Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> Lá chắn tên lửa của Mỹ



Đối phó với mối đe dọa từ những quốc gia được coi là 'cứng đầu', Mỹ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng có thể bắn hạ 'đồng nhiệm' của địch ở mọi giai đoạn bay, từ khởi tốc, giữa đến cuối.

Đánh chặn tên lửa ở giai đoạn khởi tốc: 3-5 phút
 1. Hệ thống vũ khí laser bố trí trên máy bay ABL (Airborne Laser - ABL)




Hệ thống vũ khí laser bố trí trên máy bay ABL

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (Missile Defense Agency - MDA) của Mỹ đang trang bị cho máy bay Boeing 747-400F các sensor hồng ngoại và một thiết bị laser năng lượng cao ở mũi máy bay, có khả năng tiêu diệt tên lửa trong những phút đầu tiên, sau khi được phóng. Lần thử nghiệm đầu tiên dự kiến thực hiện trong năm 2009.


Các giai đoạn bay của tên lửa đạn đạo.

2. Tên lửa đánh chặn động năng (Kinetic Energy Interceptor - KEI)

KEI đáp ứng yêu cầu của Lầu Năm góc về triển khai một hệ thống đánh chặn cơ động trên mặt đất. Bệ phóng đặt trên xe phóng tên lửa dài khoảng 10m, có tốc độ đủ lớn để tiêu diệt tên lửa đường đạn đang bay lên. Các vụ thử nghiệm bay bắt đầu vào năm 2009 và kết thúc năm 2011.

Giai đoạn bay giữa: Đến 20 phút
3. Hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn Aegis (Aegis Ballistic Defense) triển khai trên tàu chiến


Hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn Aegis

Trong các đoạn đầu và cuối của giai đoạn bay giữa, tên lửa đạn đạo sẽ nằm trong tầm bắn của các tên lửa đánh chặn 4 tầng, dẫn bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS phóng từ các chiến hạm của Hải quân Mỹ. Các radar trên tàu còn có thể bám các tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) để dẫn các tên lửa đánh chặn bố trí ở Alaska và California.

4. Tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất (Ground - Based Interceptor - GBI)


Tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất

GBI là hệ thống phòng thủ tên lửa duy nhất có thể tiêu diện tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở giai đoạn bay giữa. Khi thoát ly tầng khí quyền, tên lửa GBI 3 tầng phóng ra một đầu đạn nhỏ - đầu đạn này sẽ bám và sau đó lao thẳng vào đầu đạn của tên lửa đường đạn đang bay đến.

Giai đoạn bay cuối: 30 giây đến 1 phút
5. Hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 (Patriot Advanced Capability-3)


Hệ thống tên lửa phòng không PAC-3

Các biến thể đầu của hệ thống tên lửa phòng không Patriot được sử dụng để tiêu diệt máy bay, còn các biến thể nâng cấp được thiết kế để đối phó với tên lửa đạn đạo. Hệ thống PAC-3 đang được triển khai tại các căn cứ quân sự Mỹ và tham gia bảo vệ các quốc gia đồng minh của Mỹ. Các tên lửa của PAC-3 nhận dạng mục tiêu bằng radar và có tầm bắn dánh chặn tên lửa 15-45 km.

6. Hệ thống phòng thủ tên lửa độ cao lớn giai đoạn cuối THAAD (Terminal High Altitude Area Defense)


Hệ thống phòng thủ tên lửa độ cao lớn

THAAD sẽ là hệ thống vũ khí thế hệ mới bổ sung cho PAC-3 và là hệ thống phòng thủ tầm xa chống tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung. Một radar FBX-T băng X sẽ bảo đảm độ chính xác cho các tên lửa đánh chặn dài 18 ft của hệ thống THAAD.

(bdv news)

>> 'Gia phả' tên lửa Đông Phong của Trung Quốc (kỳ 1)



Đông Phong là tên gọi chung cho khoảng 11 thế hệ tên lửa đạn đạo chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc, đóng vai trò "ô hạt nhân" giúp nước này cân bằng sức mạnh với các siêu cường khác.

Bình minh của binh chủng tên lửa đạn đạo của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) bắt đầu khi nước này đạt được thỏa thuận với Liên Xô về việc làm quen và huấn luyện sử dụng những vũ khí chiến lược trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến 1962.

Trong thời gian đó, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc rất nhiều tài liệu nghiên cứu như bản mẫu, chi tiết kỹ thuật của các loại tên lửa đất đối đất R-1, R-2. Dựa trên các tài liệu và tên lửa mẫu loại tên lửa R-2 (định danh NATO là SS-2-Sibling), năm 1960, Trung quốc đã chế tạo và bắn thử thành công tên lửa DF-1 (Đông Phong - 1) -thành viên đầu tiên của "gia đình" tên lửa Đông Phong.

Dưới đây là thông tin về một số thành viên nổi bật của gia đình tên lửa Đông Phong:

1. Đông Phong 1 (DF-1)



Hình dáng của DF-1 được dân chúng biết đến là mẫu tên lửa đặt trong bảo tàng.

Tên lửa DF-1 có chiều dài 17,68m, đường kính 1,65m, khối lượng 20,4 tấn và có tầm bắn lớn nhất là 600km. Tên lửa DF-1 sử dụng nhiên liệu lỏng gồm hỗn hợp của oxi và cồn, có khả năng mang theo một đầu đạn quy ước nặng 1,3 tấn. Tuy nhiên, do DF-1 chưa một lần được phô diễn trước công chúng nên các thông số kỹ thuật của tên lửa này vẫn chưa được kiểm chứng.

2. Đông Phong 2 (DF-2)
Dựa trên loại tên lửa R-5 (SS-3 Shyster) của Liên Xô, Trung Quốc tiếp tục phát triển tên lửa DF-2 của riêng mình với nhiều công nghệ tự nghiên cứu. Mặc dù thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa này thất bại ngày 21/3/1962, nhưng người Trung Quốc không nản chí và họ đã thành công trong cuộc thử nghiệm đầu tiên ngày 29/6/1964, sau khi giảm khối lượng tên lửa từ 45,5 tấn xuống 40,5 tấn và hạ tầm bắn xuống còn 1.050km.


Mô phỏng tên lửa DF-2 tại vị trí phóng.

Ngày 27/10/1966, phiên bản cải tiến của DF-2 là DF-2A đã được thử nghiệm thành công. Đây là bản tên lửa đầu tiên của Trung Quốc có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa DF-2A có chiều dài 20,6 mét; đường kính 1,65 mét; khối lượng 32 tấn và có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 12 Kiloton đi xa 1.250 km. DF-2A có thời gian chuẩn bị khá lâu, phải mất khoảng 3 giờ đồng hồ người ta mới có khả năng phóng một tên lửa loại này.

Trong cuộc xung đột với Liên Xô năm 1969, tên lửa DF-2 được sử dụng để nhằm vào Liên Xô nhưng Trung Quốc đã không phóng đi bất kỳ tên lửa nào. Năm 1979, Trung Quốc chính thức ngừng sử dụng loại tên lửa này và thay bằng các loại tên lửa mới hơn là DF-3 và DF-21.

3. Đông phong-3 (DF-3)
Tên lửa DF-3 là bước tiến mới của công nghệ chế tạo tên lửa của Trung Quốc. Đây là loại tên lửa “hiện đại” tầm trung đầu tiên mà nước này chế tạo. Chương trình chế tạo DF-3 bắt đầu trước cả chương trình chế tạo DF-1, tuy nhiên Trung Quốc đã không thể hoàn thành mẫu thiết kế này do sự yếu kém về kỹ thuật khi đó. Sau này, tất cả thành tựu nghiên cứu DF-3 của Trung Quốc được chuyển cho chương trình DF-1.


Tên lửa DF-3 chuẩn bị phóng.

Ngay sau khi tên lửa DF-2 được sản xuất hàng loạt, Trung Quốc bắt tay vào thử nghiệm DF-3 từ bãi thử ở Shuangchengtzu năm 1967 và Wuchai năm 1969. Trung Quốc cho biết, họ tự lực thiết kế loại tên lửa này, nhưng các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng DF-3 đã “mượn” rất nhiều chi tiết kỹ thuật từ tên lửa R-12 (SS-4 Sandal) của Liên Xô.

Phiên bản ban đầu của DF-3 có tầm bắn 2.650 km với đầu đạn 2.150 kg, sau đó năm 1984, DF-3 được nâng cấp lên DF-3A có tầm bắn 2.800 km và có khả năng mang theo 3 đầu đạn hạt nhân loại từ 50 - 100 Kilotont. Cho đến khi ngừng sử dụng năm 2002, Trung Quốc đã sản xuất rất nhiều DF-3. Quân đội Trung Quốc từng sử dụng từ 90 - 120 tên lửa và 36 - 60 tên lửa đã được bán cho Arập Xêut kèm đầu đạn hạt nhân. Từ thiết kế của tên lửa DF-3, Trung Quốc đã thiết kế thành công tên lửa CZ-1 (Trường Chinh-1) để phóng vệ tinh đầu tiên của họ lên vũ trụ năm 1971.

4. Đông Phong - 4 (DF-4)
Đây là loại tên lửa liên lục địa (ICBM) đầu tiên của Trung Quốc này được thiết kế với tầm bắn lên tới 4.750 km để có thể vươn tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, hoặc tấn công thủ đô Moscow của Nga. Sử dụng loại động cơ tương tự DF-3, nhưng DF-4 đã được cải tiến tăng thêm một tầng đẩy nữa, khiến nó có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 2.200kg, có thể bay xa từ 5.500 đến 6.000km.


Diễu hành tên lửa DF-4 trên xe đặc chủng.

Bản cải tiến DF-4A có thể bắn được các mục tiêu ở khoảng cách xa đến 7.000 km. Tên lửa DF-4 thường được đặt trong các hầm phóng thẳng đứng giấu kín trong núi và có thể phóng sau hai giờ chuẩn bị.

DF-4 được thử thành công lần đầu tiên vào tháng 11/1971, tuy nhiên mãi đến năm 1984, loại tên lửa này mới được trang bị cho quân đội. Lý do chính của việc chậm trễ này là tiềm lực của Trung Quốc có giới hạn khi liên tục phát triển và sản xuất các loại tên lửa đạn đạo trong thời gian ngắn. Đến năm 1997, quân đội nước này đã có tất cả 20 tên lửa DF-4.

5. Đông phong - 5 (DF-5)
Tên lửa DF-5 là loại tên lửa đạn đạo lớn nhất trong lực lượng tên lửa Trung Quốc. Có chiều dài 33m, đường kính 3,4m và khối lượng lúc phóng lên tới 183 tấn. Tên lửa DF-5 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng hai tầng đẩy với nhiên liệu chính là Dimetylhydrazin và Nitơ têtraôxit.

DF-5 có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 3.200 kg và có tầm bắn tối đa lên tới 12.000 km. Với tầm bắn này, tên lửa DF-5 có thể vươn tới phần phía Tây của nước Mỹ, cũng như toàn bộ châu Âu. Sáu năm sau khi giới thiệu DF-5, năm 1986, Trung Quốc đã giới thiệu phiên bản DF-5A với độ chính xác cao hơn (độ lệch 1km) và tầm bắn lên đến 13.000 km, có thể vươn tới hầu hết mọi nơi trên nước Mỹ. Đến năm 2000, toàn bộ 30 tên lửa thế hệ này trang bị cho quân đội Trung Quốc đều là bản DF-5A.


Tên lửa DF-5 trên bệ phóng.

Tên lửa DF-5 được thai nghén từ năm 1965, khi lãnh đạo Trung Quốc muốn nước này sản xuất được tên lửa có khả năng vươn tới Bắc Mỹ. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt về ngân sách, đến năm 1975 dự án này mới chính thức tiến hành.

Ngày 12/2/1980, tên lửa DF-5 được thử thành công, bắn trúng mục tiêu cách xa 9.000 km trên biển Thái Bình Dương. Năm 1984, lần đầu tiên ba tên lửa DF-5 xuất hiện trước công chúng trong cuộc diễu binh kỷ niệm 35 năm ngày độc lập của Trung Quốc. Thiết kế của tên lửa DF-5 cũng được sử dụng để sản xuất tên lửa CZ-2 (Trường Chinh-2) sử dụng để phóng vệ tinh của nước này.

(bdv news)

>> Lục quân Trung Quốc lớn nhất hành tinh



Trung Quốc là quốc gia có lục quân đông nhất hành tinh với 1,6 triệu binh lính, sĩ quan… Tuy nhiên, khi ra tới biển, họ chưa phải là đối thủ của Mỹ khi nước này có 336.289 binh sĩ đang triển khai trên tàu, thuyền…

Mỹ là quốc gia đầu tư nhiều nhất cho quốc phòng với ngân sách là 692,8 tỷ USD trong năm 2010. Tuy nhiên, nước có tốc độ tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất lại là Trung Quốc với việc họ tăng thêm 6 tỷ USD trong năm qua.



Ngân sách quốc phòng Mỹ lớn nhất hành tinh.

Chưa dừng lại, Mỹ cũng là cường quốc số 1 thế giới về số binh sĩ không quân với quân số 340.990 người. Bên cạnh đó, Mỹ là “độc cô cầu bại” về số máy bay không người lái khi có tới 239 chiếc, về xe tăng (6.242 chiếc) và vệ tinh quân sự (55 chiếc).

Về số lượng máy bay ném bom chiến lược, Nga vẫn là nhà vô địch thế giới khi có 251 phi cơ. Ngoài ra, họ cùng với Mỹ là hai nước có số tàu ngầm nhiều nhất thế giới. Mỗi nước có 14 chiếc.

(bdv news)

>> Tên lửa đối hạm mà Trung Quốc sở hữu



Trung Quốc đang nỗ lực để trở thành "đại gia" sản xuất và bán tên lửa trong tương lai gần.

Theo tiết lộ của một số chuyên gia quân sự Trung Quốc, 3 loại tên lửa đứng đầu danh mục mua sắm của nước này là: 3M80 Moskit (SS-N-22 "Sunburn"), Kh-59 MK (AS-18 "Kazoo") và Kh-31 Zvezd Strela (AS-17 "Krypton").

Tên lửa 3M80 là tổ hợp vũ khí lớn được phóng từ tàu chiến, dùng động cơ đẩy phản lực dòng khí thẳng (ramjet) vận tốc cao, có tầm bắn 250 km, khối lượng phóng gần 4 tấn, với một đầu đạn nổ phá mảnh nặng 300 kg, vận tốc đâm vào mục tiêu đạt trên Mach 2.

Hiện, hải quân Trung Quốc có 4 tàu khu trục lớp 956 được trang bị tổ hợp tên lửa 3M80 Moskit và 2 tàu mới đóng (số hiệu 138 và 139) có thể đã được chuyển giao trang bị một phiên bản cải tiến, tầm xa mới của hệ Moskit (tầm bắn tới 250 km). Trung Quốc cũng có ý định mua thêm 2 tàu lớp 965 nữa.



Tên lửa tự chế tạo C-101 của Trung Quốc.

Gần giống 3M80 nhưng kích cỡ nhỏ hơn, tên lửa Kh-31 (còn goi là YJ-91) theo công bố, có vận tốc bay tương tự (trên 2 Mach), cấu hình nhỏ gọn để phóng từ máy bay. Phương Tây không có hệ vũ khí nào tương tự.

Trung Quốc đã đặt mua cả 2 biến thể: Kh-31A lắp đầu tìm radar chủ động, Kh-31P lắp đầu tự dẫn radar thụ động. Trong đó Kh-31 P là tên lửa chống radar có vận tốc bay lớn được thiết kế để tiến công các hệ thống radar xuất xứ từ phương Tây, kể cả hệ radar hải quân SPY-1 của Mỹ.

Do là loại vũ khí thụ động, tự dẫn theo nguồn phát radar của tàu mục tiêu nên Kh-31 không bị các hệ thống trinh sát điện tử phát hiện.

Phiên bản nâng cấp mới nhất của tên lửa Kh-31 có tầm hiệu quả lên tới 200 km, được trang bị cho các máy bay Su-30MK2, phân công đảm nhận vai trò tiến công mục tiêu trên biển đặc thù trong lực lượng không quân hải quân Trung Quốc. Kh-31 cũng có thể trang bị cho máy bay JH-7 Xian.

Loại thứ 3, Kh-59MK đáng chú ý hơn cả. Đây là phiên bản tầm xa, dẫn bằng radar của mẫu tên lửa cơ bản Kh-59 (AS-13 "Kingbolt") được phát triển dành riêng cho máy bay Su -30 MK2 biên chế trong không quân Trung Quốc. Tầm bắn của tên lửa này đạt được từ 250 - 300 km nhờ động cơ tua bin phản lực mới và một đầu tìm radar kết nối dữ liệu.

Tên lửa đối hạm nội địa
Bên cạnh đó Trung Quốc cũng đã nghiên cứu chế tạo ra các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn như CY-1 và SY-1. CY-1 có thiết kế dựa trên mẫu tên lửa chống hạm C-801 “Eagle Strike” nổi tiếng thông qua việc sửa đổi những bộ phận chiến đấu chống hạm thành chống ngầm.

So với các tên lửa chống tàu truyền thống phóng từ mặt nước, CY-1 có thiết kế cánh gấp tiết kiệm hơn, dẫn hướng radar tần số nhanh và hệ thống quản lý dẫn hướng quán tính giúp nâng cao khả năng chống nhiễu điện tử, giảm lực cản của nước trong giai đoạn cuối cùng.

Nó có tính năng gần giống với tên lửa AM-39 của Pháp, tầm phóng lên tới 85 km. CY-1 có trọng lượng 610 kg, dài 4,5 mét, cánh dài 1,18 mét, đường kính 360 mm. CY-1 được trang bị cho các tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A.


Tên lửa HY-1.

Tên lửa chống hạm HY-1 của Trung Quốc được Nato gọi là "CSS-N-1”, thiết kế dựa trên tên lửa 544 của Liên Xô. Sau khi phóng, nó nhanh chóng bay lên độ cao từ 100-300 mét, sau khi bắt mục tiêu sẽ giảm xuống độ cao 30 mét và bay ở chế độ bnay hành trình.

Trước khi tiếp cận mục tiêu, nó tiếp tục giảm độ cao xuống chỉ còn 8 mét. HY-1 trang bị radar dẫn đường chủ động, có chiều dài 6,55 mét, đường kính 0,76 mét, sải cánh 2,41 mét, trọng lượng 2.095 kg (mang theo bộ phận tăng áp), trọng lượng đầu đạn 510 kg, tốc độ bay Mach 0,85-Mach 0,9, phạm vi hiệu quả 50 km; Tần số hoạt động của HY-1 từ 10-20 GHz, hệ thống động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có một số loại tên lửa “tự chế” khác như HY-4, C-101, C-701/Kosar 1 và 3, C-704/Nasr và TL-10/Kosar, DF-21… Điều này cho thấy nước này đang thiết lập vị thế của mình trong vai trò một trong những nhà cung cấp tên lửa đối hạm trên thế giới. Đồng thời, chứng minh khả năng làm chủ công nghệ tên lửa một cách hiệu quả mà Trung Quốc nhằm tới các mối đe doạ trên biển mà họ phải đối phó trong tương lai.

(bdv news)

>> Kịch bản chiến tranh Nga-Nhật lần thứ 4



Một số kịch bản của cuộc chiến giả định Nga-Nhật lần thứ 4.




Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga)

>> Xem Tương quan sức mạnh Nga-Nhật Bản ở chiến trường Viễn Đông.

Kịch bản 1: Một chiến dịch ngắn cục bộ:
Nhật Bản bất ngờ tấn công (họ sẽ không cảnh báo trước như năm 1904 và1941, họ đã gây bất ngờ ở Port Arthur đối với Nga và ở Trân Châu Cảng đối với Mỹ) vào các căn cứ của hạm đội Nga ở Vladivostok và Petropavlovsk. Đồng thời hủy diệt sư đoàn 18 từ trên không và từ biển (có thể là cả Sakhalin), sau đó là chiến dịch đổ bộ, Nga mất quần đảo Kurils và có thể cả Sakhalin.

Nếu muốn chiếm Sakhalin, họ sẽ chiếm được. Họ sẽ cố gắng tiêu diệt phần lớn các hạm tàu và hạ tầng của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Sau đó, với sự ủng hộ của Mỹ và cộng đồng thế giới, họ sẽ yêu cầu đình chiến, trả lại Sakhalin, khi đã giải quyết được vấn đề lãnh thổ phía Bắc (quần đảo Kurils). Quân đội Nga thậm chí sẽ chưa kịp “tỉnh ngủ” hẳn thì chiến tranh đã kết thúc. Đây là phương án nhiều khả năng nhất.

Quân đội Nhật hoàn toàn có đủ lực lượng để làm việc đó.

Nếu như không chấp nhận hòa bình, Liên bang Nga sẽ phải khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn bị các phương tiện đổ bộ, hơn nữa phải tạo ra ưu thế gấp 2-3 lần so với Hải quân và Không quân Nhật, nếu không thì không thể giành lại các hòn đảo Kurils.

Đó là việc không phải trong một năm và những tổn thất lớn, bởi vì, trong những năm đó, Tokyo sẽ xây dựng một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ trên các hòn đảo. Còn cộng đồng thế giới sẽ tìm mọi cách lên án các hoạt động chuẩn bị xâm lược của người Nga.

Kịch bản 2: Cuộc chiến tranh quy mô lớn:
Đây là kịch bản ít khả năng nhất, Tokyo không sẵn sàng cho nó, nhưng về nguyên tắc có thể chuẩn bị trong mấy năm nếu như Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vẫn sẽ han gỉ và già cỗi đi, Không quân và Lục quân Nga ở chiến trường Viễn Đông không được tăng cường.

Kế hoạch “Đại Nhật Bản” cho đến tận dãy Ural vẫn chưa có ai hủy bỏ. Chẳng hạn, sau tầm 5-8 năm nữa, Nhật Bản tấn công bất ngờ, chớp nhoáng chiếm giữ quần đảo Kurils và Sakhalin, đánh tan lực lượng còn lại của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, đổ bộ các sư đoàn đổ bộ lên vùng Primorie và Kamchatka.

Moskva không dám sử dụng thị uy vũ khí hạt nhân mà tung vào trận các đơn vị từ Siberia, Ural và phần châu Âu của Nga, tất cả các đơn vị không đến liền nhau mà thành từng phần. Kết quả là Nhật Bản chịu những tổn thất, chiếm được Viễn Đông, nhưng không đủ lực để tiến thêm.

Trung Quốc thì đe dọa tấn công từ hướng Nam để đòi phần của mình, Mỹ cũng muốn có phần của mình là Chukotka và Kamchatka. Tokyo sẽ buộc phải chấp nhận và nhượng bộ các đại cường. Moskva chỉ có thể chiến thắng bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, chỉ cần một vài cuộc tấn công vào quân đội đối phương hoặc là quân sự hóa khu vực Viễn Đông.

Lập trường của Mỹ
Ủng hộ tinh thần cho đồng minh Nhật, bí mật “yêu cầu” Moskva không sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ sẽ không đích thân đánh nhau, trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn và Nga bại trận, họ sẽ đòi phần của mình. Họ sẽ đề nghị được làm trung gian và đề nghị “hòa giải” và giao quần đảo Kurils cho Tokyo.

Trung Quốc
Lên án cuộc xâm lược của Tokyo, nhưng sẽ không can dự vào, trường trường hợp Nhật Bản toàn thắng, họ sẽ đòi phần của mình bằng cách đe dọa chiến tranh. Trung Quốc có thể thừa cơ chiếm đóng Mông Cổ, một phần Trung Á.

Nga phải làm gì để ngăn chặn các kịch bản đó ?
- Tìm mọi cách tăng cường quân đội, trong đó có Hạm đội Thái Bình Dương, Không quân và Lục quân.

- Về ngoại giao, tuyên bố rõ ràng sẽ không bao giờ nhượng bộ những gì là của mình và trong trường hợp xảy ra chiến tranh và không có đủ lực lượng thông thường, Nga sẽ giáng trả bằng mọi phương tiện có trong tay, bởi vì “người Nga sẽ không đầu hàng”.

- Bắt đầu chương trình quy mô lớn phát triển vùng Viễn Đông, khuyến khích di cư phần dân cư thừa ở phần châu Âu của Nga và các chương trình phát triển dân số bản địa (khuyến khích các gia đình có từ 3-5 con trở lên).

- Cố gắng kết thân với Nhật, giành lấy vị trí đồng minh của họ mà Mỹ đang nắm giữ bằng cách đề xuất các chương trình hợp tác chinh phục vũ trụ, cùng phát triển các dự án công nghiệp, khoa học, nước Nga thì rộng lớn nên các nguồn đầu tư của Nhật Bản có nhiều chỗ để dùng. Đưa xung lực sống mới vào Nhật Bản, cùng nhau tiến vào tương lai.

(vietnamdefence news)

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

>> Nga, Ấn tranh cãi về chi phí phát triển BrahMos phóng từ máy bay



“Cuộc chiến ngôn từ” giữa Nga và Ấn Độ đang đe dọa làm chậm trễ việc chế tạo biến thể phóng từ máy bay của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos dự kiến trang bị cho các tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Mặc dù Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO ủng hộ Liên hiệp NPO Mashinostroenia của Nga tham gia phát triển biến thể tên lửa này, nhưng hãng Nga cho rằng, Ấn Độ phải chi trả cho việc hiện đại hóa Su-30MKI thành phương tiện mang tên lửa này.



Trong bối cảnh đó, phía Ấn Độ cho rằng, tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của họ vốn đang sản xuất Su-30MKI theo giấy phép sẽ có thể tự lực nâng cấp máy bay để mang tên lửa BrahMos với “giá hạ hơn nhiều”.

Các nguồn tin nói rằng, phía Nga có thể hiện đại hóa máy bay, nhưng “đòi nhiều tiền” và không nêu số tiền chính xác. Nhưng gây bức xúc nhất cho phía Ấn Độ là lối làm việc của người Nga. “Họ cản trở chúng tôi tiến hành các công việc độc lập, viện lý do hợp đồng chuyển giao công nghệ”.

Sự tranh cãi đã dẫn tới việc thử nghiệm tên lửa bị chậm trễ. “Chúng tôi đã cùng với Nga hoàn thành chương trình thử nghiệm tên lửa từ bệ phóng mặt đất, nhưng chúng tôi cần tiến hành các thử nghiệm tên lửa hành trình từ máy bay cơ động ở tốc độ cao”.


Su-30MKI sẽ phải có một mấu treo dưới thân chuyên dùng để treo tên lửa BrahMos, vì thế cần có một số thay đổi kết cấu ở khung thân máy bay. Nếu mọi chuyện thuận lợi thì Su-30MKI trang bị BrahMos có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên trước cuối năm 2011

(vietnamdefence news)

>> Pháp sắp hạ thủy siêu khinh hạm tàng hình mới



Tập đoàn đóng tàu DNCS của Pháp đang tiến hành tích hợp hệ thống và thử nghiệm khinh hạm đa năng FREMM thế hệ mới.

Theo đó, tất cả các hệ thống quan trọng phải được hoàn tất công tác kiểm tra trước khi tiến hành chuyến đi thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào giữa năm 2011.

Hiện tại, 95% công việc lắp đặt hệ thống điện tử gồm: radar hàng hải; radar cảnh báo sớm; hệ thống dữ liệu chiến đấu; hệ thống phân phối năng lượng; và hệ thống thủy lực, hệ thống động lực đã hoàn thành. Hơn 1.000 thành phần thiết bị khác nhau đã được lắp đặt và tích hợp tạo thành một hệ thống tổng thể.



Khinh hạm đa năng FREMM thế hệ mới chuẩn bị hạ thủy.

Các thử nghiệm đầu tiên với máy phát điện diesel, động cơ tuabin khí đã thành công. Các hệ thống truyền động đã chạy thử cho kết quả khả quan. Đây là cột mốc quan trọng cho trạng thái sẳn sàng hoạt động của tàu.

Vincent Martinot-Lagarde, giám đốc chương trình tàu khu trục đa năng FREMM cho biết: “Từ bây giờ, nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là tập trung chuẩn bị cho chuyến đi biển đầu tiên vào mùa xuân tới”.


Radar mảng pha đa chức năng 3 tham số Herakles.


Thiết kế tuyệt đối “tàng hình”
Cấu hình khí động học của tàu được tối ưu hóa các góc cạnh, nâng cao khả năng tàng hình trước sự theo dõi, quan sát của radar của đối phương.

Pháo chính Otobreda 76 mm của tàu, được thiết kế thấp hơn so với pháo hạm thông thường, hình dáng tháp pháo cũng được thiết kế nhằm giảm khả năng bị radar phát hiện.

Toàn bộ hệ thống tên lửa chống tàu và tên lửa đối không đều được đưa vào bên trong boong tàu, để tránh bị phát hiện bởi radar hoặc các thiết bị theo dõi hồng ngoại.

Khi tác chiến, hai cánh cửa hai bên mạn tàu sẽ mở ra để phóng tên lửa chống hạm, khi bình thường hai cánh cửa sẽ đóng lại để che chắn vũ khí. Thân tàu được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ

Radar và các thiết bị thông tin liên lạc khác cũng được bố trí bên trong các mái che để giảm khả năng bị phát hiện.

Các hệ thống điện tử trên tàu rất hiện đại, radar mảng pha đa chức năng 3 tham số Herakles, phiên bản mới nhất của tập đoàn Thales, cung cấp khả năng giám sát tầm xa, phát hiện và theo dõi mục tiêu cả trên không lẫn trên biển, tầm hoạt động 250km.

Hệ thống còn tích hợp với hệ thống tên lửa đối không MBDA Aster-15/30. Ngoài ra, tàu được trang bị tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3 tầm bắn 180km. Tổ hợp 32 ống phóng thẳng đứng SYLVER A50 với tên lửa đối không MBDA Aster-30 tầm bắn tối đa tới 100km, tầm cao tối đa là 20km. Thậm chí, hệ thống này có khả năng tham gia phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm trung.


Mô hình khinh hạm FREMM thế hệ mới.
Tàu được trang bị ống phóng ngư lôi kép 324mm, sử dụng ngư lôi MU90, có khả năng đạt tới độ sâu 1.000m với tốc độ tối đa 50 hải lý/giờ

Đuôi tàu có nhà chứa và sàn đáp cho trực thăng chống ngầm NH-90, nhà chứa có khả năng chứa được 2 trực thăng NH-90 cùng một lúc.

Dự kiến, Pháp sẽ trang bị cho hải quân 10 tàu kinh hạm FREMM, dự kiến chiếc đầu tiên đi vào hoạt động trong năm 2012, ngoài ra còn có một số tàu khác được đóng để xuất khẩu cho Moroco

Thông số cơ bản: Dài 142m, rộng 20m, độ mớn nước 5m, tải trọng 6.000 tấn, tầm hoạt động 6.000 hải lý, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, tốc độ hành trình 15 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 108 người.

(bdv news)

>> APS và sự hồi sinh của xe tăng



Sự ra đời của xe tăng đã làm thay đổi cục diện của rất nhiều cuộc chiến trên thế giới, hỏa lực mạnh, bọc giáp tốt, khả năng càn lướt trên mọi địa hình, xe tăng trở thành một "vua" chiến trường trong thời gian dài.

APS - Active Protection Systems: Hệ thống bảo vệ chủ động.
Một thời gian dài, phát triển cùng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các xe tăng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, tinh vi hơn, có thể xem như là biểu tượng sức mạnh của lục quân.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các công nghệ phát triển các vũ khí chống tăng, khiến xe tăng ngày càng mất đi lợi thế trên chiến trường.

Xe tăng mất ngôi "vua"?
Sự phát triển nhanh chóng của các tên lửa chống tăng, sử dụng các đầu đạn chống tăng liều nổ cao, đạn động năng sử dụng thanh xuyên, đầu đạn liều đúp khiến việc tăng mãi độ dày của giáp xe tăng trở nên vô nghĩa.

Với các loại đạn liều đúp, sự có mặt của giáp cảm ứng nổ (còn gọi là giáp phản ứng nổ) cũng không làm giảm khả năng bị tiêu diệt của xe tăng.

Các loại tên lửa chống tăng có điều khiển mới của Nga như AT-11 Sniper , Kornet-E, KONKURS-M, Javelin của Mỹ, với khả năng xuyên giáp từ 700-1.200mm, hoàn toàn có thể tiêu diệt bất cứ loại xe tăng nào hiện có, ngay cả chiếc xe tăng đó được trang bị giáp cảm ứng nổ.

Cùng với đó là sự ra đời của các loại trực thăng chuyên đảm trách nhiệm vụ chống tăng trên chiến trường như Mil Mi-28, Ka-50/52 của Nga, AH-64D Apache của Mỹ khiến xe tăng càng mất đi lợi thế của mình.

Xe tăng có tầm quan sát rất hạn chế, đặc biệt là quan sát trên không. Dù được trang bị súng máy phòng không 12,7mm, nhưng khả năng tác chiến đối không là rất thấp.

Sự phát triển nhanh chóng của các máy bay trinh sát không người lái, khiến việc phát hiện, chỉ thị mục tiêu cho các trực thăng chống tăng lại trở nên dễ dàng hơn. Điều này khiến xe tăng trở thành “mồi ngon” cho các sát thủ từ trên không.



Lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu của lục quân Iraq.


... và số phận bi thảm khi đối đầu với các vũ khí chống tăng của Mỹ.
Trong chiến tranh Iraq năm 2003, số lượng xe tăng đông đảo hơn 1.000 chiếc T-72 của Iraq đã bị trực thăng AH-64D Apache "đập" cho tơi tả.

Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng của các loại vũ khí chống tăng cá nhân điển hình là RPG của Nga, việc tiêu diệt xe tăng cũng không mấy khó khăn, đặc biệt là trong môi trường tác chiến đô thị.

Trong chiến tranh Chesnya, lực lượng tăng thiết giáp của Nga đã chịu nhiều tổn thất trong cuộc đụng độ với lực lượng phiến quân trong các đô thị.

Thậm chí, các nhà quân sự đã nghĩ đến “ngày tàn” của lực lượng tăng thiết giáp trong chiến tranh hiện đại. Điển hình như Mỹ, trong thời gian qua họ không đầu tư nhiều cho việc phát triển một thế hệ xe tăng mới, một số vai trò của xe tăng được chuyển sang đầu tư cho không quân, xe tăng của Mỹ không áp dụng chức năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo như các xe tăng của Nga.

Tuy nhiên, cho dù vai trò của xe tăng trong chiến tranh hiện đại đã suy giảm phần nào, điều này chỉ thực sự đúng với quân đội có lực lượng không quân hùng hậu như Mỹ. Những nước không có lực lượng không quân hùng hậu, lực lượng tăng thiết giáp vẫn giữ một vai trò rất quan trọng

Sự hồi sinh của xe tăng
Nga là quốc gia có truyền thống phát triển và sử dụng xe tăng lâu đời, không có không quân hùng hậu như Mỹ, nên xe tăng vẫn rất quan trọng đối với Nga. Đó là lý do khiến Nga là nước cho ra đời nhiều thế hệ xe tăng nhất, giữ vị trí sản xuất xe tăng hàng đầu thế giới.

Để đảm bảo vị thế này, Nga buộc phải đi đầu phong trong phát triển khả năng tự vệ cho xe tăng.

Hiện Nga phát triển thành công hệ thống cảnh báo và đối kháng quang-điện tử TShU-1-7 Shtora-1, hay còn gọi là hệ thống tiêu diệt mềm, được thiết kế để phá hoại sự chỉ thị mục tiêu bằng laser và dẫn đường cho tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động.




Hệ thống TShU-1-7 Shtora-1 lắp trên xe tăng T-90.

Thế nhưng, đặc biệt hơn cả là hệ thống phòng vệ chủ động Arena gồm: radar phát hiện, theo dõi, kiểm soát các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng; máy tính kiểm soát và kích nổ hệ thống phóng các viên kim loại nhỏ về phía tên lửa để vô hiệu hóa nó.

Cho dù, vụ nổ có thể không phá hủy được tên lửa, song năng lượng sinh ra từ vụ nổ cũng làm giảm đáng kể động năng của tên lửa.

Hệ thống APS ngày càng được hoàn thiện độ chính xác, thông qua việc xác định mục tiêu của các cảm biến, tập trung năng lượng của vụ nổ trong phạm vi hẹp hơn, hiệu quả tiêu diệt tên lửa chống tăng cao hơn.

Thời gian phản ứng ngày càng nhanh hơn thông qua tăng tốc độ của bộ vi xử lý. Hệ thống Arena có thời gian phản ứng chỉ 0,07 giây, thời gian ngắt quãng chỉ từ 0,2-0,4 giây.

Hệ thống được lập trình để hoạt động hoàn toàn tự động, giúp tổ lái yên tâm tập trung vào nhiệm vụ chiến đấu chính.

Cùng với các phương pháp phòng vệ truyền thống như giáp cảm ứng nổ ERA, giáp tấm composite, giáp Burlington (Chobham), việc tiêu diệt xe tăng trở nên vô cùng khó khăn.


Phần cảm biến của hệ thống Arena.

Xe tăng T-80 lắp đặt hệ thống Arena.
Sự ra đời của hệ thống phòng vệ chủ động APS thực sự là một cuộc cách mạng hồi sinh cho xe tăng, không những là lắn chắn bảo vệ, mà còn nâng cao năng lực tác chiến cho xe tăng.

Tiếp nối thành công của Nga, gần đây Israel đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng vệ chủ động Rafale Trophy ASPRO-A, với những tính năng vượt trội.

Mỹ, từ lâu nay không mấy chú ý đến đầu tư cho xe tăng nữa. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự thành công của hệ thống phòng vệ chủ động APS,cũng đang xúc tiến phát triển một hệ thống tương tự để trang bị cho xe tăng của mình.

Sau một thời gian có phần chững lại, sự ra đời của hệ thống phòng vệ chủ động APS, đã hồi sinh hình ảnh dũng mãnh, bất khả chiến bại của xe tăng trên chiến trường. Và lúc này, một cuộc đua khác lại bắt đầu, cuộc đua xuyên thủng hệ thống phòng vệ chủ động APS.

(bdv news)

>> Biệt kích Ai Cập xâm nhập Libya



Ai Cập đã cử một số người thuộc lực lượng biệt kích 777 sang Libya giúp lực lượng nổi dậy chống lại ông Gadhafi.

Hàng trăm lính biệt kích này ăn mặc thường phục huấn luyện cho lực lượng nổi dậy kỹ năng quân sự, truyền đạt kinh nghiệm đối phó với quân đội trung thành với ông Gadhafi.

Bên cạnh đó, cũng có một số lực lượng biệt kích của Anh (SAS) và Lực lượng đặc biệt của Mỹ xuất hiện tại Libya, chủ yếu là tháp tùng các quan chức ngoại giao nước này hoặc thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi và giám sát những người cầm đầu lực lượng nổi dậy, bị tình nghi là có dính dáng tới Al-Qaeda.



Biệt kích 777 là lực lượng chuyên đổ bộ đường không.

Bất cứ sự can dự của Ai Cập vào Libya đều được thực hiện rất cẩn thận. Hai nước từng giao tranh với nhau trong cuộc chiến tranh kéo dài 3 ngày năm 1977.

Nguyên nhân chính của sự căng thẳng là do những mâu thuẫn có từ hàng nghìn năm nay, toàn bộ Libya bị Ai Cập coi là một phần họ. Nhưng nguyên nhân thực tế là Libya có toàn bộ dầu lửa trong khi dân số chỉ bằng 1/10 dân số Ai Cập.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc cách mạng “hoa nhài” họ có thể trở thành huynh đệ của nhau. Lực lượng biệt kích Ai Cập thuộc đơn vị 777, được thành lập vào cuối những năm 1970. Đon vị này trải qua nhiều thăng trầm trong 2 thập kỷ tiếp theo trước khi có được cơ cấu tổ chức như hiện nay.

Giờ đây, đơn vị 777 có 250-300 thành viên, trực thuộc Bộ Tư lệnh biệt kích Lục quân ở Cairo. Đơn vị do lực lượng GSG-9 (đơn vị tác chiến đặc biệt và chống khủng bố) của Đức, GIGN (Lực lượng đặc biệt) của Pháp và lực lượng biệt kích Delta của Mỹ huấn luyện.

Tất cả các thành viên của đơn vị 777 đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đường không cả ở tầm thấp và nhảy dù ở trên cao.

Trước đây, hoạt động chính của đơn vị này là trấn áp các tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo Cấp tiến khác. Một số thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng đơn vị 777 còn tiến hành các chiến dịch xuyên biên giới.

Tất cả lực lượng biệt kích nước ngoài từng hợp tác với đơn vị 777 đều nhận định, biệt kích Ai Cập thực sự có khả năng, nhất là khi thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố.

(bdv news)

>> Mỹ thực sự muốn các đồng minh Ả Rập dân chủ?



Nhìn vào làn sóng bạo loạn chống chính phủ ở Bắc Phi, Washington dường như luôn dao động về lập trường. Nhưng, rõ ràng hiện nay chính phủ Barack Obama đang thực hiện chính sách:

Nếu đồng minh lâu dài trong khu vực của họ muốn thúc đẩy cải cách chính trị, thì Mỹ sẽ ủng hộ họ duy trì quyền lực, mặc dù những cải cách liên quan không hoàn toàn thỏa mãn những đòi hỏi dân chủ của những người biểu tình chống chính phủ.




Biểu tình chống chính quyền vẫn đang diễn ra tại Lybia.

Trong thời gian bạo loạn tại Ai Cập, ban đầu Washington ủng hộ Tổng thống Ai Cập, đồng minh lâu nay của Mỹ, Hosni Mubarak, nhưng sau đó lập trường dần dần thay đổi, và cuối cùng lại đứng về phía những người biểu tình, yêu cầu Mubarak từ chức.

Các nước Ả rập từng kêu gọi Mỹ để cho Mubarak “ra đi có thể diện”, nhưng Obama không nghe, khiến họ rất tức giận. Ngay cả Lầu Năm Góc cũng hoài nghi về cách làm của Nhà Trắng (quan hệ giữa quân Mỹ và Ai Cập rất chặt chẽ).

Mubarak ra đi, các nước vùng Vịnh tức giận
Một số người lo ngại, Mỹ ép Mubarak buộc phải từ chức một cách nhanh chóng như vậy sẽ dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ tại Cairo, ảnh hưởng đến sự ổn định của Bắc Phi. Lý do của Nhà Trắng là người biểu tình trên đường phố ở Ai Cập lên đến hàng trăm ngàn, Mỹ bất đắc dĩ phải thay đổi lập trường của họ.

Trên thực tế, khi Nhà Trắng chuyển sang ủng hộ những người biểu tình, trong con mắt của tổ chức nhân quyền, là đã quá muộn, chứ không phải quá sớm, vì vậy đã bị chỉ trích.

Sau sự đổi thay ở Ai Cập, các nước Ả Rập vẫn tiếp tục vận động Mỹ nghĩ đến sự ổn định của khu vực Ả Rập, không nên ủng hộ các phần tử chống chính phủ.

Họ đặc biệt lo ngại, một khi vua Hamad của Bahrain cũng bị lật đổ, khu vực này sẽ là xuất hiện "hiệu ứng domino", rất nhiều nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi ngai vàng quyền lực.


Người lao động nhập cư đang cố gắng tháo chạy khỏi Libya hỗn loạn càng sớm càng tốt, rất nhiều người chưa được di tản phải trú ẩn trong các khu trại tị nạn tạm thời.

Họ cũng cảnh báo Mỹ, nếu mất đi đồng minh quan trọng này, đối phương có thể chuyển sang thân Iran.

Trong khi đó, cộng đồng tình báo Mỹ lo ngại về một hậu quả khác: Saudi Arabia sẽ tấn công Bahrain, đàn áp các phiến quân người Shiite, khiến cho mối quan hệ đồng minh lâu dài giữa Mỹ và Saudi Arabia cũng bị đe dọa, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ chính trị và kinh tế hai nước.

Công tác vận động thay mặt cho Bahrain do Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh đi đầu. Nước thành viên của Ủy ban này ngoài Bahrain, còn có các nước như Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và UAE.

Kết quả, chính quyền Obama đã xác định chính sách đối với các nước Ả Rập, đó chính là ủng hộ các đồng minh trong khu vực (bao gồm Bahrain và Morocco) muốn thúc đẩy cải cách chính trị, chứ không hoàn toàn thỏa mãn đòi hỏi dân chủ của những người biểu tình chống chính phủ.

Một quan chức Mỹ cho biết: "Bắt đầu từ Bahrain, (Mỹ) chính phủ đã có một số hành động, muốn nhấn mạnh đến tính ổn định của công tác cai quản. Mọi người đều hiểu là, Bahrain quá quan trọng, không thể sụp đổ được".

Cai quản ổn định, trừ Libya
Tuy nhiên, Libya là một ngoại lệ trong đối tượng thực hiện chính sách này. Libya vốn từ lâu đối đầu với Mỹ, nhưng do đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân nên đã cải thiện quan hệ một phần với Mỹ.

Trước tình hình xảy ra biểu tình ở Libya, phản ứng đầu tiên của Obama là giữ im lặng, nhưng sau đó đã chỉ trích nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã có các hành động bạo lực đối với người dân nước này, kêu gọi Gaddafi từ chức.

Nhưng có người chỉ trích Obama đã có phản ứng quá chậm, hiện nay buộc phải áp dụng các hành động quân sự.

Có quan chức Nhà Trắng thẳng thắn thừa nhận, quyết định một tháng trước của chính phủ không thực sự hoàn hảo, đó là một quá trình rút kinh nghiệm của họ. Ông nói: “Chúng ta luôn nói, những nước này cần phải cải cách chính trị, kinh tế và xã hội, nhưng chính sách mà người dân thực sự cần mỗi nước có khác nhau”.

(vtc news)

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

>> Hệ thống tên lửa hạm-đối-hạm Moskit-E



Hệ thống tên lửa hạm-đối-hạm Moskit-E dùng để tiêu diệt tàu nổi, tàu vận tải trong thành phần các cụm tàu xung kích, các binh đoàn đổ bộ, các đoàn tàu vận tải có hộ tống và các tàu đơn lẻ thông thường, cũng như các tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, có tốc độ hành trình đến 100 hải lý/h, trong điều kiện có đối kháng hoả lực và đối phó vô tuyến điện tử của đối phương.

Hệ thống có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết (mưa, tuyết, sương mù, giông tố), mọi mùa trong năm, bất kể ngày đêm khi:

Nhiệt độ không khí xung quanh là từ -25 đến +50 độ С;sóng biển đến cấp 6 (đến cấp 5 khi đánh mục tiêu nhỏ);tốc độ gió (mọi hướng) ở mức mặt biển đến 20 m/s.

Thành phần hệ thống Moskit-E bao gồm:
tên lửa hành trình chống hạm siêu âm, bay thấp, tự dẫn 3M-80E hoặc 3M-80E1;

hệ thống điều khiển trên tàu (KSU) bảo đảm kiểm tra và chuẩn bị phóng cho tên lửa, xử lý dữ liệu nhận từ các phương tiện chỉ thị mục tiêu (đồng thời về 4 mục tiêu), nạp dữ liệu vào hệ thống dẫn tên lửa, phân phối tên lửa theo các mục tiêu, thực hành phóng từng quả hay phóng loạt cho đến khi hết cơ số đạn;

Thiết bị kiểm-thử (KPA) dùng để kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các tên lửa tại trạm kỹ thuật; bệ phóng (PU) kiểu contenơ (cố định) dùng để cất giữ lầu dài tên lửa (đến 18 tháng) trên boong tàu và bảo đảm phóng tên lửa theo lệnh từ KSU, cũng như phóng bỏ khẩn cấp các tên lửa trong tình huống khẩn cấp;

Thiết bị bốc xếp (ZU) dùng để xếp tên lửa lên bệ phóng hoặc dỡ xuống khỏi bệ phóng; hệ thống thiết bị mặt đất (KNO) dùng để khai thác tên lửa tại trạm kỹ thuật. KNO bảo đảm vận chuyển, cất giữ tên lửa tại các kho quân khí, tiến hành bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra và chuẩn bị để bàn giao lên tàu.

Hệ thống dẫn tên lửa bao gồm hệ thống đạo hàng và dẫn tự hoạt (autonom), đầu tự dẫn chủ động/thụ động.






Tên lửa chống hạm siêu âm 3M-80E

Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa thực hiện cơ động tránh đạn phòng không kiểu "con rắn" theo hướng bay và ngừng cơ động khi cách mục tiêu 9 km.

Hệ thống động cơ kiểu hỗn hợp, gồm động cơ phản lực không khí dòng thẳng với 1 động cơ khởi tốc tên lửa nhiên liệu rắn gắn liền với buồng đốt của động cơ phản lực không khí dòng thẳng.

Hệ thống Moskit-E có thể xuất khẩu trong thành phần trang bị các tàu khu trục lớp Sovremenny Projekt 956E, tàu tên lửa Projekt 12421, cũng như để lắp lên các tàu của khách hàng có điều kiện để khai thác và sử dụng chiến đấu hệ thống.

Tên lửa và hệ thống Moskit-E có tiềm năng lớn để hiện đại hoá và bố trí trên các loại phương tiện mang khác nhau (tàu, trên mặt đất, máy bay.

Nước sản xuất chính: Nga

Hãng phát triển: OAO GosMKB Raduga mang tên A.Ya. Bereznyak

Tính năng kỹ-chiến thuật chính:

Tầm bắn, km:

- tối thiểu: 10

- tối đa: 120 (3М-80Е) và 100 (3М-80Е1)

Tốc độ bay của tên lửa, km/h: 2800

Độ cao bay ở giai đoạn hành trình, m: 20

Phạm vi bắn so với mặt phẳng xuyên tâm của tàu, độ: 60

Thời gian phản ứng của hệ thống, s:

- kể từ khi cấp nguồn cho các tên lửa đến khi phóng đi tên lửa đầu tiên: 50

- từ trạng thái sẵn sàng cao: 11

Nhịp phóng khi phóng loạt tên lửa, s: 5

Trọng lượng phóng của tên lửa, kg:

- 3М-80Е: 4150

- 3М-80Е1: 3970

Phần chiến đấu: kiểu xuyên

Trọng lượng phần chiến đấu, kg: 300

Kích thước, dài x đường kính thân x sải cánh, m: 9,385 x 0,8 x 2,1

Đường kính vòng tròn bao quanh tên lửa khi các công-xon cánh và cánh đuôi gập lại, m: 1,3.

(ktrv.ru news)

>> Chiến hạm tàng hình lớp Type 022 Houbei của Trung Quốc



Trước những ưu thế vượt trội của thế hệ tàu lớp Houbei (Type 022), từ 2007, hải quân Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới chương trình phát triển loại tàu này, coi đây là một trong những mục tiêu hiện đại hóa hải quân đến năm 2020.

Type 022 là loại tàu tàng hình thế hệ mới của hải quân Trung Quốc, có khả năng tác chiến linh hoạt và tấn công nhanh các mục tiêu cả trên không, bộ và trên biển. Tàu có đặc điểm khá vượt trội về tốc độ di chuyển, thân nhọn và được thiết kế với tiết diện radar khá nhỏ, giảm thiểu sự phát hiện bằng radar của đối phương. Type 022 có chiều dài 42,6 mét, cao 12,2 mét, tốc độ đạt 36 hải lý/h (khoảng 58 km/h), sử dụng 2 động cơ diesel 6,865 mã lực và 4 động cơ turbine hơi nước, sử dụng thân tàu kiểu 2 và có thủy thủ đoàn 12 người.




Tàu Type 022 (2211) (Sinodefence)

Chiếc Type 022 đầu tiên với số hiệu 2208 (ghi trên thân tàu) được đóng và hạ thủy tại xưởng đóng tàu Quixin ở Thượng Hải, sau khi hoàn thành các hoạt động chạy thử, tàu này được đưa vào biên chế hải quân năm 2005. Các tàu tiếp theo được đóng gồm (2209, 2210 và 2211), nâng tổng số tàu Type 022 lên 4 chiếc vào năm 2005. Theo chương trình, các tàu này sẽ dần thay thế cho các tốc hạm tấn công tên lửa Type 021 (lớp Huangfeng).


Type 022 (2208) (Sinodefence)

Tàu Type 022 được trang bị một số loại tên lửa gồm: 8 tên lửa chống hạm C-801/802/803. C-801 (YJ-8) được coi là “Exocet của Trung Quốc” vì nó bắt chước thiết kế tên lửa MM38/MM39 Exocet của Pháp; C-802 (YJ-82) là một cải tiến đáng kể của thiết kế cơ bản, dài hơn và nặng hơn, sử dụng động cơ turbine phản lực nên tầm bắn xa hơn, đạt trên 120 km. Tính năng này đạt được là nhờ lắp thêm động cơ turbine siêu nhỏ TRI-60-2 Microturbo do Pháp chế tạo (sau này, động cơ này đã được chế tạo tại Trung Quốc).

Tàu cũng được trang bị 2 bệ phóng với 8 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa Hongniao. Tên lửa này có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, sử dụng nhiên liệu lỏng và động cơ turbine quạt, tầm bắn 600-3000 km, tốc độ 0,7-0,8M và có trọng lượng từ 1,6-2,5 tấn.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa phòng không vác vai QW; 1 pháo hạm AO-18 30 mm, hệ thống vũ khí tầm gần AK-630 được đặt ở phía trước.


Type 022 thực hành phóng tên lửa (Chinamil)

Tàu được trang bị 1 hệ thống radar điều khiển hỏa lực tên lửa Type 362; hệ thống radar định hướng và thiết bị định hướng quang-điện tử HEOS 300.

Trong giai đoạn 2006-2007, hải quân Trung Quốc đã tập trung nguồn lực và đầu tư một khoản tài chính khá lớn để phát triển dự án đóng các tàu này, nâng tổng số lên 40 chiếc vào cuối năm 2007, sau khi hải quân nước này nhận thấy khả năng tác chiến cao của 022. Tính đến nay, hải quân Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 60 chiến hạm loại này. Theo kế hoạch đến năm 2020, hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư để nâng tổng số các tàu này lên khoảng 80 chiếc, nhằm đáp ứng cho tham vọng vươn xa hơn trên biển trong thế kỷ 21.


Các tàu Type 022 triển khai đội hình chiến đấu trên biển (Chinamil)

Type 022 là một trong những chương trình trọng điểm hiện đại hóa hải quân Trung Quốc nhằm trang bị các tàu Type 022 cho 3 hạm đội của Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc sẽ ưu tiên bố trí một số lượng lớn các tàu Type 022 cho hạm đội Nam Hải, khu vực được Trung Quốc coi là trọng tâm chiến lược trong thế kỷ 21.

(vietnamdefence news)

>> 'Giải mã' vũ khí xuất hiện trong ngày Độc lập của Singapore



Trong ngày lễ Độc Lập, quân đội Singapore tiến hành duyệt binh kỷ niệm với sự tham gia của nhiều loại vũ khí hiện đại. Trong số đó, không ít trang thiết bị là do Singapore tự chế tạo.




Sở hữu nền kinh tế hàng đầu khu vực, Singapore đầu tư ngân sách không nhỏ cho quốc phòng. Có thể nói tốc độ hiện đại hóa vũ khí của Singapore nhanh nhất khu vực. Họ liên tục có các hợp đồng mua vũ khí từ một loạt quốc gia Châu Âu và Mỹ trong mấy năm gần đây. Ảnh: xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của lục quân Singapore Leopard 2A4.



Một trong những sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, tổ hợp tên lửa phòng không MIM - 23B I - HAWK. Đây cũng là loại tên lửa quân đội Mỹ từng đưa sang tham chiến tại Việt Nam.



Một sự kết hợp "hoàn hảo" giữa thân xe thiết giáp M - 113 (Mỹ) và bốn tên lửa đối không Igla (Nga) tạo ra hệ thống phòng không tầm ngắn M - 113A2 Ultra Mechanised Igla. Đây có thể là sản phẩm mà Singapore tự cải tiến.



Thiết bị xe hỗ trợ thông tin.



Không chỉ nhập khẩu vũ khí, Singapore còn nỗ lực tự sản xuất nhiều trang thiết bị quân sự gồm các loại xe thiết giáp, pháo tự hành, pháo xe kéo, vũ khí cá nhân, tàu chiến cỡ nhỏ.



Ca nô tuần tiễu chuyên thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, tuần tra ven biển của quân đội Singapore.



Xe sửa chữa Bionix, phiên bản cải tiến từ xe chiến đấu bộ binh Bionix do Singapore thiết kế và chế tạo. Bionix cũng là xe thiết giáp nội địa đầu tiên ra đời ở khu vực Đông Nam Á (chạy sau cùng).



Phương tiện ca nô không người lái vũ trang đầu tiên trên thế giới Protector do Israel phát triển. Theo "quảng cáo", Protector có khả năng tàng hình, khả năng cơ động cao, tốc độ nhanh. Hiện tại, Singapore chỉ có hai chiếc loại này, chúng đều vũ trang một súng máy tự động cỡ 12,7mm. Năm 2005, Protector cùng tàu đổ bộ Endurance thực hiện nhiệm vụ trên vùng vịnh Persian.



Xe chiến đấu hạng nhẹ Spider do Singapore sản xuất chuyên sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt hoặc đánh du kích. Spider là một trong những sản phẩm xuất khẩu thành công của Singapore, loại xe này hiện đang có mặt trong quân đội Mỹ, Hy Lạp, Tây Ban Nhan, Oman... . Spider có thể trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau như: súng máy 12,7 mm, súng phóng lựu, hệ thống pháo cối 120 mm.



Xe thiết giáp chống mìn Maxxpro nhập khẩu từ Mỹ. Maxxpro cho quân đội Singapore mang một vài điểm cải tiến dễ nhận thấy nhất là tháp pháo bỏ đi tấm giáp bọc xung quanh xạ thủ.



Đoàn xe thiết giáp chống mìn Trailblazer, đây cũng là phiên bản cải tiến từ dòng xe chiến đấu bộ binh Bionix.



Phiên bản khác của Bionix, loại xe bắc cầu sử dụng cho lực lượng công binh. Xe trang bị loại cầu MLC30, khi mở rộng có chiều dài 22m. Công việc triển khai cầu dự tính trong vòng 7 phút, kíp lái gồm hai người điều khiển trong xe.


( theo bdv )

>> Bắc Phi - Trung Đông: Mặt trận mới giữa Mỹ và Trung Quốc?



Năm 2010, thế giới chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt, trực diện và chưa ngã ngũ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương giữa Washington và Bắc Kinh.

Bước sang năm 2011, đã xuất hiện nhiều yếu tố khiến cuộc cạnh tranh mở rộng về không gian địa lý, gia tăng về mức độ khốc liệt. Tất cả bắt nguồn từ tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông, đặt biệt là ở Bắc Phi, khu vực mà Trung Quốc đã giành được những lợi thế nhất định sau một thời gian dài Mỹ “lơ là, mất cảnh giác”.

Những cơn địa chấn chính trị với “rừng người xuống phố” nổ ra ở khắp Bắc Phi và Trung Đông đã khiến 2 nhà lãnh đạo Tuynisia và Ai Cập ra đi, Lybia rơi vào nội chiến, và hàng loạt những quốc gia khác như Bahrain, Yemen, Jordani, Marocco, Algeria, Iran… như trên chảo lửa.

Có khá nhiều ý kiến cho rằng Mỹ đang đau đầu bởi quan ngại làn sóng biểu tình có thể khiến những nhà lãnh đạo thân Mỹ trong khu vực phải ra đi, đặc biệt, là tại Bahrain nơi Hạm đội 5 của Mỹ đồn trú. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, xét về tổng thể Mỹ sẽ được nhiều hơn mất, Trung Quốc mới là nhân vật chính phải lo ngại cho vị trí ảnh hưởng của mình sau những biến cố chính trị tại khu vực.

Mỹ được nhiều hơn mất
Cái được dễ nhận thấy là Mỹ có thêm những ví dụ sinh động, những bài học điển hình để rao giảng về những giá trị dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ. Việc người dân xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền độc tài, đòi tự do, công bằng, dân chủ là điều mà bất cứ chính quyền Mỹ nào cũng khuyến khích, bởi nó hướng thế giới thêm tôn thờ và mơ về “Giấc mơ Mỹ”.

Hơn nữa, điều này khá phù hợp với chính sách “Đại Trung Đông” mà Mỹ ra đề ra năm 2004 nhằm thúc đẩy dân chủ tại khu vực. Liệu đã đến lúc chúng ta nghĩ về một chính sách “Đại châu Phi” của Mỹ?

Mặt khác, những cuộc xuống đường biểu tình có thể được Mỹ lợi dụng để nhân rộng ra ở những quốc gia mà Mỹ thường chỉ trích, như Triều Tiên, Cu Ba…

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng cách cổ suý cho dân chủ của Mỹ rất linh hoạt, thậm chí mang dáng dấp của “tiêu chuẩn kép”, chẳng hạn như ủng hộ các cuộc xuống đường ở Iran, nhưng “mắt nhắm, mắt mở” khi chính quyền Bahrain giải tán các cuộc biểu tình.



Một trong những điều khiến Mỹ lo lắng nhất trong những ngày này là số phận của trụ sở Hạm đội 5 đóng ở Bahrain.

Thứ hai, sự hỗn loạn nếu tận dụng tốt sẽ là cơ hội để làm kiệt quệ, gây thiệt hại cho những đối thủ đã và đang đầu tư vào 2 khu vực này, nhưng không dựa trên những hợp đồng kinh tế mà chủ yếu dự vào mối quan hệ với nhà cầm quyền.

Khi nhà cầm quyền bị hạ bệ thì các khoản đầu tư dường như mất trắng. Điển hình là Trung Quốc, nước không ngại vung tiền cho những dự án dầu lửa, đường sắt, cơ sở hạ tầng… ở lục địa đen.

Thứ ba, xét về mặt chiến lược dài hạn, hỗn loạn cũng là cơ hội để sắp xếp lại bản đồ thế giới theo hướng phục vụ lợi ích quốc gia.

Bộ máy ngoại giao, quân sự, tình báo Mỹ đang hoạt động ráo riết, từ vận động hành lang tại Liên hợp quốc tới NATO và các đồng mình khác để đưa ra những giải pháp và sự lựa chọn có lợi. Thậm chí cả bằng các chiến dịch quân sự nhằm đảm bảo một hậu Trung Đông và Bắc Phi thân Mỹ hay chí ít cũng là không thù địch với Mỹ.

Hiện Mỹ đã điều 2 tàu chiến áp sát Lybia, sẵn sàng cho một cuộc can thiệp quân sự.

Thứ tư, khá đặc biệt, từ những vụ xuống đường ở Bắc Phi – Trung Đông, sẽ có thêm công nghệ tạo chính biến, đảo chính mới. Đó là internet với mạng xã hội, blogs…mà Mỹ là chủ nhân sáng tạo ra.


Mỹ đã sẵn sàng can thiệp quân sự vào Libya, chỉ chờ thời cơ thích hợp.

Đây là điều Trung Quốc phải suy nghĩ, phần mềm tường lửa Vạn Lý Trường Thành chưa đủ sức để đấu với công nghệ tiên tiến của phương Tây. Đã có ý kiến cho rằng việc Đài VOA quyết định từ 1/10/2011 ngừng phát sóng các bản tin tiếng Trung là để tập trung cho chiến trường trên Internet, nơi có thể tiếp cận thanh niên, tri thức dễ dàng và rộng rãi hơn để tuyên truyền về những “giá trị Mỹ”.

Có lẽ, trong tương lai cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ là cuộc cạnh tranh về công nghệ internet và kiểm soát thông tin.

Về cái mất của Mỹ, hiện chưa mấy rõ ràng, làn sóng xuống đường có thể vượt quá tầm kiểm soát của Washington và đe doạ những chế độ thân Mỹ như Bahrain. Hơn nữa, một số công ty Mỹ đầu tư tại đây có thể bị thiệt hại, nhưng sẽ không lớn bởi có những hợp đồng ràng buộc pháp lý.

Cuối cùng, có lẽ một số đồng minh của Mỹ sẽ e ngại chơi với “chú Sam”, bởi từ vụ khủng hoảng này họ chợt nhận ra họ sẽ bị Washington bỏ rơi nếu không còn hữu dụng với nước Mỹ nữa (trường hợp cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak).

Tất nhiên đây là điều phũ phàng nhưng nó luôn đúng trong quan hệ quốc tế, đó là “không có bạn vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”.

Trung Quốc mất nhiều hơn được
Về chính trị - ngoại giao, không gian phát triển của Trung Quốc rất có thể sẽ bị thu hẹp, do chậm chân, thiếu kinh nghiệm hoặc không có khả năng chớp thời cơ như Mỹ.

Ai cũng biết, gần đây Trung Quốc được xem là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất châu Phi, nhiều học viện Khổng Tử đã được xây dựng và giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể tự hào bởi họ đã khai phá được một không gian phát triển đầy tiềm năng, trong bối cảnh Mỹ đang giành giật ảnh hưởng quyết liệt ở những khu vực xung quanh Trung Quốc.

Tuy nhiên, công sức bao năm qua đang phải đối mặt với nguy cơ bị quét sạch, theo kịch bản mà một nhà báo từng đề cập: Tình hình Bắc Phi - Trung Đông diễn biến theo hướng từ “ổn định” tới “bất ổn” và trở lại “ổn định” nhưng theo hướng thân Mỹ.

Về kinh tế, bao năm nay các nhà đầu tư Trung Quốc đổ dồn về châu Phi với những giấc mơ trở thành tỷ phú. Họ đã hào phóng viện trợ để thiết lập quan hệ với giới cầm quyền, từ đó tìm kiếm những hợp đồng béo bở trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, xây dựng đường sắt, cơ sở hạ tầng… Trớ trêu thay, khi đang lên như diều gặp gió thì hỗn loạn chính trị ập tới, khiến họ đối mặt với nguy cơ trắng tay.


Sắc đỏ Trung Quốc ở lục địa đen sẽ tàn phai trong cơn bão tố cách mạng?

Theo số liệu thống kê, năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất châu Phi, vốn đầu tư trực tiếp trên 9 tỷ USD và sẽ tăng lên 70% vào năm 2015. Chỉ riêng Lybia, nơi đang nổ ra nội chiến, thương mại song phương Trung Quốc – Lybia đạt 6,6 tỷ USD năm 2010, Tập đoàn đường sắt Trung Quốc đã đầu tư 5,2 tỷ USD và gần 40.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại quốc gia này. Vẫn biết rằng không có bài học nào là miễn phí, nhưng cái giá mà Trung Quốc phải trả có lẽ quá đắt.

Cái được duy nhất của Trung Quốc có lẽ chính là bài học về quản lý đất nước. Tuy đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, nhưng khoảng cách giàu nghèo, phân phối thành quả phát triển, thất nghiệp…vẫn là điều nhức nhối. Những mầm bệnh của người khổng lồ vẫn đang âm ỉ. Bên cạnh đó, vấn đề Tây Tạng, Tân Cương cũng đáng phải suy ngẫm. Có lẽ, Trung Quốc cần phải chú trọng hơn tới phát triển bền vững, chứ không phải là những con số tăng trưởng.

Nhìn rộng ra thế giới
Bất ổn tại Bắc Phi – Trung Đông và những cuộc cạnh tranh giành giật ảnh hưởng sẽ không chỉ tác động tới những quốc gia liên quan. Thế giới cũng sẽ gánh chịu nhiều tác động tiêu cực, trước mắt là về kinh tế khi giá dầu lên cao.

Nguy hiểm hơn, những tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế có thể sẽ ra đời, những hình thức can thiệp tinh vi mới có thể sẽ được áp dụng, và những quân bài mặc cả mới có thể sẽ xuất hiện trong tay các nước lớn. Tất cả báo hiệu một thời kỳ không mấy bình yên trên trường quốc tế.

(tổng hợp)

>> Đội quân bí mật của ông Gadhafi



Lính đánh thuê là lực lượng vũ trang "không chính thống" được chính phủ của tổng thống Lybia Gadhafi sử dụng để đối chọi với lực lượng nổi dậy trong cuộc xung đột.

Châu Phi đầy rẫy lính đánh thuê thất nghiệp
Theo kênh truyền hình Al Jazeera, nhiều quảng cáo tìm kiếm lính đánh thuê với mức lương 2.000 USD đã được ghi nhận tại Guinea và Nigeria. Lính đánh thuê nước ngoài được trả tiền bằng kim cương đã làm cuộc nội chiến đẫm máu tại Sierra Leone kéo dài nhiều năm.

Theo các chuyên gia, những thông tin này rất đa dạng và khó xác định. Tuy nhiên, nếu thực sự, nhà cầm quyền Libya muốn kiếm lính đánh thuê thì tây Phi là một “khu chợ lớn” hấp dẫn.

Những cuộc xung đột gần đây tai Guinea, Sierra Leone, Liberia và Bờ Biển Ngà đã tạo ra một thế hệ những cựu chiến binh thất nghiệp. Những người này sẵn sàng tham gia mọi cuộc chiến khi được trả một mức giá hợp lý.



Lính đánh thuê "rất sẵn có" tại tây Phi.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC News, một bác sĩ giấu tên tại thành phố Benghazi nói rằng những cảnh sát ủng hộ người biểu tình đã bắt được vài lính đánh thuê nước ngoài. Những lính đánh thuê này không thể nói tiếng Anh hay tiếng Arab. “Chúng chỉ biết một điều: giết chết những người trước mặt. Chỉ đơn giản vậy thôi. Chúng giết người như những kẻ máu lạnh vậy”, bác sĩ nói với đài ABC News qua điện thoại.

“Chính phủ đã đưa những đoàn quân đặc biệt từ nước ngoài tới Libya. Họ đem lính từ các nước châu Phi tới và bố trí chúng ở Benghazi, Tripoli”, vị bác sĩ cho biết thêm. Theo người bác sĩ, những lính đánh thuê này chỉ biết nói tiếng Pháp và phân biệt với dân thường bằng cách đội mũ màu vàng.

Một số đoạn băng hình được đăng tải trên trang web chia sẻ hình ảnh YouTube quay cảnh người địa phương đánh một số đàn ông da sẫm màu. Những người này bị bắt và bị cho rằng đã nổ súng giết hại dân thường.

“Chúng đang tràn tới đây. Chúng tôi thấy những máy bay vận tải chở họ. Tiền của chúng tôi…tiền của người Libya đang được trả cho lính đánh thuê nước ngoài để giết chính người dân Libya. Đó là điều đang diễn ra”, người giấu tên trả lời phỏng vấn.


Người dân bắt và đánh một người được cho là lính đánh thuê tới từ Chad.

Ngay cả đại sứ Libya tại Ấn Độ cũng khẳng định những báo cáo này với đài Reuters. “Lính đánh thuê tới từ châu Phi, nói tiếng Pháp và một số ngôn ngữ khác”, ông Ali al-Essawi trả lời Reuters. Ông Ali al-Essawi cho biết nhận được thông tin trên từ các nguồn trong nước.

Việc một số quân nhân Libya đào ngũ và quay sang ủng hộ người biểu tình vì họ không muốn là kẻ có nợ máu với dân tộc. “Bởi vì họ là người Libya và họ không thể đứng nhìn những lính đánh thuê nước ngoài giết hại người dân. Vì vậy họ đã quay sang ủng hộ người biểu tình”, ông Ali al-Essawi cho biết.

Có nhiều điều khác biệt giữa lính đánh thuê tại Libya và lính đánh thuê cung cấp từ các công ty tư nhân hoạt động tại Iraq và Afghanistan như Blackwater, DynCorp, Triple Canopy... Nhân viên của những công ty tư nhân này tuân thủ theo luật lệ của các nước mà họ hoạt động. Trong khi đó, lính đánh thuê từ tây Phi là những cựu binh từ các cuộc nội chiến và không cần tuân thủ bất cứ luật lệ nào cả.

Hệ lụy từ việc sử dụng lính đánh thuê nước ngoài

Những thanh niên Tuareg trở về từ Libya có thể sẽ lại gây ra những bất ổn mới cho Mali và Niger.

Theo những quan chức Mali, chính phủ của ông Gadhafi đã thuê hàng trăm người Tuareg. Những người này bao gồm cả quân nổi dậy ở Mali và Niger.

“Chúng tôi rất lo lắng trên mọi khía cạnh. Những thanh niên này đang dồn tới Libya với số lượng lớn. Điều này rất nguy hiểm, cho ông Gadhafi thành công hay thất bại. Những thanh niên này sẽ làm cả khu vực bất ổn khi họ trở về”, Abdou Salam Ag Assalat – người đứng đầu tổ chức vùng Kidal nói.

Theo ông Assalat, một mạng lưới lớn đã được lập lên để tổ chức cho lính đánh thuê tới Libya. Chính quyền địa phương đang nỗ lực thuyết phục và ngăn chặn những cựu chiến binh tới Libya. Tuy nhiên, điều này là rất khó khăn khi “tiền và vũ khí” đang đợi họ tại Libya.

“Gadhafi biết cách làm dàn mỏng lực lượng của chúng tôi. Ông ta biết cần tìm ai. Có vẻ như đã có những chuyến bay thẳng mang người từ Chad tới. Nhiều người khác đi bằng đường bộ tới miền nam Libya. Điều đó làm tôi vô cùng lo lắng vì kết thúc cuộc chiến ở Libya, những thanh niên đó sẽ lại quay trở lại với tiền và vũ khí, và làm mất ổn định vùng Sahel”, ông Assalat nói.

Theo ông Assalat, nhiều thủ lĩnh của người Tuareg đã có mặt tại Libya. Người Tuareg đã gây rối loạn tại Niger và Mali. Tình hình mới chỉ lắng dịu từ năm 2009 khi người họ đồng ý ngừng bắn. Tuy nhiên, tình hình sẽ nhanh chóng xấu đi khi các cựu binh Tuareg quay lại từ Libya với tiền và vũ khí.

Một vài thông tin về tổ chức quân đội Libya
Ở Libya, quân đội được chia theo bộ lạc để đảm bảo không thể trở thành một lực lượng thật sự. Quân đội Libya hiện nay chỉ mang tính biểu tượng với không đầy 40.000 người, vũ khí trang bị lạc hậu và không nhận được sự huấn luyện đầy đủ. Quyền lực của ông Gaddafi dựa chủ yếu vào lực lượng an ninh do em rể Abdullah Senussi quản lý.

Ngoài ra còn có Ủy ban Cách mạng do Hannibal, con trai Gaddafi cầm quyền và lực lượng bán vũ trang “Dân quân Nhân dân” gồm toàn những người thân tín nhất của vị tổng thống này.


Lực lượng quân đội tại Libya chỉ là mang tính "biểu tượng".

Một lực lượng bí mật được ông Gaddafi tuyển chọn từ những nước có quan hệ với Libya bao gồm Mali, Niger, Chad, Sudan và những người Hồi giáo Bosnia. Lực lượng này gọi là Lê dương Hồi giáo thuộc Ủy ban Cách mạng Libya.

Ban đầu nhằm bảo vệ thế giới Hồi giáo trước nguy cơ từ bên ngoài sau đó bảo vệ trực tiếp cho tổng thống. Các binh sĩ chịu sự chỉ đạo của Đại tá Gaddafi và hoàn toàn trung thành với chế độ mà họ phụ thuộc. Hiện nay, lực lượng này được dùng để chống lại chính người dân Libya.

Ông Gaddafi đã dựa vào chính sách "chia để trị" trong suốt 40 năm. Trong khoảng 10 năm đầu cai trị, ông lên án mạnh mẽ cái gọi là bản sắc bộ lạc và điều này được đa số dân chúng ủng hộ. Tuy nhiên, khi uy tín giảm sút và mâu thuẫn với Phong trào Các sĩ quan Tự do Thống nhất, Gaddafi ngày càng dựa vào “bản sắc bộ lạc” để củng cố quyền lực.

Ông Gaddafi đã tiến hành chính sách bảo trợ có sự lựa chọn đối với các bộ lạc tại Libya nhằm tăng cường sự kiểm soát đối với quân đội.


Bản đồ phân bố cư dân Libya theo sắc tộc.

Các bộ lạc chính ở Libya:
Arab: Người Arab chiếm đa số ở Libya phần nhiều theo Hồi giáo Sunni.

Berbers: Là cư dân bản xứ của Libya. Họ thuộc nhóm bộ lạc Hamitic. Những người này theo giáo phái Kharijii.

Tuareg: Những người sống du mục trong sa mạc Sahara và các ốc đảo Ghadames và Ghat.

Tebo: Là nhóm du mục và bán du mục sống ở sườn phía nam núi Harouj và đông Fezzan, gần biên giới Ai Cập.

Libya là một xã hội bộ lạc, nên tin tức lan truyền rất nhanh. Tuy nhiên, những người biểu tình không thể sử dụng truyền thông xã hội như một công cụ để tổ chức, nên họ khó có thể tập hợp công chúng một cách đông đảo như các nước láng giềng.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang