầy 3 năm sau khi bắt tay vào phát triển thiết kế.

Trong cuộc họp báo ngày 5/4 vừa qua, công ty cho biết bản hợp đồng “mang tính đột phá” này là kết quả của thỏa thuận giữa công ty với Bộ Quốc phòng Anh.

Việc phát triển hoàn thiện và đưa vào sản xuất hàng loạt phiên bản dẫn đường bằng laser của loại tên lửa này sẽ bắt đầu được thực hiện để trang bị cho trực thăng AgustaWestland Lynx Wildcat của Hải quân Anh.



Phiên bản tên lửa cho máy bay không người lái. Mỗi tên lửa LMM có trọng lượng khi phóng là 13kg, tầm bắn 8km.


Công ty Thales UK cũng đang thiết kế một phiên bản khác với đầu nổ mảnh và đầu đạn lõm dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ và hạng trung. Những biến thể khác sẽ đáp ứng được các yêu cầu tấn công từ trên không khác nhau.

“Thiết kế của tên lửa cho phép cải tiến và lắp đặt các kiểu đầu đạn và hệ thống dẫn đường khác trong tương lai. Trong đó, có một phiên bản sử dụng công nghệ laser bán tự động dùng cho vai trò tấn công chính xác trên mặt nước", người phát ngôn Thales UK cho biết.

Theo các nhà phát triển, tên lửa có độ chính xác cao đối với các mục tiêu cố định và di động trong khi gây ra tổn thất phụ rất nhỏ.

Tên lửa LMM cũng có thể được trang bị cho các máy bay không người lái.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang