[BDV news] Hãng tin India Defence cho biết, Chính phủ Ấn Độ thông qua kế hoạch mua bổ sung thêm 4 máy bay tuần tra P-8I Poseidon.
Theo lời giám đốc hãng Boeing Military Chris Chadwick, các máy bay P-8I Poseidon mua bổ sung của Ấn Độ sẽ được chuyển giao từ sau năm 2015. Hiện, tổng giá trị của hợp đồng nói trên chưa được công bố. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố về khả năng mua bổ sung thêm các máy bay P-8I Poseidon mới từ tháng 9/2010. Theo đó, các máy bay tuần tra biển nói trên sẽ có giá tương đương với lô 8 máy bay P-8I Poseidon trị giá 2,1 tỷ USD mà quốc gia Nam Á này đặt mua từ năm 2009. Như vậy, có thể dự đoán giá thành của 4 máy bay P-8I Poseidon bổ sung trong thời gian tới sẽ vào khoảng từ 1-1,5 tỷ USD. Quyết định mua bổ sung thêm máy bay P-8I Poseidon được coi là để củng cố và nâng cao khả năng tuần tra khu vực duyên hải của Ấn Độ. ![]() P-8I Poseidon là biến thể dành riêng cho Ấn Độ. Hiện tại, trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có 8 máy bay Tu-142M và 5 máy bay IL-38SD cải tiến, 2 loại máy bay này vẫn đảm nhiệm chức năng tuần tra biển của Hải quân Ấn Độ. Trong tương lai, các máy bay loại này đang đảm nhiệm nhiệm vụ tuần tra biển sẽ được thay thế P-8I Poseidon hiện đại hơn. Theo đó, máy bay mới sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ săn ngầm, tìm kiếm-cứu nạn, trinh sát và chị thỉ mục tiêu. Quá trình lắp ráp máy bay P-8I Poseidon đầu tiên cho Ấn Độ đã được tiến hành từ tháng 12/2010. Trong đó, việc chuyển giao các máy bay P-8I Poseidon cho Ấn Độ sẽ diễn ra từ năm 2013-2015. Giống như phiên bản P-8A dành cho hải quân Mỹ, P-8I Poseidon được phát triển dựa trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 737. Máy bay khả năng đạt tốc độ tối đa tới 907 km/h và bay tuần tra khoảng 330 km/h, tầm hoạt động của P-8I Poseidon là 3.700 km. Máy bay P-8I Poseidon được trang bị tên lửa gắn trên 5 giá treo bên trong thân máy bay và 6 giá treo bên ngoài. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị ngư lôi, thủy lôi tùy vào nhiệm vụ tác chiến và cả radar AN/APY-10. P-8I còn có khả năng theo dõi, phát hiện loại tàu ngầm, tàu nổi, trinh sát điện tử, giám sát các vùng biển và hỗ trợ cứu nạn. ![]() P-8I Poseidon có hình dạng giồng như máy bay P-8A của Mỹ. Máy bay P-8I Poseidon do công ty Boeing nghiên cứu và chế tạo dành riêng cho Ấn Độ. Ngoài việc chuyển giao máy bay, các chuyên gia của hãng Boeing còn chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hậu cần, bảo trì - bảo dưỡng trong suốt vòng đời của dòng máy bay tuần tra hải quân này trong biên chế hải quân Ấn Độ. Hiện tại, cả Boeing và Lockheed Martin của Mỹ đang tích cực bán vũ khí cho Ấn Độ. Dự kiến, quan hệ hợp tác của Boeing với Ấn Độ trong thời gian tới có thể đạt doanh thu tới 31 tỷ USD. Trước đó, Quân đội Ấn Độ đã đặt hàng hãng chế tạo hàng không Mỹ 21 tên lửa đối hạm cận âm AGM-84L Harpoon II. Tổng giá trị của hợp đồng mua đạn tên lửa Harpoon II ước tính vào khoảng 200 triệu USD. Dự kiến, sau khi được tiếp nhận, tên lửa AGM-84L sẽ được trang bị trên các máy bay Boeing P-8I Poseidon của Hải quân Ấn Độ. Tên lửa Harpoon II trang bị đầu đạn nổ phân mảnh tadem nặng 226 kg và có khả năng tiêu diệt cả mục các mục tiêu trên biển, cũng như trên bộ. Dòng tên lửa đối hạm này có tầm bắn khoảng 278 km và tốc độ bay đạt tới 850 km/h Với thời gian hoạt động trên không hơn 5 giờ và được trang bị vũ khí hiện đại, P-8I Poseidon sẽ nâng cao đáng kể khả năng tuần tra cũng như tầm hoạt động trên biển của quân đội Ấn Độ. |
Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011
>> Ấn Độ mua thêm 4 máy bay P-8I Poseidon
Nhãn:
Boeing Military Chris Chadwick,
BQP Ấn Độ,
Hải quân Ấn Độ,
Hải quân Mỹ,
India Defence,
Lockheed Martin,
Mỹ,
Mỹ - Ấn,
P-8I Poseidon,
Tên lửa Harpoon II,
Tu-142M
>> Nga thử nghiệm thành công máy bay tiêm kích siêu âm thế hệ 5
[Vitinfo news] Đến năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được nhận 10 chiếc máy bay T-50 đầu tiên, và sẽ mua thêm 60 máy bay tiêm kích T-50. Theo đánh giá, trong tương lai lực lượng không quân Nga cần có tới 150 máy bay tiêm kích loại này.
Cách đây một tuần Nga đã thử nghiệm thành công loại máy bay tiêm kích siêu âm mới nhất thế hệ 5 T-50. Đến năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được nhận 10 chiếc máy bay T-50 đầu tiên. Số máy bay này được đưa đến Trung tâm đào tạo chuyển loại phi công ở thành phố Lipetsk. Từ năm 2015 loại máy bay T-50 sẽ được sản xuất hàng loạt. ![]() Ngoài 10 chiếc trên, theo kế hoạch trang bị vũ khí giai đoạn 2011-2020, Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua thêm 60 máy bay tiêm kích T-50. Theo đánh giá, trong tương lai lực lượng không quân Nga cần có tới 150 máy bay tiêm kích loại này. Các tính năng kỹ-chiến thuật của máy bay T-50 được hoàn toàn giữ bí mật. Theo các nguồn tin chính thức, loại máy bay này có tính cơ động rất cao và có khả năng tác chiến ban ngày cũng như ban đêm, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Loại máy bay này có hệ thống tự động điều khiển thông minh và có khả năng cất cánh, hạ cánh trên đường băng có độ dài (300-400) mét. |
>> Công bố tài liệu về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa
[Vnexpress news] Nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.
>> Download ! Trích đoạn: ... "Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo ở ngoài khơi Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa chỗ gần nhất cách đảo Ré, một đảo ven bờ của Việt Nam, khoảng 120 hải lý; cách Đà Nẵng khoảng 120 hải lý về phía Đông; quần đảo Trường Sa chỗ gần nhất cách Vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý về phía Đông. Nhận thức của các nhà hàng hải thời xưa về Hoàng Sa và Trường Sa lúc đầu mơ hồ; họ chỉ biết có một khu vực rộng lớn rất nguy hiểm cho tàu thuyền vì có những bãi đá ngầm. Ngày xưa người Việt Nam gọi là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa như các sách và bản đồ cổ của Việt Nam đã chứng tỏ. Hầu như tất cả các bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đều vẽ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một dưới cái tên Pracel, Parcel hay Paracels. Về sau, với những tiến bộ của khoa học và hàng hải, người ta đã phân biệt có hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Mãi cho đến năm 1787 - 1788, cách đây hai trăm năm, đoàn khảo sát Kergariou-Locmaria mới xác định được rõ ràng và chính xác vị trí của quần đảo Hoàng Sa (Paracel) như hiện nay, từ đó phân biệt quần đảo này với quần đảo Trường Sa ở phía Nam. Các bản đồ trên nói chung đều xác định vị trí khu vực Pracel (tức là cả Hoàng Sa và Trường Sa) là ở giữa Biển Đông, phía đông Việt Nam, bên ngoài những đảo ven bờ của Việt Nam. Hai quần đảo mà các bản đồ hàng hải quốc tế ngày nay ghi là Paracels và Spratley hoặc Spratly chính là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Từ lâu nhân dân Việt Nam đã phát hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó một cách thật sự, liên tục và hoà bình. Nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam. ![]() Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá, tên chữ là Công Đạo, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ vùng Phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam: "giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng", "Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa Đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn". Trong Giáp Ngọ bình nam đồ, bản đồ xứ Đàng Trong do Đoán quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Bãi Cát Vàng cũng được vẽ là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Phủ biên tạp lục, cuốn sách của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) biên soạn năm 1776, viết về lịch sử, địa lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn (1558-1775) khi ông được triều đình bổ nhiệm phục vụ tại miền Nam, chép rõ đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc phủ Quảng Ngãi. "Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Nghĩa, ở ngoài cửa biển có núi gọi là Cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến, phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước kia có nhiều hải vật và hoá vật của tầu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải". ![]() Đại Nam Nhất thống Toàn đồ. ... Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Trên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng nghìn, hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh. Trên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ, để khảm đồ dùng; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là Trắng bông, giống đồi mồi, nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải sâm tục gọi là con đột đột, bơi lội ở bến bãi, lấy về dùng vôi sát qua, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn thì ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi, nấu với tôm và thịt lợn càng tốt. Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tầu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về. Lượm được nhiều ít không nhất định, cũng có khi về người không. Tôi đã xem số của cai đội cũ là Thuyên Đức Hầu biên rằng: năm Nhâm Ngọ lượm được 30 hốt bạc; năm Giáp Thân được 5.100 cân thiếc; năm Ất Dậu được 126 hốt bạc; từ năm Kỷ Sửu đến năm Quý Tỵ năm năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được thiếc khối, bát sứ và hai khẩu súng đồng mà thôi. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Thứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm vật của tầu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ít khi lấy được”. ... |
Nhãn:
biển đông,
Chủ quyền biển đảo,
Đại Trường Sa,
Hoàng Sa,
Lãnh thổ Việt Nam,
Paracels,
Spratley,
Spratly,
Trường Sa,
Vạn lý Hoàng Sa,
viet nam,
việt nam
>> Bờ Biển Ngà trước 'giờ G'
[BDV news] Chiến sự tại Bờ Biển Ngà bước vào giai đoạn quyết định khi quân đội của ông Ouattara chuẩn bị tấn công Abidjan, cứ điểm cuối cùng của ông Gbagbo.
![]() Lực lượng trung thành với Alassane Ouattara – người được cộng đồng quốc tế công nhận là tổng thống hợp pháp của Bờ Biển Ngà, đang tập trung ở ngoại ô của thành phố Abidjan, chuẩn bị cho “cuộc tấn công cuối cùng” để lật đổ ông Laurent Gbagbo. ![]() Nhân chứng cho biết diễn biến tại thành phố Abidjan vẫn rất căng thẳng và Liên Hợp Quốc đã ra lệnh sơ tán nhân viên. Đây là một chiến binh ủng hộ ông Ouattara với quần áo mang các “vật thiêng chứa phép thuật” của các thợ săn. ![]() Binh lính ủng hộ ông Ouattara đã chiếm quyền kiểm soát trên hầu hết các khu vực của Bờ Biển Ngà vào tuần trước. ![]() Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, khoảng 50.000 thành viên của lực lượng an ninh ủng hộ ông Gbagbo đã đào ngũ chỉ vài giờ sau khi binh lính của ông Ouattara tới ngoại ô Abidjan. ![]() Dân cư tại Abidjan hoảng loạn và cố gắng tìm chỗ trú ẩn an toàn khi thành phố chuẩn bị chứng kiến một trận quyết chiến ác liệt. ![]() Quân đội Pháp đã bảo vệ sân bay Abidjan, do vậy máy bay thương mại có thể hạ cánh xuống sân bay và sơ tán người ngoại quốc. Tuy nhiên, lực lượng ủng hộ ông Gbagbo cho rằng quân đội Pháp là “quân chiếm đóng”. ![]() Binh lính trung thành với tổng thống Gbagbo vẫn canh giữ phủ tổng thống và vài điểm trọng yếu khác tại Abidjan. ![]() Tiếng súng và vũ khí hạng nặng đã vang lên tại nhiều vùng trong thành phố. Một trong những địa điểm diễn ra các trận chiến ác liệt là phủ tổng thống, trại lính gần đó và tòa nhà truyền hình quốc gia. ![]() Một người thiệt mạng trên đường phố. Phía xa là binh lính ủng hộ ông Ouattara. ![]() Cả hai phe đều sử dụng quân du kích – bao gồm cả lính đánh thuê đến từ quốc gia láng giềng Liberia. Quân đánh thuê đã gây ra cướp bóc tại Abidjan. Quân đội ủng hộ ông Gbagbo tuần tra tại khu vực Plateau – khu trung tâm đông dân cư tại Abidjan. ![]() Quân đội của ông Gbagbo vẫn kiểm soát được phủ tổng thống. Ông Gbagbo đã thua trong cuộc bầu cử nhưng kiên quyết không từ bỏ quyền lực. ![]() Tại thành phố phía tây Duekoue, hơn 1.000 người đã bị giết hại khi quân đội của ông Ouattara tiến vào khu vực này. Liên Hợp Quốc và hội chữ thập đỏ tố cáo cả hai phe phái đã tàn sát dân thường. |
>> Bảo vệ chế độ chính trị và thế chế quốc gia là tôn trọng phẩm giá dân tộc
[BDV news] Thời đại ngày nay được người ta diễn đạt bằng nhiều thuật ngữ khác nhau - nào là “thời đại thông tin”; “thời đại toàn cầu hóa”, “thời đại cách mạng khoa học công nghệ”, “thời đại kinh tế tri thức”…; hoặc có người còn gọi thế giới ngày nay là “ thế giới phẳng”…
Tuy nhiên, cho dù diễn đạt theo cách nào, dựa trên quan điểm gì thì cũng không thể phủ nhận được một thực tế là, thế giới ngày nay vẫn là một cộng đồng gồm các quốc gia, dân tộc với những khác biệt về hệ tư tưởng, truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, chế độ chính trị và thể chế quốc gia. Đồng thời, giữa các quốc gia vẫn đang diễn ra các cuộc cạnh tranh, đấu tranh với nhau dưới các hình thức chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh, chiến tranh không có khói súng, các cuộc “cách mạng sắc màu” và cả những cuộc chính biến hiện nay ở Trung Đông, Bắc Phi, như có người gọi là “cách mạng hoa nhài”. Nếu người ta có cách nhìn khách quan, sáng suốt thì đều nhận thấy rằng những mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh đó là vì các lợi ích vật chất và tinh thần của mình, chứ đâu phải vì các giá trị dân chủ, nhân quyền chung chung của nhân loại. Theo các chuyên gia nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, hơn 190 quốc gia trên thế giới ngày nay đang tồn tại với nhiều chế độ - thể chế khác nhau, như: Cộng hòa dân chủ; Quân chủ; Quân chủ nghị viện; Cộng hòa tổng thống; Cộng hòa đại nghị và Nhà nước tôn giáo (Va-ti-căng). Ở mỗi quốc gia, việc lựa chọn hệ tư tưởng nào - chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội; thể chế chính trị nào - đa đảng hay một đảng lãnh đạo, cầm quyền; mô hình kinh tế nào - chủ nghĩa tự do hay kinh tế thị trường xã hội, cũng như việc định đoạt các nguồn tài nguyên, của cải của mình đều thuộc quyền của mỗi dân tộc mà không ai có quyền can thiệp, kể cả Liên Hiệp Quốc. Mặt khác, ở các quốc gia, cho dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, ở phương Tây hay ở phương Đông, trong chế độ chính trị, thể chế quốc gia đều có những biểu tượng tinh thần của mình. Ví dụ như vai trò của hoàng gia (như ở Vương quốc Anh, Nhật Bản, Đan Mạch, Thụy Điển, Thái Lan…) hoặc vai trò của các chức sắc tôn giáo (nhất là đạo Hồi). Chế độ chính trị cùng với những biểu tượng này hình thành trong lịch sử, được nhân dân tôn trọng, hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Ở Việt Nam, chế độ Dân chủ cộng hòa nay là Cộng hòa XHCN ra đời từ cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, giành lại độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ thuộc địa, phong kiến kéo dài hàng trăm năm. Chế độ đó được bảo vệ và củng cố bằng xương máu, sức lực của cả dân tộc trong các cuộc chiến tranh xâm lược chống lại những đế quốc hung bạo nhất thế kỷ. Thành quả của các cuộc đấu tranh với bao nhiêu hy sinh, mất mát kéo dài trên một nửa thế kỷ đó được ghi nhận trong Hiến pháp. Hiến pháp 1992 không chỉ là đạo luật gốc, mà còn là giá trị tinh thần của dân tộc. Thật đáng tiếc, trong xã hội ta có một số ít người đã nhận thức lệch lạc về quyền công dân và quyền con người. Người ta đã tuyệt đối hóa quyền của cá nhân mà quên đi lợi ích của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Mỗi khi quyền và lợi ích của cá nhân bị xâm phạm thì người ta bức xúc, thậm chí có thể sử dụng ngay cả bạo lực. Còn đối với lợi ích quốc gia, phẩm giá của dân tộc thì chẳng khác gì câu tục ngữ “cha chung không ai khóc” hoặc “lắm sãi chẳng ai đóng cửa chùa”. Thậm chí, có người còn không tiếc lời xúc phạm, phỉ báng, miệt thị chế độ xã hội. Lợi dụng Điều 19 về quyền tự do ngôn luận, “Công ước quốc tế các quyền dân sự, chính trị”, năm 1966, có người cho rằng mình có quyền tuyên truyền các quan điểm cá nhân - mà thực chất là phỉ báng, bôi nhọ chế độ xã hội, thể chế quốc gia. Về các cơ quan Nhà nước của Việt Nam họ nói: “Cả Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp chỉ là công cụ cai trị của Đảng Cộng sản”; “ Điều 4 Hiến pháp Việt Nam là hoàn toàn phi lý vì vậy dứt khoát phải xóa bỏ”. Còn hệ thống pháp luật Việt Nam thì họ dám gọi là “một quái trạng pháp luật”…(!) Những ai đã nghiên cứu các công ước quốc tế về quyền con người thì đều hiểu rằng, Điều 19 (Công ước nói trên) còn cho phép các quốc gia thành viên có quyền đưa ra những hạn chế luật định nhằm: a) Tôn trọng uy tín và các quyền của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Về các quyền liên quan đến tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, pháp luật Việt Nam đã có những quy định như sau: Điều 88, Bộ luật Hình sự, 1999, về “ Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm”. Điều 13, Luật An ninh quốc gia quy định như sau: "1. Tổ chức hoạt động câu kết, xúi giục, khống chế, kích động,… nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Điều 14 Quy định nhiệm vụ bảo vệ an ninh như sau: 1. Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2. Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa… quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điều 10, Luật Báo chí, quy định “những điều không được thông tin trên báo chí…: 1. Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… 3. Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”... Như vậy là những quy định nói trên của pháp luật Việt Nam không trái với pháp luật quốc tế. Về mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, cho đến nay các công ước quốc tế về quyền con người không chỉ có những quyền tuyệt đối mà còn có những quyền bị hạn chế (trong đó có quyền tự do ngôn luận) đủ sự mềm dẻo để cho các quốc gia, dân tộc vận dụng vào hoàn cảnh đặc thù của mình. Luật quốc tế về quyền con người không phải là những quy định pháp luật trực tiếp áp đặt cho các quốc gia - dân tộc. Đơn giản vì thế giới ngày nay không phải một quốc gia, Liên hợp quốc không là chính phủ trung ương, các quốc gia không phải là chính quyền địa phương. Tương tự như vậy, trên lĩnh vực pháp lý - pháp luật quốc gia không phải là hương ước, lệ làng, đó là ý chí của cả dân tộc. Luật quốc tế đối với các quốc gia thành viên trên thực tế đó là các hiệp ước, nó chỉ phát sinh hiệu lực pháp lý khi quốc gia nào đó gia nhập, ký kết, phê chuẩn công ước. Tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia luôn là nguyên tắc hàng đầu của Liên hợp quốc. Không phủ nhận rằng xã hội ta đang còn nhiều vấn đề như nhiều quốc gia khác, thậm chí còn là nhức nhối cần phải giải quyết - đó là phân hóa giàu nghèo, tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức; ở nơi này, nơi khác quyền của người dân còn bị vi phạm… Song, để giải quyết những vấn đề đó cần phải dựa trên các nguyên tắc chính trị, tư tưởng đúng đắn và nguyên tắc nhà nước pháp quyền, chứ không là việc tuyên truyền các quan điểm cá nhân (thực chất là phỉ báng, bôi nhọ, miệt thị chế độ xã hội). Nền dân chủ Việt Nam vẫn đang trên đường phát triển và hoàn thiện, tuy nhiên, điều đó không thuộc về các “chiến sĩ dân chủ, nhân quyền dũng cảm”, càng không phải là việc "download" (tải về) nền chính trị phương Tây như có người đã nói, mà là công việc của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Đối với dân tộc ta, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, gắn liền với chế độ xã hội, là giá trị cao nhất của dân tộc. Bảo vệ các nguyên tắc Hiến định, trong đó có Điều 4, Hiến pháp 1992 quy định về vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là bảo vệ thành quả cách mạng mà còn là tôn trọng phẩm giá của dân tộc. |
>> Thiệt hại của quân đội Libya qua ảnh
[BDV news] Với sức mạnh vượt trội, lực lượng Liên quân đã khiến quân đội trung thành với ông Gadhafi những chịu những đòn chí mạng.
![]() Tên lửa hành trình Tomahawk được giao nhiệm vụ tiên phong trong việc tiêu diệt các căn cứ của quân đội ông Gadhafi. ![]() Một quả tên lửa Tomahawk đánh trúng một bãi đỗ xe của quân chính phủ Libya. ![]() Các căn cứ của quân đội chính phủ liên tiếp bị trúng bom của Liên quân. ![]() Một xe phóng rocket bắn loạt BM-21 của quân chính phủ bị hỏa lực của Liên quân thiêu rụi. ![]() Nét mặt vui sướng của một chiến binh nổi dậy trước một xe tăng T-72 của quân đội chính phủ bị Liên quân tiêu diệt. ![]() Một chiếc tháp pháo xe tăng T-72 của quân đội chính phủ bị tên lửa chống tăng Liên quân đánh bay ra khỏi thân xa một đoạn khá xa. ![]() Một xe phóng tên lửa đối không SA-8 của quân chính phủ bị Liên quân tiêu diệt. ![]() Lực lượng nỗi dậy đang kiểm tra các xe quân sự của quân chính phủ bị Liên quân tiêu diệt. ![]() Một xe phóng tên lửa hành trình đối đất Scud của quân đội chính phủ bị trúng mảnh đạn của hỏa lực Liên quân làm vỡ kính buồng lái. ![]() Một phiến quân với lá cờ của lực lượng nổi dậy đứng trên đống đổ nát của các xe quân sự của quân đội chính phủ như một sự khẳng định cho chiến thắng. |
Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011
>> Chiến hạm Việt Nam: Petya II - III
[Vndefence news] Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được HQNDVN nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam
Tàu hộ tống lớp Petya-II Độ giãn nước: 1,077 tấn Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.85 mét Sức đẩy: 3 trục; 6,000 bhp; 2 động cơ đẩy gas turbines 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ Thủy thủ đoàn: 92 Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 2 giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL Nguồn gốc: Khu trục hạm cỡ nhỏ của Liên Xô, chuyển giao cho Việt Nam. Nơi sản xuất: Yantar Zavod, Kaliningrad, Russia. ![]() Tàu tuần tiễu lớp Petya-III Độ giãn nước: 1,040 tấn Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.72 mét Sức đẩy: 3 trục; 1 cruise diesel, 6,000 bhp; 2 boost gas turbines, 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ Thủy thủ đoàn: 92 Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D air search Sonar: Titan hull mounted MF EW: Bizan-4B suite with Watch Dog intercept Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4 giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL Nguồn gốc: tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận năm 1978. Việt Nam hiện có 2 chiếc HQ-09, HQ-11. ![]() Petya là tàu khu trục cỡ nhỏ do Liên Xô chế tạo với chức năng chính là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tổng cộng có khoảng 45 chiếc được chế tạo và sử dụng tại Liên Xô, trong đó có 18 Petya-I, 27 chiếc Petya-II. Phiên bản Petya-III dành cho xuất khẩu. Việt Nam nhận 3 chiếc Petya-II đã qua sử dụng của Liên Xô và sau đó là 2 chiếc Petya-III vào năm 1978 Petya được thiết kế theo kiểu cổ điển từ thời chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù thời điểm nó sinh ra là vào thập niên 60, có lẽ do Petya không phải là lực lượng chiến đấu xung kích trong hải quân Xo Viết. Nhiệm vụ chính của Petya là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tuy nhiên khả năng chống ngầm của Petya cũng còn hạn chế. Vũ khí Petya-III có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác. ![]() Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm ![]() Khả năng phòng thủ cũng như chiến đấu của Petya rất hạn chế vì tất cả hỏa lực của nó điều là hỏa lực trực tiếp có tầm xạ kích hiệu quả dưới 10 km, trong khi đó các tàu chiến hiện tại đều dùng hỏa tiễn hải đối hải với tầm bắn lên đến hàng trăm km. Tốc độ của Petya khá chậm 29 hải lý/giờ. Tuy nhiên với điều kiện kinh phí cho hải quân còn thấp, Việt Nam vẫn duy trì hạm đội Petya, nhưng với chức năng phòng thủ các cảng sông mà thôi. |
>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I
[Vndefence news] Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I (Molniya) đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa
Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội. ![]() - Tàu tên lửa Tarantul được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, bao gồm: Tàu chiến đấu, tàu bổ trợ và tàu tuần tra tại các vùng cửa biển, ven bờ. Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính. * Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm: - Trang bị hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg - Hoặc tên lửa hành trình đối hạm Moskit - SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg - Hoặc tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9. - 12 tên lửa phòng không Igla-1M; - 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15 km - Hai pháo phòng không 30mm AK-630M. ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Hệ thống ra-đa trên tàu có: Ra-đa trinh sát băng HF, UHF, ra-đa nhận biết mục tiêu không-biển, ra-đa điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét. Tàu tên lửa Tarantul có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Việt Nam đã mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Sẽ có khoảng 20 chiếc sẽ ra đời tại Việt Nam Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm". Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao . Theo một số chuyên gia nước ngoài phân tích, Với 2 chiếc Gepard (sẽ về Việt Nam cuối năm 2009) và trên 20 Tarantul hải quân Việt Nam sẽ tiến tới thành lập hạm đội biển Đông với trên dưới 30 chiến hạm hiện đại. |
>> Chiến hạm Việt Nam: OSA-II
[Vndefence news] Tàu Osa là lọai tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển vào đầu thập niên 1960 theo các dự án 250 (Osa 1) và 250U (Osa 2). Đây là lọai tàu chiến được sản xuất với số lượng nhiều nhất, trên 400 chiếc được xuất xưởng.
Chữ Osa có nghĩa là Ong bắp cày, nó mang tên này do đặc điểm chiến đấu của mình. Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động tốt. Tàu Osa đựơc phát triển nhằm thay thế loại tàu tấn công “Komar” – Loại chiến hạm mini đầu tiên trên thế giới có trang bị hỏa tiễn đối hạm, có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 12000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ ![]() Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 / SS-N2 được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách hơn 80 km. Theo lý thuyết cần 6 Osa để đánh chìm một khu trục hạm 20.000 tấn. Vũ khí phụ của Osa là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu đề phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác. ![]() Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi. ![]() Osa đã tham chiến nhiều trận, trong đó Osa chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến tranh Iraq-Iran 1980. Điểm yếu chính là hệ thống điều khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ 200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn. Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của hải quân ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy vậy Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa. |
>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2)
[BDV news] Khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc là tiền đề không thể thiếu để các nhiệm vụ chế áp phòng không ngày càng chính xác và hiệu quả hơn. Trong tương lai, người ta không phải mạo hiểm mạng sống phi công cho những nhiệm vụ nguy hiểm này.
Tính chính xác là ưu tiên hàng đầu Một trong những điểm yếu của thiết kế tên lửa AGM-88 ở chỗ: một khi ra đa đối phương tắt tín hiệu và tên lửa không phát hiện được ra đa và trở nên không thể kiểm soát, biến thành thành nguy cơ lớn cho bất kỳ mục tiêu nào dưới mặt đất không phân biệt địch, ta hay dân thường. Trong chiến dịch không kích của quân đồng minh vào Nam Tư năm 1999, một tên lửa AGM-88 HARM đã mất mục tiêu và đánh trúng vào một ngôi nhà tại Sofia, Bulgaria cách đó 80 km. Sau sự kiện đó, nhà sản xuất loại tên lửa này đã phát triển một mô đun mới có tên HDAM (HARM Destruction of Enemy Air Defence Attack Module - Mô đun phá hoại tấn công phòng không của đối phương dành cho tên lửa chống bức xạ tốc độ cao). ![]() Thông số kỹ thuật tên lửa AGM-88 HARM và cấu tạo chi tiết của hệ thống dẫn đường HDAM. “Trái tim” của mô đun này chính là hệ thống định vị GPS tích hợp tiên tiến, giúp tên lửa không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn phát sóng của ra đa để định vị mục tiêu. Nó giúp AGM-88 đối phó được với chiến thuật bật/tắt ra đa thường thấy và không gây nguy hại cho những vùng xung quanh. Kể từ khi phát triển, AGM-88 HARM được nâng cấp qua rất nhiều phiên bản như AGM-88 bản A,B nâng cấp đầu dò nhạy hơn, AGM-88C được thêm chức năng chống nhiễu và mới nhất là phiên bản AGM-88E AARGM, được trang bị cả đầu dò bị động và chủ động, hoạt động trên dải sóng milimét. Loại tên lửa diệt radar mới nhất này dự kiến được trang bị trong không quân Mỹ từ tháng 11/2010. Tên lửa ALARM Ngoài AGM-88 HARM, trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” tại Iraq, NATO còn sử dụng một loại tên lửa diệt ra đa khác là ALARM. Trên chiến trường, ALARM thường được trang bị cho các máy bay Panavia Tornado. Tuy nhiên, Tornado chỉ mang ALARM khi thực hiện nhiệm vụ hỗn hợp, chứ không chuyên biệt như máy bay EA-18G Growler của Mỹ. ![]() Máy bay chiến đấu Panavia Tornado trang bị tên lửa diệt radar ALARM. Hỗ trợ cùng các loại vũ khí trên là những thiết bị trinh sát hiện đại như bộ thu sóng AN/ALQ-218 trang bị trên máy bay EA-18G Growler có khả năng nhận biết, thu thập và phân tích các loại sóng radar ở các bước sóng khác nhau, từ đó đưa ra phương án gây nhiễu thích hợp. Với khả năng phân tích và gây nhiễu rất nhiều băng tần, sự kết hợp của bộ thu sóng AN/ALQ-218, bộ gây nhiễu sóng ra đa AN/ALQ-99, thiết bị phá sóng liên lạc Raytheon ALQ-227(V)1, cùng hệ thống thông tin liên lạc INCANS cho phép phi công có thể thoải mái liên lạc trong tình trạng môi trường xung quanh bị nhiễu nặng, khiến phi cơ này trở thành bá chủ trong nhiệm vụ chế áp điện tử, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong chiến tranh công nghệ cao ngày nay. ![]() Trang bị tiêu chuẩn của máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler với các thiết bị thu phát, gây nhiễu sóng radar, thiết bị liên lạc hiện đại cùng tên lửa không đối không AIM-120C và tên lửa diệt radar AGM-88. Thiết bị bay tác chiến không người lái Hiện tại, nhiệm vụ S/DEAD thuộc về máy bay có người lái. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt nguy hiểm, các loại máy bay chế áp phòng không là mục tiêu số một của các phòng không và không quân đối phương. Vì vậy, ý tưởng sử dụng phương tiện bay tác chiến không người lái UAV/UCAV ngày càng được để mắt tới. Chiến thuật này đã được thử nghiệm trong các cuộc chiến quy mô nhỏ, đối phó với những hệ thống phòng không yếu cả về chất lượng và số lượng như chiến dịch “Hòa bình cho Galile” của Israel chống lại Lebanon năm 1982 và lực lượng hỗn hợp Mỹ sử dụng trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”. Loại UAV sử dụng trong chiến dịch “Hòa bình cho Galile” có tên Harpy, do Israel sản xuất; có cấu tạo cánh tam giác (delta), có khả năng bay liên tục hai giờ và tầm hoạt động 500 km. Được trang bị đầu dò sóng ra đa bị động, có thể lần theo đài phát ra đa đối phương và lao thẳng vào phá hủy chúng với lượng thuốc nổ 32 kg mang theo trong thân. Hiện, Harpy trở lên khá lỗi thời và đã được Israel xuất khẩu rộng rãi sang Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. ![]() Máy bay không người lái (UAV) Harpy trang bị trong quân đội Hàn Quốc do Israel sản xuất, có tầm hoạt động 500 km và thời gian bay hai giờ liên tục. Tương tự, quân đội Mỹ cũng sử dụng UCAV (UAV mang vũ khí) MQ-9 Reaper để chống lại các mục tiêu tại Afghanistan, trong đó có sử dụng hạn chế trong các nhiệm vụ S/DEAD. ![]() UCAV MQ-9 Reaper và kho vũ khí của nó (bốn tên lửa Hellfire và hai bom thông minh). Trong tương lai, UAV sẽ được chuyên biệt hóa để thực hiện cả các nhiệm vụ ELINT và S/DEAD. Để phục vụ mục tiêu này, cả châu Âu và Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào những chương trình phát triển UAV/UCAV hiện đại. Trong đó, có gói thầu 1,1 tỷ USD của không quân Đức nhằm mua 5 UCAV Eurohawk. Thiết bị này có thể tuần tiễu quanh mục tiêu trong suốt 35 giờ liên tục và trang bị các loại tên lửa đối đất như Hellfire, Brimstone để tiêu diệt chúng. ![]() UAV loại Eurohawk của Đức. Trong tương lai, nó sẽ đảm nhận cả nhiệm vụ trinh sát và tác chiến đường không. Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới, những cuộc tập kích đường không luôn mang lại thành công lớn, vì thế những chiến thuật chế áp phòng không luôn được tập luyện, cải tiến ở các cường quốc giàu kinh nghiệm và tìm mọi cách học tập ở những cường quốc mới, ít kinh nghiệm hơn, nhưng không kém tham vọng giành ngôi bá chủ. |
Nhãn:
A-18G Growler,
Ấn Độ,
Chế áp phòng không,
Đức,
Eurohawk,
Hàn Quốc,
Hòa bình cho Galile,
Israel,
Nam Tư,
Panavia Tornado,
Radar AGM-88,
trung quốc,
UCAV MQ-9 Reaper
Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011
>> Ai thủ lợi từ cuộc chiến Libya?
[Internet] Các chuyên gia quốc tế cho rằng không khó để xác định những nước kiếm lợi từ cuộc chiến đang diễn ra ác liệt ở Libya.
Theo chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi Pepe Escobar của báo Asia Times, Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ đã mở đường cho phương Tây và đồng minh bảo vệ một lực lượng vũ trang chống chính phủ. Ông này nhận định ngay cả “con nít” cũng biết rõ mục tiêu của chiến dịch quân sự là nhằm lật đổ chính phủ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Chỉ huy chiến dịch Libya của NATO, trung tướng Charles Bouchard có thể quả quyết rằng sứ mệnh mà khối này vừa chính thức cầm trịch chỉ nhằm bảo vệ thường dân vô tội. Chỉ có điều những “thường dân vô tội” này lại lái xe tăng, bắn súng AK và giao tranh quyết liệt với quân chính phủ. Mặt khác, liên quân cũng chỉ bao gồm 12/28 nước thành viên NATO cộng với Qatar. Theo các chuyên gia, ít ra cho đến thời điểm này, người ta có thể dễ dàng nhận ra những bên hưởng lợi trong cuộc chiến ở Libya. Đó là Mỹ, NATO, Ả Rập Xê Út, Qatar, Pháp, Anh, các tập đoàn nước ngoài và thậm chí cả al-Qaeda. Mỹ: Cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã liệt kê 3 nước bị cho là “bất hảo” ở Trung Đông và Bắc Phi là Iran, Syria và Libya. Trong chiến dịch lần này, Lầu Năm Góc nhắm vào mắt xích yếu nhất là Libya. ![]() Theo Asia Times, cuộc chiến Libya chính là cuộc vận hành thử nghiệm của Bộ Tư lệnh châu Phi (Africom), vốn được thành lập dưới thời Tổng thống George W.Bush và được chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama củng cố. Đây là cuộc chiến đầu tiên của lực lượng Mỹ mà Africom chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành. Đại bản doanh của Bộ Tư lệnh này lại đặt tại thành phố Stuttgart (Đức) do không quốc gia châu Phi nào chịu “chứa chấp”. Ngoài Libya, những nước châu Phi bị đặt vào tầm ngắm của Africom còn có Sudan, Bờ Biển Ngà, Eritrea và Zimbabwe. Horace Campbell, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Syracuse (Mỹ) thì nhận định chiến dịch của Africom “về cơ bản là mặt trận của các nhà thầu quân sự Mỹ như Dincorp, MPRI và KBR đang hoạt động ở châu Phi”. Báo The Times hôm 30.3 dẫn các nguồn tin riêng cho biết Mỹ có thể huy động lực lượng “quân đội tư nhân” này sang Libya để tránh vi phạm cam kết không đưa bộ binh vào cuộc chiến. NATO: Chiến dịch Libya chính là cơ hội để NATO biến Địa Trung Hải thành “ao nhà”. Đến nay, chỉ còn 3 nước ven Địa Trung Hải chưa là thành viên đầy đủ hoặc nằm trong danh sách đối tác của NATO. Đó là Libya, Li-băng và Syria. Sau Libya, rất có thể Syria là mục tiêu tiếp theo còn Li-băng bị NATO phong tỏa từ năm 2006. Ả Rập Xê Út: Nếu ông Gaddafi ra đi, Quốc vương Abdullah của Ả Rập Xê Út sẽ bớt được một đối thủ đáng gờm trong khu vực. Theo báo Daily Mail, không lâu trước khi liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến vào Iraq năm 2003, ông Gaddafi đã tranh cãi nảy lửa với ông Abdullah, khi đó còn là thái tử, tại một hội nghị cấp cao của khối Ả Rập xung quanh tính hợp pháp của cuộc chiến. Ông Abdullah ủng hộ hành động của phương Tây trong khi ông Gaddafi cực lực phản đối. Đến năm 2004, Ả Rập Xê Út tuyên bố phá được một âm mưu ám sát Thái tử Abdullah mà họ cho là có liên quan đến Libya. Chuyên gia Escobar cho biết Ả Rập Xê Út là nước quảng bá mạnh mẽ việc Liên đoàn Ả Rập “nhất trí” kêu gọi thành lập vùng cấm bay trên không phận Libya. Trên thực tế, chỉ 11/22 nước thành viên của tổ chức này tham gia biểu quyết, trong đó có 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh do Ả Rập Xê Út thống lĩnh. Algeria và Syria thì bỏ phiếu chống. Nghĩa là chỉ có 9/22 thành viên Liên đoàn Ả Rập ủng hộ thành lập vùng cấm bay. Qatar: Quyết định gửi 2 máy bay chiến đấu tham gia thực thi vùng cấm bay ở Libya được đưa ra trong khi Qatar tìm cách tiếp cận nguồn dầu lửa ở miền đông Libya. Việc chính thức công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời do lực lượng chống đối thành lập được Qatar đưa ra một ngày sau khi nước này giành quyền tiếp thị dầu lửa được khai thác ở miền đông Libya, theo Asia Times. Pháp: Asia Times dẫn lời giới quan sát đánh giá vùng cấm bay là cơ hội để Pháp quảng bá các mẫu máy bay chiến đấu Mirage và Rafale trên thị trường vũ khí thế giới. Ngoài ra, còn phải kể đến sự phẫn nộ của Pháp trước việc ông Gaddafi hủy bỏ các hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale và hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân do nước này thiết kế. Nhiều ý kiến khác cho rằng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy muốn gỡ thể diện sau khi bị chỉ trích là phản ứng chậm và yếu ớt trong vụ chính biến tại Tunisia và Ai Cập cũng như tranh thủ cử tri cho các kỳ bầu cử quan trọng. Pháp là nước đầu tiên công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời của phe chống đối và là nước đầu tiên dội bom xuống Libya. Anh: Cùng với Pháp, Anh là nước ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập vùng cấm bay ở Libya và khẳng định từ đầu là ông Gaddafi phải ra đi. Theo Daily Mail, 2 nước đã có “hận thù” từ lâu sau khi London cáo buộc Tripoli ủng hộ tài chính và huấn luyện các tay súng thuộc Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA). Quan trọng hơn phải kể đến vụ đánh bom chiếc máy bay của hãng Pan Am trên bầu trời Lockerbie (Scotland) hồi năm 1988 làm 270 người thiệt mạng. Ngoại trưởng vừa đào tẩu của Libya Moussa Koussa, khi đó còn là một lãnh đạo tình báo, bị cáo buộc là người đã vạch kế hoạch đánh bom. Ông Koussa cũng bị coi là mắt xích quan trọng giữa ông Gaddafi và kẻ thực hiện vụ đánh bom tên Abdulbaset Al Megrahi. Al-Qaeda: Theo báo Telegraph, một thủ lĩnh của phe chống đối ở Libya là Abdel-Hakim al-Hasidi, vốn từng cùng Taliban đánh Mỹ ở Afghanistan, xác nhận rằng ông ta đã chiêu mộ được khoảng 25 “chiến binh tử vì đạo” ở miền đông Libya để đánh Mỹ ở Iraq và một số trong những người này “hiện đang chiến đấu ở thành phố Adjabiya”. Tờ The Washington Post thì đưa tin Mỹ đang tích cực làm rõ thông tin tình báo rằng có sự hiện diện của al-Qaeda giữa các tay súng thuộc quân chống đối ở Libya. Đó là chưa kể nghi ngờ về việc lực lượng chống Chính phủ Libya bán vũ khí cho Hamas và Hezbollah. Trước đó, Tổng thống Idriss Deby của Chad, nước láng giềng phía nam Libya, quả quyết rằng các phần tử có liên hệ với al-Qaeda đã đột nhập nhiều kho vũ khí ở Cyrenaica, miền đông Libya và có thể đã cướp được một số tên lửa đất đối không. Đầu tháng 3, nhóm al-Qaeda ở vùng Maghreb, một chi nhánh của mạng lưới khủng bố khét tiếng, đã lên tiếng ủng hộ lực lượng chống Chính phủ Libya. RIA Novosti dẫn lời Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga Igor Korotchenko cũng cảnh báo rằng những tên lửa đất đối không MANPADS mà quân đội Libya trang bị cho dân chúng cũng như những vũ khí mà phe chống đối chiếm được có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố. Các tập đoàn kinh doanh nước: Ít người biết rằng phía đông sa mạc Sahara chứa một bể nước ngầm khổng lồ có tên Hệ thống ngậm nước Nubian Sandstone (NSAS). Các nhà khoa học ước tính rằng trữ lượng nước ngọt của “đại dương ngầm” lớn nhất thế giới này tương đương với lượng nước chảy qua sông Nil trong 200 năm. Có diện tích bề mặt 2 triệu km2, NSAS trải dài qua 4 nước Suadan, Chad, Ai Cập và Libya, trong đó Libya và Ai Cập chiếm phần lớn nhất. Năm 1984, ông Gaddafi chính thức cho khởi công xây dựng tuyến đường ống dẫn nước khổng lồ GMMRP dài 4.000 km để lấy nước từ NSAS. Công trình này được hoàn thành theo từng phần và đến năm 2007, nó đã có thể cung cấp nước ngọt cho Tripoli, Benghazi và toàn bộ khu vực duyên hải của Libya. Theo Asia Times, chi phí xây dựng GMMRP là 25 tỉ USD và ông Gaddafi từng tuyên bố số tiền này hoàn toàn từ ngân sách quốc gia chứ chính phủ không hề vay mượn từ Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Thế giới. Giới quan sát cho rằng các tập đoàn nước Veolia, Suez Ondeo và Saur của Pháp, vốn đang kiểm soát 40% thị trường nước ngọt thế giới, rất muốn giành quyền khai thác nguồn tài nguyên chiến lược này của Libya. Ngoài ra còn phải kể đến các bên nhằm vào trữ lượng dầu khí khổng lồ của Libya. Với nguồn dự trữ 46,5 tỉ thùng, Libya là nền kinh tế dầu mỏ lớn nhất châu Phi, xếp trên Nigeria và Algeria. Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (NOC) của Libya nằm trong top 25 trong danh sách 100 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, theo website Globalresearch.ca. |
Nhãn:
Ai Cập,
Al-Qaeda,
Asia Times,
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates,
Gaddafi,
George W.Bush,
Globalresearch.ca,
HĐBA Liên Hợp Quốc,
liên quân NATO,
Lybia,
NSAS
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.3)
[VITINFO news] Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này.
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1) >> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2) Phần III: Không quân Trung quốc ![]() Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này. Lực lượng Không quân Trung quốc gồm có 30 sư đoàn (3 sư đoàn máy bay ném bom, 3 sư đoàn máy bay cường kích, 22 sư đoàn máy bay tiêm kích, 2 sư đoàn máy bay vận tải), tập trung chủ yếu ở vùng đông-bắc và ở phía đông. Không có con số thật chính xác về số lượng máy bay của Không quân Trung quốc. Theo đánh giá của các nhà phân tích quân sự nước ngoài, tổng số máy bay chiến đấu của Không quân Trung quốc nằm trong khoảng từ 2 đến 4 nghìn chiếc. Trung quốc có 400 sân bay với sức chứa tới 9.000 máy bay, lớn hơn khoảng ba lần so với tổng số máy bay hiện có của Không quân Trung quốc, đảm bảo khả năng cơ động lực lượng không quân ở tất cả các hướng chiến lược. Lực lượng máy bay ném bom có khoảng 140 máy bay H-6 (là bản sao loại máy bay Tu-16 của Liên xô trước đây), có cự ly hoạt động 2,5 nghìn km, trực thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược. Đây là loại máy bay cũ đã bị loại bỏ khỏi lực lượng vũ trang Nga. Từ năm 2006 Trung quốc sản xuất hàng loạt máy bay ném bom H-6M có cự ly hoạt động lớn hơn. Máy bay H-6M được trang bị tên lửa hành trình DH-10. Sử dụng công nghệ của Mỹ Trung quốc đã chế tạo và sản xuất tên lửa DH-10 theo mẫu tên lửa X-55 của Nga (Trung Quốc đã mua sáu tên lửa loại này của Ukraina). Trên cơ sở loại máy bay H-6, Trung quốc còn sản xuất loại máy bay tiếp nhiên liệu HY-6 (hiện có 8 chiếc). Ngoài ra, theo các nguồn thông tin khác nhau, lực lượng máy bay ném bom còn có khoảng từ 40 đến 350 máy bay ném bom chiến thuật loại H-5 (là bản sao loại máy bay cũ IL-28 của Liên xô trước đây). Số máy bay này sẽ được thay thế bằng loại máy bay mới JH-7, về cấu tạo giống như loại máy bay SU-24 của Nga và “Jaguar” của Anh-Pháp. Hiện nay không quân Trung quốc mới có (15-20) chiếc loại này. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay ném bom là 80 giờ/năm. Lực lượng máy bay cường kích có khoảng từ 300 đến 550 máy bay Q-5 (được sản xuất theo mẫu máy bay MiG-19). Đây là loại máy bay cũ, nhưng khá hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ cho lục quân trên chiến trường nếu đối phương không có lực lượng phòng không mạnh hoặc lực lượng phòng không của đối phương đã bị tiêu diệt. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay cường kích là 150 giờ/năm. Lực lượng mạnh nhất của Không quân Trung quốc là lực lượng máy bay tiêm kích, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước đã được trang bị lại bằng các loại máy bay mới nhất: SU-27 (Trung Quốc gọi là J-11) và SU-30 (Trung Quốc gọi là J-12). Không quân Trung Quốc hiện có 176 máy bay SU-27 và 73 máy bay SU-30. Dự kiến 200 máy bay SU-27 sẽ được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga (không được quyền bán lại cho các nước thứ ba), nhưng sau khi sản xuất được 105 chiếc phía Trung Quốc hủy bỏ hợp đồng này. Ngoài ra, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất loại máy bay tiêm kích J-11B (phiên bản rút gọn của máy bay J-11) để xuất khẩu. Trung quốc còn sản xuất một loại máy bay tiêm kích hiện đại nữa là J-10 theo mẫu máy bay tiêm kích “Lavi” của Israel kết hợp với các trang thiết bị của Nga (radar “Juk”, động cơ AL-31F, vũ khí). Trung quốc hiện có 70 máy bay J-10 , và dự kiến sẽ sản xuất đến 300 chiếc. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay tiêm kích là 200 giờ/năm, tương đương với phi công Mỹ, và lớn hơn (4-5) lần so với phi công Nga. Không quân Trung quốc còn có một số lượng đáng kể máy bay tiêm kích cũ. Loại phổ biến nhất là máy bay J-6 (bản sao của máy bay MiG-19). Trước đây Không quân Trung quốc có đến 3 nghìn máy bay J-6, hiện còn khoảng từ 300 đến 800 chiếc. Không quân Trung quốc còn có khoảng 700 máy bay J-7 (bản sao của máy bay MiG-21) và khoảng (180-250) máy bay J-8 do Trung quốc tự chế tạo. Tất cả các loại máy bay kể trên không đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, tuy nhiên chúng có khả năng tạo ra hiệu ứng số đông, đảm bảo phối hợp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của các loại máy bay hiện đại. Không quân Trung quốc (giống như Không quân Mỹ) cũng có một phi đội mang tên "Aggressor" gồm các phi công giỏi nhất và được trang bị máy bay hiện đại SU-27. Phi đội này tạo giả hoạt động của Không quân đối phương giả định (như Đài Loan…). Phi công các đơn vị khác của Không quân Trung Quốc diễn tập với phi đội "Aggressor" để nâng cao trình độ và nghiên cứu chiến thuật của đối phương giả định. Máy bay tiêm kích của Không quân Trung quốc được trang bị một số lượng lớn tên lửa "không đối không” hiện đại gồm khoảng 3 nghìn tên lửa P-27 và 3200 tên lửa P-73 của Nga. Trung Quốc tự, sản xuất tên lửa PL-9 (theo mẫu tên lửa "Pyton-3" của Israel) và tên lửa PL-11 (theo mẫu tên lửa "Aspid-1A" của Ý). Tên lửa PL-9 còn được sử dụng trong lực lượng phòng không của lục quân. Số lượng máy bay trinh sát của Không quân Trung quốc gồm có 100 máy bay JZ-6, 40 máy bay HZ-5, 15 máy bay YZ-7 và YZ-8, 5 máy bay "Learjet-35 ", 8 máy bay AN-30, 3 máy bay TU-154P. Gần đây lực lượng không quân Trung quốc đã được trang bị thêm 6 hoặc 7 máy bay trinh sát điện tử từ xa KJ-200 và KJ-2000. Số lượng máy bay vận tải của Không quân Trung quốc gồm có 300 máy bay Y-5 (bản sao của máy bay AN-2), 100 máy bay Y-7 (AN-24), 70 máy bay Y-8 (AN-12), 15 máy bay Y-11 và 8 máy bay Y-12 (là 02 loại máy bay vận tải hạng nhẹ do Trung quốc tự chế tạo), 19 máy bay TU-154, 20 máy bay IL-76, 6 máy bay Boeing 737. Khả năng đổ bộ lính dù và vận chuyển quân của Không quân Trung quốc hiện còn bị hạn chế. Phần lớn số lượng máy bay trực thăng của quân đội Trung quốc trực thuộc quân chủng lục quân. Không quân Trung quốc chỉ có 100 máy bay trực thăng Z-5 (bản sao của máy bay Mi-4), 100 máy bay trực thăng Z-9 (bản sao của máy bay Pháp AS-365), 40 máy bay trực thăng Mi-8, 6 máy bay trực thăng AS-332 của Pháp. Trong những năm gần đây khả năng phòng không của quân đội Trung Quốc đã được nâng lên đáng kể bằng cách mua các hệ thống tên lửa phòng không C-300 của Nga. Hiện nay Trung Quốc có 1 trung đoàn (2 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU, 2 trung đoàn (4 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU-1, và 16 tiểu đoàn tên lửa phòng không C-300PMU-2. Trung Quốc đã sao chép hệ thống tên lửa phòng không C-300 và bắt đầu sản xuất hệ thống này (với tên gọi là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9). Ngoài ra, lực lượng phòng không của Trung quốc còn có khoảng 600 bệ phóng tên lửa HQ-2 (bản sao hệ thống tên lửa phòng không C-75 của Liên Xô trước đây) và khoảng 16.000 pháo phòng không. Ở Trung Quốc, binh chủng lính dù trực thuộc quân chủng Không quân. Lực lượng này gồm 3 sư đoàn và đóng tại quân khu Bắc Kinh. Mỗi sư đoàn có 4 trung đoàn (3 trung đoàn lính dù và 1 trung đoàn pháo binh). Tổng số quân của binh chủng khoảng (24-30) nghìn người. Tất cả mọi quân nhân của binh chủng lính dù, kể cả tư lệnh binh chủng, đều phải biết nhảy dù từ một số loại máy bay xuống các địa hình khác nhau. Mặt yếu của lực lượng lính dù là số lượng máy bay vận tải và trực thăng đổ bộ còn thiếu, nên khả năng cơ động còn bị hạn chế. |
Nhãn:
Alexander Khramchikhin A,
Anh-Pháp,
Hải quân Trung Quốc,
không quân,
Không quân Trung Quốc,
máy bay,
Mỹ,
Nga,
Phi đội "Aggressor",
Quân khu Bắc Kinh,
tên lửa,
trung quốc
>> Báo Nga: Mỹ muốn dùng lá chắn tên lửa ở Ấn Độ để chống Nga - Trung
[VITINFO news] Nhật báo Komsomoloskaya Pravda của Nga hôm 31/3 đưa tin, Mỹ đã và đang cố gắng tập trung vào kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu tại Ấn Độ để đe dọa Nga và Trung Quốc.
Theo thông tin do WikiLeaks tiết lộ, Mỹ không chỉ có kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa chống lại Nga tại châu Âu mà còn đang đàm phán với các quốc gia dọc biên giới của Nga, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ, để phối hợp xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống này cũng để nhằm vào Nga. “Chiếc dây thòng lọng quanh Nga đang bị thít chặt. Nhờ có WikiLeaks, Nga mới biết rằng Washington đã và đang đồng thời thực hiện nhiều cuộc hội đàm với các quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của họ. Đó là những quốc gia khác nhau, nhưng những quốc gia này tạo thành một dây chuỗi quanh nước Nga”. ![]() Một bức điện tín bí mật từ đại sứ quán Mỹ ở New Delhi đưa ra trong năm 2007 đã bác bỏ thông tin trên báo chí rằng Ấn Độ đã bất ngờ quay trở lại thỏa thuận kí năm 2005 với Mỹ để hợp tác về phòng thủ tên lửa. Theo bức điện tín này, báo chí Ấn Độ đã hiểu sai tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Pranab Mukherjee sau cuộc gặp đa phương Nga – Trung - Ấn vào ngày 24/10/2007. Ông Mukherjee khẳng định, thông tin Ấn Độ sẽ tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu là “không có cơ sở”. Amandeep Singh Gill, người từng phụ trách vấn đề giải trừ quân bị và an ninh quốc tế đã xác nhận rằng bình luận của ông Mukherjee tại Harbin không thể được hiểu như một sự trệch hướng khỏi hiện trạng mối quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa hiện nay giữa Mỹ và Ấn Độ”. Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ nhắc lại: “Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khi đó là ông Mukherjee và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld đã nhất trí mở rộng hợp tác liên quan đến lĩnh vực phòng thủ tên lửa trong một thỏa thuận khung về quốc phòng Mỹ - Ấn tháng 7/2005”. Hợp tác Mỹ - Ấn về phòng thủ tên lửa “đến nay đã giới hạn trong các cuộc thảo luận về công nghệ và tìm kiếm sự thật”, điện tín trên cho biết. Nhật báo Komsomoloskaya Pravda cho biết, Mỹ đã “quăng lưới cá tại Ấn Độ” để nước này tham gia vào kế hoạch xây dựng vành đai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bao quanh nước Nga. “Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quanh nước Nga – trước hết ở châu Âu, sau đó là các khu vực khác - của Washington có thể nhằm mục đích buộc chúng tôi phải chia sẻ nguồn tài nguyên giàu có của mình”, nhật báo trên viết. |
Nhãn:
Ấn Độ,
Châu Âu,
Lá chắn tên lửa,
Mỹ,
Mỹ - Ấn,
New Delhi,
Nga,
Nhật Bản,
Nhật báo Komsomoloskaya Pravda,
trung quốc,
Wikileaks
>> Mỹ cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam
[BDV news] Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt M. Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam cũng như các quốc gia đang lớn mạnh khác tại châu Á-Thái Bình Dương.
Trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện, ông Campbell trình bày chiến lược của chính quyền Tổng thống Obama nhằm can dự vào châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được coi là tạo ra những cơ hội lớn cho nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, kể cả việc mở rộng thị trường cũng như hình thành các mối quan hệ đối tác chiến lược mới. Ông Campbell đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ (bên cạnh Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Singapore và Ấn Độ). Ông khẳng định Việt Nam là một trong 8 đối tác đang tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương của Mỹ và trong các cuộc gặp tại Hà Nội vào năm ngoái, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thỏa thuận sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương thành mối quan hệ đối tác chiến lược. ![]() Ông Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết, chính quyền ông Obama cam kết thúc đẩy can dự tại các tổ chức đa phương thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Ngoại trưởng Clinton coi là "điểm tựa cho kiến trúc đang nổi lên của khu vực, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF). Theo ông Campbell, trong năm nay, Tổng thống Obama sẽ dự EAS tại Indonesia và tập trung vào các bước đi mà tổ chức này thực hiện để thúc đẩy an ninh biển tại khu vực, tăng cường năng lực của các nước trong việc đối phó với các thảm họa thiên nhiên và nhân đạo cũng như việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ làm việc với ASEAN để xác định các biện pháp mà Washington có thể hỗ trợ tổ chức này trong việc thực hiện Kế hoạch hành động. Tổng thống Mỹ cũng sẽ đồng chủ trì hội nghị cấp cao Mỹ- ASEAN. Ông Campbell cho biết, Mỹ đang tiến hành chương trình ba điểm nhằm can dự thành công vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại Mỹ-Hàn Quốc, đạt tiến bộ quan trọng trong đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và tổ chức thành công APEC. |
>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên
[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.
Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay. Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai. Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng. Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu. Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng. Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết. Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay. Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết. Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ. Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào. Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc. Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào. Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự. ![]() Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa. Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ". Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ. Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc. Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước. Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung. Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình. Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?" Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể. Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế. Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột. Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ. Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình. Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)