Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc khoe xe tăng thế hệ thứ 4



Cùng với tàu sân bay của hải quân và máy bay tàng thế hệ 5 của không quân, lục quân Trung Quốc mới đây đã giới thiệu xe tăng bậc nhất thế giới.

Thập niên thứ hai của thế kỷ 21, để khẳng định sức mạnh của một đất nước đang khát khao vị trí siêu cường, Trung Quốc đã đưa thế giới đi từ hết ngạc nhiên này đến hết ngạc nhiên khác.

Ngay từ đầu năm 2011, những tin tức dồn dập về máy bay tàng hình thế hệ thứ năm J-20 cho đến tầu sân bay Shi Lang đã cho thấy tham vọng vươn ra biển lớn.

Bên cạnh hải quân và không quân, Lục quân Trung Quốc, vốn bị coi chậm hiện đại hóa nhất, vẫn lấy số lượng để bù đắp chất lượng cũng không chịu bị lép vế. Ngay từ cuối năm 2010, những tin tức không chính thống từ báo mạng Trung Quốc đã hé lộ loại xe tăng mới nhất đang thử nghiệm của lục quân PLA: Type-99KM.

Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tin giới thiệu: “Một Type-99KM tương đương với ba xe tăng T-90 hay M1A2”; “ xe tăng Type-99KM đã đi trước thế giới đến cả chục năm”.

Đi sau Nga, Mỹ hay một số nước châu Âu trong cuộc đua chế tạo tầu sân bay hay máy bay thế hệ thứ 5, lần này Trung Quốc quyết đi đầu trong việc phát triển xe tăng chiến đấu thế hệ thứ 4. Loại xe tăng thế hệ mới này phải đáp ứng được các yêu cầu như: tàng hình trước các phương tiện trinh sát và dò tìm của đối phương như hồng ngoại, radar; có súng chính cỡ nòng lớn (135 - 155 mm), có khả năng bắn các loại đạn xuyên (APFSDS), đạn nổ (HEAT) cũng như tên lửa chống tăng; có vỏ giáp hỗn hợp (composite, ERA...) , giáp trước phải chịu được các loại đạn pháo cũng như tên lửa chống tăng hiện đại); có hệ thống phòng vệ chủ động hoạt động hiệu quả và cuối cùng là phải có hệ thống điều khiển vi tính hóa với các cảm biến hiện đại, có khả năng nhận dạng mục tiêu từ xa, dành ưu thế khai hỏa trước bất kể ngày đêm, thời tiết.

Từ năm 2008, hình ảnh một mẫu thiết kế xe tăng thế hệ mới của Trung Quốc đã rò rỉ lên internet với ngoại hình bên ngoài khá giống với xe tăng M1 Abram của Mỹ. Mẫu thiết kế này được cho biết có trang bị vỏ giáp hỗn hợp composite, với giáp trước có khả năng chống chịu được đạn xuyên APFSDS 120 mm với lõi uran nghèo (DU) hiện đại nhất của Hoa Kỳ là M829E3. Không những thế, pháo chính trang bị trên xe tăng này với cỡ nòng 140 - 152 mm có khả năng xuyên thủng bất kỳ giáp trước của bất kỳ loại xe tăng nào hiện có trên thế giới.





Mẫu thiết kế xe tăng thế hệ thứ 4 của Trung Quốc lộ diện năm 2008, với ngoại hình khá giống xe tăng M1 Abrams của Hoa Kỳ


Không giống như năm 2008, loại xe tăng mới chỉ dừng lại ở những hình ảnh và phỏng đoán, đầu năm 2011, Type-99KM đã được loan báo với các thông số kỹ thuật khá rõ ràng.

Theo đó, Type-99KM có khối lượng 75 tấn, nặng hơn cả phiên bản xe tăng nặng nhất thế giới hiện nay là M1A2 SEP đã trang bị TUSK (*) - 70 tấn. Type-99KM sử dụng pháo chính có cỡ nòng lên tới 155 mm, có khả năng bắn được các loại đạn APFSDS có sơ tốc cao hơn (do nạp được liều thuốc phóng nhiều hơn) và các loại tên lửa chống tăng có đầu nổ lớn hơn.

Vỏ giáp của Type-99KM sẽ được trang bị loại giáp composite thế hệ mới nhất với các tấm gia cố làm bằng corundum - nhôm oxit dạng tinh thể, có độ cứng hầu như chỉ thua kim cương.

(*) Tank Urban Survival Kit - Trang bị giúp tăng khả năng sống sót của xe tăng trong chiến trường đô thị)


Xe tăng Type-99KM (xuất hiện năm 2011) có các thông số kỹ thuật được công bố vượt xa các loai xe tăng hiện đại đang được vận hành trên thế giới


Không những thế, điểm nổi bật của Type-99KM là hệ thống phòng vệ laser JD-4. Hệ thống đặc biệt này chuyên để chống lại các thiết bị trinh sát quang học, tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại hay laser của đối phương.

Theo lý thuyết, khi bị chiếu laser, tháp pháo của Type-99KM sẽ ngay lập tức quay về phía nguồn chiếu, khi đó, hệ thống JD-4 sẽ chiếu một dải laser năng lượng thấp để xác định chính xác đối phương. Khi đối phương đã bị xác định, JD-4 sẽ chiếu một chùm laser năng lượng cực cao tới, phá hủy mọi khí tài trinh sát quang học hay dẫn đường, thậm chí ngay lập tức làm mù người vận hành thiết bị này.

Ngoài ra, Type-99KM cũng được trang bị cả hệ thống phòng vệ chủ động (APS) có khả năng bắn hạ tên lửa đang nhắm tới xe tăng tương tự như hệ thống Arena của Nga hay Trophy của Israel.


Hệ thống phòng vệ laser hiện được trang bị trên xe tăng Type-99, tiền thân của hệ thống JD-4 hiện đại hơn nhiều trang bị trên Type-99KM.


Cũng theo lời giới thiệu của các trang mạng Trung Quốc, Type-99KM được trang bị động cơ công suất 2.100 mã lực, mạnh hơn rất nhiều so với động cơ của các loại xe tăng hiện đại ngày nay (1.500 mã lực của M1A2, Leclerc, 1.100 mã lực của T-90 hay 1.200 mã lực của Challenger-2).

Type-99KM có thể đạt được tốc độ tối đa trên đường tới 80 km/h (vượt xa cả “xe tăng bay T-80U” vốn “chỉ” có tốc độ 70 km/h). Với dự trữ nhiên liệu lớn, Type-99KM có bán kính hoạt động tới 870 km, cũng vượt xa các loại xe tăng hiện đại khác.


Theo đúng kế hoạch, đến năm 2015, lục quân Trung Quốc sẽ được trang bị lượt Type-99KM đầu tiên gồm 200 chiếc.


Tuy nhiên, dù cho thông số kỹ thuật của Type-99KM được giới thiệu có thể hoàn toàn chính xác và "áp đảo" mọi đối thủ trên thế giới thì loại xe tăng này cũng chưa hẳn là bất khả xâm phạm.

Lớp giáp trước dày cũng không thể bảo vệ xe tăng trước các loại tên lửa cá nhân tấn công từ nóc xe như FGM-148 Javelin của Hoa Kỳ hay các loại tên lửa khác bắn từ trực thăng khác.

Hệ thống JD-4 cũng không thể bảo vệ xe tăng trước các loại tên lửa dẫn đường laser mới như AT-14 Kornet hay AT-16 Vikhr vì chùm laser được chiếu vào cảm biến ở đuôi tên lửa để điều chỉnh độ lệch chứ không chiếu trực tiếp vào xe tăng.

Hệ thống phòng vệ chủ động APS cũng “bó tay” trước những loại súng chống tăng thế hệ mới với đạn mồi giả như RPG-30.

Theo kế hoạch, có khả năng đến năm 2015, Trung Quốc sẽ sản xuất lô Type-99KM đầu tiên với 200 chiếc để bổ sung cho lực lượng lục quân khổng lồ của mình. Tới lúc đó, mới có thể bình luận thêm về khả năng thực chiến của Type-99KM.

Tham vọng chế tạo xe tăng thế hệ mới của Trung Quốc có khả năng là thật. Song mong muốn là một chuyện, khả năng thực hiện là một chuyện hoàn toàn khác. Riêng chuyện khoe khoang 1 chiếc Type-99KM bằng 3 chiếc M1A2 hay T-90, hay những tính năng 'trên trời' là rất hoang đường.

Thứ nhất, Trung Quốc chưa bao giờ là một cường quốc về thiết kế xe tăng. Đến nay, các xe tăng của họ, kể cả những loại hiện đại nhất hiện nay, phần lớn là sao chép các xe tăng T-54/T-55, T-72 của Liên Xô, rồi cải tiến chút ít. Các cường quốc xe tăng như Đức, Mỹ, Nga, Ukraine, Israel... vẫn không dám có hoặc phải từ bỏ chương trình phát triển xe tăng thế hệ mới mà vẫn chỉ là nâng cấp liên tục xe tăng thế hệ 3.

Thứ hai, những điểm yếu cơ bản hiện nay của công nghiệp xe tăng Trung Quốc là động cơ, pháo tăng - đạn pháo tăng, hệ thống điều khiển hỏa lực, vỏ giáp. Các xe tăng hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay vẫn sao chép phần lớn các giải pháp thiết kế của xe tăng Liên Xô (pháo 125 mm, tên lửa phóng qua nòng pháo, máy nạp đạn tự động... sao chép từ T-72 có thể có sự giúp đỡ của Nga, Ukraine), động cơ xe tăng công suất lớn vẫn phải mua từ Ukraine.

Vì thế, chuyện Trung Quốc làm được động cơ... 2.100 mã lực, hay pháo tăng 135-155 mm là không thể có.



[BDV news]


>> NATO dìm cả 2 phe ở Libya chìm trong biển lửa



NATO vẫn tiếp tục "đốt cháy" Misrata bất chấp phe nổi dậy tuyên bố đã kiểm soát thành phố.

Ngày 24/4, hãng tin Aljazera cho biết, dù phe nổi dậy tuyên bố chiếm 80% thành phố Misrata, và thông báo cho liên quân rằng lực lượng ủng hộ chính phủ Libya đã tháo lui khỏi thành phố nhưng NATO vẫn tiếp tục oanh kích các mục tiêu tại đây bằng tên lửa hạng nặng và rocket.

Thành phố Misrata đang nằm trong tay phe nổi dậy. Tại một số khu vực trong thành phố, lực lượng nổi dậy đã bắt giữ nhiều thành viên trung thành của đại tá Gaddafi. Trong đó một số người đã bị giết, một số khác đang phải chạy trốn (*).

Tuy nhiên, liên quân NATO và Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục sử dụng máy bay để không kích vào các khu vực của thành phố Misrata.

Misrata đã trở thành chiến trường đẫm máu nhất trong những ngày qua. Bác sĩ Khalid Abu Falra làm việc tại một phòng khám tư nhân ở thành phố này cho biết, có 28 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Theo ông, trung bình cứ mỗi ngày ở Misrata có 11 người thiệt mạng.



Nhiều nhà cửa tại khu vực Misrata bị phá huỷ bởi các đợt oanh kích của liên quân NATO.


Không chỉ thành phố Misrata, cùng ngày tại Thủ đô Tripoli, dinh thự của nhà lãnh đạo của Tổng thống Gaddafi đã bị phá hủy trong một trận không kích của liên quân.

Ngoài ra, các máy bay của NATO đã không kích nhiều khu vực quân sự và dân sự ở thủ đô và các thành phố khác, làm nhiều người thiệt mạng và bị thương.

Đặc biệt là ở Tripoli, có ít nhất ba lần máy bay của NATO ném bom. Theo Thứ trưởng Ngoại giao, ông Khlaed Kaim, lực lượng liên quân NATO đã bắn trúng nhiều mục tiêu ở Tripoli, Sirte, Gharyan, Aziziyah và Hira.

Hiện tại, lực lượng của Tổng thống Gaddafi đưa ra thông báo, đã chiếm được một thị trấn của Yafran ở phía Tây Libya và đang chiếm quyền kiểm soát trung tâm thành phố và các ngôi làng gần đó.

(*) Trước đó, Thứ trưởng ngoại giao Libya Khaled Kaim ra thông báo, Quân đội Libya tạm thời ngưng chiến đấu tại Misrata. Tuy nhiên, quân đội chính phủ sẽ không hoàn toàn rút khỏi Misrata, đơn giản họ chỉ tạm dừng hoạt động quân sự. Thay vào đó, đại diện các bộ tộc sẽ tiếp quản chỉ huy khu vực này và thuyết phục quân nổi dậy ở Misrata hạ vũ khí.

Thứ trưởng Ngoại giao Khaled Kaim cho biết, nếu đàm phán thất bại, các tộc trưởng có thể sẽ điều các tay súng thân chính phủ vào thành phố 300.000 dân này để tấn công quân nổi dậy. 6 bộ tộc chính tại khu vực này có thể tập hợp được 60.000 tay súng vũ trang.

Tuy nhiên, khu vực Misrata không có nhiều bộ tộc và cũng chưa rõ quân nổi dậy có sẵn sàng đàm phán hay không. Đặc biệt, sau khi họ tuyên bố đã đẩy lùi được quân chính phủ.



[BDV news]


>> Thái Lan - Campuchia đưa vũ khí hạng nặng tới biên giới



Tình hình xung đột biên giới Thái Lan - Campuchia đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

Mối lo ngại về nguy cơ chiến tranh ngày càng gia tăng khi cả hai bên đều điều động thêm vũ khí hạng nặng đến gần biên giới. Ngày 24/4/2011, lại xảy ra một vụ đấu súng nữa kéo dài đến 7 giờ, từ 10h sáng đến tận 18h, thêm 3 binh sĩ của Thái Lan bị thương.

Quân đội của đôi bên đã được đặt trong tình trạng báo động cao, cả hai đã điều động thêm viện quân đến khu vực xảy ra xung đột.



Xe tăng của Thái Lan đang được điều động đến biên giới làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn.


Sau vụ đấu pháo ngày 22/4/2011 giữa hai bên, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống, cả hai đều đổ lỗi cho nhau về vụ xung đột này.

Theo thống kê sơ bộ,đến thời điểm hiện tại đã có 4 binh sĩ Thái Lan thiệt mạng và 27 người khác bị thương. Trong khi đó phía Campuchia có 6 binh sĩ thiệt mạng và 13 người khác bị thương.

Trong khi đó, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN đang tỏ ra lo lắng trước tình hình xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, kêu gọi hai bên lập tức ngồi vào bàn đàm phán và thiết lập một lệnh ngừng bắn. Ông tin rằng, các tranh chấp không thể giải quyết ổn thỏa bằng phương tiện quân sự.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng lên tiếng kêu gọi hai bên nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán. Tránh nguy cơ chiến tranh leo thang.

"Tôi chỉ có thể thêm vào đó tiếng nói của tôi để kêu gọi một giải pháp hòa bình cho một căng thẳng âm ỉ từ lâu giữa hai nước thành viên ASEAN của chúng tôi", ông Pitsuwan nói.


[BDV news]


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> T-90AM: Xe tăng thế hệ mới hay T-72 cải tiến lần thứ 18?



Bộ Quốc phòng Nga đã chấp thuận giải mật xe tăng T-90AM và UVZ sẽ giới thiệu xe tăng thế hệ mới này tại triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil diễn ra từ ngày 8-11.9.2011.

Đó là tiết lộ của ông Oleg Sienko, Tổng giám đốc Tập đoàn khoa học-sản xuất (NPK) Uralvagonzavod (UVZ), nhà sản xuất xe tăng duy nhất của Nga hiện nay, hôm 7.4.2011. Vậy thực hư thế nào?




T-90 là xe tăng chủ lực tối tân nhất của quân đội Nga hiện nay


Không phải thế hệ mới!
Vài năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nga thay đổi hẳn quan điểm mua sắm vũ khí khi mà nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) hùng mạnh một thời của Nga không thể đáp ứng nhu cầu của quân đội về các loại vũ khí công nghệ cao, phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại.

Nga không chỉ đã, đang và sẽ mua các vũ khí công nghệ cao như máy bay không người lái của Israel, tàu đổ bộ và pháo tàu của Pháp mà cả xe thiết giáp, pháo binh, vũ khí bộ binh vốn là thế mạnh của Nga qua các trường hợp mua xe ô tô bọc thép (của Italia), vỏ giáp (của Đức), pháo tàu (của Pháp), súng bắn tỉa, thậm chí, giới quân sự Nga đã nói đến sự hết thời của loại súng huyền thoại AK. Báo chí Nga còn bàn luận đến cả khả năng mua xe tăng Leopard của Đức hay Merkava của Israel thay cho T-90, mua súng Galil thay cho AK…


T-90S đang là mặt hàng bán chạy trên thị trường thế giới


Nga đang ở hoàn cảnh không thiếu tiền để mua vũ khí, song CNQP Nga không có khả năng đáp ứng các yêu cầu cả về chất lượng, số lượng, tiến độ...

Vì thế, việc giới quân sự Nga chỉ trích vũ khí nội địa và tìm cách mua sắm vũ khí phương Tây đi kèm chuyển giao công nghệ là một biện pháp gây áp lực đối với tổ hợp CNQP Nga buộc họ phải đổi mới, động não, đầu tư cho công nghệ vũ khí mới thay vì loanh quanh cải tiến vũ khí được phát triển, sản xuất từ thời Liên Xô.

Trong bối cảnh vũ khí Nga, xe tăng, xe bọc thép nói riêng bị các cấp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các tướng lĩnh quân đội Nga chê trách kịch liệt như thế, việc ông Sienko dán mác “xe tăng thế hệ mới” cho T-90AM cũng là điều dễ hiểu.

Một mặt, ông Oleg Sienko khẳng định: “Chúng tôi đang có một xe tăng thế hệ mới... Т-90АМ sẽ được giới thiệu tại triển lãm vũ khí ngày 8-11.9.2011”, song sau đó, ông lại nói gần như trái ngược rằng, “đây là sự hiện đại hóa rất sâu Т-90”.

Những câu nói đầy mâu thuẫn của ông Sienko cho thấy, T-90AM không hề là xe tăng thế hệ mới mà chỉ là biến thể mới nhất của T-90, vốn là T-72BM đổi tên sau màn trình diễn tệ hại của T-72 trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 mà thôi.





T-90AM có gì mới?
Cứ theo như lời ông Sienko, T-90AM thực ra là xe tăng Т-90A được UVZ nâng cấp theo tất cả các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga nêu ra vào tháng 12. 2009.

“Tại hội nghị năm 2009, chúng tôi đã nghe thấy nhiều lời chỉ trích của quân đội đối với chúng tôi, tôi cho rằng, sự chỉ trích là hoàn toàn công bằng. Họ đã chỉ ra những nhược điểm của xe tăng - đó là động cơ, hộp số, đạn pháo, khả năng quan sát vòng tròn và nhiều thứ khác, - ông Oleg Sienko nói. - Sau đó, chúng tôi đã lập một nhóm công tác và trong vòng 5 tháng đã khắc phục được tất cả các khiếm khuyết nêu ra - chúng tôi đã tăng công suất động cơ, chế tạo được nòng pháo đáp ứng các yêu cầu, chế tạo động cơ có công suất mạnh hơn 130 mã lực, tạo được khả năng quan sát toàn cảnh, chế tạo một ụ súng máy được bảo vệ hoàn toàn khác và nhiều thứ khác. Đó còn là một tổ hợp kỹ thuật-phần mềm có khả năng hiển thị bức tranh chiến trường hoàn toàn khác tới trưởng xe và mang lại những khả năng hoàn toàn khác, đó là máy nạp đạn tự động cải tiến và nhiều thứ, cho phép đưa xe tăng lên một trình độ mới”.


Hình ảnh được cho là của T-90AM/T-90M


Có thể tóm tắt là: đến nay ở T-90AM tất cả những điểm yếu mà Bộ Quốc phòng Nga nêu ra tháng 12.2009 như động cơ yếu, hộp số lạc hậu, nòng pháo hao mòn nhanh, súng máy thiếu sự bảo vệ, không có hệ thống quan sát toàn cảnh, máy nạp đạn tự động không phù hợp với loại đạn có uy lực mạnh hơn... đã được khắc phục. Chưa biết những cải tiến đó hiệu quả đến đâu, nhưng chỉ việc công suất động cơ chỉ tăng thêm 130 mã lực (động cơ của T-90A hiện có công suất 1.000 mã lực) cho thấy, T-90AM vẫn chỉ là “chú lùn” so với các xe tăng hiện đại khác về sức cơ động (Xe tăng M1 Abrams, Leopard 2, Merkava trang bị động cơ 1.500 mã lực, ngay các kiểu tăng T-84 của Ukraine cũng có động cơ 1.200 mã lực), đừng có trông mong có gì đột phá ở xe tăng này.

UVZ là hãng phát triển và sản xuất xe tăng duy nhất còn lại của Nga hiện nay, do nhà nước sở hữu 100% và là một trong những hãng sản xuất tăng lớn nhất thế giới.

Т-90 là tăng chủ lực của quân đội Nga, được phát triển từ giữa thập niên 1980 trên cơ sở hiện đại hóa Т-72B, ban đầu có ký hiệu Т-72BM, năm 1992 được nhận vào trang bị với tên Т-90 theo sắc lệnh của TT Nga Boris Yeltsin.

Xe có hệ thống động lực và bộ phận vận hành tương tự Т-72, nhưng có các trang thiết bị hiện đại hơn, hệ thống vũ khí có điều khiển tối tân và hệ thống bảo vệ mạnh hơn, trong đó có các hệ thống chế áp điện tử và phòng vệ tích cực.

Vũ khí của Т-90 gồm 1 pháo nòng trơn 125 mm, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy phòng không NSVT 12,7 mm.


Chiến tranh ở Libya - màn quảng cáo tồi tệ của T-72 và xe tăng Nga


Khi bình luận thông tin về T-90AM, Trung tướng dự bị Yuri Kovalenko, cựu Phó chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục xe tăng-ô tô Bộ Quốc phòng Nga, người đã được giải thưởng về phát triển và đưa vào sử dụng Т-90 đánh giá, ưu điểm của Т-90 là tầm bắn của tên lửa có điều khiển trên Т-90 xa hơn gần 2 lần tầm bắn của các xe tăng nước ngoài, cho phép tiêu diệt mục tiêu ngoài tầm hỏa lực của đối phương. Nhưng T-90 có điểm yếu là khả năng sống còn tương đối thấp do đạn pháo được bố trí trong khoang chiến đấu, không được cách ly với kíp xe nên khi đạn nổ sẽ phá hủy cả xe cùng kíp xe.

Theo tướng Kovalenko, các công trình sư của UVZ đã tìm ra các giải pháp xử lý các nhược điểm này. Họ đã nghiên cứu đưa đạn dược ra khỏi thân xe, ra khỏi khoang điều khiển, phát triển các cơ cấu nạp đạn cho phép bảo vệ kíp xe chống đạn pháo bị nổ, tìm ra một số biện pháp chống cháy nổ hiệu quả cho xe.

Ông khẳng định: “Về khả năng sống còn và khả năng bảo vệ, chúng ta hiện vượt trước các nước phương Tây - cả về hệ thống phòng vệ tích cực, chúng ta cũng đang đi trước, cả vỏ giáp phản ứng nổ lắp liền của chúng ta cũng hoàn thiện hơn và tin cậy hơn nhiều. Trong các vấn đề này, chúng ta có ưu thế đối với kẻ địch tiềm tàng”.

Ông Kovalenko cũng nói, “đến nay, tiềm năng hiện đại hóa Т-90 vẫn chưa hết” và cho biết: “Trình độ hiện tại của Viện thiết kế Ural cho phép làm tất cả những gì quân đội mong muốn. Người ta dọa chúng ta bằng các loại tăng Abrams và Leopard, nhưng chúng ta đang giữ thế quân bình với chúng”. Theo ông, “chỉ cần bổ sung đôi chút khả năng chỉ huy/điều khiển để làm sao bằng các khí tài điều khiển, chúng ta có thể phân phối các mục tiêu, giao nhiệm vụ rất nhanh để tiêu diệt các phương tiện hỏa lực đối phương. Nếu chúng ta đạt được, chúng ta sẽ tiến lên trình độ tiên tiến”.


Hình ảnh giả định của T-95 (tank-t-90.ru)


Mặc dù, báo chí Nga nói rằng, tất cả các tính năng của T-90AM vẫn được giữ bí mật và mặc dù ông giám đốc UVZ nói, Т-90АМ là “sự hiện đại hóa rất sâu Т-90, cho phép tiến về trước một bước so với tất cả các mẫu xe tăng hiện đại hiện có trên thế giới”, chúng ta hay chờ xem “danh có phù kỳ thực không”.

Bản thân ông Sienko cũng thành thật nói rằng, UVZ chẳng muốn hiện đại hóa cái đã được sản xuất 30 năm, còn bất cứ cái gì mới đều tốt hơn. Ông cũng khẳng định tuy đã “đẽo gọt” lại hoàn toàn Т-72, nhưng xe tăng này vẫn là xe tăng thế hệ trước.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tướng lĩnh, công trình sư xe tăng Nga vẫn tiếc nuối dự án siêu xe tăng T-95 bị Bộ Quốc phòng Nga hủy bỏ.

Theo Tổng giám đốc UVZ Oleg Sienko thì Nga lẽ ra phải sản xuất xe tăng thế hệ mới từ ngày hôm qua.

Liên quan đến dự án Objekt-195 (T-95), ông Sienko đánh giá xe tăng này có tiềm năng khá tốt và có lẽ chúng tôi sẽ mạo hiểm hoàn thiện xe tăng này.


Hình ảnh được cho là của T-95 (tank-t-90.ru)


Màn quảng cáo thê thảm ở Libya


Sau các cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và thứ hai, đến lượt chiến tranh của NATO chống Libya hủy diệt danh tiếng của xe tăng Nga.









Xác những chiếc T-72, cha đẻ của T-90, cháy lăn lóc, tháp văng khắp nơi sẽ đặt ra nghi vấn đối với hiệu quả chiến đấu và khả năng sống còn của chính T-90.





Những hình ảnh này có buộc quân đội Nga trở lại với dự án phát triển xe tăng thế hệ mới và quân đội các nước xem xét lại vai trò của xe tăng trên chiến trường hiện đại?


[Tổng hợp]


>> Brazil tiết lộ dự án UAV đình đám



Quan chức Brazil vừa hé lộ về cuộc thử nghiệm đầu tiên dành cho Avibras Falcao, dự án UAV tham vọng nhất của đất nước Nam Mỹ trong quý II/2011.

Chuyến bay đầu tiên của Falcao đánh dấu cho giai đoạn 2 của dự án VANT (tên viết tắt của UAV theo tiếng Bồ Đào Nha).

Theo đó, UAV Falcao sẽ được lắp đặt và thử nghiệm hệ thống cất cánh/hạ cánh tự động do Phòng công nghệ và khoa học hàng không thuộc Không quân Brazil (CTA) phát triển.

Flavi Araripe, giám đốc dự án VANT không tiết lộ chi tiết công nghệ tự động sử dụng cho Falcao, gồm có các thiết bị đo độ cao, radar với các thiết bị GPS khác nhau.

Falcon có thể chở được 150 kg, lắp đặt hệ thống ăng ten vệ tinh, cảm biến điện - quang… Nhờ thế, Falcao có thể hoạt động trong phạm vi 2.500 km.

Falcon được giới thiệu có khả năng hoạt động liên tục trong 15 giờ ở độ cao 4.570 m, có thể sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát.



Mô hình đúng kích cỡ của UAV Falcao tại trụ sở của Avibras. CTA đang thiết kế Falcao có các chức năng khác phục vụ không quân.


Trước đó, giai đoạn 1 kéo dài 2 năm, Phòng công nghệ và khoa học hàng không thuộc Không quân Brazil CTA đã tiến hành 59 cuộc bay thử với UAV Harpia nhằm kiểm nghiệm phần mềm điều khiển chuyển động trung tâm của UAV Falcao.

Không quân Brazil đang sử dụng UAV khác là Hermes 450. Theo Araripe, phi đội UAV đầu tiên của không quân sẽ thành lập vào cuối tháng 4 với 2 chiếc Hermes.

Tuy nhiên, các giới lãnh đạo quân sự quan ngại về tầm hoạt động của UAV Hermes, bởi đây là một trong những yêu cầu tối quan trọng đối với đất nước rộng lớn như Brazil. Hermes chỉ có tầm hoạt động là 150 km, trong khi Không quân cần con số gấp 10 lần.

Công ty quốc phòng AEL (sản xuất Hermes 450) và Embraer đã liên doanh để cùng nghiên cứu giải quyết bài toán trên.


[BDV news]


>> Nguồn gốc xung đột ở Ta Muen Thom, Ta Kwai



Theo Đài phát thanh Trung Quốc ngày 25/4, trong cuộc xung đột lần này, cả hai bên đều cáo buộc lẫn nhau xâm phạm vào lãnh thổ cua mình.

Quân đội Campuchia đã cáo buộc Quân đội Thái Lan sử dụng vũ khí hóa học và bom chùm tuy nhiên phát ngôn viên bộ Ngoại giao Thái Lan đã phủ nhận những cáo buộc này và gọi những cáo buộc là “vô căn cứ”.

Hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai là hai đại diện tiêu biểu cho văn hóa Khmer, được xây dựng từ thời Khmer thịnh vượng. Đây là hai công trình bằng đá lớn có kiến trúc độc đáo, kiên cố. Chúng được xây dựng trên vách đá cao hơn 10m.

Đây cũng là hai ngôi đền ở “vị trí nhạy cảm” giữa biên giới Thái Lan - Campuchia và cũng là nơi ẩn tàng một sự tranh chấp lớn giữa hai quốc gia này.

Kể từ khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Thái Lan và Campuchia đã nhiều lần tranh chấp quyền sở hữu 3 ngôi đền này.



Hai ngôi đền này cách đền Preah Vihear khoảng 150 km về phía tây. Các ngôi đền đều có chung một ngồn gốc lịch sử và vị trí địa lí hùng vĩ.


Phía Thái Lan chủ trương căn cứ theo bản đồ địa giới được vẽ năm 1947 thì hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai thuộc tỉnh Surin của Thái Lan.

Tuy nhiên, phía Campuchia kiên quyết bác bỏ lập trường này của Thái Lan và cho rằng 2 ngôi đền này thuộc tỉnh Adobe Meanchey của Campuchia.

Mùa hè năm 2008, Thái Lan đưa quân đội vào ngôi đền Ta Muen Thom, điều này dẫn tới sự phản đối kịch liệt từ phía Campuchia.

Tháng 8/2008 hai nước đã đạt được thỏa thuận rút quân theo từng bộ phận tại ngôi đền này.

Ủy ban Biên giới Liên hợp giữa hai nước đã bắt đầu công tác khảo sát, thăm dò và cắm mốc tại khu vực này cách đây 10 năm. Thế nhưng, đến nay sự phối hợp chưa đưa ra được một bản đồ địa giới thống nhất.


[BDV news]


>> Trung Quốc 'bắt mạch' xung đột Campuchia - Thái Lan



Cuộc xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia tiếp tục leo thang quanh hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai.

Trong một cuộc phỏng vấn với chuyên gia Đông Nam Á của Trung Quốc, ông Tùng Thanh Khánh cho rằng ngoài những mâu thuẫn xung quanh các đền thờ, những tình trạng bất ổn ở Campuchia - Thái Lan trước cuộc bầu cử của hai nước cũng là một trong những lý do của sự xung đột.

Cuộc xung đột quân sự giữa hai nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến các người dân. Trong những ngày gần đây, để thoát khỏi tiếng súng, khoảng 25.000 người dân Thái Lan đã được sơ tán đến 6 nơi trú ẩn tạm thời.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết, đạn pháo Thái đã bắn vào các ngôi làng cách biên giới Campuchia - Thái Lan khoảng 21 km điều này làm cho hàng ngàn hộ gia đình trong những ngôi làng này của Campuchia buộc phải sơ tán.

Theo ước tính của ngành du lịch Thái Lan, xung đột biên giới gần đây đã gây ra thiệt hại khoảng 300.000 USD về thương mại.




Đã có tổng cộng hơn 10 binh sĩ thiệt mạng và 43 người khác bị thương trong cuộc xung đột Thái Lan-Campuchia gần đây.


Ông Tùng Anh Khánh nói rằng, xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia trong tương lai có thể đi theo xu hướng những cuộc xung đột nhỏ tiếp diễn nhau. Chính phủ hai nước đều muốn lợi dụng các cuộc xung đột biên giới để giải quyết các bất ổn nội bộ và làm giảm áp lực lên chính quyền cai trị.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay khi mà cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi đang nóng lên từng ngày. Đặc biệt, tình hình tại Libya là tâm điểm chú ý của cả thế giới, các cuộc xung đột tại biên giới Thái Lan - Campuchia lại xảy ra.

Điều này cho thấy, hai nước đều hy vọng cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý tới vấn đề xung đột Thái Lan - Campuchia.

Ví dụ, xung đột Thái Lan và Campuchia xảy ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thì vấn đề xung đột Thái Lan - Campuchia có thể trở thành “chiến tranh” trong đại hội.

Nhưng chính phủ hai nước không muốn đưa các cuộc xung đột nhỏ trở thành “chiến tranh”. Bởi hai nước đều không có khả năng, hoặc không có sự chuẩn bị về tâm lý, quân sự để tiến hành một cuộc chiến tranh và điều này cũng không phù hợp với sự phát triển hòa bình và ổn định trong khu vực.

Đối với tình hình hiện nay mà nói, Liên Hiệp Quốc và ASEAN không thể xoa dịu được ngay cuộc xung đột Thái Lan - Campuchia.

Giải pháp duy nhất là cả Thái Lan và Campuchia phải tiến hành đàm phán một cách bình tĩnh giải quyết các mâu thuẫn trong lịch sử giữa hai nước và cuộc xung đột thực tế.


[BDV news]


>> 'Siêu tăng' T-95 bị chết yểu?



Giới quân sự Nga và thế giới từng kỳ vọng chứng kiến sự xuất hiện của “siêu tăng” T-95 tuy nhiên mong muốn này có thể không bao giờ thành hiện thực.

Tháng 12/2010, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popotkin thông báo: Quân đội Nga sẽ chấm dứt tài trợ cho dự án phát triển loại tăng chiến đấu chủ lực mới được biết đến với tên gọi T-95. Tuyên bố trên làm thất vọng toàn bộ giới quân sự Nga và thế giới.

Rất nhiều câu hỏi và sự hoài nghi, tại sao một dự án được ấp ủ gần hai thập kỷ qua bỗng dưng chấm dứt một cách khó hiểu. Trước đó, từng có những tin đồn loại “siêu tăng” này đã hoàn tất giai đoạn phát triển cuối cùng.



Chiếc xe tăng đang trùm bạt này được cho là chở mẫu nghiên cứu của T-95.


Nguồn gốc và kỳ vọng về T-95
Dự án phát triển T-95 được gọi là Objekt 775, được manh nha phát triển từ thời Liên Xô. Ban đầu, mẫu tăng mới này dự định đưa và sử dụng trong những năm 1995. Tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô khiến dòng vốn tài trợ cho dự án bị cắt đứt, dự án rơi vào tình trạng không xác định thời hạn.

Vào những năm 2000, Lục quân Nga đối mặt với tình trạng khủng hoảng xe tăng nghiêm trọng. Objekt 775 hay 195 được khởi động trở lại, cùng với đó là sự xuất hiện của giải pháp tạm thời T-90.

Theo dự kiến, sự xuất hiện của T-95 cùng với T-90 và những biến thể nâng cấp của T-80MU2 sẽ là nòng cốt cho lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Dự kiến, T-95 sẽ trải qua thử nghiệm và trang bị cho quân đội vào năm 2010.


Hình ảnh thực sự về T-95 vẫn chưa xuất hiện bao giờ.


Theo một số thông tin rò rỉ từ giới quân sự Nga, T-95 là mẫu thiết kế với nhiều tính năng vượt trội so với các loại tăng hiện có.

Tháp pháo được trang bị pháo với cỡ nòng lên đến 135mm (thậm chí, có thể là 152mm), tích hợp khả năng phóng tên lửa qua nòng pháo, tháp pháo được điều khiển từ xa với cơ chế nạp đạn hoàn toàn tự động.

Được thiết kế theo kiểu phương Tây, tháp pháo có khả năng bảo vệ kíp xe trong trường hợp khối đạn dược bị kích nổ.

Giá xe thấp hơn tiêu chuẩn để tăng khả năng tàng hình, hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, dựa trên cơ chế tự động hóa cao.

T-95 được trang bị giáp thế hệ mới với khả năng chống chịu các loại đạn chống tăng hiện đại, cùng với đó là hệ thống phòng vệ chủ động tối ưu.

T-95 được cho là có khối lượng đến 50 tấn, trang bị động cơ 1.800 mã lực, tốc độ tối đa lên đến 75km/giờ, kíp xe 3 người. Ở bên trong, buồng lái được thiết kế phù hợp với công thái học, tạo sự thoải mái cho kíp xe.

Giới quân sự Nga tự hào cho rằng T-95 sẽ là một loại “siêu tăng” không có đối thủ. Tuy nhiên, “siêu tăng” sẽ không bao giờ xuất hiện, hoặc nếu có sẽ là một mẫu thiết kế khác với mong đợi về T-95.

Nguyên nhân hủy bỏ dự án
Lý giải cho sự hủy bỏ của dự án “siêu tăng” T-95 một số nhà phân tích quân sự Nga và các nước cho rằng: Ý tưởng về T-95 hay Objekt 775/195 ra đời hơn 2 thập kỷ. Dù vào thời điểm xây dựng, phát triển mẫu thiết kế là cực kỳ hiện đại và không có đối thủ nhưng T-95 không còn phù hợp với quan điểm tác chiến của chiến tranh hiện đại.

Theo như trình bày, T-95 là một mẫu thiết kế cực kỳ phức tạp, và có chi phí chế tạo cực kỳ đắt đỏ, tương tự như trường hợp của T-64 trước đây. Nền công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga rất khó để đảm đương được điều này. Nếu chế tạo hàng loạt, Nga sẽ không đủ kinh phí để có thể sản xuất T-95 trên quy mô lớn.


Xe tăng dù hiện đại đến mấy cũng rất khó có cơ hội sống sót trước những loại trực thăng chuyên làm nhiệm vụ chống tăng như AH-64D Apache.


Một góc nhìn khác, sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí chống tăng, đặc biệt là các tên lửa chống tăng được trang bị trên các máy bay chiến đấu khiến cho T-95 hiện đại đến mấy, được bảo vệ tốt đến mức nào, cũng có thể bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ bằng một phát bắn từ trên không.

Trong tác chiến hiện đại, vai trò của xe tăng đang ngày càng giảm dần, cùng với đó là sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng. Ở đó, xe tăng là phương tiện dễ bị tiêu diệt hơn bao giờ hết, đặc biệt trong môi trường tác chiến đô thị, nơi khả năng quan sát của xe tăng rất hạn chế.

Nếu biên chế T-95 trong Quân đội Nga cũng không thay đổi thực tế này. Khi đó, chế tạo hàng loạt T-95 sẽ là sự đầu tư lãng phí và kém hiệu quả so với giải pháp tạm thời T-90.

Mở rộng ra, nếu nhìn vào chiến lược hiện đại hóa quân đội Nga, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược được chú trọng đầu tư phát triển hơn. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của các lực lượng nói trên quyết định thành bại chứ không phải là xe tăng như thời chiến tranh thế giới thứ 2.

Hiện nay, Mỹ và một số quốc gia khác cũng không chú trọng đầu tư nhiều cho việc phát triển những mẫu tăng chiến đấu chủ lực mới, đơn giản là chỉ nâng cấp những mẫu tăng hiện có mà thôi. Do đó, việc hủy bỏ dự án “siêu tăng” T-95 cũng là một phần của xu hướng chung của giới quân sự thế giới.


[BDV news]


>> Nga hạ thủy tàu tuần tra của Hải quân Việt Nam



Ngày 22/4/2011, hãng đóng tàu Almaz ở St.Petersburg, Nga đã hạ thủy tàu tuần tra lớp Projekt 10412 Svetlyak đóng cho Hải quân Việt Nam.

Chiếc tàu vừa hạ thủy có số hiệu nhà máy 044. Ba ngày trước đó, công tác chuẩn bị cho việc hạ thủy đã được tiến hành.

Việc hạ thủy bắt đầu ngày từ đầu giờ sáng. Sau thủ tục kiểm tra, tàu kéo RBT-5 tiến lại từ phía đuôi tàu, chở theo một phụ nữ có tên Yulia đóng vai trò ‘mẹ đỡ đầu’ thực hiện thủ tục đập vỡ chai champagne vào thân tàu.

Sau đó, tàu được đưa khỏi đốc nổi và neo bên bến cảng nhà máy để tiếp tục đóng hoàn thiện. Chưa rõ khi nào tàu sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam.





Hải quân Việt Nam sẽ nhận được tổng cộng 4 tàu tuần tra Projekt 10412 (biến thể xuất khẩu của Projekt 10410 Svetlyak). Hai tàu đầu tiên cùng lớp đã được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam. Hai tàu cuối đang đóng theo hợp đồng ký vào tháng 7/2009.

Trước đó có tin, trị giá của hợp đồng ước khoảng 60 triệu USD.

Tàu chiến lớp Projekt 10412 có lượng giãn nước 375 tấn, có khả năng chạy với tốc độ 30 hải lý/h, cự ly hành trình 2.200 hải lý.

Tàu được trang bị 1 ụ pháo tự động 6 nòng 30 mm АК-306, 1 ụ pháo 76,2 mm АК-176М, 16 hệ thống tên lửa Igla-1М và 2 súng máy 14,5 mm.


[BDV news]


Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Nga mua 60 máy bay An-70 của Ukraine



Bộ Quốc phòng Nga dự định bắt đầu mua máy bay vận tải quân sự An-70 của Ukraine từ năm 2015-2016.

Ngày 20/4 Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã tuyên bố rằng, Nga sẽ mua 60 máy bay vận tải quân sự mới. Kế hoạch này nằm trong chương trình vũ khí quốc gia Nga giai đoạn 2011-2020.

Bộ Quốc phòng Nga đang thực hiện chương trình thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận quốc gia cho loại máy bay An-70. Đây là dự án chung giữa Nga và Ukraine đang trong giai đoạn hoàn tất.

Theo đó, việc cung cấp lô máy bay An-70 sẽ được bắt đầu sớm nhất vào năm 2013.

Theo kế hoạch trước đó, máy bay bắt đầu được cung cấp vào năm 2012. Việc lùi thời gian bắt đầu cung cấp máy bay là do cần phải tu sửa An-70 cho phù hợp với những yêu cầu của Quân đội Ukraine và Nga.



Máy bay An-70 là loại máy bay vận tải quân sự do Nga và Ukraine hợp tác sản xuất.


Việc chế tạo máy bay An-70 được thực hiện với sự đóng góp kinh phí chung của Nga và Ukraine. Đến năm 2013, Nga cần chi 85,1 triệu USD cho chương trình phát triển An-70, còn Ukraine sẽ đóng góp 60,2 triệu USD.

Ngoài ra, nhân chuyến thăm Kiev, Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov cũng cho biết, trong 5 năm tới Bộ Quốc phòng Nga dự định cấp các máy bay vận tải An-124 Ruslan hiện có, còn giai đoạn từ năm 2015-2016, Nga bắt đầu mua những máy bay hiện đại hóa tại Ukraine.

Trước đó vào năm 2002, Nga và Ukraine đã đồng ý một thỏa thuận sản xuất với tỷ lệ chia sẻ rủi ro 50/50. Đặc biệt, có những kế hoạch nhằm thiết lập việc sản xuất hàng loạt phiên bản này tại cả Ukraine và Nga. Chính phủ Nga đã tỏ ý quan tâm tới việc mua 160 chiếc máy bay này cho lĩnh vực quân sự của họ.

Antonov An-70 là thế hệ máy bay vận tải tầm trung hiện đại sử dụng bốn động cơ Progress D-27, đây cũng là máy bay đầu tiên sử dụng loại động cơ này.

An-70 được phát triển bởi phòng thiết kế Antonov, máy bay được chế tạo để thay thế loại máy bay vận tải quân sự đã lỗi thời An-12. Công việc thiết kế và chế tạo An-70 đã bắt đầu từ đầu thập kỷ 1990.

Chuyến bay đầu tiên của mẫu thiết kế này diễn ra ngày 16/12/1994 tại Kiev, Ukraine.

Máy bay vận tải quân sự An-70 có khả năng bay với vận tốc 780 km/h và tầm bay xa là 7800 km. An-70 có thể chở được 300 lính đổ bộ hoặc 47 tấn trang thiết bị.

Phi đoàn bay gồm 3-5 người, chiều dài của thân máy bay 40,7 m.

An-70 có các đặc tính buồng lái được trang bị các màn hình hiển thị và sử dụng hoàn toàn vật liệu Composite.


[BDV news]


>> Mỹ phát triển trí tuệ nhân tạo cho UAV



Không quân Mỹ đang phát triển một phần mềm mới giúp UAV có khả năng tư duy như được điều khiển bởi một phi công thực thụ.

Phần mềm mới có tên là Get Closer. Giám đốc điều hành của chương trình phát triển phần mềm mới cố gắng đưa trí tuệ nhân tạo vào công việc điều khiển UAV, giúp phương tiện này có thể tư duy như con người.

Chương trình phát triển dựa trên các thuật toán dạng tìm kiếm và so sánh cho phép UAV có thể dự đoán đường bay của máy bay khác, giúp tránh tình huống tại nạn giữa máy bay không người lái và các máy bay có người lái.

Nếu chiếc UAV có thể dự đoán được hành động của viên phi công trên máy bay, nó có thể thiết lập quỹ đạo bay khác để tránh va chạm.



Các UAV tương lai sẽ có khả năng tư duy và xử lý các tình huống như phi công thực thụ.


Điều đó cũng tương tự như chúng ta đang chuẩn bị rẽ vào đường cao tốc, bên cạnh là hai chiếc SUV đang chạy. Chắc chắn lúc đó bạn cần phải suy nghĩ và phán đoán để có thể vào làn đường một cách hợp lý nhất, nhà khoa học Dick Stottler của công ty Stottler Henke Associates, giải thích.

Công ty đã nhận được một khoản kinh phí trị giá 100.000 USD để phát triển thí điểm hệ thống phân tích ý định, xác định mô hình các hành vi trong thực tế và dự báo tình huống như: cất cánh, cơ động, tiếp đất, tích hợp thông tin từ kiểm soát không lưu, tình trạng của các đường băng, dự báo các mối nguy hiểm.

Các thuật toán được giới thiệu là thông minh tới mức giúp UAV nhận định về một máy bay bị hư hỏng, hoặc một máy bay đang trong tình huống khó khăn, dự đoán các hành vi có thể đi chệch khỏi các mô hình tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, Dick Stottler thừa nhận, các thuật toán sẽ không nhận định được các hành vi sai trái. Hiện tại, chương trình đang xây dựng ở mức độ để tránh va chạm, chưa phát triển cho các mục đích khác trong chiến đấu.


[BDV news]


>> Mỹ điều 'thần chết' giám sát Trung Quốc



Các UAV MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator được điều từ Iraq và Afghanistan tới châu Á - Thái Bình Dương để giám sát các hoạt động quân sự của Triều Tiên, Trung Quốc.

Kế hoạch tăng cường số máy bay không người lái đến khu vực này nhằm đảm bảo khả năng giám sát trên không của Hải quân Mỹ đang đồn trú tại khu vực.

Một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, các UAV này sẽ được rút từ chiến trường Iraq và Afghanistan, Pakistan để thực hiện nhiệm vụ trên.



Hiện tại, chưa rõ sẽ có bao nhiêu chiếc UAV được điều động đến khu vực châu Á.


Lầu Năm Góc đang có kế hoạch xây dựng mạng lưới UAV trên toàn thế giới tăng cường thêm 33 chiếc RQ-1 Predator (Thú ăn thịt) và 32 chiếc MQ-9 Reaper (Thần chết), cùng với đội ngũ nhân viên hỗ trợ lên đến 12.000 người, kế hoạch này tiêu tốn khoản ngân sách lên đến 5 tỷ USD.

Đơn giá cho mỗi chiếc RQ-1 Predator khoảng 5 triệu USD, còn MQ-9 Reaper khoảng 10,5 triệu USD. Các UAV này có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ, với tốc độ tối đa khoảng 740km/h.

Ngoài chức năng giám sát, cung cấp thông tin tình báo, các UAV này còn được vũ trang các tên lửa không đối đất chính xác, có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tình huống khẩn cấp. Dự kiến số UAV được điều động tới đây sẽ đóng quân tại các căn cứ ở Hàn Quốc và Okinawa của Nhật Bản.

Năm 2010, Mỹ đã điều động máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk đến căn cứ trên đảo Guam. Cùng với các UAV giám sát toàn cầu RQ-4, MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator sẽ nâng cao năng lực giám sát các hoạt động quân sự tại khu vực châu Á.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc điều động thêm các UAV đến khu vực này, Mỹ đang muốn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động quân sự, đặc biệt là các hoạt động của Hải quân Trung Quốc.


[BDV news]


>> Mẫu nghiên cứu thứ 2 của J-20 cất cánh



Mẫu nghiên cứu thứ 2 của chiếc tiêm kích gây tranh cãi J-20 đã có chuyến bay thử nghiệm tiếp theo thành công.

Sự xuất hiện của mẫu nghiên cứu được cho là tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đã tạo nên một làn sóng tranh cãi, bàn tán xôn xao trên các trang mạng quân sự.

mẫu nghiên cứu đầu tiên mang số hiệu 2001 đã có chuyến bay thử nghiệm kéo dài 18 phút trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates vào tháng 1/2011.

Kể từ đó đến nay, giới quân sự thế giới không ngừng theo dõi về sự phát triển của loại tiêm kích còn nhiều điều hoài nghi này.

Theo một thông tin được đăng tải bởi Military.globaltimes, các nhân chứng đã chứng kiến một chuyến bay khác của một mẫu tiêm kích được cho là J-20.

Chuyến bay được khởi hành lúc 4h25 và hạ cánh lúc 5h50 (giờ địa phương) ngày 17/4, tại sân bay thử nghiệm của Viện thiết kế máy bay Thành Đô, tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc.





Mẫu nghiên cứu thứ 2 của J-20 đang được kiểm tra lần cuối trước khi cất cánh.


Xu Yongling một trong những phi công thử nghiệm hàng đầu của Trung Quốc cho biết Nếu chuyến bay thử nghiệm hôm Chủ Nhật là đúng sự thật, điều đó có nghĩa rằng J-20 đã tiến gần hơn tới việc sản xuất loạt.

“Cần có ít nhất từ 10-20 chuyến bay thử nghiệm từ chuyến bay thử đầu tiên để hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống. Bao gồm sự ổn định về khí động học, chất lượng và hiệu suất của các chuyến bay. Toàn bộ quá trình này sẽ phải mất nhiều năm để hoàn thành” phi công Xu đã trao đổi như vậy với Globaltimes sáng ngày 19/4/2011.

Động cơ của J-20 vẫn là ẩn số
Đến thời điểm hiện tại, đã hơn 3 tháng trôi qua sau chuyến bay đầu tiên của J-20, loại động cơ cho tiêm kích này vẫn là một ẩn số. Điều đó tiếp tục là đề tài cho những sự đồn đoán về loại động cơ được trang bị cho J-20.


Động cơ WS-10 và các biến thế sau của nó vẫn chưa hội đủ các yếu tố cần thiết để sử dụng cho tiêm kích thế 5.(ảnh China-defence)


Lin Zuoming, Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc AVIC phát biểu trong buổi lễ rằng. Sẽ thúc đẩy sự phát triển của một thế hệ máy bay mới với sự đột phá công nghệ trong phát triển động cơ đẩy.

“Đến năm 2015, các nghiên cứu và thiết kế của tất cả các mô hình chính sẽ được hoàn thành” Tổng giám đốc Lin đã phát biểu như vậy tại buổi lễ, ông cũng thừa nhận rằng, động cơ cho máy bay đang là một cái “nút cổ chai” đối với sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Tổng giám đốc Lin cho biết AVIC đã đầu tư số tiền 10 tỷ Nhân dân tệ (1,52 tỷ USD) để phát triển một loại động cơ cho máy bay chiến đấu mới. Số tiền này tương đương với lợi nhuận năm 2010 của AVIC.

Tuy nhiên, nếu đem so sánh với các dự án phát triển động cơ cho tiêm kích thế hệ 5, thì số tiền nêu trên chẳng thấm vào đâu. Hãng động cơ Pratt & Whitney của Mỹ đã phải chi tới 4 tỷ USD cho dự án phát triển động cơ F135 cho tiêm kích thế hệ 5 F-35.

Với số tiền đầu tư khiếm tốn như vậy, cộng thêm với kết quả còn quá nhiều bất ổn của chương trình phát triển động cơ máy bay chiến đấu như WS-10 cho làm xuất hiện một câu hỏi lớn: Liệu động cơ mới này có hội đủ các yếu tố của động cơ cho tiêm kích thế hệ 5 hay không?

J-20 đã thực sự phát triển đầy đủ hay chỉ để quảng bá?
Một điều khá trùng hợp, các chuyến bay được công bố của J-20 đều trùng hợp hợp với các sự kiện lớn.

Chuyến bay thử nghiệm vừa qua trùng với một buổi lễ được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân Dân Bắc Kinh vào hôm 18/4/2011, kỷ niệm 60 ngày truyền thống của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Trong khi chuyến bay đầu tiên diễn ra trong tháng 1/2011 trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Trung Quốc.

J-20 đã thực sự được phát triển một cách đầy đủ hay chưa? Hay đây chỉ là động thái nhằm quãng bá cho sự phát triển lớn mạnh của công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là công nghiệp hàng không Trung Quốc.


Vẫn còn quá nhiều ẩn số xung quanh sự phát triển của J-20 và các mẫu tiêm kích khác như J-15, J-18 của Trung Quốc. Ảnh: China-defence


Thời gian gần đây rộ lên tin đồn về sự xuất hiện của một mẫu tiêm kích J-18. Mẫu tiêm kích này có khả năng cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng.

Theo một báo cáo được trích dẫn bởi tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản), J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông.

Báo cáo cho biết, mẫu nghiên cứu J-18 có kiểu thiết kế tương tự như Su-33 của Nga, cánh máy bay có thể gập lại được. Điều này dẫn đến những liên tưởng đến việc loại máy bay này sẽ được sử dụng trên tàu sân bay tương lai của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Ding Zhiyong, phát ngôn viên của AVIC đã bác bỏ thông tin cho rằng họ đang phát triển mẫu nghiên cứu của J-18.

Có thể nhận thấy rằng, thời gian qua, Trung Quốc liên tục công bố các mẫu thử nghiệm phát triển máy bay chiến đấu mới. Từ tiêm kích trên hạm J-15, đến tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20, rồi gần đây là tiêm kích cất hạ cánh ngắn J-18.

Thực hư của các chương trình phát triển này vẫn là một ẩn số lớn. Trung Quốc đã đạt được sự thành công ban đầu trong việc tạo ra sự lo lắng và quan ngại trong cộng đồng quốc tế về các chương trình phát triển vũ khí của họ.


[BDV news]


>> Liên Hợp Quốc kêu gọi Thái - Campuchia ngừng bắn



Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đang kêu gọi Campuchia và Thái Lan tuyên bố ngừng bắn, sau khi 10 binh sĩ của hai bên thiệt mạng trong hai ngày giao tranh dữ dội vừa qua.





Binh sĩ Campuchia gần khu vực biên giới tranh chấp với Thái Lan. Ảnh: AFP


Ông Ban cho rằng tranh chấp biên giới giữa hai nước Đông Nam Á này sẽ không thể giải quyết được bằng quân sự và hai bên cần phải đi đến đối thoại một cách thực sự. BBC dẫn lời phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Martin Nesirky cho biết thêm: "Tổng thư ký kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa và có các biện pháp ngay lập tức để thực hiện một lệnh ngừng bắn hiệu quả".

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN và nỗ lực làm trung gian cho một thoả thuận hoà bình lâu dài giữa Campuchia và Thái Lan, trước đó cũng kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức để chấm dứt bạo lực.

Các cuộc giao tranh đẫm máu giữa binh sĩ Campuchia và Thái Lan nổ ra tại khu vực phía tây ngôi đền tranh chấp ở biên giới Preah Vihear từ hôm thứ sáu. Hai bên đều đổ lỗi cho nhau đã châm ngòi cho vụ đọ súng và pháo khiến mỗi bên tổn thất 3 binh sĩ này.

Sang thứ bảy, giao tranh bằng súng và pháo vẫn tiếp diễn khiến thêm một binh sĩ Thái Lan và 3 binh sĩ Campuchia thiệt mạng, nâng tổng số người chết trong hai ngày đụng độ lên con số 10. Hiện trường giao tranh cũng là nơi từng xảy ra đọ súng gây thương vong hồi tháng hai vừa qua.

Sau căng thẳng hồi tháng hai, một lệnh ngừng bắn không chính thức được áp dụng tại khu vực gần ngôi đền 900 tuổi Preah Vihear. Tuy nhiên việc duy trì hoà bình tại vùng biên giới tranh chấp này khó thực hiện do binh sĩ hai bên đóng quá gần nhau. Hàng nghìn người địa phương của cả hai bên phải rời bỏ nhà cửa do căng thẳng.


[Vnexpress news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> Tàu chiến Nga thăm Đà Nẵng



Đây là các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vừa hoàn tất chiến dịch hộ tống các tàu hàng của Nga tại khu vực Sừng châu Phi trở về.

Interfax trích lời người phát ngôn của Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đại úy Roman Martov: “Hiện biên đội tàu hải quân Nga đang có mặt ở Ấn Độ Dương, khu vực biển Laccadive gần Ấn Độ. Trên đường trở về, biên đội tàu này sẽ thăm cảng Đà Nẵng từ ngày 7.5”.

Tờ Sự thật Moskva cũng dẫn lời Đại úy Roman Martov cho biết: “Biên đội tàu sẽ ghé thăm và làm việc tại Đà Nẵng từ ngày 7-12.5. Tại Đà Nẵng, thủy thủ đoàn sẽ tham dự các sự kiện kỷ niệm Ngày chiến thắng (9.5) trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại”.





Chiến hạm Đô đốc Vinogradov là tàu săn ngầm cỡ lớn lớp Projekt 1155 của Liên Xô, được đóng từ năm 1987 và đưa vào biên chế Hạm đội Thái Bình Dương từ ngày 1.5.1989. Tàu có chiều dài 163 m, chiều rộng 19 m, chiều cao 7,8 m và có lượng giãn nước 7.480 tấn. Tàu có thủy thủ đoàn 293 người, được trang bị ngư lôi Rastrub, hệ thống tên lửa phòng không Kinzhal và mang theo 2 trực thăng Ka-27.

Mới đây, Nga tuyên bố sẽ chi hơn 150 tỷ USD cho việc hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương trong 10 năm tới. Giới chuyên gia cho rằng, một trong những lý do Nga bỏ tiền hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương là vì Moskva muốn cho Trung Quốc thấy Nga vẫn có lợi ích ở các vùng chiến lược ở châu Á.

[Vietnamdefence news]



>> Góc nhìn về vấn đề Libya từ châu Phi



Libya sẽ đi đâu về đâu? Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng chính trị quân sự tại đây? Đó là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.

Ngày 19/3/2011, Pháp, Anh, Mỹ mở màn cuộc không kích chống lại quân đội của Tổng thống Gaddafi theo Nghị quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới tin rằng, hành động can thiệp quân sự với mục đích bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công của quân đội chính phủ, cải thiện tình hình nhân đạo tại đây, sẽ cho kết quả ngược lại.

Động cơ nào của hành động quân sự?

Một số nhà phân tích cho rằng, phương Tây có mục đích khác đằng sau việc thực thi vùng cấm bay để bảo vệ thường dân theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Abdullatif Haj Hussein, một nhà phân tích chính trị người Sudan nói với Tân Hoa Xã rằng, thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya.

“Chúng ta đã nhận thấy bài học từ Iraq và Afghanistan, can thiệp quân sự vào các quốc gia này có liên quan mật thiết với lợi ích kinh tế và chính trị. Lượng dầu mỏ của Libya chiếm 2/3 nhu cầu của các quốc gia đang tiến hành can thiệp quân sự vào Libya, các quốc gia này đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích về dầu mỏ của họ tại Libya”, Ông Hussien đã nói.

Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Tham vọng to lớn của các cường quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi đường đi của các cuộc biểu tình tại Libya và các quốc gia khác. Các nước lớn đang tìm cách vẽ một bản đồ mới tại Bắc Phi và Địa Trung Hải và Nghị quyết số 1973 là cơ hội lớn để thực hiện điều này”.



Vùng cấm bay chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya.


Abdul-Rahim al-Sunny một nhà phân tích trị người Sudan khác cho biết: “Mục tiêu đằng sau sự can thiệp quân sự tại Libya là chia nước này thành hai miền phía Đông và phía Tây và đưa đất nước này trở lại thời kỳ đã tồn tại dưới sự cai trị của vua Al –Sanousi”

Ông Abdul-Rahim al-Sunny cho biết thêm: “Một khía cạnh nữa giải thích cho động cơ can thiệp quân sự vào Libya là để bán vũ khí, thúc đẩy chính phủ các nước trên tiếp tục rót vốn cho các chương trình phát triển vũ khí. Đó là lợi ích cốt lõi của phương Tây, họ sẽ kéo dài cuộc chiến tại Libya càng lâu càng tốt, và dường như họ không quan tâm đến việc lật đổ ông Gaddafi. Tôi tin rằng, các nước phương Tây lọ ngại người Hồi Giáo sẽ kiểm soát Libya nếu ông Gaddafi bị lật đổ”

Các chuyên gia cho rằng, tầm quan trọng của dầu mỏ tại Libya không nằm ở số lượng mà ở chất lượng của dầu mỏ tại đây. Hiện tại, Libya đang sản xuất 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và đang có kế hoạch tăng sản lượng lên đến 3 triệu thùng mỗi ngày trong những năm tới. Năm 2010, các công ty dầu mỏ tại Libya phát hiện ra hơn 24 mỏ dầu mới.

Liên minh châu Phi và nhiều quốc gia trên thế giới phản đối sự can thiệp quân sự để giải quyết tình hình tại Libya. Can thiệp quân sự làm chiến sự trở nên phức tạp hơn, kéo dài và đó sẽ tạo ra một cuộc khủng khoảng nhân đạo nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Nghị quyết 1973 ra đời nhằm bảo vệ thường dân trước các cuộc tấn công của quân đội chính phủ ông Gaddafi. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy chiều hướng ngược lại, vùng cấm bay được lập ra để bảo vệ thường dân tại các khu vực do lực lượng nỗi dậy kiểm soát, nhưng lại gây hại cho thường dân tại các khu vực do quân đội chính phủ kiểm soát.

Với lực lượng nỗi dậy, thiếu vũ khí hạng nặng, binh sĩ không có kinh nghiệm chiến đấu. Rõ ràng, họ không thể dành chiến thắng nếu không có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.

Anh, Pháp, Italy đã điều động cố vấn quân sự đến Libya hỗ trợ cho lực lượng nỗi dậy. Điều đó càng khẳng định họ đang muốn chia Libya thành hai miền, phía Tây do Tổng thống Gaddafi quản lý và phía Đông do Hội đồng chuyển tiếp quốc gia TNC đại diện cho lực lượng nỗi dậy kiểm soát.

Cần lưu ý rằng, phía Đông là khu vực giàu dầu mỏ nhất của Libya.

Liên minh châu Phi AU tin rằng, một giải pháp chính trị là chìa khóa cho cuộc xung đột tại Libya. Chủ tịch AU cho biết: “Ngay từ đầu, chúng tôi tin rằng, tình hình tại Libya chỉ có thể giải quyết bằng một giải pháp chính trị”. Tuy vậy, Bruce Jones, Giám đốc của Trung tâm hợp tác quốc tế ĐH New York cho biết, vẫn chưa thấy các hoạt động xúc tiến cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa đôi bên.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị tin rằng, bất kỳ giải pháp chính trị nào cần phải được kiểm soát bởi chính người dân Libya. Họ chứ không phải ai khác mới chính là những người có quyền quyết định về vận mệnh của đất nước mình. Thực tế cho thấy rằng, phương Tây đã không thành công trong việc tái thiết Iraq và Afghanistan sau chiến tranh.


[BDV news]


>> Trung Quốc phát triển máy bay như 'gà đẻ trứng'



Phát triển quá nhiều mẫu máy bay chiến đấu trong cùng một thời gian, liệu Trung Quốc có thu được một kết quả khả quan?

Trung Quốc có thể đã âm thầm thử nghiệm mẫu tiêm kích J-18 Red Eagle có khả năng cất hạ cánh ngắn, thẳng đứng.

Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã có sự bàn tán xôn xao về thực hư của vấn đề này. Thực lực của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là không rõ ràng và rất khó để minh chứng qua những gì được thể hiện trên internet.

Sự xuất hiện của mẫu tiêm kích thử nghiệm máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20 hồi đầu tháng 1/2011 đã gây cho giới quân sự phương Tây nhiều điều ngạc nhiên.

Bây giờ lại xuất hiện các tin đồn về sự xuất hiện của tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng J-18.

Theo báo cáo của tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản, J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông.



Trung Quốc đang ầm thầm phát triển một mẫu tiêm kích tương tự như F-35B của Mỹ?


Máy bay được cho là có hình dáng tương tự như máy bay tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga. Tuy nhiên, giới phân tích quân sự đang băn khoăn, nếu cấu hình khí động học của máy bay J-18 tương tự như tiêm kích trên hạm Su-33 thì nó sẽ cất hạ cánh trên đường băng ngắn như thế nào?

Năm 2005, một nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho biết, Tổng công ty máy bay Thành Đô đang xem xét phát triển một chương trình máy bay tiêm kích tương tự như F-35B của Mỹ.

Richard Fisher phó chủ tịch Trung tâm chiến lược quốc tế Washington nhận định: “Với tham vọng to lớn của Quân đội Trung Quốc (PLA) đặc biệt là hải quân, hoàn toàn có cơ sở để nhận định rằng, một chương trình máy bay tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng VSTOL đang được phát triển”.

Có rất nhiều chương trình phát triển các mẫu tiêm kích khác nhau được giới thiệu trong giới blogger và các trang mạng Trung Quốc.

Bao gồm mẫu tiêm kích J-16 được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương phát triển, được giới thiệu là phiên bản tiêm kích tấn công tàng hình của J-11B.

Đây là một mẫu tiêm kích đa chức năng, với radar quét mảng pha điện tử chủ động được sản xuất trong nước, hệ thống vũ khí được bố trí bên trong khoang, được cho là sẽ xuất hiện trong mùa hè 2011.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng dự định thử nghiệm một mẫu tiêm kích trên hạm J-15, sao chép từ mẫu nghiên cứu T-10 của Su-33. J-15 được cho là đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2009.

Chưa hết, các trang mạng của Trung Quốc còn cung cấp các báo cáo sơ bộ về sự phát triển của một số mẫu khác như J-17 và J-19.

Trong đó J-17 là một mẫu máy bay chiến đấu tầm xa và ném bom, tương tự như loại tiêm kích-ném bom Su-34 của Nga. Còn J-19 là một mẫu tiêm kích đa chức năng hạng nặng dựa trên mẫu tiêm kích J-11B.


Hình ảnh đồ họa về tiêm kích tàng hình J-16.


Thời gian qua, Trung Quốc là nơi xuất hiện của nhiều mẫu máy bay chiến đấu nhất thế giới. Tuy nhiên, tất cả đều ở trong tình trạng thực hư lẫn lộn, ngoại trừ J-20 đã tiến hành hai chuyến bay thử nghiệm được công bố trong đó có cả đoạn băng video ghi hình quá trình cất hạ cánh các mẫu máy bay còn lại vẫn chỉ là tin đồn.

Trong khi đó, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn án binh bất động trước những lời bàn tán về các chương trình phát triển máy bay chiến đấu của họ.

Nếu Trung Quốc có nhiều chương trình phát triển máy bay chiến đấu đúng như các trang mạng đã đưa tin. Các nhà phân tích nhận định rằng, sẽ rất khó để tạo ra một mẫu máy bay chất lượng.

Hiện tại, các nước có ngành công nghiệp hàng không vững chắc như Mỹ và Nga cũng chỉ theo đuổi các chương trình phát triển mẫu máy bay rất hạn chế (Mỹ với F-35, Nga với PAK FA T-50).

Với 4 chương trình phát triển máy bay lớn cùng lúc, J-20, J-16 phục vụ cho không quân, J-18 và J-15 phục vụ cho hải quân, PLA đang thể hiện một tham vọng cực kỳ to lớn nhằm thu hẹp khoảng cách với Nga, Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.

Điều đó làm xuất hiện một câu hỏi lớn, nền công nghiệp hàng không non trẻ của Trung Quốc sẽ xoay xở như thế nào khi có tới nhiều chương trình phát triển máy bay lớn như vậy. Và chất lượng của các mẫu thiết kế này sẽ như thế nào?


[BDV news]


>> UAE đặt mua 218 tên lửa Sidewinder



Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đặt hàng của Mỹ 218 tên lửa không đối không AIM-9X-2 Sidewinder.

Cơ quan Hợp tác Quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình đơn đặt hàng trên lên Quốc hội. Nếu Quốc hội Mỹ thông qua, Công ty Raytheon của Mỹ sẽ đảm nhiệm việc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng này có trị giá khoảng 251 triệu USD. Thời điểm chuyển giao tên lửa cho bên đặt hàng chưa được công bố chính xác.



Tên lửa AIM-9X-2 Sidewinder. Ảnh: Aviation News


Trong đơn đặt hàng mà DSCA trình lên Quốc hội Mỹ nói rằng, UAE có kinh nghiệm trong việc sử dụng các tên lửa tương tự và việc cung cấp tên lửa AIM-9X-2 cho nước này sẽ không làm thay đổi sự cân bằng quân sự tại khu vực.

Theo đánh giá của DSCA, vũ khí mới cho phép UAE tham gia vào các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài và yểm trợ trên không.

Ngoài 218 tên lửa AIM-9X-2, UAE còn đặt mua 48 tên lửa huấn luyện, 18 hệ thống dẫn đường chiến thuật AIM-9X-2 WGU-51/B, 8 hệ thống dẫn đường huấn luyện CATM-9X-2 WGU-51/B và các thiết bị phụ kèm.


[BDV news]


>> Iraq chọn mua radar pháo binh Fire Finder



Dù Mỹ giới thiệu hệ thống radar định vị pháo binh EQ-36 mới và hiệu quả hơn, nhưng Iraq từ chối và đặt hàng mua 6 hệ thống radar đời cũ là Fire Finder.

Năm 2010, trước khi gửi lời chào hàng tới Iraq, Mỹ từng đưa hệ thống radar định vị pháo và đạn cối thế hệ mới EQ-36 tới chiến trường Afghanistan để thực nghiệm khả năng. Hệ thống mới dễ sử dụng và sửa chữa cũng như đáng tin cậy hơn hệ thống tiền nhiệm là Fire Finder AN TPQ-36/37.

EQ-36 có khả năng quét 360 độ, thay vì góc 90 độ như Fire Finder với tốc độ nhanh hơn đáng kể. Lục quân Mỹ có kế hoạch mua 180 hệ thống EQ-36 với giá 9 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, do ngân quỹ hạn hẹp, Mỹ chỉ có thể đặt hàng 33 chiếc.

Hệ thống Fire Finder tuy cũ và có nhiều điểm hạn chế nhưng có giá thành rẻ hơn mà vẫn đảm bảo tối thiểu nhiệm vụ. Đó là lý do Iraq chọn mua thay vì hệ thống mới tiên tiến hơn.



Với giá thành rẻ và đáng tin cậy, Iraq lựa chọn hệ thống định vị pháo Fire Finder thay vì hệ thống mới EQ-36.


Trước đây, khi trình diễn ở Iraq, hệ thống Fire Finder đã phạm phải những lỗi nghiêm trọng và không thể phát hiện đạn pháo cối bay đến. Nguyên nhân là do Fire Finder được phát triển dựa trên kinh nghiệm chiến trường Đông Nam Á, không phù hợp với thực tiễn mới. Sau đó, các kỹ sư Mỹ đã khắc phục lỗi này.

Biến thể mới nâng cấp của Fire Finder có có khả năng quét và phát hiện pháo trong tầm 18 km, tên lửa trong tầm 24 km với khả năng định vị 10 điểm vũ khí cùng lúc

Trong cuộc tấn công vào Iraq, hiệu quả của Fire Finder được chứng minh nên chúng được sử dụng rộng rãi. Sự gọn nhẹ trong thiết kế giúp các hệ thống có thể triển khai nhanh chóng trên các chiến trường nhờ vận chuyển đường không/đường bộ.

Hệ thống Fire Finder hoạt động dựa trên nguyên lý xác định địa điểm và thời gian của đạn bay đến, tính toán và gửi thông tin về các đơn vị quân đội, đặc biệt là pháo binh.

Biết được điểm xuất phát của pháo, quân đội sẽ tấn công dồn dập vào điểm đó. Quá trình phát hiện và tấn công chỉ khoảng 3-4 phút (có thể ít hơn với các đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm).


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang