Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: trung quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn trung quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trung quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> 1/2 dân số Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự



Một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm nay (25/4), cho thấy, gần một nửa người dân Australia tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa quân sự trong 20 năm tới và đa số cho rằng Canberra đang cho phép quá nhiều đầu tư của Trung Quốc.

Cuộc thăm dò tiến hành trên 1.002 người Australia, do Viện chính sách quốc tế Lowy, thực hiện cho thấy 44% người Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quốc phòng tiềm tàng.



Quân đội Trung Quốc


Trong số những người được hỏi, 87% trả lời Trung Quốc sẽ trở thành đe dọa quân sự bởi Australia sẽ bị cuốn vào bất kỳ xung đột nào với Trung Quốc khi là liên minh của Mỹ.

Được công bố ngay khi Thủ tướng Australia Julia Gillard có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị lãnh đạo, cuộc khảo sát còn cho thấy 75% người dân Australia nghĩ rằng sự phát triển của Trung Quốc tốt cho Australia tuy nhiên 57% cho rằng hiện có quá nhiều đầu tư của Trung Quốc vào đất nước của họ.

Nhà nghiên cứu Fergus Hanson thuộc Viện Lowy cho hay, 58% cũng tin rằng Canberra không gây sức ép đủ đối với Bắc Kinh về các vấn đề nhân quyền, mặc dù con số này có giảm so với 66% kết quả thăm dò năm ngoái.

Số người cho rằng Australia nên tham gia cùng các quốc gia khác hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc cũng tụt xuống từ 55% của năm ngoái xuống 50%.

52% ủng hộ Australia gia nhập một liên minh bảo vệ Hàn Quốc nếu bị Triều Tiên tấn công.

“Và nếu Trung Quốc, đối tác thương mai lớn nhất của Australia, can thiệp ủng hộ Triều Tiên đối phó với Hàn Quốc, 56% cho rằng họ đồng tình với việc điều lực lượng Australia tới giúp đỡ Hàn Quốc”, Hanson nói.

Bà Gillard cũng cam kết hối thúc Trung Quốc giúp “thuần hóa” Triều Tiên và xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong suốt chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của bà, bắt đầu vào chiều hôm nay.

Michael Wesley, Giám đốc Viện Lowy, cho hay kết quả trên phản ánh sự phức tạp trong quan hệ của Australia với Trung Quốc, quốc gia mà thương mại thường niên song phương với Australia đạt 50,6 tỉ đô la Mỹ.

“Kết quả cho thấy mức độ khó khăn như thế nào đối với bà Gillard trong việc cân bằng các yêu cầu kinh tế trong mối quan hệ với những lo ngại của công chúng Australia về lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, sự mở rộng quân sự và những quan niệm tiêu cực về đầu tư của Trung Quốc tại Australia”, Wesley nói.


[Lenta news]


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> Bên lề chiến sự Libya: Mỹ và EU có "đồng sàng dị mộng"?



Xuất phát từ một phong trào xã hội mang tính nội sinh, nhưng sau khi quân đội nước ngoài tiến vào, chính biến tại Bắc Phi đã rất nhanh chóng trở thành trò chơi chiến lược giữa các nước lớn. Sự triển khai của tiến trình “ghi điểm tính công” đang đánh dấu việc Mỹ và châu Âu trở thành nhân vật chính trong cuộc chơi này.

Quan hệ Mỹ và châu Âu xưa nay vốn đã phức tạp, cùng với thay đổi của tình hình “ghi điểm”, mối quan hệ này sẽ phát triển theo hướng nào? Dưới đây là bài phân tích của GS. Vương Hồng Cương, Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc.

Mỹ và các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp có lợi ích chung rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như kiểm soát tài nguyên Bắc Phi, thúc đẩy dân chủ tại khu vực, bảo vệ quyền uy phương Tây… Dự trữ dầu khí tại Libya trong bản đồ năng lượng thế giới có vai trò rất quan trọng, giá trị kinh tế và chiến lược của nguồn tài nguyên này là rất rõ ràng; làn sóng dân chủ khu vực kết thúc trong các cuộc tấn công mạnh mẽ của Gaddafi đối với phe đối lập, Mỹ và châu Âu cũng không thể ngồi yên; hơn nữa, trong tình hình thế giới đều cho rằng chỉnh thể thế giới phương Tây đang suy yếu, tổ chức các quốc gia không thuộc phương Tây đang trỗi dậy, Mỹ và châu Âu cũng vì thế mà cảm thấy vui vẻ gì.

Những lợi ích và suy tính chung này là động lực chính để Mỹ và châu Âu bắt tay “ghi điểm”.




Biếm họa: Mỹ và EU cùng nhau "kiếm ăn" từ cuộc chiến Libya (Ảnh: VOD)


Tuy nhiên, những lợi ích chung này không thể che đậy những bất đồng sâu sắc của hai bên về vấn đề địa chính trị. Bất luận là trong chiến lược địa chính trị của Mỹ hay là của châu Âu, Bắc Phi đều là một mắt xích vô cùng quan trọng; mà lợi ích cơ bản của hai bên tại khu vực này lại là lợi ích mang tính cạnh tranh. Do đó, “mặt trận thống nhất” của hai bên không ổn định.

Trên bản đồ địa chính trị của Mỹ, Bắc Phi là cửa ngõ quan trọng trong việc can thiệp chiến lược vào môi trường phát triển của châu Âu, cũng như quyết định việc tiến vào châu Phi của các nước này. Với tư cách là “lãnh đạo của thế giới”, Mỹ cần cảnh giác với những thách thức tiềm ẩn đến từ tất cả các nước lớn khác đối với vị trí của mình. Tạo dựng môi trường phát triển xung quanh của các nước lớn này là phương án ứng phó địa duyên rất quan trọng.

Vì cảnh giác với việc Nga dựa vào môi trường xung quanh trỗi dậy trở lại, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã trấn áp phạm vi chiến lược xung quanh nước Nga thông qua các biện pháp như mở rộng NATO về phía đông, can thiệp kinh tế, chính trị…

Mỹ lấy chống khủng bố làm lý do đưa quân vào Afghanistan và Pakistan, trên khách quan cũng chia Nam Á thành “Nam Á của Mỹ” và “Nam Á của Ấn Độ”, để Ấn Độ làm “ông lớn” tại Nam Á.

Để ngăn chặn Trung Quốc, Nhật Bản làm suy yếu vị trí thống trị của Mỹ thông qua hợp tác láng giềng và thúc đẩy nhất thể hóa khu vực, Mỹ đã áp dụng hàng loạt các biện pháp chiến lược để sắp đặt bàn cờ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Việc Mỹ kiểm soát toàn diện lâu dài đối với Châu Mỹ Latin vô hình trung cũng phần nào tạo dựng môi trường phát triển xung quanh cho sự trỗi dậy của Brazil.

Đối với cục diện lâu dài tại Trung Đông, Mỹ đã gây áp lực đến ảnh hưởng của các nước khác tại khu vực này.



Đồng thời, tuy là đồng minh của Mỹ, nhưng một châu Âu đang ngày một nhất thể hóa, hơn nữa không ngừng mở rộng ra xung quanh cũng là đối tượng Mỹ phải cảnh giác, thậm chí là đối tượng Mỹ phải cảnh giác hơn cả. Các nước Bắc Phi như Libya, Tunisia, Ai Cập,… vừa hay là con đường các nước châu Âu “nam hạ” xuống Châu Phi, ý nghĩa của những nước Bắc Phi này đối với chiến lược địa duyên của Mỹ thì không cần nói cũng đã rõ.

Nhìn từ phía châu Âu, từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các cường quốc công nghiệp hùng mạnh một thời nhưng đã thất thế như Anh, Pháp, Đức,… cũng đang nỗ lực tìm kiếm con đường trỗi dậy. Sự kiện thành lập EU đã thể hiện mục đích chiến lược trong ý đồ liên kết để lấy lại uy thế của các quốc gia này.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của châu Âu cũng cần dựa vào môi trường xung quanh thuận lợi. Tại phía đông, nhờ dựa vào sức Mỹ thành công, thuận lợi “đông tiến” trong quá trình hợp lực ứng phó với Nga. Tại phía nam, lại thông qua "tiến trình Barcelona" thúc đẩy Chính sách Địa Trung Hải mới, đẩy mạnh toàn diện quan hệ với các nước láng giềng Bắc Phi trong quá trình “nam hạ”. Với châu Âu mà nói, xâm nhập và can thiệp vào Bắc Phi có thể là điểm tựa chiến lược vững chắc để tiến hành trỗi dậy toàn diện. Châu Phi là mảnh đất chưa được khai phá hết, xây dựng Bắc Phi thành “sân sau” của châu Âu có ý nghĩa chiến lược đối với việc khẳng định vị trí của lục địa già trong thế giới đa cực hóa và phục hồi toàn diện về kinh tế - chính trị.

Do đó, dựa vào lợi ích chung hiện nay đối với việc thay đổi chính quyền Libya, Mỹ và châu Âu còn có thể “cùng hội cùng thuyền”; nhưng trong tương lai, một khi tình hình thay đổi, mâu thuẫn giữa 2 bên nhất định gia tăng. Chúng ta có thể mạnh dạn nghĩ rằng, nếu Mỹ quyết định xây dựng Bộ Tư lệnh châu Phi tại Libya thì cục diện địa duyên tại khu vực này sẽ có thay đổi to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ giữa Mỹ và châu Âu.

Đương nhiên, cạnh tranh tại Libya chỉ là một phần trong quan hệ Mỹ và châu Âu; trong vấn đề ngăn chặn “bên thứ 3” đặt chân vào châu Phi, Mỹ và châu Âu có sự đồng thuận chiến lược sâu sắc hơn. Ngoài ra, nhìn vào mức liên quan lợi ích của các bên ở phạm vi quốc tế và mối tương hỗ ràng buộc truyền thống giữa hai bên, tình trạng dễ xảy ra nhất đối với mối quan hệ 2 bên tại Bắc Phi nhiều khả năng sẽ là cạnh tranh nhưng không xung đột.


[Xinhua news]


>> Trung Quốc khoe xe tăng thế hệ thứ 4



Cùng với tàu sân bay của hải quân và máy bay tàng thế hệ 5 của không quân, lục quân Trung Quốc mới đây đã giới thiệu xe tăng bậc nhất thế giới.

Thập niên thứ hai của thế kỷ 21, để khẳng định sức mạnh của một đất nước đang khát khao vị trí siêu cường, Trung Quốc đã đưa thế giới đi từ hết ngạc nhiên này đến hết ngạc nhiên khác.

Ngay từ đầu năm 2011, những tin tức dồn dập về máy bay tàng hình thế hệ thứ năm J-20 cho đến tầu sân bay Shi Lang đã cho thấy tham vọng vươn ra biển lớn.

Bên cạnh hải quân và không quân, Lục quân Trung Quốc, vốn bị coi chậm hiện đại hóa nhất, vẫn lấy số lượng để bù đắp chất lượng cũng không chịu bị lép vế. Ngay từ cuối năm 2010, những tin tức không chính thống từ báo mạng Trung Quốc đã hé lộ loại xe tăng mới nhất đang thử nghiệm của lục quân PLA: Type-99KM.

Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tin giới thiệu: “Một Type-99KM tương đương với ba xe tăng T-90 hay M1A2”; “ xe tăng Type-99KM đã đi trước thế giới đến cả chục năm”.

Đi sau Nga, Mỹ hay một số nước châu Âu trong cuộc đua chế tạo tầu sân bay hay máy bay thế hệ thứ 5, lần này Trung Quốc quyết đi đầu trong việc phát triển xe tăng chiến đấu thế hệ thứ 4. Loại xe tăng thế hệ mới này phải đáp ứng được các yêu cầu như: tàng hình trước các phương tiện trinh sát và dò tìm của đối phương như hồng ngoại, radar; có súng chính cỡ nòng lớn (135 - 155 mm), có khả năng bắn các loại đạn xuyên (APFSDS), đạn nổ (HEAT) cũng như tên lửa chống tăng; có vỏ giáp hỗn hợp (composite, ERA...) , giáp trước phải chịu được các loại đạn pháo cũng như tên lửa chống tăng hiện đại); có hệ thống phòng vệ chủ động hoạt động hiệu quả và cuối cùng là phải có hệ thống điều khiển vi tính hóa với các cảm biến hiện đại, có khả năng nhận dạng mục tiêu từ xa, dành ưu thế khai hỏa trước bất kể ngày đêm, thời tiết.

Từ năm 2008, hình ảnh một mẫu thiết kế xe tăng thế hệ mới của Trung Quốc đã rò rỉ lên internet với ngoại hình bên ngoài khá giống với xe tăng M1 Abram của Mỹ. Mẫu thiết kế này được cho biết có trang bị vỏ giáp hỗn hợp composite, với giáp trước có khả năng chống chịu được đạn xuyên APFSDS 120 mm với lõi uran nghèo (DU) hiện đại nhất của Hoa Kỳ là M829E3. Không những thế, pháo chính trang bị trên xe tăng này với cỡ nòng 140 - 152 mm có khả năng xuyên thủng bất kỳ giáp trước của bất kỳ loại xe tăng nào hiện có trên thế giới.





Mẫu thiết kế xe tăng thế hệ thứ 4 của Trung Quốc lộ diện năm 2008, với ngoại hình khá giống xe tăng M1 Abrams của Hoa Kỳ


Không giống như năm 2008, loại xe tăng mới chỉ dừng lại ở những hình ảnh và phỏng đoán, đầu năm 2011, Type-99KM đã được loan báo với các thông số kỹ thuật khá rõ ràng.

Theo đó, Type-99KM có khối lượng 75 tấn, nặng hơn cả phiên bản xe tăng nặng nhất thế giới hiện nay là M1A2 SEP đã trang bị TUSK (*) - 70 tấn. Type-99KM sử dụng pháo chính có cỡ nòng lên tới 155 mm, có khả năng bắn được các loại đạn APFSDS có sơ tốc cao hơn (do nạp được liều thuốc phóng nhiều hơn) và các loại tên lửa chống tăng có đầu nổ lớn hơn.

Vỏ giáp của Type-99KM sẽ được trang bị loại giáp composite thế hệ mới nhất với các tấm gia cố làm bằng corundum - nhôm oxit dạng tinh thể, có độ cứng hầu như chỉ thua kim cương.

(*) Tank Urban Survival Kit - Trang bị giúp tăng khả năng sống sót của xe tăng trong chiến trường đô thị)


Xe tăng Type-99KM (xuất hiện năm 2011) có các thông số kỹ thuật được công bố vượt xa các loai xe tăng hiện đại đang được vận hành trên thế giới


Không những thế, điểm nổi bật của Type-99KM là hệ thống phòng vệ laser JD-4. Hệ thống đặc biệt này chuyên để chống lại các thiết bị trinh sát quang học, tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại hay laser của đối phương.

Theo lý thuyết, khi bị chiếu laser, tháp pháo của Type-99KM sẽ ngay lập tức quay về phía nguồn chiếu, khi đó, hệ thống JD-4 sẽ chiếu một dải laser năng lượng thấp để xác định chính xác đối phương. Khi đối phương đã bị xác định, JD-4 sẽ chiếu một chùm laser năng lượng cực cao tới, phá hủy mọi khí tài trinh sát quang học hay dẫn đường, thậm chí ngay lập tức làm mù người vận hành thiết bị này.

Ngoài ra, Type-99KM cũng được trang bị cả hệ thống phòng vệ chủ động (APS) có khả năng bắn hạ tên lửa đang nhắm tới xe tăng tương tự như hệ thống Arena của Nga hay Trophy của Israel.


Hệ thống phòng vệ laser hiện được trang bị trên xe tăng Type-99, tiền thân của hệ thống JD-4 hiện đại hơn nhiều trang bị trên Type-99KM.


Cũng theo lời giới thiệu của các trang mạng Trung Quốc, Type-99KM được trang bị động cơ công suất 2.100 mã lực, mạnh hơn rất nhiều so với động cơ của các loại xe tăng hiện đại ngày nay (1.500 mã lực của M1A2, Leclerc, 1.100 mã lực của T-90 hay 1.200 mã lực của Challenger-2).

Type-99KM có thể đạt được tốc độ tối đa trên đường tới 80 km/h (vượt xa cả “xe tăng bay T-80U” vốn “chỉ” có tốc độ 70 km/h). Với dự trữ nhiên liệu lớn, Type-99KM có bán kính hoạt động tới 870 km, cũng vượt xa các loại xe tăng hiện đại khác.


Theo đúng kế hoạch, đến năm 2015, lục quân Trung Quốc sẽ được trang bị lượt Type-99KM đầu tiên gồm 200 chiếc.


Tuy nhiên, dù cho thông số kỹ thuật của Type-99KM được giới thiệu có thể hoàn toàn chính xác và "áp đảo" mọi đối thủ trên thế giới thì loại xe tăng này cũng chưa hẳn là bất khả xâm phạm.

Lớp giáp trước dày cũng không thể bảo vệ xe tăng trước các loại tên lửa cá nhân tấn công từ nóc xe như FGM-148 Javelin của Hoa Kỳ hay các loại tên lửa khác bắn từ trực thăng khác.

Hệ thống JD-4 cũng không thể bảo vệ xe tăng trước các loại tên lửa dẫn đường laser mới như AT-14 Kornet hay AT-16 Vikhr vì chùm laser được chiếu vào cảm biến ở đuôi tên lửa để điều chỉnh độ lệch chứ không chiếu trực tiếp vào xe tăng.

Hệ thống phòng vệ chủ động APS cũng “bó tay” trước những loại súng chống tăng thế hệ mới với đạn mồi giả như RPG-30.

Theo kế hoạch, có khả năng đến năm 2015, Trung Quốc sẽ sản xuất lô Type-99KM đầu tiên với 200 chiếc để bổ sung cho lực lượng lục quân khổng lồ của mình. Tới lúc đó, mới có thể bình luận thêm về khả năng thực chiến của Type-99KM.

Tham vọng chế tạo xe tăng thế hệ mới của Trung Quốc có khả năng là thật. Song mong muốn là một chuyện, khả năng thực hiện là một chuyện hoàn toàn khác. Riêng chuyện khoe khoang 1 chiếc Type-99KM bằng 3 chiếc M1A2 hay T-90, hay những tính năng 'trên trời' là rất hoang đường.

Thứ nhất, Trung Quốc chưa bao giờ là một cường quốc về thiết kế xe tăng. Đến nay, các xe tăng của họ, kể cả những loại hiện đại nhất hiện nay, phần lớn là sao chép các xe tăng T-54/T-55, T-72 của Liên Xô, rồi cải tiến chút ít. Các cường quốc xe tăng như Đức, Mỹ, Nga, Ukraine, Israel... vẫn không dám có hoặc phải từ bỏ chương trình phát triển xe tăng thế hệ mới mà vẫn chỉ là nâng cấp liên tục xe tăng thế hệ 3.

Thứ hai, những điểm yếu cơ bản hiện nay của công nghiệp xe tăng Trung Quốc là động cơ, pháo tăng - đạn pháo tăng, hệ thống điều khiển hỏa lực, vỏ giáp. Các xe tăng hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay vẫn sao chép phần lớn các giải pháp thiết kế của xe tăng Liên Xô (pháo 125 mm, tên lửa phóng qua nòng pháo, máy nạp đạn tự động... sao chép từ T-72 có thể có sự giúp đỡ của Nga, Ukraine), động cơ xe tăng công suất lớn vẫn phải mua từ Ukraine.

Vì thế, chuyện Trung Quốc làm được động cơ... 2.100 mã lực, hay pháo tăng 135-155 mm là không thể có.



[BDV news]


>> Thái Lan - Campuchia đưa vũ khí hạng nặng tới biên giới



Tình hình xung đột biên giới Thái Lan - Campuchia đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

Mối lo ngại về nguy cơ chiến tranh ngày càng gia tăng khi cả hai bên đều điều động thêm vũ khí hạng nặng đến gần biên giới. Ngày 24/4/2011, lại xảy ra một vụ đấu súng nữa kéo dài đến 7 giờ, từ 10h sáng đến tận 18h, thêm 3 binh sĩ của Thái Lan bị thương.

Quân đội của đôi bên đã được đặt trong tình trạng báo động cao, cả hai đã điều động thêm viện quân đến khu vực xảy ra xung đột.



Xe tăng của Thái Lan đang được điều động đến biên giới làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn.


Sau vụ đấu pháo ngày 22/4/2011 giữa hai bên, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống, cả hai đều đổ lỗi cho nhau về vụ xung đột này.

Theo thống kê sơ bộ,đến thời điểm hiện tại đã có 4 binh sĩ Thái Lan thiệt mạng và 27 người khác bị thương. Trong khi đó phía Campuchia có 6 binh sĩ thiệt mạng và 13 người khác bị thương.

Trong khi đó, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN đang tỏ ra lo lắng trước tình hình xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, kêu gọi hai bên lập tức ngồi vào bàn đàm phán và thiết lập một lệnh ngừng bắn. Ông tin rằng, các tranh chấp không thể giải quyết ổn thỏa bằng phương tiện quân sự.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng lên tiếng kêu gọi hai bên nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán. Tránh nguy cơ chiến tranh leo thang.

"Tôi chỉ có thể thêm vào đó tiếng nói của tôi để kêu gọi một giải pháp hòa bình cho một căng thẳng âm ỉ từ lâu giữa hai nước thành viên ASEAN của chúng tôi", ông Pitsuwan nói.


[BDV news]


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> Nguồn gốc xung đột ở Ta Muen Thom, Ta Kwai



Theo Đài phát thanh Trung Quốc ngày 25/4, trong cuộc xung đột lần này, cả hai bên đều cáo buộc lẫn nhau xâm phạm vào lãnh thổ cua mình.

Quân đội Campuchia đã cáo buộc Quân đội Thái Lan sử dụng vũ khí hóa học và bom chùm tuy nhiên phát ngôn viên bộ Ngoại giao Thái Lan đã phủ nhận những cáo buộc này và gọi những cáo buộc là “vô căn cứ”.

Hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai là hai đại diện tiêu biểu cho văn hóa Khmer, được xây dựng từ thời Khmer thịnh vượng. Đây là hai công trình bằng đá lớn có kiến trúc độc đáo, kiên cố. Chúng được xây dựng trên vách đá cao hơn 10m.

Đây cũng là hai ngôi đền ở “vị trí nhạy cảm” giữa biên giới Thái Lan - Campuchia và cũng là nơi ẩn tàng một sự tranh chấp lớn giữa hai quốc gia này.

Kể từ khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Thái Lan và Campuchia đã nhiều lần tranh chấp quyền sở hữu 3 ngôi đền này.



Hai ngôi đền này cách đền Preah Vihear khoảng 150 km về phía tây. Các ngôi đền đều có chung một ngồn gốc lịch sử và vị trí địa lí hùng vĩ.


Phía Thái Lan chủ trương căn cứ theo bản đồ địa giới được vẽ năm 1947 thì hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai thuộc tỉnh Surin của Thái Lan.

Tuy nhiên, phía Campuchia kiên quyết bác bỏ lập trường này của Thái Lan và cho rằng 2 ngôi đền này thuộc tỉnh Adobe Meanchey của Campuchia.

Mùa hè năm 2008, Thái Lan đưa quân đội vào ngôi đền Ta Muen Thom, điều này dẫn tới sự phản đối kịch liệt từ phía Campuchia.

Tháng 8/2008 hai nước đã đạt được thỏa thuận rút quân theo từng bộ phận tại ngôi đền này.

Ủy ban Biên giới Liên hợp giữa hai nước đã bắt đầu công tác khảo sát, thăm dò và cắm mốc tại khu vực này cách đây 10 năm. Thế nhưng, đến nay sự phối hợp chưa đưa ra được một bản đồ địa giới thống nhất.


[BDV news]


>> Trung Quốc 'bắt mạch' xung đột Campuchia - Thái Lan



Cuộc xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia tiếp tục leo thang quanh hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai.

Trong một cuộc phỏng vấn với chuyên gia Đông Nam Á của Trung Quốc, ông Tùng Thanh Khánh cho rằng ngoài những mâu thuẫn xung quanh các đền thờ, những tình trạng bất ổn ở Campuchia - Thái Lan trước cuộc bầu cử của hai nước cũng là một trong những lý do của sự xung đột.

Cuộc xung đột quân sự giữa hai nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến các người dân. Trong những ngày gần đây, để thoát khỏi tiếng súng, khoảng 25.000 người dân Thái Lan đã được sơ tán đến 6 nơi trú ẩn tạm thời.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết, đạn pháo Thái đã bắn vào các ngôi làng cách biên giới Campuchia - Thái Lan khoảng 21 km điều này làm cho hàng ngàn hộ gia đình trong những ngôi làng này của Campuchia buộc phải sơ tán.

Theo ước tính của ngành du lịch Thái Lan, xung đột biên giới gần đây đã gây ra thiệt hại khoảng 300.000 USD về thương mại.




Đã có tổng cộng hơn 10 binh sĩ thiệt mạng và 43 người khác bị thương trong cuộc xung đột Thái Lan-Campuchia gần đây.


Ông Tùng Anh Khánh nói rằng, xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia trong tương lai có thể đi theo xu hướng những cuộc xung đột nhỏ tiếp diễn nhau. Chính phủ hai nước đều muốn lợi dụng các cuộc xung đột biên giới để giải quyết các bất ổn nội bộ và làm giảm áp lực lên chính quyền cai trị.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay khi mà cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi đang nóng lên từng ngày. Đặc biệt, tình hình tại Libya là tâm điểm chú ý của cả thế giới, các cuộc xung đột tại biên giới Thái Lan - Campuchia lại xảy ra.

Điều này cho thấy, hai nước đều hy vọng cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý tới vấn đề xung đột Thái Lan - Campuchia.

Ví dụ, xung đột Thái Lan và Campuchia xảy ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thì vấn đề xung đột Thái Lan - Campuchia có thể trở thành “chiến tranh” trong đại hội.

Nhưng chính phủ hai nước không muốn đưa các cuộc xung đột nhỏ trở thành “chiến tranh”. Bởi hai nước đều không có khả năng, hoặc không có sự chuẩn bị về tâm lý, quân sự để tiến hành một cuộc chiến tranh và điều này cũng không phù hợp với sự phát triển hòa bình và ổn định trong khu vực.

Đối với tình hình hiện nay mà nói, Liên Hiệp Quốc và ASEAN không thể xoa dịu được ngay cuộc xung đột Thái Lan - Campuchia.

Giải pháp duy nhất là cả Thái Lan và Campuchia phải tiến hành đàm phán một cách bình tĩnh giải quyết các mâu thuẫn trong lịch sử giữa hai nước và cuộc xung đột thực tế.


[BDV news]


Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Mỹ điều 'thần chết' giám sát Trung Quốc



Các UAV MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator được điều từ Iraq và Afghanistan tới châu Á - Thái Bình Dương để giám sát các hoạt động quân sự của Triều Tiên, Trung Quốc.

Kế hoạch tăng cường số máy bay không người lái đến khu vực này nhằm đảm bảo khả năng giám sát trên không của Hải quân Mỹ đang đồn trú tại khu vực.

Một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, các UAV này sẽ được rút từ chiến trường Iraq và Afghanistan, Pakistan để thực hiện nhiệm vụ trên.



Hiện tại, chưa rõ sẽ có bao nhiêu chiếc UAV được điều động đến khu vực châu Á.


Lầu Năm Góc đang có kế hoạch xây dựng mạng lưới UAV trên toàn thế giới tăng cường thêm 33 chiếc RQ-1 Predator (Thú ăn thịt) và 32 chiếc MQ-9 Reaper (Thần chết), cùng với đội ngũ nhân viên hỗ trợ lên đến 12.000 người, kế hoạch này tiêu tốn khoản ngân sách lên đến 5 tỷ USD.

Đơn giá cho mỗi chiếc RQ-1 Predator khoảng 5 triệu USD, còn MQ-9 Reaper khoảng 10,5 triệu USD. Các UAV này có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ, với tốc độ tối đa khoảng 740km/h.

Ngoài chức năng giám sát, cung cấp thông tin tình báo, các UAV này còn được vũ trang các tên lửa không đối đất chính xác, có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tình huống khẩn cấp. Dự kiến số UAV được điều động tới đây sẽ đóng quân tại các căn cứ ở Hàn Quốc và Okinawa của Nhật Bản.

Năm 2010, Mỹ đã điều động máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk đến căn cứ trên đảo Guam. Cùng với các UAV giám sát toàn cầu RQ-4, MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator sẽ nâng cao năng lực giám sát các hoạt động quân sự tại khu vực châu Á.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc điều động thêm các UAV đến khu vực này, Mỹ đang muốn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động quân sự, đặc biệt là các hoạt động của Hải quân Trung Quốc.


[BDV news]


>> Mẫu nghiên cứu thứ 2 của J-20 cất cánh



Mẫu nghiên cứu thứ 2 của chiếc tiêm kích gây tranh cãi J-20 đã có chuyến bay thử nghiệm tiếp theo thành công.

Sự xuất hiện của mẫu nghiên cứu được cho là tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đã tạo nên một làn sóng tranh cãi, bàn tán xôn xao trên các trang mạng quân sự.

mẫu nghiên cứu đầu tiên mang số hiệu 2001 đã có chuyến bay thử nghiệm kéo dài 18 phút trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates vào tháng 1/2011.

Kể từ đó đến nay, giới quân sự thế giới không ngừng theo dõi về sự phát triển của loại tiêm kích còn nhiều điều hoài nghi này.

Theo một thông tin được đăng tải bởi Military.globaltimes, các nhân chứng đã chứng kiến một chuyến bay khác của một mẫu tiêm kích được cho là J-20.

Chuyến bay được khởi hành lúc 4h25 và hạ cánh lúc 5h50 (giờ địa phương) ngày 17/4, tại sân bay thử nghiệm của Viện thiết kế máy bay Thành Đô, tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc.





Mẫu nghiên cứu thứ 2 của J-20 đang được kiểm tra lần cuối trước khi cất cánh.


Xu Yongling một trong những phi công thử nghiệm hàng đầu của Trung Quốc cho biết Nếu chuyến bay thử nghiệm hôm Chủ Nhật là đúng sự thật, điều đó có nghĩa rằng J-20 đã tiến gần hơn tới việc sản xuất loạt.

“Cần có ít nhất từ 10-20 chuyến bay thử nghiệm từ chuyến bay thử đầu tiên để hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống. Bao gồm sự ổn định về khí động học, chất lượng và hiệu suất của các chuyến bay. Toàn bộ quá trình này sẽ phải mất nhiều năm để hoàn thành” phi công Xu đã trao đổi như vậy với Globaltimes sáng ngày 19/4/2011.

Động cơ của J-20 vẫn là ẩn số
Đến thời điểm hiện tại, đã hơn 3 tháng trôi qua sau chuyến bay đầu tiên của J-20, loại động cơ cho tiêm kích này vẫn là một ẩn số. Điều đó tiếp tục là đề tài cho những sự đồn đoán về loại động cơ được trang bị cho J-20.


Động cơ WS-10 và các biến thế sau của nó vẫn chưa hội đủ các yếu tố cần thiết để sử dụng cho tiêm kích thế 5.(ảnh China-defence)


Lin Zuoming, Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc AVIC phát biểu trong buổi lễ rằng. Sẽ thúc đẩy sự phát triển của một thế hệ máy bay mới với sự đột phá công nghệ trong phát triển động cơ đẩy.

“Đến năm 2015, các nghiên cứu và thiết kế của tất cả các mô hình chính sẽ được hoàn thành” Tổng giám đốc Lin đã phát biểu như vậy tại buổi lễ, ông cũng thừa nhận rằng, động cơ cho máy bay đang là một cái “nút cổ chai” đối với sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Tổng giám đốc Lin cho biết AVIC đã đầu tư số tiền 10 tỷ Nhân dân tệ (1,52 tỷ USD) để phát triển một loại động cơ cho máy bay chiến đấu mới. Số tiền này tương đương với lợi nhuận năm 2010 của AVIC.

Tuy nhiên, nếu đem so sánh với các dự án phát triển động cơ cho tiêm kích thế hệ 5, thì số tiền nêu trên chẳng thấm vào đâu. Hãng động cơ Pratt & Whitney của Mỹ đã phải chi tới 4 tỷ USD cho dự án phát triển động cơ F135 cho tiêm kích thế hệ 5 F-35.

Với số tiền đầu tư khiếm tốn như vậy, cộng thêm với kết quả còn quá nhiều bất ổn của chương trình phát triển động cơ máy bay chiến đấu như WS-10 cho làm xuất hiện một câu hỏi lớn: Liệu động cơ mới này có hội đủ các yếu tố của động cơ cho tiêm kích thế hệ 5 hay không?

J-20 đã thực sự phát triển đầy đủ hay chỉ để quảng bá?
Một điều khá trùng hợp, các chuyến bay được công bố của J-20 đều trùng hợp hợp với các sự kiện lớn.

Chuyến bay thử nghiệm vừa qua trùng với một buổi lễ được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân Dân Bắc Kinh vào hôm 18/4/2011, kỷ niệm 60 ngày truyền thống của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Trong khi chuyến bay đầu tiên diễn ra trong tháng 1/2011 trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Trung Quốc.

J-20 đã thực sự được phát triển một cách đầy đủ hay chưa? Hay đây chỉ là động thái nhằm quãng bá cho sự phát triển lớn mạnh của công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là công nghiệp hàng không Trung Quốc.


Vẫn còn quá nhiều ẩn số xung quanh sự phát triển của J-20 và các mẫu tiêm kích khác như J-15, J-18 của Trung Quốc. Ảnh: China-defence


Thời gian gần đây rộ lên tin đồn về sự xuất hiện của một mẫu tiêm kích J-18. Mẫu tiêm kích này có khả năng cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng.

Theo một báo cáo được trích dẫn bởi tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản), J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông.

Báo cáo cho biết, mẫu nghiên cứu J-18 có kiểu thiết kế tương tự như Su-33 của Nga, cánh máy bay có thể gập lại được. Điều này dẫn đến những liên tưởng đến việc loại máy bay này sẽ được sử dụng trên tàu sân bay tương lai của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Ding Zhiyong, phát ngôn viên của AVIC đã bác bỏ thông tin cho rằng họ đang phát triển mẫu nghiên cứu của J-18.

Có thể nhận thấy rằng, thời gian qua, Trung Quốc liên tục công bố các mẫu thử nghiệm phát triển máy bay chiến đấu mới. Từ tiêm kích trên hạm J-15, đến tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20, rồi gần đây là tiêm kích cất hạ cánh ngắn J-18.

Thực hư của các chương trình phát triển này vẫn là một ẩn số lớn. Trung Quốc đã đạt được sự thành công ban đầu trong việc tạo ra sự lo lắng và quan ngại trong cộng đồng quốc tế về các chương trình phát triển vũ khí của họ.


[BDV news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc phát triển máy bay như 'gà đẻ trứng'



Phát triển quá nhiều mẫu máy bay chiến đấu trong cùng một thời gian, liệu Trung Quốc có thu được một kết quả khả quan?

Trung Quốc có thể đã âm thầm thử nghiệm mẫu tiêm kích J-18 Red Eagle có khả năng cất hạ cánh ngắn, thẳng đứng.

Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã có sự bàn tán xôn xao về thực hư của vấn đề này. Thực lực của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là không rõ ràng và rất khó để minh chứng qua những gì được thể hiện trên internet.

Sự xuất hiện của mẫu tiêm kích thử nghiệm máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20 hồi đầu tháng 1/2011 đã gây cho giới quân sự phương Tây nhiều điều ngạc nhiên.

Bây giờ lại xuất hiện các tin đồn về sự xuất hiện của tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng J-18.

Theo báo cáo của tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản, J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông.



Trung Quốc đang ầm thầm phát triển một mẫu tiêm kích tương tự như F-35B của Mỹ?


Máy bay được cho là có hình dáng tương tự như máy bay tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga. Tuy nhiên, giới phân tích quân sự đang băn khoăn, nếu cấu hình khí động học của máy bay J-18 tương tự như tiêm kích trên hạm Su-33 thì nó sẽ cất hạ cánh trên đường băng ngắn như thế nào?

Năm 2005, một nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho biết, Tổng công ty máy bay Thành Đô đang xem xét phát triển một chương trình máy bay tiêm kích tương tự như F-35B của Mỹ.

Richard Fisher phó chủ tịch Trung tâm chiến lược quốc tế Washington nhận định: “Với tham vọng to lớn của Quân đội Trung Quốc (PLA) đặc biệt là hải quân, hoàn toàn có cơ sở để nhận định rằng, một chương trình máy bay tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng VSTOL đang được phát triển”.

Có rất nhiều chương trình phát triển các mẫu tiêm kích khác nhau được giới thiệu trong giới blogger và các trang mạng Trung Quốc.

Bao gồm mẫu tiêm kích J-16 được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương phát triển, được giới thiệu là phiên bản tiêm kích tấn công tàng hình của J-11B.

Đây là một mẫu tiêm kích đa chức năng, với radar quét mảng pha điện tử chủ động được sản xuất trong nước, hệ thống vũ khí được bố trí bên trong khoang, được cho là sẽ xuất hiện trong mùa hè 2011.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng dự định thử nghiệm một mẫu tiêm kích trên hạm J-15, sao chép từ mẫu nghiên cứu T-10 của Su-33. J-15 được cho là đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2009.

Chưa hết, các trang mạng của Trung Quốc còn cung cấp các báo cáo sơ bộ về sự phát triển của một số mẫu khác như J-17 và J-19.

Trong đó J-17 là một mẫu máy bay chiến đấu tầm xa và ném bom, tương tự như loại tiêm kích-ném bom Su-34 của Nga. Còn J-19 là một mẫu tiêm kích đa chức năng hạng nặng dựa trên mẫu tiêm kích J-11B.


Hình ảnh đồ họa về tiêm kích tàng hình J-16.


Thời gian qua, Trung Quốc là nơi xuất hiện của nhiều mẫu máy bay chiến đấu nhất thế giới. Tuy nhiên, tất cả đều ở trong tình trạng thực hư lẫn lộn, ngoại trừ J-20 đã tiến hành hai chuyến bay thử nghiệm được công bố trong đó có cả đoạn băng video ghi hình quá trình cất hạ cánh các mẫu máy bay còn lại vẫn chỉ là tin đồn.

Trong khi đó, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn án binh bất động trước những lời bàn tán về các chương trình phát triển máy bay chiến đấu của họ.

Nếu Trung Quốc có nhiều chương trình phát triển máy bay chiến đấu đúng như các trang mạng đã đưa tin. Các nhà phân tích nhận định rằng, sẽ rất khó để tạo ra một mẫu máy bay chất lượng.

Hiện tại, các nước có ngành công nghiệp hàng không vững chắc như Mỹ và Nga cũng chỉ theo đuổi các chương trình phát triển mẫu máy bay rất hạn chế (Mỹ với F-35, Nga với PAK FA T-50).

Với 4 chương trình phát triển máy bay lớn cùng lúc, J-20, J-16 phục vụ cho không quân, J-18 và J-15 phục vụ cho hải quân, PLA đang thể hiện một tham vọng cực kỳ to lớn nhằm thu hẹp khoảng cách với Nga, Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.

Điều đó làm xuất hiện một câu hỏi lớn, nền công nghiệp hàng không non trẻ của Trung Quốc sẽ xoay xở như thế nào khi có tới nhiều chương trình phát triển máy bay lớn như vậy. Và chất lượng của các mẫu thiết kế này sẽ như thế nào?


[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> So sánh tàu sân bay Trung Quốc và Ấn Độ



Không lâu sau khi Trung Quốc chính thức công bố các bức ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang, Ấn Độ cũng cho thấy họ nhận tàu sân bay đầu tiên của mình.

Một điều khá trùng hợp là cả hai đều hoàn thành tàu sân bay của mình bằng cách mua lại và hoán cải những chiếc tàu chiến dưới thời Liên Xô cũ.

Cụ thể, trong khi Trung Quốc mua lại tàu sân bay đang đóng dỡ Varyag, đang trùm mền tại cảng của Biển Đen chờ bán sắt vụn từ Ukraine. Còn Ấn Độ thì mua lại chiếc tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov (tuần dương hạm Baku), thuộc lớp tàu sân bay trực thăng Kiev từ hải quân Nga.

So sánh hai tàu sân bay
Đối với Varyag (Thi Lang theo cách gọi của Trung Quốc), đây là một tàu sân bay đúng nghĩa hơn. Tàu thuộc lớp Kuznetsov với các thông số cơ bản: dài: 300m, rộng: 38m, độ mớn nước: 11m, lượng giãn nước: 65.000 tấn.



Tàu sân bay Varyag đang được tân trang tại cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Đây là một kiểu tàu sân bay chiến thuật. Về sức chứa, Varyag có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng.

Theo các thông tin được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc giời gian qua, Varyag được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh mẽ, hoàn toàn có thể đem so sánh với các tàu khu trục hay tuần dương hạng nặng khác.

Nguyên bản tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov chỉ bố trí hoạt động được các máy bay trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng kiểu Yak-38M.

Hai đường băng được thiết kế hơi xéo so với boong tàu, với chiều dài là 160 và 180 mét. Phần boong tàu được mở rộng hơn với nguyên bản.

Để có thể sử dụng các máy bay chiến đấu cất cánh thông thường, toàn bộ hệ thống tên lửa chống hạm P-500, pháo hạm 130mm được tháo bỏ để nhường chỗ cho đường băng. Trên tàu sân bay lớp này, 2 máy bay không thể cất cánh cùng lúc, đây là một hạn chế lớn của các tàu sân bay của Nga.


Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov sau khi được hoán cải và nâng cấp.


So với tàu sân bay Varyag thì tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (hay INS Vikramaditya theo cách đặt tên của Ấn Độ) “mi nhon” hơn. Thông số cơ bản như sau: Chiều dài: 283m, rộng: 31m, mớn nước 8,2m, lượng giãn nước 45.000 tấn.

Khả năng mang máy bay của INS Vikramaditya khiêm tốn hơn Thi Lang, tàu sân bay này chỉ có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31, bằng một nửa so với tàu sân bay của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí trên tàu thiên về chức năng phòng thủ với 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan.

Điểm mạnh của tàu sân bay INS Vikramaditya là cấu trúc thượng tầng không phải thay đổi quá nhiều. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.

Toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện bởi các chuyên gia của Nga, những người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.

Với tàu sân bay Varyag, toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện tại Trung Quốc. Toàn bộ cấu trúc thượng tầng của tàu phải thiết kế lại để phù hợp với một radar mảng pha đa chức năng sản xuất trong nước.


Tiêm kích trên hạm Mig-29K đã sẳn sàng hoạt động.


Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự khác biệt về chất lượng của hai tàu sân bay này.

Với tàu sân bay Varyag, hiện tại Trung Quốc chưa xác định rõ loại máy bay chiến đấu nào sẽ được trang bị trên tàu. Nguyên mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15 đang trong giai đoạn phát triển, chắc chắn chưa thể triển khai.

Công tác đàm phán mua tiêm kích trên hạm Su-33 từ Nga đang gặp nhiều khó khăn. (>> xem thêm) Trong khi đó, Ấn Độ đã xác định rõ ràng MiG-29K sẽ là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của họ, và mọi việc đã sẵn sàng.


Tiêm kích trên hạm J-15 vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẳn sàng hoạt động.


Xét về công nghệ và khả năng không chiến, MiG-29K được đánh giá vượt trội so với Su-33, chính Không quân hải quân Nga đang dự định thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K.

Kết luận, tàu sân bay Varyag hay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm.

“Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.


[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> Tiềm năng tác chiến của tàu ngầm Trung Quốc ra sao?



Hiện nay, Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về số lượng tàu ngầm diesel-điện và đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nga) về tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm.

Theo ước tính, trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang có khoảng 75 chiếc tàu ngầm (tính cả những chiếc vừa hòan thành trong năm 2010), trong đó có:

5 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo (1 chiếc lớp Hạ và 3-4 chiếc lớp Tấn); 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử (4 chiếc lớp Hán và 3-4 chiếc lớp Thượng); 60 chiếc tàu ngầm diesel-điện (10 chiếc lớp Nguyên, 13 chiếc lớp Tống, 17 chiếc lớp Minh, 12 chiếc lớp “Kilo” và 8 chiếc lớp Romeo).




Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn đang sở hữu 2 chiếc tàu ngầm lớp Golf và Vũ Hán để sử dụng cho mục đích thử nghiệm (thử các loại vũ khí tên lửa mới trước khi chính thức trang bị cho các lớp tàu ngầm khác trong biên chế hoặc trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt).

Tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được đánh giá theo tỷ lệ số vũ khí trang bị trên tàu ngầm so với tổng số vũ khí dự bị hiện có.

Cụ thể, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị 36 quả tên lửa đạn đạo chống ngầm (chiếm 3,3% nguồn dự trữ tên lửa hạt nhân chiến lược), 146 tên lửa đối hạm (chiếm 9,9% nguồn dự trữ tác chiến của loại tên lửa này trong Hải quân Trung Quốc), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.068 thủy lôi (chiếm 31,5% nguồn dữ trữ tác chiến của các loại vũ khí này trong Hải quân Trung Quốc).Trong biên chế thời chiến, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc được tổ chức và biên chế thành 6 cụm tàu tác chiến chia đều cho 3 Hạm đội: Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải.

Trong đó tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo được biên chế cho lực lượng hạt nhân chiến lược, các tàu ngầm đa nhiệm như tàu ngầm nguyên tử và tàu ngầm diesel-điện được biên chế cho lực lượng thông thường.

Trong biên chế thời bình, tất cả số tàu ngầm này đều được tổ chức và biên chế thành các cụm và lữ đoàn tàu ngầm, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Chỉ huy các Hạm đội.

Hạm đội Bắc Hải đảm nhiệm tác chiến ở khu vực Hoàng Hải và vịnh Bột Hải với biên chế tác chiến gồm: 2 đội tàu ngầm nguyên tử (1 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ, 2 chiếc lớp Tấn, 4 chiếc lớp Hán mang số hiệu từ 402 đến 405; 4 chiếc lớp Thượng đang triển khai tại căn cứ hải quân Syaopindao và Nanyang; 2 lữ đòan tàu ngầm diesel-điện (13 chiếc lớp Tống, Minh và Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Qingdao và Lushun. Ngoài ra, tại căn cứ hải quân Syaopindao hiện nay còn triển khai cả tàu ngầm thử nghiệm mang tên lửa đối hạm Vũ Hán mang số hiệu 351 và tàu ngầm mang tên lửa lớp Golf mang số hiệu 200.



Hạm đội Đông Hải đảm nhiệm tác chiến ở vùng biển phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả eo biển Đài Loan với biên chế tác chiến gồm: 1 lữ đoàn tàu ngầm (4 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 877/636, 6 chiếc lớp Tống, một vài chiếc dự án 636 EM và lớp Minh, lớp Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Sichugan.

Hạm đội này khi cần thiết cũng có thể sử dụng cả căn cứ hải quân ở Thượng Hải và Ninbo để bố trí và triển khai lực lượng tác chiến nhanh, kịp thời ngăn chặn mọi nguy cơ tiềm năng có thể xảy ra.

Hạm đội Nam Hải.
Đây là một trong những Hạm đội được Trung Quốc tập trung đầu tư nhiều kinh phí, vũ khí, trang thiết bị quân sự nhất bởi vì nó đảm nhiệm khu vực tác chiến trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và vịnh Tonkin (vịnh Bắc Bộ).

Theo đánh giá sơ bộ của ngành hải dương Trung Quốc, trữ lượng dầu khí dưới Biển Đông là hơn 50 tỷ tấn, chủ yếu nằm ở độ sâu từ 500 mét đến 2.000 mét. Gần đây, người ta tiếp tục phát hiện ở Biển Đông còn có một trữ lượng băng cháy (một loại năng lượng sạch cho tương lai) khổng lồ.

Bên cạnh đó, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua Eo biển Malacca. Do vậy, bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.



Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng cẳng. Để giải quyết những vấn đề này, “chiến lược biển xanh" cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bên cạnh việc thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng “Hạm đội tác nghiệp biển sâu” Trung Quốc nhận thấy cần tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải để bảo vệ vững chắc nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ và vị trí địa-chiến lược ở khu vực này.

Hiện nay, trong biên chế tác chiến của Hạm đội Nam Hải gồm 1 chiến đoàn tàu ngầm (tàu ngầm diesel-điện lớp Tống, Minh, Romeo) và một vài chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636EM triển khai tại căn cứ hải quân Lushun.

[VTC news]

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

>> Philippines mua tàu chiến vì Trung Quốc?



[BDV news] Quân đội Philippines thông báo là định sử dụng loại tàu mới do Mỹ chế tạo để tăng cường tuần tra. Theo RFI, thông tin này được đưa ra trong lúc Manila tỏ thái độ cứng rắn hơn trước các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại biển Đông.

Theo Chuẩn tướng Jose Mabanta, phát ngôn viên quân đội Philippines, hải quân nước này có ý định đưa vào sử dụng tàu tuần tra loại Hamilton hiện đại mới mua của Mỹ và sẽ được giao cho Philippines vào tháng 6 tới đây.

Quân đội Philippines còn tiết lộ thêm là một nhóm lính hải quân Philippines đang tu nghiệp tại Mỹ để học cách vận hành loại tàu tuần tra mới.



Philippines mua tàu chiến. Ảnh minh họa.


Theo hải quân Mỹ, Hamilton có khả năng di chuyển đường trường, được trang bị hệ thống vũ khí thuận tiện cho việc cận chiến. Loại tàu này như vậy sẽ góp phần tăng cường hiệu năng của hải quân Philippines, vốn chỉ có một đội tàu rất nhỏ và cũ kỹ so với Trung Quốc.

Hạm đội Philippines chủ yếu bao gồm các chiến hạm cũ do Mỹ “thải ra” và được tân trang lại. Soái hạm của hải quân Philippines cũng chỉ là chiếc Rajah Humabon, một khu trục hạm hộ tống loại Cannon được đóng từ Thế chiến II và hiện là một trong chiến hạm cũ nhất trên thế giới còn đang hoạt động.

Theo RFI, Philippines ngày càng cảm thấy cần phải gia tăng sự hiện diện quân sự trong bối cảnh họ cố tránh làm “phật ý” Bắc Kinh.

Trước đó, Philippines chính thức gửi thư lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tấm bản đồ chủ quyền hình “lưỡi bò” mà Bắc Kinh công bố.

Cũng theo RFI, bất chấp phản ứng của Philippines, Trung Quốc vẫn tiếp tục đòi hỏi độc quyền trên toàn bộ các vùng đang tranh chấp và vùng biển liền kề. Vào hôm 14/4, một lần nữa, Bắc Kinh lại lên tiếng cho rằng hành động phản đối của chính quyền Manila là điều không thể chấp nhận được.

Nhân cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng Lôi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Chính quyền Trung Quốc không thể chấp nhận nội dung thư ngoại giao mà Chính phủ Philippines đệ trình lên Liên Hiệp Quốc”.

Lý do mà Bắc Kinh đưa ra cũng vẫn là: “Chủ quyền của Trung Quốc, các quyền liên quan và quyền quản lý hành chính tại biển Đông đều bắt nguồn từ lịch sử và dựa trên các cơ sở pháp lý”.

Theo RFI, lập luận này từng bị biết bao nhà khoa học và nghiên cứu quốc tế phản bác. Dù vậy, Trung Quốc đến nay vẫn thường xuyên nhắc đi nhắc lại nhiều lần.



Hệ thống tên lửa Iskander bị Trung Quốc làm nhái ?



[BDV news] Trung Quốc mới đây đã giới thiệu và đang chào bán hệ thống tên lửa mới trang bị tên lửa đường đạn M20, theo Strategypage.com.

Hệ thống này, trong đó có cấu tạo tên lửa, rất giống hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật tối tân nhất của Nga 9К720 Iskander.






Maket và các bức ảnh chụp hệ thống M20 đã được giới thiệu tại triển lãm IDEX-2011 ở Abu Dhabi.


Xe bệ phóng 9P78 (9P78E) của hệ thống Iskander dùng để cất giữ, vận chuyển, chuẩn bị và phóng 2 tên lửa 9М723К1 (ở biến thể xuất khẩu chỉ mang 1 tên lửa).

Xe bệ phóng có thể dùng khung gầm bánh lốp đặc dụng MZKT-7930 của Nhà máy đầu kéo bánh lốp Minsk (MZKT).

Xe bệ phóng có trọng lượng đầy đủ 42 tấn, tải trọng hữu ích 19 tấn, tốc độ trên đường nhựa/đường đất 70/40 km/h, dự trữ hành trình theo nhiên liệu 1.000 km, kíp xe 3 người.

Căn cứ một bức ảnh thì khung gầm của hệ thống tên lửa M-20 của Trung Quốc cũng do MZKT sản xuất.

Tên lửa 9М723К1 Iskander 1 tầng, dùng động cơ nhiên liệu rắn. Tên lửa có quỹ đạo bay giả đường đạn, được điều khiển trong suốt quá trình bay nhờ các cánh lái khí động và khí phụt.


Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật tối tân Iskander của Nga


Tên lửa có ứng dụng công nghệ tàng hình với bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ, các lớp phủ đặc biệt, các bộ phận nhô ra có kích thước nhỏ.

Phần lớn quỹ đạo bay diễn ra ở độ cao gần 50 km. Tên lửa thực hành cơ động tích cực với quá tải khoảng 20-30 g ở giai đoạn bay đầu và cuối. Hệ dẫn kiểu hỗn hợp - quán tính ở giai đoạn đầu và giữa, quang học ở giai đoạn bay cuối nên có độ chính xác cao. Có thể sử dụng GPS/GLONASS để bổ sung cho hệ dẫn quán tính.

Hiện chưa rõ tính năng kỹ-chiến thuật của tên lửa M-20 của Trung Quốc, ngoại trừ hình dáng bên ngoài. Có một khác biệt rất rõ là tên lửa của Trung Quốc được cất giữ và phóng từ contenơ.





Thiên hạ lại nghi ngờ M20 (trên) của Trung Quốc làm nhái Iskander (dưới) của Nga



Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Mỹ, Hàn sẵn sàng 'xử lý' Triều Tiên



[BDV news] Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẵn sàng bảo vệ Seoul trong trường hợp Bình Nhưỡng tiếp tục các hành động khiêu khích, Tướng Walter của Mỹ cho hay.

Tướng Walter Sharp, lãnh đạo lực lượng liên quân Mỹ, Hàn khẳng định trước Thượng viện Mỹ rằng, giới chức quân sự của Washington và Seoul đang tích cực trau dồi "kỹ năng" để có thể sẵn sàng đáp trả cũng như chặn đứng mọi động thái “gây sự” của Bình Nhưỡng.

“Chúng tôi đang thảo luận đến mọi khả năng khiêu khích của Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng gây hấn, Seoul sẽ lập tức đáp trả để tự vệ bởi chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng cho mọi phương án”, ông Walter khẳng định.

Tướng Walter cũng nhấn mạnh, những cuộc tấn công mới đây của Triều Tiên đối với Hàn Quốc cũng như sự phát triển không ngừng trong nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ càng khiến cho liên minh giữa Washington và Seoul thêm gắn bó.

“Sự hợp tác chặt chẽ sẽ giúp liên minh Mỹ, Hàn có thể ngăn chặn một Triều Tiên hung hăng thích gây bất ổn cho khu vực và thế giới”, ông Walter quả quyết.



Mỹ, Hàn sẵn sàng đối phó Triều Tiên. Ảnh minh họa.


Bổ sung cho bài phát biểu của Tướng Walter, Ðô đốc Robert F. Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Nhưỡng cho rằng, nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên đang khiến quốc gia này trở thành một mối đe dọa thực sự.

“Tôi nhất trí với quan điểm rằng, Bình Nhưỡng đang trực tiếp đe dọa đến an ninh của Mỹ”, ông Willard nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang hướng tới khả năng tấn công mục tiêu xuyên lục địa.

Ðô đốc Willard khẳng định, cộng đồng quốc tế đang ngày càng mất kiên nhẫn với thái độ thù địch và bất thường của Triều Tiên. “Vấn đề quan trọng bây giờ là Trung Quốc cần nhận thức rõ về việc thế giới không còn có thể chịu đựng và bỏ qua cho các hành động của Triều Tiên”, ông Wilard tuyên bố.

Cũng theo quan chức này, chìa khóa để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như chặn đứng nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua hạt nhân trong khu vực là một cuộc đối thoại hiệu quả với Bắc Kinh.

Ông Willard cho rằng, các cuộc đàm phán với Trung Quốc nên tập trung làm rõ vấn đề rằng, Hàn Quốc quá chán ngán với một Triều Tiên thích gây gổ.

“Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã thay đổi. Seoul giờ không còn nhường nhịn mà ngậm ngùi nhìn Bình Nhưỡng khiêu khích. Cộng đồng quốc tế cũng vậy. Tất cả đều đã mất kiên nhẫn với Triều Tiên. Chính vì vậy, Trung Quốc cần nhận thức rõ điều này để gia tăng ảnh hưởng đối với Triều Tiên trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn”, đô đốc khẳng định.


Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

>> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 1)



[BDV news] Để ngăn chặn một cách có hiệu quả hiểm họa từ tên lửa diệt hạm và máy bay, nhiều nước phát triển hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần (CIWS).

Hệ thống vũ khí tầm cực gần (Close in weapon system - CIWS) là loại vũ khí phòng không trên chiến hạm có khả năng phát hiện và tiêu diệt các loại tên lửa chống hạm hay máy bay chiến đấu ở tầm ngắn, thường bao gồm các thiết bị như: radar, máy tính và pháo bắn nhanh nhiều nòng.

Sau đây là một số hệ thống CIWS được phát triển ở Nga, Mỹ, Trung Quốc:





Hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630 (Nga)


Nằm trong những hệ thống CIWS đầu tiên trên thế giới, AK-630 là loại pháo tự động sáu nòng cỡ 30 mm sử dụng để bảo vệ tàu chiến chống lại các cuộc tấn công của các loại tên lửa chống hạm giống như Harpoon và Exocet.

Ngoài ra, chúng dùng để tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu cánh cố định, máy bay trực thăng, tàu chiến cỡ nhỏ và công kích mục tiêu ven biển.

Hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630.
AK-630 được điều khiển bởi hệ thống radar MR-123-02. Loại radar này có khả năng điều khiển đồng thời hai pháo 30 mm hoặc hai pháo 57 mm hoặc một cặp pháo 30 mm và 57 mm. Radar dò tìm mục tiêu trên không ở cự ly 4 km trong khi ở trên biển là 5 km.

Thiết bị theo dõi quang điện tử SP-521 phát hiện mục tiêu mang kích cỡ giống như máy bay MiG-21 ở khoảng cách 7 km hoặc mục tiêu kích cỡ như tàu phóng lôi ở cự ly 70 km.

Hệ thống AK-630 có trọng lượng khoảng 9.114 kg nếu lắp đặt đầy đủ đạn và hệ thống điều khiển. Tốc độ bắn khoảng 5.000 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 900 m/giây. Tầm bắn của AK-630 khi chống lại tên lửa chống hạm là 4.000m, đối với mục tiêu trên biển là 5.000m.


AK-630 trên tuần dương hạm lớp Slava.


“Lưới lửa” AK-630 hiện nay có mặt hầu hết trên các chiến hạm của hải quân Nga. Kể cả những tàu chiến được xuất khẩu ra nước ngoài cũng trang bị hệ thống này.

Tổ hợp pháo/tên lửa tầm ngắn Kashtan (Nga)
Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm ngắn Kashtan được thiết kế để bảo vệ các tàu chiến trước mối hiểm họa là tên lửa hành trình đối hạm và máy bay. Người ta cũng dùng Kashtan tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển.


Tổ hợp pháo/tên lửa phòng không tầm ngắn Kashtan.


Kashtan là hệ thống kiểu mô đun gồm: mô đun chỉ huy và hai mô đun chiến đấu. Mô đun chỉ huy có nhiệm vụ phát hiện và theo dõi các mối nguy hiểm, truyền dữ liệu về mục tiêu cho mô đun chiến đấu. Mô đun chỉ huy bao gồm ra đa dò tìm 3-D và hệ thống điều khiển kết hợp đa tần.

Sau khi tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ mô đun chỉ huy, mô đun chiến đấu sẽ tự động tấn công mục tiêu trên không, trên biển bằng pháo và tên lửa. Mô đun này gồm:

- Hai pháo GSh-30k sáu nòng cỡ 30 mm, tầm bắn hiệu quả khoảng 500 - 4.000m, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tối đa 3.000m.

- Hai hệ thống ống phóng tên lửa SA-N-11 (nằm ở hai bên với bốn quả mỗi bên) cùng cơ cấu tái nạp đạn tên lửa (lượng đạn dự trữ lên tới 24 quả). Tên lửa SA-N-11 có tầm bắn từ 1.500 - 10.000m, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 6.000m. Thời gian nạp lại đạn khoảng 90 giây với bốn quả.


Kashtan trang bị hai pháo GSh-30k và 8 tên lửa đối không SA-N-11


Cũng như Ak-630, Kashtan trang bị trên nhiều chiến hạm của hải quân Nga. Nổi bật nhất là trên tuần dương hạm lớp Kirov, tàu chiến lớn nhất thế giới.

Hệ thống vũ khí tầm cực gần Type 730 (Trung Quốc)
Type 730 là hệ thống vũ khí tầm cực gần do Trung Quốc thiết kế và chế tạo trang bị trên các chiến hạm của Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAAN).

Type-730 ra đời sẽ thay thế cho các pháo phòng không Type 76A 37mm, vốn trước đây là tiêu chuẩn vũ khí phòng không trên các tàu chiến của PLAAN.


Hệ thống Type 730.


Type 730 làm nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ chống lại tên lửa hành trình đối hạm và các loại máy bay, bao gồm: pháo bảy nòng cỡ 30 mm, cơ cấu nạp đạn và điều khiển pháo, radar điều khiển hỏa lực. Trong đó:

- Pháo 7 nòng cỡ 30mm có khả năng bắn được loại đạn xuyên thép có lõi (APDS) và đạn HE. Tốc độ bắn của pháo lên tới 4.600 - 5.800 viên/phút, tầm bắn khoảng 3.000m. Tuy nhiên, thực sự thì tầm bắn hiệu quả chỉ là khoảng 1.000 - 1.500m.

- Pháo tự động bảy nòng 30 mm có hai hộp tiếp đạn 500 viên.

- Hệ thống radar điều khiển hỏa lực của Type 730 bao gồm: radar TR47C và thiết bị điều khiển quang điện. Radar TR47C phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 7 km. Trong khi đó, thiết bị điều khiển quang điện (gồm camera thường, camera hồng ngoại và laser đo xa) cho phép phát hiện mục tiêu ở tầm 5 - 6 km.


Type 730 CIWS trang bị pháo bảy nòng cỡ 30 mm


Hệ thống Type 730 hiện tại đã được lắp đặt trên một số chiến hạm kiểu 051/052/054 của Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc còn tự phát triển phiên bản phòng không tầm ngắn trên đất liền của Type 730 được đặt tên là LD 2000.


Hệ thống vũ khí phòng không tầm thấp LD 2000


Hệ thống vũ khí tầm cực gần Mk 15 Phalanx (Mĩ)
Hệ thống vũ khí tầm cực gần Mk 15 Phalanx là loại vũ khí có tốc độ bắn cực nhanh, linh hoạt, cơ động cao thiết kế cho các tàu chiến của hải quân Mỹ. Phalanx đóng vai trò bảo vệ, phòng thủ chống lại sự đe dọa của tên lửa hành trình đối hạm và máy bay ở tầm gần.


Hệ thống phòng không tầm cực gần Phalanx


Phalanx là hệ thống độc lập, tự thực hiện tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu. Mỗi vị trí đặt Phalanx đều có bộ phận điều khiển hỏa lực và một pháo.

Bộ phận điều khiển hỏa lực bao gồm radar tìm kiếm, phát hiện và giám sát mục tiêu sẽ trợ giúp pháo ngắm bắn tấn công. Đặc biệt, Phalanx còn trang bị hệ thống điều khiển bắn chu trình đóng “độc nhất vô nhị” cho phép CIWS đạt độ chính xác cao khi tấn công mục tiêu di chuyển tốc độ nhanh bao gồm cả tên lửa hành trình đối hạm siêu âm.


Phalanx trang bị pháo M61A1 "hỏa thần"


Phalanx sử dụng pháo M61A1 “hỏa thần” 6 nòng cỡ 20 mm. M61A1 bắn với tốc độ 3.000 viên/phút hoặc 400 viên/phút (phiên bản cải tiến). Sơ tốc đầu đạn 1100 m/s. Hệ thống Phalanx bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ từ đầu những năm 1980.


Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào tháng 4



[VietnamDefence news]  Trung Quốc sẽ sớm triển khai chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ và là quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á làm như vậy.

Hôm 7.4, phó đô đốc về hưu Lan Ninh-li, một cựu quan chức tình báo hải quân Đài Loan hàng đầu cho biết, tàu sân bay này có thể được biên chế cho hạm đội Nam Hải của Trung Quốc và điều đó có thể đe dọa Đài Loan, đặc biệt là bờ biển phía đông.

Tuy nhiên, ông Lan cũng nói rằng, chưa thể nói bao giờ tàu này có khả năng chiến dấu khi mà các hệ thống thiết yếu như radar thậm chí vẫn chưa được lắp đặt, chứ chưa nói là thử nghiệm. Trung Quốc vẫn chưa lựa chọn được loại tiêm kích nào có thể triển khai trên tàu sân bay khi mà Trung Quốc vẫn đang đàm phán với Nga để mua máy bay.

Tàu sân bay Varyag đóng dở của Liên Xô được Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998, năm 2001 được kéo về Trung Quốc và tân trang lại tại một xưởng đóng tàu ở Đại Liên từ năm 2002, đã gần hoàn tất, Tân Hoa xã cho biết.



Nay tàu sân bay này đã được đặt tên là Thi Lang, tên vị đô đốc đã chinh phục Đài Loan năm 1681.

Tàu sân bay này dự định được thử nghiệm vào 23.4 - ngày thành lập hải quân Trung Quốc, hoặc 1.7 - nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.

Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược hải quân và tìm cách mở rộng địa bàn chiến lược tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã triển khai 3 tàu hải quân tới vùng biển ngoài khơi Somalia kể từ 2008 và tiến hành một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn từ tháng 4 năm ngoái, trong đó, tàu chiến nước này vượt qua vùng biển phía nam Nhật và đi vào tây Thái Bình Dương. Một chiếc tàu sân bay là yếu tố then chốt để Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược này.

Một chuyên gia chính trị quốc tế ở trường đại học Bắc Kinh cho biết: "Khi sự quan tâm của Trung Quốc mở rộng khắp toàn cầu, thì chiến lược hải quân vốn chỉ tập trung vào lợi ích quốc gia - bị hạn chế ở lãnh hải Trung Quốc - sẽ không còn phù hợp. Do đó, nước này cần tàu sân bay để mở rộng vùng hoạt động khắp thế giới".

Tính năng kỹ-chiến thuật của tàu Varyag:

Lượng giãn nước, tiêu chuẩn/đầy đủ, tấn: 55.000 / 70.500

Kích thước: chiều dài / chiềurộng theo mớn nước / mớn nước / chiều rộng boong bay, m: 304,5 / 38,0 /10,5 / 75,0

Công suất động cơ turbine hơi nước, mã lực: 4х50.000

Tốc độ: tiết kiệm/tối đa, hải lý/h: 18,0 / 32,0

Cự ly hành trình chạy ở chế độ tiết kiệm, hải lý: 8.000

Số máy bay trên tàu: 26

Số trực thăng trên tàu: 24

Dự trữ nhiên liệu máy bay, tấn: 2.500

Thủy thủ đoàn, người (sĩ quan): 1980 (520)


Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc phát triển tàu sân bay để bảo đảm an toàn cho tuyến đường nhập khẩu dầu từ Trung Đông. Trung Quốc dường như lo ngại an ninh năng lượng của họ sẽ bị đe dọa nếu có trường hợp khẩn cấp ở Ấn Độ Dương, Biển Đông và vùng biển phía đông nước này - vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Hải quân Mỹ. Trung Quốc hiện dựa vào nhập khẩu dầu để đáp ứng 60% nhu cầu trong nước.

Hiện thời, Tàu Thi Lang dường như chỉ được dùng để thử nghiệm các công nghệ máy bay chiến đấu trên hạm trong khi Trung Quốc đang phát triển chiến lược sử dụng tàu sân bay.

Theo một báo cáo của Lầu Năm góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc công bố tháng 8.2010, Trung Quốc đã thành lập đội phi công trên hạm đầu tiên gồm 50 người. Dự đoán, tàu Thi Lang sẽ dùng để tập luyện thao tác cất/hạ cánh trong 4-5 năm, còn đến năm 2020, họ sẽ cố gắng thành lập hơn 1 cụm tàu sân bay xung kích.

Tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Varyag (đến năm 1990 gọi là Riga) được khởi đóng vào năm 1985 tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Nikolayev, hạ thủy ngày 25.11.1988. Tháng 3.1998, chiếc tàu đóng dở được bán cho công ty Chong Lot Tourist and Amusement Agency ở Macao với giá 20 triệu USD (trong khi giá của một tàu sân bay hiện đại là 2-4,5 tỷ USD) để cải tạo thành casino, nhưng ngay từ năm 1998, báo chí đã đưa tin thực chất chính phủ Trung Quốc là người mua tàu này.

Với lượng giãn nước đầy đủ 70,5 ngàn tấn và chiều dài 304,5 m, Varyag có thể mang 26 máy bay, 24 trực thăng. Varyag cùng lớp với tàu Đô đốc Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga hiện nay. Trên tàu Kuznetsov hiện triển khai các tiêm kích trên hạm Su-33.

Tháng 6.2010, Kanwa Asian Defence đưa tin, Trung Quốc đã lắp ráp được một tiêm kích J-15 sao chép máy bay Su-33 của Nga. J-15 được làm nhái dựa trên máy bay T10K, một trong những mẫu chế thử đầu tiên của Su-33 mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 2005.

Dựa vào kinh nghiệm cải tiến Varyag, Trung Quốc đang đóng 1 tàu sân bay nội địa ở Thượng Hải. Tàu sân bay mới này sẽ được triển khai vào 2015 hoặc 2016. Nước này còn dự định phát triển tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vào 2020.

Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết: "Dựa trên những kiến thức công nghệ thu thập được từ việc cải tạo Thi Lang, Trung Quốc sẽ đóng 2 hoặc 3 tàu sân bay thông thường và 1 tàu sân bay động lực hạt nhân"


>> Trung Quốc công bố hình ảnh hàng không mẫu hạm đầu tiên



[Vnexpress news] Những hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa được hãng tin Tân Hoa xã đăng tải.





Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã


Chiếc tàu sân bay Varyag hiện được gấp rút hoàn thiện tại một xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (phía đông bắc Trung Quốc). Theo Tân Hoa xã, chiếc tàu này sẽ giúp giấc mơ sở hữu tàu sân bay suốt 70 năm qua của người Trung Quốc trở thành hiện thực.

Hãng tin Trung Quốc đăng lại những bức ảnh chụp tàu sân bay được lấy từ một diễn đàn quân sự trực tuyến của nước này. Những hình ảnh cho thấy quá trình nâng cấp chiếc tàu đã gần hoàn tất, ngoại trừ hệ thống radar. Nhiều khả năng tàu Varyag sẽ ra khơi trong năm nay.

Việc Trung Quốc có tàu sân bay đầu tiên đã thu hút được sự chú ý từ lâu nay. Nó sẽ giúp Trung Quốc triển khai được nhiều khí tài không quân hơn mà không phụ thuộc vào giới hạn địa lý trên bộ.

Tàu sân bay Varyag thuộc lớp Admiral Kuznetsov được khởi công đóng từ năm 1985. Công việc hoàn thiện tàu bị ngừng lại năm 1992 với những bộ phận cơ bản đã xong nhưng chưa được lắp đặt hệ thống điện tử. Khi Liên Xô tan rã, quyền sở hữu con tàu này cũng được chuyển cho Ukraina và nó đã được đem bán đấu giá sau đó.

Trung Quốc mua lại chiếc tàu sân bay có trọng tải 67.500 tấn này từ Ukraina năm 1998 với giá khoảng 200 triệu USD. Ban đầu, Bắc Kinh định sử dụng chiếc tàu như một khách sạn nổi trên đại dương. Nhưng ý định này nhanh chóng thay đổi và tàu Varyag được người Trung Quốc hoàn thiện nốt đúng theo thiết kế ban đầu như một tàu sân bay phục vụ quân sự.

Một vài hình ảnh về hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc















Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang