Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu sân bay

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc phát triển máy bay báo động sớm trên tàu sân bay



Trung Quốc đã bắt đầu phát triển máy bay chỉ huy-báo động sớm (AEW&C) để triển khai trên tàu sân bay tương lai, Jane's Defence Weekly cho hay.

Trên mạng đã xuất hiện hàng loạt ảnh của loại máy bay tương lai được chế tạo dựa trên máy bay vận tải quân sự Y-7, vốn là bản sao chép có sửa đổi của máy bay An-24.


Mô hình máy bay AEW&C trên hạm của Trung Quốc trong ống thổi khí động (scramble.nl)

Rõ ràng là máy bay AWACS trên hạm này sẽ không được sử dụng trên tàu sân bay Thi Lang (tàu Varyag cũ, mua từ Ukraine năm 1998).

Tàu này sẽ bắt đầu được thử nghiệm vào cuối năm 2011, song không được trang bị máy phóng máy bay để bảo đảm cất cánh cho các máy bay hạng nặng.

Máy phóng máy bay dự kiến sẽ trang bị cho các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc mà theo dự đoán sẽ được thiết kế dựa trên tàu Varyag.

Năm 2010, trên mạng đã xuất hiện những bức ảnh biến thể trên hạm của máy bay vận tải Y-7, được trang bị trạm radar với anten mạng pha bên trên thân máy bay.


KJ-200

KJ-200 Bề ngoài, radar này giống với loại đang sử dụng trên các máy bay AWACS KJ-200, được chế tạo dựa trên máy bay vận tải Y-8 (sao chép An-12). KJ-200 sử dụng radar anten mạng pha chủ động.

Theo phỏng đoán, dự án chế tạo máy bay AWACS trên hạm được Trung Quốc tiến hành từ năm 2005 khi trên internet xuất hiện những bức ảnh đầu tiên chụp mô hình máy bay này.

Máy bay này dự đoán sẽ có ký hiệu KL-200. Trung Quốc không chính thức xác nhận việc tiến hành dự án này.

Theo Trung tâm Phân tích mua bán vũ khí thế giới, TsAMTO (Nga) trong giai đoạn 2011-2014, Trung Quốc sẽ đứng thứ tư trong số các nước dẫn đầu thị trường thế giới về máy bay AEW&C, sau Mỹ, Thụy Điển và Israel.

Cụ thể, trong giai đoạn kể trên, số lượng máy bay AEW&C bán ra sẽ là 23 chiếc trị giá 6,292 tỷ USD, trong đó Mỹ đứng đầu với 13 chiếc trị giá 4,247 tỷ USD, thứ hai là Thụy Điển với hệ thống AEW&C Eryeye lắp trên các máy bay do khách hàng chọn, 4 máy bay trị giá 1,2 tỷ USD, thứ ba là Israel với 2 máy bay trị giá 566,7 triệu USD và thứ tư là Trung Quốc với 4 chiếc KJ-200 trị giá 278 triệu USD bán cho Pakistan.
[VietnamDefence news]


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> Tàu sân bay Trung Quốc được chăm sóc bởi UAV Mỹ



Mỹ đang chế tạo máy bay không người lái trên tàu sân bay để tăng khả năng đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.


Các quan chức Mỹ đặc biệt giữ bí mật về nơi họ sẽ đưa các máy bay không người lái vũ trang này vào sử dụng, nhưng một sỹ quan cấp cao Hải quân nói với hãng AP rằng một số sẽ được triển khai ở châu Á.

Phó Đô đốc, Tổng chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình dương, Scott Van Buskirk cho biết: "Những máy bay không người lái này sẽ đóng môt vai trò mật thiết trong các chiến dịch của chúng tôi tại khu vực trong tương lai”.

Mỹ đang sử dụng rộng rãi các loại máy bay không người lái trên đất liền trong cuộc chiến ở Afghanistan, nhưng phải mất vài năm nữa Mỹ mới chế tạo được các loại máy bay không người lái trên biển.




UAV có khả năng tác chiến trên biển, cất/hạ cánh trên tàu sân bay có thể thay đổi tư duy tác chiến của không quân hải quân Mỹ, đối phó hiệu quả với sự ra đời của tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay và các tàu sân bay của Trung Quốc.

Đầu năm 2011, công ty Northrop Grumman lần đầu cho bay thử UAV tác chiến trên biển, nhưng thử nghiệm diễn ra trên đất liền.

Các nhà phân tích quân sự thống nhất nhận định rằng: Máy bay không người lái có khả năng ngăn chặn những bước tiến gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là tính năng hoạt động như một tên lửa "diệt tàu sân bay của nó”.

Patrick Cronin, nhà phân tích về An ninh mới của Mỹ làm việc tại Washington đánh giá: “Hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài mà Mỹ phải chuẩn bị ở khu vực châu Á - Thái Bình dương, và các loại máy bay tự động – trên không hay trên biển – ngày càng trở nên quan trọng để chống lại những mối đe dọa tiềm tàng”.

Tuy Quân đội Trung Quốc còn lâu mới xây dựng được một lực lượng hùng mạnh như Mỹ, nhưng Bắc Kinh đang không ngừng phát triển tiềm lực không quân, hải quân và tên lửa có khả năng thách thức vị trí độc tôn của Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng như khả năng bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng cùng các đồng minh của Mỹ như Nhật và Hàn Quốc của Washington.

Trung Quốc khăng khăng cho rằng họ không có ý đồ tấn công và chỉ bảo vệ những lợi ích của họ như các tuyến hàng hải cũng quan trọng đối với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của mình. Nhưng ở đó có một vài điểm nóng, nhất là vấn đề Đài Loan và một loạt các đảo nhỏ mà cả Trung Quốc và các nước châu Á khác đang đòi chủ quyền.




UAV mới được Mỹ kỳ vọng sẽ mở rộng năng lực tác chiến của các hạm đội vốn đã rất hùng mạnh trên đại dương.

Việc Hải quân Mỹ theo đuổi chương trình UAV tác chiến trên biển là sự thừa nhận nhu cầu phát triển vũ khí và những chiến lược mới không chỉ nhằm đối phó với Trung Quốc mà với cả một bối cảnh quốc phòng đầy thách thức nói chung ở khu vực.

Các chuyên gia nói rằng máy bay không người lái có thể được triển khai trên bất cứ 11 tàu sân bay nào hiện có của Mỹ, và không phải được chế tạo để làm đối trọng riêng với Trung Quốc… Nhưng những thông tin về tiến bộ trong công nghệ tên lửa của Trung Quốc dường như đã làm cho việc chế tạo thêm khẩn trương hơn.

Tên lửa “diệt tàu sân bay” DF 21D của Trung Quốc được thiết kế phóng từ đất liền với độ chính xác đủ tiêu diệt một tàu sân bay đang hoạt động trong tầm 1.500km . Tuy thông tin này chưa được kiểm chứng, nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng không một nước nào trên thế giới có một vũ khí như vậy.

Hiện, những máy bay tiêm kích hiện tại của Hải quân Mỹ chỉ có thể tấn công các mục tiêu trong tầm 900km, nằm trong tầm kiểm soát của tên lửa của Trung Quốc.

Ngược lại, các máy bay tiêm kích không người lái không phải tiếp thêm nhiên liệu có bán kính hoạt động là 2.789km, có thể hoạt động trong vòng 50-100 giờ - so với tối đa là 10 giờ của các máy bay có phi công.

Công ty Northrop Grumman có hợp đồng 635,8 triệu USD để chế tạo 2 máy bay không người lái trong 6 năm và sẽ có thêm vốn nếu khả thi. Một mẫu nghiên cứu X-47B đã bay thử 29 phút tại sân bay quân sự Edwards tại California tháng 2/2011. Các chuyến bay thử trên tàu sân bay dự kiến sẽ được tiến hành trong năm 2013.

Các công ty máy bay khác như Boeing và Lockheed cũng tham gia vào cuộc chơi. Công ty General Atomics Aeronautical Systems – nhà chế tạo máy bay không người lái Predator được sử dụng tại chiến trường Afghanistan – đã tiến hành các thử nghiệm trong hầm gió vào tháng 2/2011.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng các máy bay không người lái cho đến nay vẫn chưa được thử nghiệm trên tàu sân bay, đồng thời nhấn mạnh rằng những tiến bộ của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn làm cho tàu sân bay hết vai trò.

Vào những năm đầu của thập kỷ này Không quân và Hải quân Mỹ cùng hỗ trợ một dự án phát triển máy bay không người lái trên tầu sân bay nhưng năm 2005, Không quân Mỹ đã rút khỏi dự án, chỉ còn hải quân tiếp tục cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu khả thi.

Đô đốc Gary Roughhead, Tổng chỉ huy các hoạt động Hải quân Mỹ đánh giá mục tiêu hiện tại là lực lượng này có được các máy bay ném bom không người lái trước năm 2018 là “quá chậm”. "Nghiêm túc mà nói, chúng ta cần ý thức sự khẩn thiết phải có các máy bay đó. Vì nó làm thay đổi cơ bản tư duy của chúng ta về không lực hải quân”, Đô đốc Roughhead nói.

[BDV news]


Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

>> Thế giới lao vào cuộc đua tàu sân bay



Mặc dù xuất hiện tranh cãi ngày một lớn về chi phí và sự phù hợp của các tàu sân bay, nhưng hải quân các nước vẫn tiếp tục gia tăng đội tàu của mình với tốc độ chưa từng thấy kể từ Thế chiến II.

Trình diễn sức mạnh

Mỹ - nước có số tàu sân bay nhiều hơn mọi quốc gia khác cộng lại - thiết lập được sức mạnh hải quân như Anh, Pháp và Nga đang theo đuổi. Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi cũng không ngừng tăng tốc.

"Toàn bộ ý tưởng nhằm trình diễn sức mạnh, quyền lực”, phó Đô đốc Philippe Coindreau, chỉ huy đội đặc nhiệm của hải quân Pháp dẫn đầu cuộc không kích vào Libya từ 22/3, cho biết.

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Ảnh: AP


"Một tàu sân bay hoàn toàn phù hợp với các kiểu xung đột này, và con tàu ấy đã chứng tỏ nó mỗi ngày”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn thực hiện tại tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle, mang sứ mệnh tấn công vào các lực lượng của lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi kể từ cuộc can thiệp của liên quân vào Libya bắt đầu ngày 22/3.

Tàu sân bay hạt nhân trọng tải 42.000 tấn đã cùng tham gia chiến dịch với một tàu nhỏ hơn - tàu Giuseppe Garibaldi của Italy 14.000 tấn. Không có tàu sân bay nào của Mỹ tham gia cho dù lực lượng Mỹ có mặt trong cuộc chiến này ở giai đoạn đầu tiên.

Hải quân Mỹ vẫn sở hữu 11 tàu sân bay hạt nhân, hầu hết là tàu lớp Nimitz có trọng tải lên tới 100.000 tấn. “Pháo đài nổi” trở thành xương sống sức mạnh biển của Mỹ sau Thế chiến II, trình diễn sức mạnh quân sự Mỹ trong các cuộc khủng hoảng khắp thế giới như Triều Tiên, Iraq, Kosovo và Afghanistan.

Theo Lee Willett, phụ trách chương trình nghiên cứu hàng hải tại Viện nghiên cứu Royal United Services có trụ sở ở London, cho hay, cuộc chiến tại Libya đã minh chứng cho tính hữu ích của các tàu sân bay.

Pháp và Italy, hai quốc gia thành viên NATO gần gũi nhất bờ biển Bắc Phi, đã chọn cách triển khai các tàu trong chiến dịch cho dù họ có các căn cứ không quân gần hơn, ông nhấn mạnh. "Trên khắp thế giới, những cường quốc hải quân hay lực lượng hải quân chưa lớn lắm đều tìm kiếm việc tạo lập sức mạnh không quân trên biển”, Willett nói. "Họ có thể không muốn là những cường quốc toàn cầu, nhưng chắc chắn mong muốn có sức mạnh trong khu vực”.

Căn cứ không quân di động

Rất khó xác định số lượng chính xác các tàu sân bay đang hoạt động trên khắp thế giới vì sự tồn tại của các tàu này được phân thành nhiều loại khác nhau như tàu chiến đổ bộ, tàu sân bay trực thăng hay tàu khu trục - nhưng tóm lại tàu sân bay được xem như là một căn cứ không quân di động có bãi đáp cho máy bay cất cánh, hạ cánh.

Trong số này, 8 tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp trọng tải 41.000 tấn của Mỹ. Tàu lớp Mistral của Pháp; HMS Ocean của Anh và Juan Carlos I của Tây Ban Nha đều được coi là các tàu sử dụng đa mục đích, có thể mang máy bay chiến đấu, trực thăng và hàng trăm lính thủy đánh bộ cho các chiến dịch đổ bộ. Thậm chí các tàu khu trục lớp Hyuga của Nhật cũng được coi là các tàu sân bay hiệu quả. Tàu này có thể mang nhiều trực thăng trên boong và có hầm chứa máy bay phía dưới.

"Nói chung, tàu sân bay trở nên phổ biến vì đây là những nền tảng rất linh hoạt có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ, không chỉ trong chiến tranh”, Nate Hughes, giám đốc phân tích quân sự tại tổ chức cố vấn Stratfor, Mỹ cho biết.

Hải quân Mỹ dự kiến sẽ giới thiệu Gerald R. Ford, tàu chỉ huy của nhóm ba 3 siêu tàu sân bay lớp mới, vào năm 2015. Mỗi chiếc có trị giá khoảng 9 tỉ USD.

Các nước khác trong NATO đang bổ sung thêm cho hạm đội tàu sân bay của họ gồm Anh, hiện đang đóng hai chiếc, và Pháp đang cân nhắc mua tàu sân bay hạt nhân thứ hai. Tây Ban Nha và Italia vừa đưa ra hai tàu sân bay mới.

Trung Quốc và Ấn Độ đều trong quá trình nâng cấp các tàu sân bay xây dựng thời Liên Xô. Ấn Độ cũng đang phát triển tàu sân bay nội địa đầu tiên. Nga sẽ hiện đại hóa tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong năm tới để gia tăng thời hạn hoạt động của tàu sau năm 2030 và lên kế hoạch tậu các tàu lớp Mistral của Pháp.

Brazil đã hoàn tất quá trình nâng cấp tàu sân bay Foch gần đây mua từ Pháp, giờ đổi tên là Sao Paolo. Con tàu này giờ đây trở thành tàu đô đốc của Hải quân Brazil. “Hải quân các thành viên BRIC đặc biệt chú tâm tới tàu sân bay”, Willett nói.

Một số chuyên gia quân sự vẫn tiếp tục tranh cãi về sự phù hợp của tàu sân bay. Theo các người phê bình, khái niệm căn cứ không quân trên biển giờ đây đã lỗi thời. Họ lập luận rằng, tiến bộ trong các vũ khí chống hạm khiến cho tàu sân bay trở nên quá tốn kém và rủi ro cao trong một cuộc chiến.

Trong khi các tàu sân bay mang máy bay, tên lửa được xem là “pháo đài bất khả chiến bại”, thì thực tế là, kể từ Thế chiến II, phần lớn chúng được sử dụng trong các cuộc xung đột với những đối thủ yếu hơn nhiều. Chúng chưa từng chạm mặt những lực lượng hải quân hiện đại với tên lửa đạn đạo “sát thủ tàu sân bay”, siêu ngư lôi hay tên lửa siêu thanh.

"Những công nghệ mới khiến cho các vũ khí hiện đại dễ dàng hơn trong tiếp cận mục tiêu tàu sân bay từ khoảng cách lớn hơn nhiều”, Benjamin Friedman, nhà nghiên cứu tại Viện CATO ở Washington nói. "Công nghệ ấy có khả năng tấn công nhanh hơn việc phòng thủ, nghĩa là trong hai thập niên tới, tàu sân bay có thể không tồn tại”.
[Vietnamnet news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Yếu tố ngoại trong việc hiện đại hóa Hải quân Ấn Độ



Ấn Độ đang hợp tác với Nga, Đức, Hàn Quốc nhằm hiện đại hóa hải quân, cân bằng sức mạnh trên biển với Trung Quốc.



Nhờ Nga cải tạo tàu sân bay
Để chuẩn bị điều hành tàu sân bay Gorshkov sẽ được Nga bàn giao vào năm 2012, Hải quân Ấn Độ vừa cử một đoàn 150 người gồm kỹ thuật viên, quản lý và thủ thủ sang Nga để thực tập. Ấn Độ đã chi cho Nga 67,5 triệu USD cho việc huấn luyện thủy thủ của tàu này. Dự kiến có khoảng 1.500 thủ thủy sẽ làm việc trên tàu sân bay Gorshkov.

Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ, năm 2004, Nga và Ấn Độ ký một thỏa thuận, theo đó, Nga sẽ sửa chữa và bàn giao con tàu Gorshkov với giá 974 triệu USD cho nước này, nhưng sau đó phía Nga yêu cầu trả thêm. Công việc sửa chữa bị trì hoãn cho đến khi hai bên thỏa thuận một giá mới là 2,33 tỷ USD.



Tàu sân bay Gorshkov, và sắp tới chính thức mang tên INS Vikramaditya.


Hải quân Ấn Độ cũng đã đặt hàng trị giá 526 triệu USD để mua 16 máy bay MiG-29K. Phía Nga đã bắt đầu chuyển giao vào năm 2010 và đang được đỗ gần bờ biển Goa. Dự kiến những chiếc máy bay này sẽ được đưa vào hoạt động trên tàu sân bay do Nga cải tiến, sau khi đổi tên là INS Vikramaditya. Hiện Ấn Độ có một tàu sân bay là INS Viraat, và đang đóng mới một tàu khác là Tàu phòng không (Air Defense Ship) dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2014.

Nhờ Đức nâng cấp tàu ngầm
Do công việc đóng tàu ngầm theo thiết kế của Pháp bị chậm. Ấn Độ quay lại quyết định cách đây 11 năm, nhờ Đức nâng cấp 4 tàu ngầm cho hải quân. (*)

Dự kiến, New Delhi phải chi phí khoảng 500 triệu USD để nâng cấp 4 tàu ngầm lớp T-1500 của hãng HDW, trong đó, có trang bị thêm hệ thống điều khiển vũ khí, kết nối dữ liệu, ngư lôi và tên lửa mới.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ muốn những tàu ngầm của Đức được nâng cấp tại các xưởng ở Ấn Độ với sự trợ giúp kỹ thuật từ công ty HDW.

Hải quân Ấn Độ hiện chỉ có 14 chiếc tàu ngầm còn sử dụng được so với 21 chiếc trong những năm 1980. Trong khi đó, đội tàu ngầm của Trung Quốc, kể cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân ngày một tăng nhanh về số lượng.

Ngoài khó khăn về việc đóng tàu Scorpene, hải quân còn gặp phải sự chậm trễ trong việc mua thêm các tàu ngầm có động cơ AIP. Ấn Độ dự kiến sẽ mời các công ty sản xuất tàu ngầm tham gia đấu thầu vào dự án điểm, còn gọi là Dự án 751) trong vòng 3 tháng tới.

Các tàu ngầm lớp T-1500 được đóng theo một thỏa thuận ký năm 1983, trị giá 89 triệu USD. Các xưởng đóng tàu của công ty HDW ở Đức đã đóng 2 tàu, mỗi tàu mất 56 tháng, hai tàu khác họ thuê bên ngoài đóng, một cái mất 96 tháng và cái kia mất116 tháng.

Cuối thập niên 1980, New Delhi đã từng HDW vào "sổ đen" vì có tin đồn xảy ra tham nhũng trong khi ký hợp đồng. Lệnh cấm sau đó được hủy bỏ sau khi quá trình điều tra hoàn tất.

Thuê Hàn quốc đóng tàu quét mìn
Ấn Độ sẽ gửi đơn hàng tới một xưởng đóng tàu Hàn Quốc để đóng 8 tàu quét mìn cho hải quân, nhằm nâng cấp đội tàu hiện tại thành các tàu đặc chủng trong lĩnh vực này.


Tàu quét mìn lớp Pondicherry.


Bộ quốc phòng Ấn Độ đã "chấm" Công ty Kangnam có trụ sở tại Pusan vì có đơn chào thấp nhất và có đủ khả năng về kỹ thuật để thực thi hợp đồng sau khi công ty Intermarine của Italy bị loại cùng với một số công ty khác. Tuy giá cuối cùng chưa được tiết lộ, nhưng rất có thể là giá đóng mỗi tàu vào khoảng 670 triệu USD.

Là một bên đóng tàu quét mìn (MCMV), Kanganam sẽ được yêu cầu đóng mới 2 chiếc đầu tiên. Sau đó Công ty đóng tàu Goa (Ấn Độ) sẽ được phép ủy quyền đóng 6 tàu quét mìn còn lại theo phương thức chuyển giao công nghệ.


Hai căn cứ hải quân chính của Ấn Độ.


Hiện nay Hải quân Ấn Độ chỉ có một đội tàu quét mìn gồm 12 chiếc lớp Pondicherry/Karwar được phân chia đều cho hai khu vực Tư lệnh hải quân phía Tây có căn cứ tại Mumbai và Tư lệnh phía Đông có căn cứ tại Visakhapatnam.

Các tàu quyét mìn lớp Pondicherry/Karwar, được đóng vào những năm 1970 và 1980 hiện sắp hết hạn sử dụng và cần được thay thế trong thập niên này.

Công ty Kangnam sẽ bàn giao cho hải quân Ấn Độ hai tàu đầu tiên trước năm 2016, còn công Công ty đóng tàu Goa sẽ hoàn thành hợp đồng của mình trước năm 2018.

Hải quân Ấn Độ cũng đang cân nhắc mua thêm 2 tàu quét mìn đang sử dụng lớp Osprey của Mỹ, được Hải quân Mỹ bán sau khi được Quốc hội Mỹ cho phép giao thương với “các nước thân thiện.” Tháng 4/2005 Ấn Độ tỏ ý muốn mua lại hai tàu quét mìn này của Mỹ nhưng phải tới năm 2010 chính quyền Obama mới có câu trả lời chính thức.

(*) Năm 2000, Hải quân Ấn Độ đã phải hoãn việc nâng cấp tàu ngầm T-1500 và quyết định mua các tàu ngầm Scorpene. Những tàu ngầm này đã không được sửa chữa trong mấy năm qua.

Các tàu ngầm theo thiết kế của Pháp giờ đây được đặt trong kế hoạch hoặc đang được hãng Mazagon Docks (MDL) có trụ sở ở Mumbai chế tạo theo giấy phép, đã bị chậm hơn kế hoạch ít nhất là 3 năm.

Theo một hợp đồng ký năm 2005 với Pháp có trị giá 3,9 tỷ USD, việc đóng mới 3 tàu ngầm Scorpenes dự kiến được tiến hành vào các thời điểm: chiếc thứ nhất vào tháng 12/2006; chiếc thứ 2 vào tháng 12/2007 và chiếc thứ 3 vào tháng 8/2008.

Theo hợp đồng, mỗi năm MDL sẽ giao cho phía Ấn Độ 1 tàu, bắt đầu từ năm 2012. Nhưng giờ đây chiếc tàu thứ nhất sẽ được bàn giao vào năm 2015.

[BDV news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Tàu sân bay Anh đội giá gấp đôi



Chi phí chế tạo hai hàng không mẫu hạm của Anh đã tăng gần gấp đôi, tính từ thời điểm ký hợp đồng vào tháng 7/2008.



Anh đã quyết định thay đổi thiết kế 2 hàng không mẫu hạm mới để phù hợp với khả năng mang máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của hãng Lockheed Martin.

Từ đó đến nay, chi phí chế tạo hai tàu sân bay mới bị “đội lên” đáng kể, từ 1,7 tới 3 tỷ USD.

Đây là một con số được coi là “khiêm tốn” vì Chính phủ Anh đã quyết định sử dụng hệ thống hãm, đẩy phù hợp với biến thể F-35 dành cho hải quân thay vì dùng hệ thống cất-hạ cánh theo phương thẳng đứng đắt tiền.




Hai tàu sân bay mới sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của hải quân hoàng gia Anh.


Theo người phát ngôn của Bộ quốc phòng Anh, việc trang bị những hệ thống cất/hạ cánh mới cho tàu sân bay sẽ tăng cường khả năng phối hợp cùng các đồng minh NATO và giảm thiểu chi phí vận hành.

Một liên minh bao gồm BAE Systems, Babcock International và Thales chịu trách nhiệm chế tạo hai hàng không mẫu hạm mới cho Hải quân Anh.

Ước tính, Anh sẽ phải chi tới 11,7 tỷ USD cho thương vụ này. Đây là một con số khổng lồ nếu so sánh với dự toán 6,5 tỷ USD vào thời điểm hợp đồng được ký vào tháng 7/2008.

Năm 2010, Anh đã buộc phải điều chỉnh chi phí lên 8,7 tỷ USD.


[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> Đài Loan phát triển kinh hạm mới



Đài Loan đang có kế hoạch phát triển kinh hạm tàng hình mới, có thể mang tên lửa có điều khiển Hùng Phong III.

Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Đài Loan đã cho biết về kế hoạch phát triển kinh hạm tàng hình mới này nhằm đối phó với những nguy cơ mới đối với an ninh quốc gia của Đài Loan.

Theo thông tin được tiết lộ, thiết kế của kinh hạm tàng hình mới có lượng giãn nước khoảng 500 tấn. Việc xây dựng nguyên mẫu đầu tiên sẽ được bắt đầu vào năm 2012 và dự kiến hoàn thành vào năm 2014.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Lâm Ngọc Bảo, đã cho biết như vậy trong phiên trả lời các chất vấn của các nhà lập pháp Quốc Dân Đảng.

Kinh hạm mới sẽ được thiết kế theo công nghệ hiện đại, khó bị phát hiện bằng radar từ xa (tàng hình), được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh, tầm xa.

Kinh hạm mới sẽ được trang bị tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Hùng Phong III. Đây là loại tên lửa chống hạm được thiết kế theo công nghệ hiện đại, tên lửa có tốc độ lên đến Mach 2, tầm bắn đến 300km. Tên lửa này có hình dáng khí động học tương tự như tên lửa P-270Moskit (SS-N-22 Sunburn) của Nga.



Tên lửa Hùng Phong III được giới thiệu vào năm 2008 Ảnh: Taiwan air Power


Theo một tin tức được đăng tải bởi Liberty Times, tên lửa chống hạm Hùng Phong III đã trải qua giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên, đặc tính kỹ thuật, cơ chế dẫn đường của tên lửa được bảo mật thông tin rất chặt chẽ.

Các thử nghiệm đã được tiến hành thành công, các chuyên gia quân sự cho rằng Hùng Phong III được thiết kế để làm đối trọng với loại tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit SS-N-22 Sunburn của Nga đang có mặt trong khu vực.

Hiện tại tên lửa này đang được sản xuất thử nghiệm trước khi được phê duyệt cho sản xuất loạt.

Các nhà phân tích quân sự nhận định, việc phát triển kinh hạm tàng hình mới được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm hiện đại, nhằm làm đối trọng với sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.


[BDV news]


>> So sánh tàu sân bay Trung Quốc và Ấn Độ



Không lâu sau khi Trung Quốc chính thức công bố các bức ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang, Ấn Độ cũng cho thấy họ nhận tàu sân bay đầu tiên của mình.

Một điều khá trùng hợp là cả hai đều hoàn thành tàu sân bay của mình bằng cách mua lại và hoán cải những chiếc tàu chiến dưới thời Liên Xô cũ.

Cụ thể, trong khi Trung Quốc mua lại tàu sân bay đang đóng dỡ Varyag, đang trùm mền tại cảng của Biển Đen chờ bán sắt vụn từ Ukraine. Còn Ấn Độ thì mua lại chiếc tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov (tuần dương hạm Baku), thuộc lớp tàu sân bay trực thăng Kiev từ hải quân Nga.

So sánh hai tàu sân bay
Đối với Varyag (Thi Lang theo cách gọi của Trung Quốc), đây là một tàu sân bay đúng nghĩa hơn. Tàu thuộc lớp Kuznetsov với các thông số cơ bản: dài: 300m, rộng: 38m, độ mớn nước: 11m, lượng giãn nước: 65.000 tấn.



Tàu sân bay Varyag đang được tân trang tại cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Đây là một kiểu tàu sân bay chiến thuật. Về sức chứa, Varyag có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng.

Theo các thông tin được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc giời gian qua, Varyag được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh mẽ, hoàn toàn có thể đem so sánh với các tàu khu trục hay tuần dương hạng nặng khác.

Nguyên bản tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov chỉ bố trí hoạt động được các máy bay trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng kiểu Yak-38M.

Hai đường băng được thiết kế hơi xéo so với boong tàu, với chiều dài là 160 và 180 mét. Phần boong tàu được mở rộng hơn với nguyên bản.

Để có thể sử dụng các máy bay chiến đấu cất cánh thông thường, toàn bộ hệ thống tên lửa chống hạm P-500, pháo hạm 130mm được tháo bỏ để nhường chỗ cho đường băng. Trên tàu sân bay lớp này, 2 máy bay không thể cất cánh cùng lúc, đây là một hạn chế lớn của các tàu sân bay của Nga.


Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov sau khi được hoán cải và nâng cấp.


So với tàu sân bay Varyag thì tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (hay INS Vikramaditya theo cách đặt tên của Ấn Độ) “mi nhon” hơn. Thông số cơ bản như sau: Chiều dài: 283m, rộng: 31m, mớn nước 8,2m, lượng giãn nước 45.000 tấn.

Khả năng mang máy bay của INS Vikramaditya khiêm tốn hơn Thi Lang, tàu sân bay này chỉ có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31, bằng một nửa so với tàu sân bay của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí trên tàu thiên về chức năng phòng thủ với 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan.

Điểm mạnh của tàu sân bay INS Vikramaditya là cấu trúc thượng tầng không phải thay đổi quá nhiều. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.

Toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện bởi các chuyên gia của Nga, những người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.

Với tàu sân bay Varyag, toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện tại Trung Quốc. Toàn bộ cấu trúc thượng tầng của tàu phải thiết kế lại để phù hợp với một radar mảng pha đa chức năng sản xuất trong nước.


Tiêm kích trên hạm Mig-29K đã sẳn sàng hoạt động.


Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự khác biệt về chất lượng của hai tàu sân bay này.

Với tàu sân bay Varyag, hiện tại Trung Quốc chưa xác định rõ loại máy bay chiến đấu nào sẽ được trang bị trên tàu. Nguyên mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15 đang trong giai đoạn phát triển, chắc chắn chưa thể triển khai.

Công tác đàm phán mua tiêm kích trên hạm Su-33 từ Nga đang gặp nhiều khó khăn. (>> xem thêm) Trong khi đó, Ấn Độ đã xác định rõ ràng MiG-29K sẽ là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của họ, và mọi việc đã sẵn sàng.


Tiêm kích trên hạm J-15 vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẳn sàng hoạt động.


Xét về công nghệ và khả năng không chiến, MiG-29K được đánh giá vượt trội so với Su-33, chính Không quân hải quân Nga đang dự định thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K.

Kết luận, tàu sân bay Varyag hay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm.

“Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.


[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Đằng sau chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc



[Vnexpress news] Sau nhiều đồn đoán, Tân Hoa xã vừa chính thức công bố hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang được hoàn thiện, dựa trên phần khung sườn mua từ Ukraine.




Trung Quốc chuẩn bị đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên. Ảnh: Xinhua


Xuất xứ tàu sân bay Trung Quốc
Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc đang hoàn thiện mang tên Varyag được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraine từ năm 1985. Khi hoàn thành được khoảng 70% khối lượng công việc với phần khung sườn nhưng chưa lắp đặt động cơ và hệ thống điện tử, thì Liên Xô sụp đổ và quyền sở hữu Varyag được chuyển giao cho Ukraine.

Tuy nhiên chủ mới cũng không đủ ngân sách để hoàn thiện nốt Varyag khiến việc đóng tàu bị ngừng lại hoàn toàn từ năm 1992 và bộ khung sườn khổng lồ phải nằm “đắp chiếu” tại cảng bên bờ Biển Đen. Năm 1998, Ukraine quyết định thanh lý khối sắt này bằng cách đem bán đấu giá và một khách hàng từ Trung Quốc đã giành quyền mua.

Bộ trưởng Thương mại Ukraine Roman Shpek khi đó công bố người chiến thắng trong cuộc đấu giá là một công ty du lịch tại Hong Kong và họ có ý định kéo Varyag về Macau để biến nó thành một khách sạn nổi kiêm sòng bạc. Phải mất một thời gian dài đầy khó khăn, tàu Varyag chỉ có phần vỏ mà không có động cơ mới được kéo về đến cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc năm 2002 để chuẩn bị cho việc hoán chuyển chức năng sử dụng.

Sau khi về Đại Liên, khách hàng Trung Quốc vẫn cho biết khung sườn của Varyag sẽ được chuyển thành một khách sạn nổi. Nhưng sau đó vài năm con tàu này tiếp tục nằm tại cảng mà không có động tĩnh gì. Đây được coi là khoảng thời gian quân đội Trung Quốc tiến hành kiểm tra thực trạng và đi đến quyết định sẽ hoàn thiện nó như thiết kế ban đầu để trở thành một khí tài quân sự.

Tới đầu tháng 6/2005, phỏng đoán Trung Quốc sẽ hoàn thiện tàu sân bay Varyag càng được khẳng định hơn khi nó được đưa lên xưởng sửa chữa tàu trên cạn, với phần vỏ được sơn cạo lại và những dàn giáo mọc lên xung quanh. Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships cho rằng Varyag đã được đổi tên thành Shi Lang, một đô đốc thời Minh - Thanh từng chỉ huy đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681.

Các hãng truyền thông trong khu vực như Asahi Shimbun của Nhật cuối năm 2008 cũng đưa tin chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hoàn thiện từ khung tàu Varyag của Ukraine sắp hoàn thành. Tới tuần trước, Tân Hoa xã lần đầu tiên công bố một loạt hình ảnh về tàu sân bay này từ cảng Đại Liên với dáng vẻ gần như đã sẵn sàng cho việc ra khơi.

Global Security dẫn một báo cáo tình báo hải quân Mỹ tháng 8/2009 dự đoán tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2010 đến 2012. Trong khi một số nguồn tin cho rằng Trung Quốc sẽ thử nghiệm Shi Lang vào ngày 23/4 tới, nhân kỷ niệm 62 năm ngày thành lập quân giải phóng Trung Quốc hoặc ngày 1/7, đúng dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Tàu sân bay Varyag trên đường được kéo về Trung Quốc. Ảnh: US Navy


Tàu sân bay lai tuần dương hạm
Tàu Varyag được Liên Xô thiết kế khác với quan niệm về tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp. Người Nga gọi đây là tàu TAKR (viết tắt của cụm từ tyazholiy avianesushchiy kreyser, có nghĩa là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay). Nói cách khác đây là chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm.

Các tàu sân bay hiện có của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Varyaq của Nga có thiết kế 67.500 tấn và chạy bằng năng lượng thông thường. Ban đầu người Nga cũng có ý định cho Varyag chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng do vấn đề kinh phí quá lớn nên thiết kế gốc đã được điều chỉnh.

Tàu sân bay Shi Lang hoàn thiện từ Varyag được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18 trực thăng. Nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ không sử dụng đủ số chiến đấu cơ này trong giai đoạn đầu, vì nước này có thể chỉ sử dụng tàu phục vụ công tác huấn luyện với khoảng 8 chiếc phản lực cơ và 10 trực thăng trên boong.

Hiện cũng chưa rõ Trung Quốc sẽ dùng những loại máy bay nào cho Shi Lang. Dòng máy bay hải quân chính của nước này có thể sử dụng trên tàu sân bay là J-11 tự sản xuất dựa trên công nghệ nước ngoài và những chiếc Su-27 mua từ Ukraine. Bên cạnh đó là những chiếc trực thăng hải quân như máy bay săn tàu ngầm Ka-28, máy bay cảnh báo sớm radar Ka-31 và máy bay vận tải Mi-8 đều do Nga chế tạo.

Trong khi đó, một trong những khâu nội địa hoá phức tạp nhất của Shi Lang là bộ phận động cơ tàu. Trung Quốc chưa từng sản xuất động cơ turbine khí phục vụ cho tàu sân bay và cũng chưa thấy mua của nước ngoài loại động cơ này, do đó các chuyên gia Mỹ nhận định Shi Lang sẽ được lắp các động cơ diesel tàu biển thông thường.

Những động cơ diesel nói trên có kích thước lớn hơn động cơ turbine khí và điều này có thể sẽ khiến Shi Lang chạy chậm hơn so với thiết kế ban đầu, dẫn đến chậm hơn nhiều so với tiêu chuẩn của tàu sân bay Mỹ. Vấn đề liên quan đến động cơ càng khẳng định cho phỏng đoán Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay đầu tiên cho mục đích huấn luyện hơn là tác chiến.


Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần hoàn thiện. Ảnh: Xinhua


Ý nghĩa chính trị hơn quân sự
Trước Varyag, Trung Quốc từng mua 3 tàu sân bay thanh lý của nước ngoài. Trong số này có tàu HMAS Melbourne do một công ty tháo dỡ tàu mua từ Australia năm 1985 và được cải tạo thành một bảo tàng. Chiếc thứ hai là tàu sân bay Minsk của Nga mua lại từ một công ty “xẻ thịt” tàu của Hàn Quốc năm 1998 và được biến thành cơ sở giải trí tại Thâm Quyến. Chiếc thứ ba mang tên Kiev mua trực tiếp của Nga năm 2000 và cũng được biến thành một điểm thăm quan.

Giới quan sát cho rằng những chiếc tàu sân bay thanh lý này đã được hải quân Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng, phục vụ cho việc hoàn thiện tàu Shi Lang cũng như lấy kinh nghiệm để tự đóng tàu sân bay nội địa sau này. Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đang được đóng ở Thượng Hải dự kiến hoàn thành năm 2015. Do đó Shi Lang sẽ là tàu sân bay đầu tiên trong hạm đội gồm 5 chiếc tương tự trong chiến lược của hải quân Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Hạ thuỷ Shi Lang sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên triển khai tàu sân bay kể từ thời phát xít Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên tại châu Á, trước đó đã có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhỏ trọng tải 11.000 tấn Chakri Naruebet từ năm 1997. Hải quân Ấn Độ cũng đã sử dụng một tàu sân bay mang tên INS Viraat và đang có kế hoạch đưa vào khai thác chiếc thứ hai cuối năm 2011 và chiếc thứ ba năm 2015.

Trong bối cảnh một số nước châu Á cạnh tranh về sức mạnh hải quân, động thái Trung Quốc công bố hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên được cho là mang tính chính trị hơn là quân sự. Nguyên nhân vì từ nay cho đến khi có thể phục vụ một cách đầy đủ, chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm của Trung Quốc còn phải mất rất nhiều năm thử nghiệm hệ thống radar và hệ thống vũ khí trên tàu.

Động thái công bố ảnh tàu sân bay cũng không khác nhiều so với sự kiện hồi tháng 1 vừa qua, khi Trung Quốc tung ra hình ảnh đầu tiên về chiếc máy bay ném bom tàng hình J-20 đang được hoàn thiện tại Tứ Xuyên, ngay trước thềm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Còn phải mất nhiều năm thử nghiệm nữa dòng máy bay này mới được bổ sung vào không quân Trung Quốc.

Bloomberg dẫn lời đô đốc chỉ huy quân Mỹ tại Thái Bình Dương Robert Willard đánh giá việc Trung Quốc hoàn thiện tàu sân bay có từ thời Liên Xô sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiến các nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.




Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào tháng 4



[VietnamDefence news]  Trung Quốc sẽ sớm triển khai chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ và là quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á làm như vậy.

Hôm 7.4, phó đô đốc về hưu Lan Ninh-li, một cựu quan chức tình báo hải quân Đài Loan hàng đầu cho biết, tàu sân bay này có thể được biên chế cho hạm đội Nam Hải của Trung Quốc và điều đó có thể đe dọa Đài Loan, đặc biệt là bờ biển phía đông.

Tuy nhiên, ông Lan cũng nói rằng, chưa thể nói bao giờ tàu này có khả năng chiến dấu khi mà các hệ thống thiết yếu như radar thậm chí vẫn chưa được lắp đặt, chứ chưa nói là thử nghiệm. Trung Quốc vẫn chưa lựa chọn được loại tiêm kích nào có thể triển khai trên tàu sân bay khi mà Trung Quốc vẫn đang đàm phán với Nga để mua máy bay.

Tàu sân bay Varyag đóng dở của Liên Xô được Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998, năm 2001 được kéo về Trung Quốc và tân trang lại tại một xưởng đóng tàu ở Đại Liên từ năm 2002, đã gần hoàn tất, Tân Hoa xã cho biết.



Nay tàu sân bay này đã được đặt tên là Thi Lang, tên vị đô đốc đã chinh phục Đài Loan năm 1681.

Tàu sân bay này dự định được thử nghiệm vào 23.4 - ngày thành lập hải quân Trung Quốc, hoặc 1.7 - nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.

Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược hải quân và tìm cách mở rộng địa bàn chiến lược tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã triển khai 3 tàu hải quân tới vùng biển ngoài khơi Somalia kể từ 2008 và tiến hành một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn từ tháng 4 năm ngoái, trong đó, tàu chiến nước này vượt qua vùng biển phía nam Nhật và đi vào tây Thái Bình Dương. Một chiếc tàu sân bay là yếu tố then chốt để Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược này.

Một chuyên gia chính trị quốc tế ở trường đại học Bắc Kinh cho biết: "Khi sự quan tâm của Trung Quốc mở rộng khắp toàn cầu, thì chiến lược hải quân vốn chỉ tập trung vào lợi ích quốc gia - bị hạn chế ở lãnh hải Trung Quốc - sẽ không còn phù hợp. Do đó, nước này cần tàu sân bay để mở rộng vùng hoạt động khắp thế giới".

Tính năng kỹ-chiến thuật của tàu Varyag:

Lượng giãn nước, tiêu chuẩn/đầy đủ, tấn: 55.000 / 70.500

Kích thước: chiều dài / chiềurộng theo mớn nước / mớn nước / chiều rộng boong bay, m: 304,5 / 38,0 /10,5 / 75,0

Công suất động cơ turbine hơi nước, mã lực: 4х50.000

Tốc độ: tiết kiệm/tối đa, hải lý/h: 18,0 / 32,0

Cự ly hành trình chạy ở chế độ tiết kiệm, hải lý: 8.000

Số máy bay trên tàu: 26

Số trực thăng trên tàu: 24

Dự trữ nhiên liệu máy bay, tấn: 2.500

Thủy thủ đoàn, người (sĩ quan): 1980 (520)


Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc phát triển tàu sân bay để bảo đảm an toàn cho tuyến đường nhập khẩu dầu từ Trung Đông. Trung Quốc dường như lo ngại an ninh năng lượng của họ sẽ bị đe dọa nếu có trường hợp khẩn cấp ở Ấn Độ Dương, Biển Đông và vùng biển phía đông nước này - vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Hải quân Mỹ. Trung Quốc hiện dựa vào nhập khẩu dầu để đáp ứng 60% nhu cầu trong nước.

Hiện thời, Tàu Thi Lang dường như chỉ được dùng để thử nghiệm các công nghệ máy bay chiến đấu trên hạm trong khi Trung Quốc đang phát triển chiến lược sử dụng tàu sân bay.

Theo một báo cáo của Lầu Năm góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc công bố tháng 8.2010, Trung Quốc đã thành lập đội phi công trên hạm đầu tiên gồm 50 người. Dự đoán, tàu Thi Lang sẽ dùng để tập luyện thao tác cất/hạ cánh trong 4-5 năm, còn đến năm 2020, họ sẽ cố gắng thành lập hơn 1 cụm tàu sân bay xung kích.

Tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Varyag (đến năm 1990 gọi là Riga) được khởi đóng vào năm 1985 tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Nikolayev, hạ thủy ngày 25.11.1988. Tháng 3.1998, chiếc tàu đóng dở được bán cho công ty Chong Lot Tourist and Amusement Agency ở Macao với giá 20 triệu USD (trong khi giá của một tàu sân bay hiện đại là 2-4,5 tỷ USD) để cải tạo thành casino, nhưng ngay từ năm 1998, báo chí đã đưa tin thực chất chính phủ Trung Quốc là người mua tàu này.

Với lượng giãn nước đầy đủ 70,5 ngàn tấn và chiều dài 304,5 m, Varyag có thể mang 26 máy bay, 24 trực thăng. Varyag cùng lớp với tàu Đô đốc Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga hiện nay. Trên tàu Kuznetsov hiện triển khai các tiêm kích trên hạm Su-33.

Tháng 6.2010, Kanwa Asian Defence đưa tin, Trung Quốc đã lắp ráp được một tiêm kích J-15 sao chép máy bay Su-33 của Nga. J-15 được làm nhái dựa trên máy bay T10K, một trong những mẫu chế thử đầu tiên của Su-33 mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 2005.

Dựa vào kinh nghiệm cải tiến Varyag, Trung Quốc đang đóng 1 tàu sân bay nội địa ở Thượng Hải. Tàu sân bay mới này sẽ được triển khai vào 2015 hoặc 2016. Nước này còn dự định phát triển tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vào 2020.

Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết: "Dựa trên những kiến thức công nghệ thu thập được từ việc cải tạo Thi Lang, Trung Quốc sẽ đóng 2 hoặc 3 tàu sân bay thông thường và 1 tàu sân bay động lực hạt nhân"


>> Trung Quốc công bố hình ảnh hàng không mẫu hạm đầu tiên



[Vnexpress news] Những hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa được hãng tin Tân Hoa xã đăng tải.





Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã


Chiếc tàu sân bay Varyag hiện được gấp rút hoàn thiện tại một xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (phía đông bắc Trung Quốc). Theo Tân Hoa xã, chiếc tàu này sẽ giúp giấc mơ sở hữu tàu sân bay suốt 70 năm qua của người Trung Quốc trở thành hiện thực.

Hãng tin Trung Quốc đăng lại những bức ảnh chụp tàu sân bay được lấy từ một diễn đàn quân sự trực tuyến của nước này. Những hình ảnh cho thấy quá trình nâng cấp chiếc tàu đã gần hoàn tất, ngoại trừ hệ thống radar. Nhiều khả năng tàu Varyag sẽ ra khơi trong năm nay.

Việc Trung Quốc có tàu sân bay đầu tiên đã thu hút được sự chú ý từ lâu nay. Nó sẽ giúp Trung Quốc triển khai được nhiều khí tài không quân hơn mà không phụ thuộc vào giới hạn địa lý trên bộ.

Tàu sân bay Varyag thuộc lớp Admiral Kuznetsov được khởi công đóng từ năm 1985. Công việc hoàn thiện tàu bị ngừng lại năm 1992 với những bộ phận cơ bản đã xong nhưng chưa được lắp đặt hệ thống điện tử. Khi Liên Xô tan rã, quyền sở hữu con tàu này cũng được chuyển cho Ukraina và nó đã được đem bán đấu giá sau đó.

Trung Quốc mua lại chiếc tàu sân bay có trọng tải 67.500 tấn này từ Ukraina năm 1998 với giá khoảng 200 triệu USD. Ban đầu, Bắc Kinh định sử dụng chiếc tàu như một khách sạn nổi trên đại dương. Nhưng ý định này nhanh chóng thay đổi và tàu Varyag được người Trung Quốc hoàn thiện nốt đúng theo thiết kế ban đầu như một tàu sân bay phục vụ quân sự.

Một vài hình ảnh về hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc















Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ phối hợp đầu tư



Ngày 14/3, Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ đã ký thỏa thuận mua 680 máy bay tiêm - cường kích hỗn hợp F-35 để tăng cường khả năng tác chiến không quân.

Theo đó, các chỉ huy của lực lượng Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ đã ký thỏa thuận sẽ cùng tham gia mua biến thể của máy bay tiêm - cường kích hỗn hợp F-35 được thiết kế chuyên dụng cho tàu sân bay.

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus, Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Gary Roughead, và Tư lệnh Quân đoàn Hải quân đánh bộ Mỹ James F. Amos, đã ký bản ghi nhớ thỏa thuận về việc mua các máy tiêm kích F/A-18E/F và F-35B/C, mà các chỉ huy của Mỹ tuyên bố là để cải thiện khả năng tác chiến trên không cho cả hai lực lượng.

Theo thỏa thuận, lực lượng Hải quân và Hải quân đánh bộ sẽ mua 680 chiếc máy bay F-35. Trong đó, Hải quân sẽ mua 260 chiếc máy bay F-35C dành cho tàu sân bay, và Hải quân đánh bộ sẽ mua 80 chiếc F-35C, cùng với 340 chiếc máy bay F-35B, một phiên bản cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng – SVTOL.

Theo kế hoạch, Quân đoàn Hải quân đánh bộ Mỹ sẽ biên chế 5 phi đội máy bay tiêm kích F-35C, loại máy bay hoạt động trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ.



Việc nghiên cứu chế tạo F-35 STOVL gặp khó khăn về mặt kỹ thuật.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Robert M. Gates công bố vào tháng 1/2011, có thể tạm dừng kế hoạch mua máy bay F-35B trong khoảng 2 năm do quá trình thử nghiệm gặp trục trặc với phiên bản máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng SVTOL.

Thỏa thuận ngày hôm nay đã thể hiện cam kết của ông Gates, ông Mabus và Đô đốc Roughead, về việc mua máy F-35B, Thomas E. Laux, Phó trợ lý Bộ trưởng Hải quân Mỹ phụ trách các chương trình không quân, phát biểu trong cuộc họp báo và cho biết thêm rằng, “Số lượng máy bay nói trên là phù hợp với yêu cầu ngân sách tài khóa 2012”.

Các máy bay F-35C sẽ được biên chế trên các tàu sân bay của Hải quân, trong khi biến thể máy bay F-35B được biên chế triển khai cho các tàu lớp L (tàu đổ bộ), Phó trợ lý Laux nói.

Ông Laux giải thích: “Chúng tôi sẽ ưu tiên thử nghiệm F-35C trên tàu sân bay; đồng thời tìm hiểu kỹ về hoạt động của máy bay F-35B trên các tàu lớp L để xác định xem các máy bay STOVL có thể sử dụng được trên các tàu sân bay hay không.”

Thỏa thuận này phản ánh “mối quan hệ đối tác lâu dài” giữa không quân của Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ. Quá trình huấn luyện đào tạo máy bay sẽ được “kết hợp hoàn toàn” và sẽ được thực hiện tại một cơ sở duy nhất, trợ lý Laux nói.

Sự kết hợp của máy bay F-35B và các biến thể F-35C, cùng với máy bay F-18, sẽ cải thiện khả năng tác chiến không quân của Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ, các quan chức của cả hai lực lượng chia sẻ.

Khi kết hợp cùng với nhau, Hải quân và Hải quân đánh bộ sẽ mạnh hơn một lực lượng riêng biệt”, ông Laux giải thích.


(theo AP news )

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

>> Tàu sân bay thứ hai của Pháp



Dự kiến, năm 2015 tàu sân bay thứ 2 phục vụ hải quân Pháp và trở thành hàng không mẫu hạm lớn nhất nước này.

Dự án tàu sân bay thứ hai (Porte-Avions 2, PA2) có kế hoạch chế tạo hàng không mẫu hạm có lượng giãn nước 75.000 tấn, dài 283 m. Số lượng thủy thủ làm việc trên tàu lên tới 1.720 người, trong đó, có khoảng 620 thành viên phi hành đoàn và 100 sĩ quan chỉ huy.

Thiết kế tàu sân bay
Tàu sân bay thuộc PA2 có diện tích boong phóng máy bay khoảng 15.700 m2, diện tích khoang chứa máy bay là 4.700 m2, có khả năng mang 32 máy bay chiến đấu Rafale, ba máy trinh sát E-2C và 5 trực thăng NH-90.

Tàu còn trang bị máy phóng thủy lực C13-2, có thể phóng một máy bay với vận tốc tối đa 150 hải lý mỗi giờ. Và thời gian phóng một phi cơ khoảng 30 giây.





Boong phóng máy bay của HKMH Porte-Avions (PA2)

Hệ thống điều khiển
Tàu sân bay thuộc PA2 sẽ được lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc bên trong và ngoài tàu, gồm các tần số HF, UHF và VHF.

Bên ngoài tàu có thiết bị kết nối dữ liệu chiến thuật L11, L16 và L22. Các thiết bị đó cho phép việc truyền tải các dữ liệu giữa hệ thống chiến đấu của tàu và trinh sát cơ E-2 diễn ra với tốc độ cao.

Đồng thời, các thiết bị kết nối dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm phân phối thông tin cho các đơn vị hải quân, máy bay chiến đấu và trực thăng.

Ngoài ra, tàu sân bay thuộc PA2 được lắp đặt hệ thống kiểm soát chiến đấu kết hợp (CMS), radar dò tìm trên không Héracles. Cuối cùng là các thiết bị cảm biến hồng ngoại.

Máy bay
Tàu sân bay thuộc PA2 có khả năng mang được 40 máy bay bao gồm: chiến đấu cơ Rafale, trinh sát cơ E-2 và trực thăng NH-90.

Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công mặt đất và trên biển, không chiến, trinh sát.

Rafale mang tối đa 9 tấn vũ khí trên 13 giá treo (phiên bản hải quân) với các loại vũ khí: tên lửa không đối không Mica, Magic, Sidewinder; tên lửa không đối đất Apache, AS30L, ALARM, HARM, Maverick và PGM-100; cuối cùng là tên lửa không đối hải Exocet/AM-39, Pentigum, AGM-84 Harpoon.

Máy bay E-2 C được thiết kế với vai trò chủ yếu là cảnh báo sớm trên không, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

NH-90 là trực thăng đa năng được sử dụng để làm nhiều nhiệm vụ như chống hạm, chống ngầm, vận tải và tìm kiếm cứu nạn. Trong nhiệm vụ chiến đấu, NH-90 mang được ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống hạm và tên lửa không đối không.


Máy bay chiến đấu đa năng Rafale của hải quân Pháp.


Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C.


Trực thăng đa năng NH-90.

Hệ thống phòng vệ
Tàu sân bay thuộc PA2 trang bị hệ thống phòng không MBDA Aster 15. Tên lửa Aster 15 được chứa trong 8 ống phóng Sylver xếp theo phương thẳng đứng. Aster 15 có tầm bắn từ 1,7 km tới 30 km, trần bay 13 km. Tên lửa sử dụng radar chủ động dẫn đường giai đoạn cuối hành trình bay.

Tàu còn được vũ trang hệ thống phòng thủ chống ngư lôi và pháo phòng không 20 mm.


Tổ hợp tên lửa phòng không MBDA Aster 15 chứa trong các ống phóng thẳng đứng Sylver

Động lực của tàu
Tàu sân bay thuộc PA2 không sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thay vào đó là động cơ theo truyền thống.

Ban đầu, nhà thiết kế dự định dùng hai động cơ tuốc bin khí MT-30 Roll Royce. Tuy nhiên, tháng 9/2006, hải quân Pháp quyết định chọn loại động cơ mới và hệ thống động lực này sẽ tăng tốc độ của PA2 từ 26 lên 29 hải lý mỗi giờ.

Theo đó, DCN Propulsion và Alstom sẽ liên kết với General Electric phát triển thiết kế mới này, động lực của tàu sẽ dựa trên bốn động cơ tuốc bin khí LM2500+G4.

Tầm hoạt động của tàu sân bay thuộc PA2 khoảng 10.000 dặm với tốc độ trung bình 15 hải lý mỗi giờ.

(tổng hợp bdv)

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

>> Tàu sân bay mang tên Bush 'cha' chuẩn bị tác chiến



Ngày 19/1, Nhóm tác chiến biên đội TSB George H.W. Bush (CVN 77) đã diễn tập COMPTUEX và JTFEX, chuẩn bị cho đợt triển khai hoạt động đầu tiên.

COMPTUEX là huấn luyện thành lập đội hình, JTFEX là diễn tập lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp. Đây là những cuộc diễn tập huấn luyện bắt buộc cuối cùng trước khi tàu sân bay USS George HW Bush được cấp chứng nhận để tiến hành các hoạt động tác chiến lớn.

Chuẩn Đô đốc Nora Tyson, Chỉ huy nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay CVN 77, bày tỏ: “Đây là giây phút tuyệt vời cho cả nhóm tác chiến biên đội và tàu sân bay Mỹ CVN 77. COMPTUEX là một bước quan trọng trong tiến trình triển khai hoạt động tiền phương của biên đội tàu sân bay. Và tôi rất tự hào được triển khai thực hiện nhiệm vụ với những thủy thủ tài năng và tận tâm này”.

Tàu sân bay mới nhất, số hiệu 77 của Hải quân Mỹ mang tên tổng thống George H.W. Bush.

Diễn tập COMPTUEX giúp nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay CVN 77 làm quen với kịnh bản huấn luyện dựa trên điều kiện địa chính trị thực tế trên thế giới. Kịch bản huấn luyện diễn tập sẽ kiểm tra khả năng chiến đấu của các thành phần trong nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay, cũng như giúp các thành phần phối hợp hoạt động trong các chiến dịch hỗn hợp. Những thách thức bao gồm các cuộc tấn công bằng thuyền nhỏ, thủy lôi, di chuyển qua các vùng biển thù địch và các mối đe dọa trên không, trên biển và dưới mặt nước.

Các cán bộ thuộc Phòng Tác huấn biên đội tàu sân bay Đại Tây Dương sẽ tới quan sát các cuộc diễn tập, nhóm cố vấn và lãnh đạo biên đội tàu sân bay sẽ đánh giá kết quả cuộc diễn tập của Nhóm tác chiến biên đội tàu san bay CVN 77.

Sau khi kết thúc diễn tập COMPTUEX, nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay CVN 77 sẽ tiến hành diễn tập JTFEX, một cuộc thử nghiệm tác chiến cuối cùng của biên đội tàu sân bay trước khi được cấp chứng nhận cho các hoạt động tác chiến tiền phương.

JTFEX được xây dựng theo các kịch bản của diễn tập COMPTUEX, nhưng cũng sẽ thử nghiệm khả năng phối hợp tác chiến của biên đội tàu sân bay CVN 77 với các lực lượng khác của Quân đội Mỹ và đồng minh.

Theo đó, Chuẩn Đô đốc Tyson phát biểu: “Chúng tôi sẽ phối hợp tác chiến với các tàu liên quân của Tây Ban Nha, Pháp và Canada trong cuộc diễn tập này. Các tàu đó thuộc lực lượng liên quân của chúng tôi, và chúng tôi mong muốn được phối hợp hoạt động với họ bây giờ và trong quá trình triển khai hoạt động lần đầu tiên của biên đội tàu sân bay CVN 77 vào cuối năm nay”.

Các tàu trong Nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay George H.W. Bush tham gia diễn tập COMPTUEX/JTFEX bao gồm: tàu sân bay USS George HW Bush (CVN 77), tàu khu trục USS Mitscher (DDG 57), tàu tuần dương USS Gettysburg (CG 64), tàu khu trục USS Truxtun (DDG 103), tàu tuần dương USS Anzio (CG 68), các phi đội của Liên đội không quân hạm số 8 (CVW 8), và khinh hạm ESPS Almirante Juan de Borbon (F 102) của Tây Ban Nha.

Nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay George H.W. Bush dự kiến sẽ thực hiện đợt triển khai hoạt động ở nước ngoài đầu tiên vào mùa Xuân này.

(theo Defpro)

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

>> Điểm mặt các vũ khí hạng nặng Mỹ đang bố trí tại châu Á



- Các loại vũ khí tấn công chiến lược của Mỹ gồm máy bay F-22, B-52, B-1B, B-2, B-3, tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay nguyên tử USS George Washington, Carl Vinson v.v… đã, đang và sẽ tập trung bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đang tạo vòng kiềm tỏa đối với Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến an ninh khu vực.




Mạng Cri - "World News" đưa tin, những năm gần đây, cùng với việc quân đội Mỹ đẩy nhanh các bước “hướng Đông” trọng tâm chiến lược toàn cầu, các loại vũ khí tấn công chiến lược của quân đội Mỹ cũng bắt đầu được điều động liên tục tới khu vực Tây Thái Bình Dương.

Có thể việc Trung Quốc nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự ở Tây Thái Bình Dương, nhưng trước tiên chính Mỹ đã chủ ý đến và làm thay đổi quy tắc trò chơi.

F-22 tiếp tục xâm nhập Đông Á

Khi báo chí đang xôn xao về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, ngày 7/1/2011 Không Quân Mỹ công bố: 15 máy bay tàng hình siêu âm F-22 sẽ được triển khai tạm thời tại căn cứ Kadena của quân Mỹ ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Tin cho biết, kể từ năm 2007 đến nay, đây là lần thứ 5 quân đội Mỹ bố trí tạm thời máy bay F-22 tại Okinawa.

Thời gian bố trí lần này là 4 tháng. Không quân Mỹ cho biết, việc triển khai tạm thời lần này "là để làm nổi bật sự tham gia của Mỹ đối với (công việc phòng vệ của) đối tác quan trọng Nhật Bản, thể hiện quyết tâm bảo đảm ổn định và an ninh của quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương".

Máy bay tàng hình siêu âm F-22 của Không quân Mỹ


Các nhà phân tích cho rằng, với tư cách là lực lượng đột kích không chiến của quân Mỹ, máy bay chiến đấu F-22 xuất hiện thường xuyên ở Okinawa, nhằm hình thành sự răn đe chiến lược đối với các nước có liên quan, tiến tới đặt nền tảng cho việc giành lấy quyền kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương cho quân đội Mỹ.

Dựa vào tính năng tàng hình và khả năng tuần tra siêu âm của F-22, dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, F-22 có thể xuyên thẳng tung thâm lục địa châu Á, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống tấn công phòng không, trung tâm chỉ huy và trung tâm chính trị.

Tháng 1/2009, 12 máy bay F-22 lần đầu tiên đóng tại Căn cứ không quân Andersen ở Guam. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng cường ưu thế sức mạnh quân sự cho Quân đội Mỹ. So với căn cứ Kadena, Guam cách lục địa châu Á xa hơn, ở mức độ lớn có thể tránh được sự tấn công của không quân các nước châu Á.


Máy bay ném bom chiến lược B-1B


Dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu trên không, máy bay F-22 có hành trình gần 4.000 km lại có thể độc lập trực tiếp xâm nhập, trực tiếp tấn công các mục tiêu mặt đất ở lục địa châu Á, từ đó tạo ra ưu thế đối với các nước châu Á.

Ngoài F-22, ba loại máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ gồm B-52, B-1B, B-2 hiện nay đều được bố trí tại căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược với khả năng tấn công tầm xa luôn là vũ khí tác chiến lợi hại quan trọng của Quân đội Mỹ.

Chẳng hạn máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể bay liên tục 12.000 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, có thể mang theo vài chục quả bom dẫn đường chính xác hoặc 8 tên lửa hành trình. Ngoài ra, máy bay ném bom mới B-3 đang được quân đội Mỹ phát triển, cũng có thể sẽ được điều đến Guam.

Quân đội Mỹ từng cho biết, máy bay ném bom chiến lược này có thể mang theo một lượng lớn bom đạn, có thể triển khai hành động 24/24 giờ trong bất kỳ thời tiết nào.

Theo kế hoạch của Không quân Mỹ, B-3 sẽ ra đời vào năm 2018. Các nhà phân tích cho rằng, máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu F-22 đồng thời hiện diện tại khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ tăng cường rất lớn cho quân Mỹ khả năng can dự nhanh đối với các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B


Trên biển, Mỹ bố trí nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử tại khu vực Đông Á, đã tạo ra thế bao vây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.

Năm 2001, quân đội Mỹ đã thành lập Trung đội tàu ngầm số 15 tại căn cứ hải quân Apra trên đảo Guam, tiếp theo đó trang bị 3 tàu ngầm tấn công nguyên tử "Los Angeles", chúng luôn có khả năng rình rập xung quanh Eo biển Đài Loan, tiến hành do thám dưới nước.

Năm 2008, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hành trình "Ohio" của Mỹ cũng được kéo vào quân cảng Apra. Là tàu ngầm được trang bị nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, tàu ngầm "Ohio" có thể được trang bị 154 quả tên lửa hành trình "Tomahawk", khả năng tấn công chỉ đứng sau hạm đội tàu sân bay.

Chỉ huy tàu ngầm "Ohio", Thượng tá Hale từng khoe rằng, chỉ cần từ tây Guam đi vài trăm km, tàu “Ohio” sẽ có thể tiến hành uy hiếm tầm xa đối với khu vực Eo biển Đài Loan.


Máy bay ném bom chiến lược B2


Cuối tháng 9/2010, quân cảng Apra ở Guam đã đón tiếp một “bảo kiếm” trong đội ngũ tàu ngầm nguyên tử của hải quân Mỹ, đó là tàu ngầm tấn công nguyên tử tiên tiến nhất "Hawaii" lớp Virginia.

Tàu ngầm nguyên tử này có thể lặn sâu tới 243 m, mang theo 24 quả ngư lôi nặng 2 tấn, có thể phóng tên lửa hành trình "Tomahawk". Các nhà phân tích cho rằng, với khả năng trinh sát và cơ động gần bờ mạnh, khi đến chốt giữ tại đây, tàu ngầm nguyên tử này sẽ trở thành một “người lính” bao vây, phong tỏa và do thám các loại tin tức ở vùng biển xung quanh Trung Quốc.

“Nhóm tàu sân bay” có thể đến châu Á-Thái Bình Dương

Ngay từ năm 2004, cựu Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Fargo đã đề nghị, tăng cường 1 tàu sân bay thường trú lâu dài ở một nơi nào đó tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương giữa Hawaii và Guam, nhằm duy trì một trạng thái “sẵn sàng chiến đấu cao”.


Máy bay ném bom chiến lược B-52


Trong năm 2010 vừa qua, khái niệm “nhóm tàu sân bay” từ 2 – 3 tàu sân bay, thực sự đã làm căng thẳng “dây thần kinh” an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tàu sân bay USS George Washington đóng tại Yokosuka, Nhật Bản đã liên tục tiến hành tập trận với 2 đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2010. Sau khi tình hình bán đảo Triều Tiên lại rơi vào tình trạng căng thẳng bởi sự kiện đấu pháo đảo Yeonpyeong, Hải quân Mỹ đã liên tiếp phát đi tín hiệu tăng cường tàu sân bay tới châu Á-Thái Bình Dương.

Báo chí Mỹ gần đây cho biết, hạm đội tàu sân bay Carl Vinson (có kế hoạch thay thế tàu USS George Washington đang được nghỉ ngơi, tu sửa) đã đến vùng biển Okinawa. Tàu Carl Vinson sẽ tổ chức tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Hải quân Hàn Quốc.


Ý tưởng máy bay ném bom chiến lược B-3


Các nhà quan sát cho rằng, Mỹ giỏi đánh “con bài tàu sân bay”, động thái phức tạp này chủ yếu là để uy hiếp tinh thần, nhằm khẳng định rằng, không thể thách thức địa vị bá chủ của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.
“Ba tác hại” do quân Mỹ bày binh bố trận ở Đông Á

Các nhà phân tích cho rằng, quân đội Mỹ “gươm súng sẵn sàng” ở khu vực Đông Á đã gây ra tác hại đối với tình hình an ninh khu vực này:

Một là, làm trầm trọng hơn sự đối đầu quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các vấn đề điểm nóng tập trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giải quyết những vấn đề này, các bên cần đối thoại và tham vấn.


Tàu ngầm tấn công nguyên tử "Hawaii"


Mỹ muốn thông qua sức ép vũ lực để tìm cách giải quyết vấn đề, đặc biệt là trực tiếp bố trí vũ khí tấn công chiến lược ở tiền duyên các điểm nóng, cho thấy quyết tâm sẵn sàng can dự bất cứ lúc nào, điều này không chỉ bất lợi cho giải quyết vấn đề, mà còn làm tăng khả năng xảy ra xung đột.

Hai là, có thể gây ra cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn tồn tại các vấn đề như tranh chấp biên giới, lãnh thổ và tranh giành quyền lợi biển.

Mỹ tăng cường bố trí quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ làm gia tăng sức ép quân sự đối với một số nước, thúc đẩy những nước này đẩy nhanh phát triển sức mạnh quân sự của mình.


Tàu sân bay nguyên tử USS George Washington

Ba là, đã làm tăng sự ngờ vực giữa một số nước. Quân đội Mỹ tiến hành “bố trí tiền duyên” ở châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc điều động tập trung các loại vũ khí tiên tiến, còn tăng cường quan hệ đồng minh quân sự với một số nước đồng minh, biến họ thành căn cứ tiền duyên để Mỹ can dự vào các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Do có Mỹ đứng sau, những nước này sẽ thừa cơ phát triển sức mạnh quân sự và mở rộng lợi ích của họ, điều này sẽ làm sâu sắc hơn sự ngờ vực của một số nước, không có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

(vtc news)

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

>> Tàu sân bay Mỹ đã tiến vào biển Đông



Các chiến hạm thuộc nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay số 1 và Hải quân Singapore đã tiến hành diễn tập tác chiến không hải quân trên Biển Đông.

Không quân hạm và tàu sân bay CVN 70.

Hoạt động diễn tập diễn ra trong 2 ngày 19-20/1, Hải quân Mỹ cho biết (*).

Trong quá trình diễn tập, 2 sĩ quan thông tin liên lạc của Hải quân Singapore lên tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson và tập trung tăng cường trao đổi giữa Hải quân Singapore và Hải quân Mỹ.

Trung tá Axel Steiner, Trợ lý tác chiến của Chỉ huy Liên đội tàu khu trục số 1, phát biểu: “Mục đích chính của cuộc diễn tập là để tăng cường phối hợp tác chiến với đối tác quan trọng trong khu vực và tăng cường hợp tác giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Singapore. Singapore hiện có lực lượng hải quân rất hùng mạnh và tinh nhuệ”.

>> Điểm mặt những chú 'sư tử biển' của Hải quân Singapore
Hải quân Mỹ đang duy trì sự hiện diện tiền phương mạnh mẽ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sử dụng cả hai lực lượng hải quân triển khai tiền phương ở Nhật Bản và Guam, cũng như lực lượng triển khai thay quân luân phiên từ lục địa Mỹ và Hawaii.


Không quân hạm và tàu sân bay CVN 70.


Nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay số 1 được chính thức thành lập ngày 1/10/2009; và tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) và tàu tuần dương Bunker Hill (CG 52) đã tiến hành các hoạt động khắc phục thiên tai và cứu trợ nhân đạo tại Haiti năm 2010.

Đây là lần Mỹ triển khai tàu khu trục USS Stockdale (DDG 106). Đồng thời, đây cũng là lần triển khai đầu tiên của tàu USS Bunker Hill (CG 52) kể từ khi hiện đại hóa thành tàu tuần dương.

Kể từ năm 2005, đây là lần triển khai đầu tiên của tàu sân bay Mỹ CVN 70 đến khu vực đảm trách của Hạm đội 7 kể từ năm 2005.

(*) Các lực lượng tham gia cuộc diễn tập gồm: Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70), tàu khu trục USS Stockdale (DDG 106), USS Gridley (DDG 101) và tàu tuần dương USS Bunker Hill (CG 52) cùng với Liên đội không quân hạm số 17. Về phía Hải quân Singapore, có: RSS Stalwart, RSS Tenacious, RSS Valour, RSS Vigour, RSS Brave, RSS Chieftain và 3 máy bay Fokker 50, nhằm nâng cao khả năng phối hợp tác chiến giữa hai lực lượng hải quân.

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

>> Trung Quốc hoàn tất phục hồi tàu sân bay Varyag



Trung Quốc hầu như đã hoàn thành việc phục hồi tàu sân bay cũ của Liên Xô Varyag mà họ mua từ Ukraine năm 1998.


Tàu này sẽ được dùng để huấn luyện và làm mẫu cho tàu sân bay nội địa tương lai của Trung Quốc, AFP dẫn nguồn Tổng biên tập tạp chí Kanwa Defence Review Andrei Chang.

Varyag được khởi đóng tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Nikolayev (Ukraine) vào đầu thập niên 1980.

Từ tháng 1.1992, do thiếu tiền, việc đóng tàu bị đình chỉ, năm 1994, Nga từ chối hẳn việc tham gia đóng hoàn thiện tàu này.

Năm 2000, tuần dương hạm chở máy bay Varyag (khối lượng công việc đã thực hiện đạt 76%) đã được một công ty Trung Quốc có trụ sở ở Macao mua lại của Ukraine với giá 20 triệu USD để cải tạo thành sòng bạc nổi.

Theo các chuyên gia, khi mua tàu, Trung Quốc đã nhận được toàn bộ hồ sơ thiết kế, kỹ thuật của tàu này.

Từ năm 2002, Varyag được neo tại xưởng đóng tàu ở Đại Liên. Về mặt chính thức, Trung Quốc chưa bao giờ nói họ đang sửa chữa tàu này. Nhưng theo đánh giá của ông Chang, hiện tại phần bên trong của tàu đã được phục hồi 100%. Quá trình cải tạo bao gồm lắp đặt các nồi hơi, các hệ thống năng lượng và điện tử, khôi phục các phòng ở và các động cơ. Thân và boong tàu cũng được sửa chữa.

Ông Chang cho biết, việc khôi phục Varyag tiến hành với tốc độ rất nhanh. Hiện tại chỉ còn việc hoàn tất lắp đặt radar.

Trung Quốc hiện đang tiến hành thử nghiệm các tiêm kích trên hạm dự kiến bố trí trên tàu Varyag. Ông Chang nhận định, tàu sân bay này có thể ra khơi trong thời gian sắp tới.

Việc Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự gia tăng khiến thế giới ngày càng lo ngại. Ngày 11.1.2011, mẫu chế thử máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Theo Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc M. Mullen, “Trung Quốc đang đầu tư vào các công nghệ có hàm lượng khoa học hiện đại, nhiều công nghệ trong số đó có thể tập trung chỉ để đối phó với Mỹ”.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang