Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc đang vượt Nga?



Chuyên gia Nga nhận định, áp lực dân số, an ninh lương thực và năng lượng là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc tấn công quân sự với Nga.


Ông Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị quân sự IPVA có một bài viết nhận định về khả năng có hay không một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

Đối với vấn đề này, tác giả tin rằng, nếu có một cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, 95-99% sẽ xuất phát từ Trung Quốc.


Ông Aleksandr Khramchikhin.


Dưới đây là nội dung bài viết của ông Aleksandr Khramchikhin:

Nguồn gốc của vấn đề

Việc đối mặt với áp lực quá tải dân số, sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đã tạo ra một tập hợp của các vấn đề phức tạp. Sự khan hiếm tài nguyên, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp, tạo áp lực rất lớn đến an ninh lương thực, an sinh xã hội.

Đối mặt với những vấn đề này, mở rộng biên giới để nắm bắt các nguồn tài nguyên và vùng lãnh thổ là có thực tế.

Ông Khramchikhin cũng bác bỏ khả năng mở rộng về phía Đông Nam Á của Trung Quốc, bởi tình về mặt lãnh thổ ở đây có vẻ đã an bài. Khu vực này có nhiều tài nguyên biển, song dân số ở đây cũng rất đông.

Tuy nhiên tình hình có vẻ ngược lại tại vùng Viễn Đông của Nga, đây là vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên và rất thưa thớt người. Đây chính là khu vực đầy tiềm năng nhất cho việc mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Đơn cử như trường hợp Trung Quốc đang coi vùng lãnh thổ Zauralski của Nga là lãnh thổ của mình.

Một vấn đề xã hội khá bức xúc tại Trung Quốc là tình trạng “thiếu cô dâu”, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, không loại trừ khả năng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chấp nhận hy sinh hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn thanh niên cho vấn đề này.



Áp lực dân số là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc gây xung đột với Nga. Trong ảnh hàng ngàn người đang xếp hàng để mua vé tàu.


Các vấn đề tranh chấp biên giới giữa Nga và Trung Quốc sẽ là cội nguồn cho các xung đột nếu các vấn đề ở đây không được giải quyết một cách ổn thỏa. Sự “bành trướng hòa bình” vẫn là sách lược hàng đầu của Trung Quốc, nhưng không loại trừ một cuộc xung đột quân sự.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự với tốc độ chóng mặt, và có nhiều vấn đề để lo lắng ở đây.

Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ngày một gia tăng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các quân binh chủng khác nhau, quy mô ngày càng mở rộng. Đó có thể coi như là một bài tập chuẩn bị cho các cuộc xâm lược.

Một thực tế trớ trêu là đã từ lâu Nga không nhận ra rằng, Quân đội Nga đã mất không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng các thiết bị quân sự so với Quân đội Trung Quốc.

Sao chép công nghệ vũ khí: vấn nạn muôn thuở trong quan hệ Nga - Trung

Quân đội Trung Quốc phụ thuộc vào Liên Xô rất nhiều trong những năm 1950-1960. Tuy nhiên, sau khi hâm nóng mối quan hệ với phương Tây, gián điệp công nghiệp của Trung Quốc đã tiếp cận được các mẫu công nghệ mới của Mỹ và châu Âu. Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đã tiếp cận được các công nghệ mới nhất của Liên Xô (Nga hiện nay).

Từ cơ sở đó tạo ra bước nhảy vọt về công nghệ, "người Trung Quốc luôn có khả năng đặc biệt để đánh cắp công nghệ", ông Khramchikhin nhận xét.

Năm 1980, tình báo Trung Quốc đã tiếp cận được bản vẽ của đầu đạn hạt nhân W-88 dành cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident-2. một số lượng lớn chi tiết kỹ thuật của đầu đạn này đã bị đánh cắp.

Không có một bằng chứng nào cho thấy Nga bán hệ thống rocket phóng loạt 9K58 Smerch, hoặc giấy phép sản xuất loại này cho Trung Quốc. Tuy nhiên, không lâu sau khi hệ thống 9K58 Smerch được giới thiệu, Trung Quốc đã cho ra đời hệ thống A-100 gần như giống hoàn toàn.

Không lâu sau đó là hệ thống PHL-03, một bản sao hoàn chỉnh của 9K58 Smerch. Hệ thống pháo tự hành PLZ-05 cũng là bản sao của hệ thống pháo tự hành Msta. Tất cả chưa bao giờ bán hay xuất giấy phép cho phía Trung Quốc.



Hệ thống MRLS A-100 đánh cắp toàn bộ công nghệ của 9K58 Smerch.


Đối với vũ khí phòng không, người Nga đã không ngăn được việc hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 bị sao chép thành HQ-9. Tương tự, người Pháp cũng bị đánh cắp công nghệ của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Crotale, tên lửa chống hạm Exocet...

Người Trung Quốc cũng rất thành công trong việc trong việc tổng hợp công nghệ nước ngoài và thêm vào chút ít công nghệ trong nước để tạo ra các hệ thống vũ khí mới. Ví dụ như pháo tự hành PLL-05, pháo chống tăng tự hành PTL-02 và còn rất nhiều hệ thống vũ khí khác nữa.

Trung Quốc cũng đang dần thay đổi súng trường Kalashniskovs bằng một loại súng trường tự động mới dựa trên sự kết hợp AK và súng trường tự động FAMAS của Pháp.

Thu hẹp sức mạnh quân sự

Sự vượt trội về các loại vũ khí thông thường của Nga so với Trung Quốc đã là quá khứ, các hệ thống vũ khí có nguồn gốc từ Nga có mặt đầy rẫy ở Trung Quốc.



J-11B một bản sao hoàn hảo của Su-27.

Dù một số chuyên gia của Nga nhận định, Trung Quốc đang phụ thuộc vào Nga như là nhà cung cấp vũ khí chính. Vì thế, theo họ để tấn công Nga là điều không thể. Tuy nhiên, thực tế thì nhận định này đã là quá khứ của những huyền thoại.

Trên thực tế, Trung Quốc đã có được một phần các công nghệ của Nga, chúng sẽ được dùng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột.

Sau khi sản xuất được 95 chiếc Su-27 và đã đạt được các hiểu biết cơ bản về công nghệ. Trung Quốc đã từ chối gia hạn giấy phép sản xuất loại máy bay này để sao chép thành J-11B với 70% các công nghệ trong nước.

Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc trên bờ sụp đổ. Công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga và nền công nghiệp quốc phòng Nga mất dần khả năng kiểm soát Trung Quốc.

"Xét về khả năng không chiến J-11B có thể tương đương với Su-27, khả năng của J-10 cũng tương đương với Mig-29. Như vậy khả năng chiếm ưu thế trên không của Nga gần như không có, và ưu thế về số lượng đang nghiêng về phía Trung Quốc. Trong khi đó khả năng của hệ thống phòng không tại vùng Viễn Đông là rất yếu kém", ông Aleksandr Khramchikhin nhận xét.

Áp đảo về số lượng và khả năng triển khai nhanh

Ông còn đánh giá rằng: Gần như không có khoảng cách đáng kể nào giữa những chiếc xe tăng tốt nhất của Nga là T-72B, T-80U và T-90S so với Type-96, Type-98 và Type-99 của Trung Quốc. "Bởi đây là những chiếc tăng chiến đấu chủ lực này là “họ hàng gần gũi nhau”, đặc điểm hiệu suất của chúng là tương tự nhau", ông Khramchikhin viết.



Chuyên gia Aleksandr Khramchikhin đánh giá chất lượng tăng thiết giáp Trung Quốc hoàn toàn tương đương với Nga.


Xét về mặt số lượng, tăng thiết giáp Trung Quốc đang vượt trội so với Nga, trong kho của Trung Quốc có đến 6.000 chiếc xe tăng cũ như Type-59 và Type-60. Trong trường hợp xảy ra xung đột những chiếc tăng này sẽ được sử dụng để áp đảo về số lượng.

Xét về các hệ thống vũ khí hiện đại, khoảng cách giữa Nga và Trung Quốc đang được thu hẹp. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, chỉ một thời gian ngắn nữa, ưu thế sẽ thuộc về Trung Quốc.

Một thực tế bổ sung cho lập luận này, 2 trong số 7 đại quân khu mạnh nhất của Trung Quốc là Quân khu Bắc Kinh và Thẩm Dương được bố trí gần biên giới với Nga.

Tương quan lực lượng tại đây là không thể so sánh, quân khu mạnh nhất của quân đội Nga được bố trí tận Kaliningrad. Việc điều quân tới đây trong trường hợp xảy ra xung đột là rất khó khăn.

Về khả năng cơ động

Trong huấn luyện chiến đấu tại các đơn vị, đặc biệt là trong các đơn vị hiện đại, tinh nhuệ, Trung Quốc đã vượt mặt Nga từ lâu, ông Khramchikhin nhận định.

Khả năng hoạt động tác chiến của đơn vị pháo binh số 38 của đại quân khu Bắc Kinh gần như được tự động hóa hoàn toàn. Tuy còn kém so với Mỹ về khả năng chính xác nhưng đã vượt Nga. Đơn vị này có khả năng hành quân tác chiến với tốc độ 1.000km/tuần.

Thật không may, xét về vũ khí hạt nhân chiến lược, Trung Quốc cũng có thừa khả năng này. Lực lượng tên lửa hạt nhân của họ đủ sức thổi bay tất cả các thành phố của Nga và châu Âu. Trong biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, không có tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân nào, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều.

Kết thúc bài viết, tác giả Aleksandr Khramchikhin nhấn mạnh đến khả năng tạo ra sự răn đe quân sự hợp lý đối với Trung Quốc và vấn đề này cần được xem xét một cách hết sức nghiêm túc tại điện Kremlin.
[BDV news]


>> AH-64D Apache tác chiến trên biển



Trực thăng tấn công trên bộ AH-64D Apache của không quân Hoàng gia Anh đã tiến hành thử nghiệm khả năng tấn công trên biển.

Theo đó, trực thăng tấn công AH-64D Apache đã cất cánh từ một tàu chiến của Hải quân Hoàng gia và đã phóng thử tên lửa Hellfire.

Tổng cộng có 550 viên đạn 30mm và 9 tên lửa Hellfire được bắn đi, với xác xuất trúng mục tiêu là 100%. Đây cũng là lần đầu tiên tên lửa không đối đất có điều khiển Hellfire được sử dụng để tác chiến trên biển.

Cuộc thử nghiệp diễn ra trong khuôn khổ chương trình luyện tập dài ngày, diễn ra gần vùng lãnh thổ hải ngoại Gibraltar, Vương quốc Anh.

Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu khả năng tấn công trên biển của loại trực thăng được thiết kế để tác chiến trên bộ này.



Trực thăng tấn công AH-64D Apache đang bắn tên lửa Hellfire trên biển.


Hiện tại, trực thăng tấn công AH-64D Apache được triển khai hoạt động trên tàu đổ bộ trực thăng HMS Ocean, một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Hoàng gia.

Phi đội trực thăng tấn công số 656 thuộc Trung đoàn Không quân số 4 đã triển khai trên tàu đổ bộ trực thăng HMS Ocean để tiến hành công tác đào tạo chuyên sâu, theo đó họ rèn luyện khả năng tấn công trên biển bất kể ngày đêm.

Thiếu tá Mike Neville, chỉ huy phi đội số 656 trên tàu đổ bộ trực thăng HMS Ocean cho biết: “Hôm nay, chúng tôi đã chứng minh được Apache có thể hoạt động hiệu quả từ một tàu chiến của Hải quân Hoàng gia. Từ việc nạp vũ khí trên tàu chiến, cất cánh, kích hoạt vũ khí tấn công và sau đó hạ cánh trở lại tàu chiến. Một lần nữa, Phi đội số 656 là người đi tiên phong trong việc mở rộng khả năng tấn công của máy bay trực thăng. Chúng tôi đang nỗ lực để chứng minh khả năng tấn công trên biển trong những kịch bản phức tạp nhất”.

Mặc dù Phi đội số 656 có rất nhiều kinh nghiệm trên chiến trường Afghanistan, tuy nhiên, môi trường hàng hải vẫn là thách thức mới. Những thao tác đơn giản trước đây như nạp đạn, cất/hạ cánh hiệu quả không hề dễ dàng trong điều kiện trên biển.



Việc cất hạ cánh trên tàu chiến với một trực thăng tấn công trên bộ như AH-64D Apache không phải là chuyện đơn giản.


Jol Woodard chỉ huy nhóm tác chiến trên không của tàu đổ bộ trực thăng HMS Ocean cho biết: “Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong hội nhập khả năng của Apache vào lĩnh vực hàng hải, là bước tiến quan trọng trong phát triển khả năng tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia”

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh Liam Fox cho rằng: “Đây là cột mốc quan trọng trong hoạt động của lực lượng đổ bộ đường không, điều này thể hiện sự linh hoạt của các thiết bị quân sự của chúng ta trong hoạt động tác chiến”.

Với việc triển khai thành công trực thăng tấn công trên bộ lên tàu đổ bộ trực thăng HMS Ocean, giúp nâng cao năng lực tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia.
[BDV news]


>> Tàu sân bay Trung Quốc được chăm sóc bởi UAV Mỹ



Mỹ đang chế tạo máy bay không người lái trên tàu sân bay để tăng khả năng đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.


Các quan chức Mỹ đặc biệt giữ bí mật về nơi họ sẽ đưa các máy bay không người lái vũ trang này vào sử dụng, nhưng một sỹ quan cấp cao Hải quân nói với hãng AP rằng một số sẽ được triển khai ở châu Á.

Phó Đô đốc, Tổng chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình dương, Scott Van Buskirk cho biết: "Những máy bay không người lái này sẽ đóng môt vai trò mật thiết trong các chiến dịch của chúng tôi tại khu vực trong tương lai”.

Mỹ đang sử dụng rộng rãi các loại máy bay không người lái trên đất liền trong cuộc chiến ở Afghanistan, nhưng phải mất vài năm nữa Mỹ mới chế tạo được các loại máy bay không người lái trên biển.




UAV có khả năng tác chiến trên biển, cất/hạ cánh trên tàu sân bay có thể thay đổi tư duy tác chiến của không quân hải quân Mỹ, đối phó hiệu quả với sự ra đời của tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay và các tàu sân bay của Trung Quốc.

Đầu năm 2011, công ty Northrop Grumman lần đầu cho bay thử UAV tác chiến trên biển, nhưng thử nghiệm diễn ra trên đất liền.

Các nhà phân tích quân sự thống nhất nhận định rằng: Máy bay không người lái có khả năng ngăn chặn những bước tiến gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là tính năng hoạt động như một tên lửa "diệt tàu sân bay của nó”.

Patrick Cronin, nhà phân tích về An ninh mới của Mỹ làm việc tại Washington đánh giá: “Hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài mà Mỹ phải chuẩn bị ở khu vực châu Á - Thái Bình dương, và các loại máy bay tự động – trên không hay trên biển – ngày càng trở nên quan trọng để chống lại những mối đe dọa tiềm tàng”.

Tuy Quân đội Trung Quốc còn lâu mới xây dựng được một lực lượng hùng mạnh như Mỹ, nhưng Bắc Kinh đang không ngừng phát triển tiềm lực không quân, hải quân và tên lửa có khả năng thách thức vị trí độc tôn của Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng như khả năng bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng cùng các đồng minh của Mỹ như Nhật và Hàn Quốc của Washington.

Trung Quốc khăng khăng cho rằng họ không có ý đồ tấn công và chỉ bảo vệ những lợi ích của họ như các tuyến hàng hải cũng quan trọng đối với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của mình. Nhưng ở đó có một vài điểm nóng, nhất là vấn đề Đài Loan và một loạt các đảo nhỏ mà cả Trung Quốc và các nước châu Á khác đang đòi chủ quyền.




UAV mới được Mỹ kỳ vọng sẽ mở rộng năng lực tác chiến của các hạm đội vốn đã rất hùng mạnh trên đại dương.

Việc Hải quân Mỹ theo đuổi chương trình UAV tác chiến trên biển là sự thừa nhận nhu cầu phát triển vũ khí và những chiến lược mới không chỉ nhằm đối phó với Trung Quốc mà với cả một bối cảnh quốc phòng đầy thách thức nói chung ở khu vực.

Các chuyên gia nói rằng máy bay không người lái có thể được triển khai trên bất cứ 11 tàu sân bay nào hiện có của Mỹ, và không phải được chế tạo để làm đối trọng riêng với Trung Quốc… Nhưng những thông tin về tiến bộ trong công nghệ tên lửa của Trung Quốc dường như đã làm cho việc chế tạo thêm khẩn trương hơn.

Tên lửa “diệt tàu sân bay” DF 21D của Trung Quốc được thiết kế phóng từ đất liền với độ chính xác đủ tiêu diệt một tàu sân bay đang hoạt động trong tầm 1.500km . Tuy thông tin này chưa được kiểm chứng, nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng không một nước nào trên thế giới có một vũ khí như vậy.

Hiện, những máy bay tiêm kích hiện tại của Hải quân Mỹ chỉ có thể tấn công các mục tiêu trong tầm 900km, nằm trong tầm kiểm soát của tên lửa của Trung Quốc.

Ngược lại, các máy bay tiêm kích không người lái không phải tiếp thêm nhiên liệu có bán kính hoạt động là 2.789km, có thể hoạt động trong vòng 50-100 giờ - so với tối đa là 10 giờ của các máy bay có phi công.

Công ty Northrop Grumman có hợp đồng 635,8 triệu USD để chế tạo 2 máy bay không người lái trong 6 năm và sẽ có thêm vốn nếu khả thi. Một mẫu nghiên cứu X-47B đã bay thử 29 phút tại sân bay quân sự Edwards tại California tháng 2/2011. Các chuyến bay thử trên tàu sân bay dự kiến sẽ được tiến hành trong năm 2013.

Các công ty máy bay khác như Boeing và Lockheed cũng tham gia vào cuộc chơi. Công ty General Atomics Aeronautical Systems – nhà chế tạo máy bay không người lái Predator được sử dụng tại chiến trường Afghanistan – đã tiến hành các thử nghiệm trong hầm gió vào tháng 2/2011.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng các máy bay không người lái cho đến nay vẫn chưa được thử nghiệm trên tàu sân bay, đồng thời nhấn mạnh rằng những tiến bộ của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn làm cho tàu sân bay hết vai trò.

Vào những năm đầu của thập kỷ này Không quân và Hải quân Mỹ cùng hỗ trợ một dự án phát triển máy bay không người lái trên tầu sân bay nhưng năm 2005, Không quân Mỹ đã rút khỏi dự án, chỉ còn hải quân tiếp tục cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu khả thi.

Đô đốc Gary Roughhead, Tổng chỉ huy các hoạt động Hải quân Mỹ đánh giá mục tiêu hiện tại là lực lượng này có được các máy bay ném bom không người lái trước năm 2018 là “quá chậm”. "Nghiêm túc mà nói, chúng ta cần ý thức sự khẩn thiết phải có các máy bay đó. Vì nó làm thay đổi cơ bản tư duy của chúng ta về không lực hải quân”, Đô đốc Roughhead nói.

[BDV news]


>> Hệ thống huấn luyện Gepard, Kilo sắp về Việt Nam



Công ty R.E.T Kronshtadt (thuộc nhóm công ty Tranzas) đang hoàn tất lắp đặt hệ thống Laguna-11661.


Hệ thống này dùng để huấn luyện các thủy thủ đoàn, kíp chiến đấu trên các khinh hạm Gepard tại Việt Nam, Tổng giám đốc R.E.T Kronshtadt Yevgeny Komrakov cho hay. Trước đó, công ty này đã sản xuất cho Việt Nam hệ thống huấn luyện mô phỏng tổng hợp tàu tên lửa Molnya.




Dự kiến, năm 2012 hệ thống huấn luyện tàu ngầm Projekt 636 Kilo cho Việt Nam sẽ hoàn thành. Trong dự án này, R.E.T Kronshtadt tham gia với tư cách nhà thầu phụ của công ty Avrora, ông Komrakov tiết lộ.

Sắp tới, R.E.T Kronshtadt sẽ sản xuất hệ thống huấn luyện tổng hợp cho Hải quân Turkmenia, nước này đã đặt mua của Nga 2 tàu tên lửa Molnya và dự định đặt mua thêm 2 chiếc nữa.

Hãng Rosoboronoexport đã thống nhất với Turkmenia về hợp đồng mua bán hệ thống huấn luyện sẽ có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Sau đó, R.E.T Kronshtadt sẽ hoàn thành công việc trong vòng 1 năm.

Hệ thống huấn luyện tổng hợp là hệ thống rất đắt tiền và tinh vi, đòi hỏi phỏng tạo được 100% vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật trên tàu. “Chẳng hạn, hệ thống huấn luyện mà chúng tôi đang lắp đặt tại Việt Nam có 56 vị trí làm việc, 7 bộ phận tác chiến làm việc ở 3 chế độ”, - ông Yevgeny Komrakov cho hay.
[BDV news]


>> Tejas của Ấn Độ sẽ cất cánh vào tháng 7



DRDO dự định tiến hành các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên phiên bản huấn luyện chiến đấu của dòng máy bay tiêm kích Tejas vào tháng 7/2011.

DRDO: Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ

Trước đây, theo thông báo, đến cuối năm 2011 phiên bản Tejas một chỗ ngồi sẽ cất cánh. Tuy nhiên, mẫu máy bay này còn trong quá trình thử nghiệm. Ở thời điểm hiện tại, mẫu Tejas đầu tiên đang trải qua các thử nghiệm trên mặt đất.



Máy bay tiêm kích Tejas. Ảnh bharat-rakshak.com


Không quân Ấn Độ dự định sẽ đưa vào trang bị vào tháng 12/2012. Còn Hải quân Ấn Độ đã đặt hàng 6 chiếc máy bay tiêm kích mới Tejas. Đến năm 2014, việc cung cấp sẽ được hoàn tất.

Điểm khác biệt giữa Tejas của không quân với các biến thể dành cho hải quân ở chỗ có khung dài hơn, khả năng quan sát tốt hơn…

Theo kế hoạch của DRDO, Tejas sẽ được lắp đặt động cơ General Electric F404-IN20 và trang bị cho các tàu sân bay.

[BDV news]


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Hải quân Nga ‘dương oai’ ở Đông Nam Á



Một đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia. Trong số này có tàu săn ngầm lớn nhất thế giới là Đô đốc Panteleev và tàu cứu hộ "khủng" nhất thế giới Fotiy Krylov.



Đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia.

Hôm nay, đội tàu chiến này tới Singapore để dự Triển lãm phòng vệ hải quân quốc tế (IMDEX-2011). Tới ngày 20/5, đội tàu chiến sẽ tới cảng Macasar của Indonesia để tham dự cuộc tập trận chung chống cướp biển với hải quân Indonesia.

Đông Nam Á từ lâu là khu vực hợp tác chặt với Nga trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Ngay từ giai đoạn đấu tranh vũ trang vì độc lập dân tộc, nhiều quốc gia trong khu vực là đối tác tiếp nhận vũ khí Liên Xô như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia...

Tình hình ngày nay cũng không khác trước là mấy. Học giả Nga Anatoly Voronin khẳng định: “Do các nước của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á duy trì chính sách đối ngoại tự chủ nên họ mua của Nga thiết bị hàng không, các phương tiện phòng không, quân trang phục vụ lực lượng bộ binh và hải quân. Hiệp hội là một trong những thị trường hứa hẹn nhất đối với các sản phẩm quốc phòng của Nga. Nga tiếp tục thúc đẩy hợp tác quân sự với Malaysia, Myanmar, Thái Lan và cả Singapore”.

Tương lai là năng lượng

Học giả Nga Anatoly Voronin nhận định, ASEAN là những nhà nhập siêu dầu mỏ và khí đốt. Sự phụ thuộc rất lớn của họ vào thị trường năng lượng toàn cầu sẽ không ngừng tăng cùng với tiến trình tăng trưởng kinh tế của họ.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc như trên là rất nguy hiểm bởi tình hình chính trị Trung Đông rất mất ổn định. Do đó, ASEAN ngày càng có nhu cầu đa dạng hóa thị trường năng lượng nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Đông. Và như một lẽ tất yếu, Hiệp hội ngày càng hướng sự chú ý của mình về phía Nga, cường quốc về sản xuất năng lượng với cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật vững chắc…

Hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và thủy điện là những sự lựa chọn tốt bởi nó không chỉ đáp ứng được các yêu cầu an ninh, thương mại và còn giúp các nước ASEAN hạn chế khí thải nhà kính, giảm phụ thuộc vào việc vận tải dầu, khí đốt… trên biển bởi nhiều nước trong Hiệp hội chưa kiểm soát được hoàn toàn vấn đề an ninh, dễ bị hải quân nước ngoài, cướp biển, khủng bố… phá rối.

Về phía Nga, đây là cơ hội lớn cho họ. Trong chuyến thăm Hà Nội vừa qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng khẳng định, Nga có lợi ích to lớn tại châu lục này.



Nga tăng cường hợp tác với ASEAN.

Tiềm năng to lớn

Hiện, Nga và ASEAN có tiềm năng lớn về hợp tác kinh tế, năng lượng, quân sự và quan trọng hơn, cả hai đều muốn cộng tác với nhau.

Học giả Anatoly Voronin, thành viên Hội đồng chuyên viên thuộc Hội đồng liên bang Nga nhận xét: “Các nước của Hiệp hội là một thị trường phong phú và năng động. Tổng trị giá sản phẩm của họ vượt quá 500 tỷ USD. Đã vậy, ASEAN còn ở ngã tư động giao thông thế giới: một phần ba khối lượng lưu thông thương mại, một nửa dòng chảy dầu mỏ thế giới… đi qua eo biển Malacca. Rõ ràng rằng, cùng với sự đẩy mạnh các quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, ý nghĩa của khu vực sẽ chỉ tăng lên”.

Tuy vậy, quan hệ kinh tế, thương mại Nga - ASEAN vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Thương mại giữa các quốc gia ASEAN và Nga chiếm dưới 0,5% tổng kim ngạch ngoại thương của hiệp hội. Trong năm 2009, trị giá các hợp đồng qua lại giữa đôi bên không vượt quá 7 tỷ USD.

Trong khi đó, theo các chuyên gia Nga, trao đổi kinh tế giữa Nga và các nước ASEAN tới năm 2020 hoàn toàn có thể tăng tới 40-50 tỷ USD.

Học giả Voronin tiếp tục nói: “Trong mặt này, sự hợp tác của Nga và Việt Nam mang tính tiêu biểu, tự tin chứng minh hiệu quả kinh tế cao đối với cả hai bên. Nhờ có sự hợp tác với Nga, Việt Nam hiện sở hữu một tổ hợp nhiên liệu - năng lượng hiện đại, là nguồn đóng góp lớn cho ngân sách. Chỉ riêng Liên doanh Vietsovpetro trong thời gian hoạt động tại Việt Nam khai thác khoảng 200 triệu tấn dầu, thúc đẩy Việt Nam hòa nhập vị trí các nước hàng đầu trong khu vực về sản xuất dầu mỏ".

"Phía Nga cũng không hề chịu sự thiệt thòi. Ngân sách Nga nhận được khoảng 8 tỷ USD từ hoạt động liên doanh này. Và gần đây, Nga là đối tác được Việt Nam chọn lựa để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên", ông Voronin nói tiếp.
[BDV news]


>> Xu hướng tàu khu trục nhỏ trong thế kỉ 21



Các tàu khu trục nhỏ, tàng hình, đa chức năng sẽ là xu hướng chủ đạo của công nghiệp đóng tàu chiến mặt nước thế kỷ 21.


Chiến tranh thế giới thứ 2 và những năm chiến tranh lạnh, các thiết giáp hạm, tuần dương hạm hạng nặng đã bộc lộ nhiều điều bất cập và các điểm yếu chết người.

Dù được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh, với thời gian hoạt động kéo dài hàng tháng trên biển, nhưng kích thước khổng lồ khiến các thiết giáp hạm, tuần dương hạm hạng nặng có chi phí vận hành tốn kém, khả năng xoay xở và tốc độ chậm khiến các chiến hạm này dễ bị tổn thương trong tác chiến.

Sự phát triển mạnh mẽ của các tên lửa chống hạm khiến tuần dương hạm hạng nặng dễ trở thành "miếng mồi ngon". Kích thước đồ sộ, độ bộc lộ radar lớn, chúng dễ dàng bị phát hiện và tấn công từ xa.

Ngày nay, các thiết giáp hạm đã ngưng sử dụng, chỉ còn tuần dương hạm hạng nặng chỉ còn trong trang bị của Nga và Mỹ.

Ưu điểm của tàu khu trục nhỏ

Ngày nay, các quốc gia ven biển có nhu cầu lớn trong việc tuần tra bảo vệ an toàn vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế, đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập trái phép. Trong đó, nổi lên là nhu cầu sở hữu tàu chiến mới có thể đảm đương tất cả các vai trò nói trên.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng đủ khả năng tài chính để trang bị cho mình một đội tàu chiến mặt nước hùng hậu. Quan điểm tác chiến hải quân mỗi nước cũng khác nhau nên nhu cầu cụ thể cũng rất khác nhau.

Nắm bắt được xu thế đó, các nhà thiết kế đã cho ra đời các tàu khu trục nhỏ, có lượng giãn nước dưới 7.000 tấn, có trang bị đáp ứng hầu hết nhu cầu của hải quân mỗi nước.


Tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng là lựa chọn số một của tác chiến hải quân hiện đại.

Có thiết kế nhỏ gọn hơn các tuần dương hạm, tàu khu trục có chi phí vận hành thấp, thời gian bảo trì giữa 2 lần được kéo dài hơn. Ngoài ra, các hệ thống điện tử được thiết kế theo dạng mô đun mở cho phép thực hiện các nâng cấp về sau, kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng.

Tàu khu trục nhỏ có khả năng hoạt động tốt tại các vùng biển nông, thích hợp trong việc đảm bảo công tác tuần tra vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế.

Những tàu chiến này có tốc độ cao, độ bộ lộ radar thấp, thích hợp cho chiến thuật đột kích đánh nhanh rút gọn. Đây là sự lựa chọn hợp lý cho các quốc gia có năng lực tài chính hạn chế.

Xu hướng tàu khu trục nhỏ lan rộng

Pháp là quốc gia tiên phong trong thiết kế và phát triển các tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng. Điển hình là tàu khu trục tàng hình lớp La Fayette.

Hiện tại, chiến hạm lớp La Fayette tàu khu trục tấn công chủ đạo của Hải quân Pháp và được xuất khẩu cho nhiều nước khác như Singapone, Arab Saudi...

Nối bước theo Pháp, các quốc gia khác như Brazil, Canada, Israel và Anh đều cho ra đời các tàu khu trục nhỏ đa chức năng của riêng mình.

Trong khu vực châu Á, nhiều nước đã tiệm cận xu hướng này. Điển hình là chương trình tàu khu trục nhỏ Type-054D của Trung Quốc, gần đây là chương trình tàu khu trục FFX của Hàn Quốc.



Tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng Project 20380 của Hải quân Nga.


Là một nước có nền công nghiệp hàng hải mạnh, Đức cũng đầu tư phát triển chương trình tàu khu trục đa chức năng tàng hình mới mang tên F-125.

Ngay cả Nga, quốc gia có lực lượng hải quân mạnh với bề dày phát triển tàu khu trục cỡ lớn, tuần dương hạm hạng nặng cũng dần đi theo xu hướng này. Gần đây nhất, Hải quân Nga đã đầu tư đóng mới các tàu khu trục nhỏ tàng hình Project 20380. Hiện tại Nga đã hạ thủy một số tàu thuộc Project 20380.

Dương như chỉ còn Mỹ chưa chú trọng tới vai trò các loại tàu khu trục nhỏ tàng hình. Điều này có thể xuất phát từ quan điểm tác chiến của Hải quân Mỹ thấy rằng, các tàu khu trục lớn và các tuần dương hạm hạng nặng vẫn còn đảm bảo yêu cầu tác chiến toàn cầu của họ và nền kinh tế hàng đầu đủ sức duy trì những hạm đội tốn kém hư vậy.

Thế kỷ 20 từng được mệnh danh là thế kỷ của các thiết giáp hạm và tuần dương hạm hạng nặng. Thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của các tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng?

[BDV news]


>> Tổ hợp tên lửa phòng không tối tân của Nga



Chuyên gia của Trung tâm phân tích Air Power Australia (APA), Tiến sĩ Carlo Kopp - nhà phân tích quốc phòng của Australia, người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong lĩnh vực kỹ thuật radio định vị đã khẳng định rằng, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga thực sự là “có một không hai trên thế giới”.

Trung tâm phân tích APA của Australia từ lâu đã thực hiện các công trình nghiên cứu hiệu quả các hệ thống phòng không và là nguồn tin có uy tín trong lĩnh vực quân sự.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf (khối NATO gọi là SA-21 Growler) là phiên bản mới nhất phát triển từ hệ thống tên lửa S-300, được quân đội Nga công bố từ tháng 1/1999. Tổ hợp S-400 được tích hợp nhiều tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội so với các phiên bản trước đó cũng như một số loại tên lửa của phương Tây.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf được đưa vào trang bị ngày 28/4/2007 theo nghị quyết của Chính phủ Nga. Năm 2007, trung đoàn tên lửa phòng không cận vệ từng được tăng huân chương Cờ đỏ trong Lực lượng Không quân Nga thuộc Lực lượng Vũ trang đã được tái trang bị tổ hợp tên lửa phòng không này. Cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng đã được thiết lập và việc đào tạo sĩ quan cho trung đoàn này đang được tiến hành. Ngày 06/8/2007, tại ngoại ô Moscow tiểu đoàn và trung tâm chỉ huy S-400 đầu tiên đã bắt đầu trực chiến.





Cần khẳng định rằng, những tổ hợp tên lửa phòng không di động S-400 của Nga sở hữu những đặc điểm kỹ - chiến thuật cao hơn so với những tổ hợp tương tự như vậy của nước ngoài. Chúng có thể được triển khai linh hoạt trong hệ thống phòng không phi chiến lược của cộng đồng châu Âu.





Tổ hợp tên lửa S-400 được thiết kế để làm nhiệm vụ phòng không và bảo vệ những mục tiêu quan trọng nhất khỏi các cuộc tấn công tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến thuật linh hoạt cũng như chống máy bay của hàng không chiến thuật và chiến lược. S-400 Triumf có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.





Hệ thống S-400 vượt trội tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ về nhiều chỉ số. S-400 Triumf được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng nên nó có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch từ bất kỳ hướng nào mà không cần phải mở máy phóng. Còn tổ hợp tên lửa Patriot vì phóng theo chiều nghiêng trong trận chiến cơ động nên buộc phải mở máy phóng, vì thế dẫn đến việc giảm khả năng của hỏa lực là điều bất biến. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là thời gian triển khai S-400. Nếu thời gian triển khai tổ hợp S-400 của Nga vào thế trận ít hơn 5 phút thì tổ hợp của Mỹ phải cần tới 30 phút để thực hiện điều này.




S-400 có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly 400km. Đáng chú ý, tên lửa S-400 Triumf có thể tiêu diệt các loại tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500km và bắn được cả các loại tên lửa của hệ thống S-300 như 48H6E, 48H6E2.



Hệ thống S-400 đảm bảo tiêu diệt tên lửa đường đạn phi chiến lược ở cự ly khoảng 60km; xác suất cao tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu; tính miễn nhiễm tiếng ồn cao; giải quyết tự động những nhiệm vụ chiến đấu; có khả năng tích hợp vào nhóm hệ thống phòng không.
[BDV news]


>> Ấn Độ phát triển tên lửa đánh chặn



Ấn Độ đã bắt đầu phát triển một mạng lưới các hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ bất cứ tên lửa nào của đối phương ở vị trí cách xa 5000km trước khi nó có thể bay vào không phận Ấn Độ.

Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) đã phát triển loại tên lửa có thể đánh chặn tên lửa của đối phương cách xa 2.000km trong khuôn khổ chương trình Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMD) và hiện đang tiến hành giai đoạn thứ hai.

Giám đốc DRDO V K Saraswat tiết lộ, trong giai đoạn thứ hai này, các chuyên gia đã thiết kế và phát triển để tên lửa có khả năng bắn hạ bất cứ tên lửa nào đang bay tới ở khoảng cách 5.000km.




Theo ông, tên lửa đánh chặn ở tầm bắn 5.000km này sẽ sẵn sàng hoạt động vào trước năm 2016.

“Hiện tại, các tên lửa của chúng tôi được thiết kế để nhắm tới các mục tiêu trong phạm vi 2.000km. Sau đó, chúng tôi sẽ nâng tầm bắn các tên lửa đánh chặn lên mức 5.000km. Đó sẽ là giai đoạn II của hệ thống BMD”, ông nói them.

Tháng 7 năm ngoái, DRDO đã thử nghiệm thành công giai đoạn I của tên lửa đánh chặn nội địa từ bãi thử nghiệm kết hợp (ITR) ở đảo Wheeler, ngoài khơi bờ biển Orissa.

Về khả năng hợp tác với Mỹ hoặc bất cứ quốc gia nào khác để phát triển các hệ thống BMD, ông Saraswat cho biết: “Tiến trình hợp tác quốc tế của chúng tôi hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy tiến trình phát triển của riêng chúng tôi. Bất cứ khi nào chúng tôi cảm thấy cần thiết công nghệ mới thì chúng tôi mới tính đến chuyện hợp tác”.

Liên quan đến việc Mỹ đề xuất với Ấn Độ về Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Aegis, ông khẳng định: “Sẽ luôn luôn có các đề xuất bán trang thiết bị. Tại Ấn Độ, đây không chỉ là nỗ lực của DRDO mà còn là một chương trình thực sự, vì thế tôi nghĩ không nên lo lắng về vấn đề này”.

Ấn Độ cũng đang phát triển radar theo dõi tầm xa (LRTR) trang bị cho hệ thống BMD với sự hợp tác cùng Israel.
[BDV news]


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

>> Nga trở thành thủ lĩnh trên thị trường vũ khí Peru



Theo gói đơn hàng cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Peru giai đoạn 2010-2013, Nga chiếm vị trí thứ nhất với giá trị cung cấp vũ khí trị giá 253 triệu USD. Theo chỉ số này, Nga vượt xa đáng kể so với Pháp (140 triệu USD, thứ hai) và Mỹ (88 triệu USD, vị trí thứ ba).

Theo đánh giá của Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế Nga (TsAMTO), giá trị nhập khẩu vũ khí Peru giai đoạn 2010-2013 là 588 triệu USD.

Trong 8 năm trước (2002-2009), có 9 quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Peru là Belarus, Đức, Ấn Độ, Italy, Trung Quốc, Ba Lan, Nga, Mỹ và Ukraine.




Từ năm 2010-2013, các nước Anh, Israel, Italy, Canada, Trung Quốc, Hà Lan, Nga, Mỹ, Ukraine, Pháp và Hàn Quốc có các đơn hàng cung cấp vũ khí với Peru.

Trong 4 năm trở lại đây (2007-2010), giá trí khối lượng các hợp đồng nhập khẩu vũ khí của Peru là 647 triệu USD, trong đó năm 2007 – 10 triệu USD, 2008 – 217,5 triệu USD, 2009 – 153 triệu USD, năm 2010 – 267 triệu USD.

Trong khi đó, giá trị nhập khẩu vũ khí thực tế trong giai đoạn này là 448 triệu USD, trong đó năm 2007 - 27 triệu USD, năm 2008 – 56 triệu USD, năm 2009 - 80,5 triệu USD, năm 2010 – 284 triệu USD.

Trong những năm gần đây, Peru tăng đáng kể ngân sách quốc phòng. Từ 840 triệu USD năm 2002, Peru đã tăng ngân sách quốc phòng lên 1,4 tỷ USD vào năm 2009 (chưa có thống kê năm 2010).

Peru là một trong những quốc gia mua nhiều vũ khí nhất của Liên Xô trong khu vực Mỹ Latinh. Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên Xô – Peru được bắt đầu vào năm 1973 khi những thỏa thuận vũ khí đầu tiên được ký kết.

Chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Pauline Temerin đánh giá, cùng với Venezuela, thị trường vũ khí Peru vẫn hấp dẫn nhất đối với xuất khẩu vũ khí Nga bất chấp những khó khăn tạm thời.

Theo bà, Peru hiện đã thông qua chương trình hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang trị giá 650 triệu USD.

“Thị trường Peru cũng trở nên tiềm năng nhất trước hết đối với trang thiết bị trực thăng Nga”, bà Temerin đánh giá. Bà cũng cho rằng Nga có cả những cơ hội tốt dành cho Nga trong việc cung cấp trang thiết bị bọc thép hạng nặng cho Peru trong đó có xe tăng T-90.

Tháng 7 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Peru đã ký hợp đồng với công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport cung cấp 6 trực tăng Mi-17Sh và 2 trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35P. Giá trị thỏa thuận bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật trị giá 107,9 triệu USD. Trong khuôn khổ thỏa thuận, đầu tháng 4 năm nay, 2 trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35P đầu tiên của Nga đã được chuyển tới căn cứ không quân của Peru.

Trong tương lai, Không quân Peru cũng sẽ quay trở lại chương trình sửa chữa máy bay Su-25. Tháng 9/2010, Không quân Peru đã hoãn vô thời hạn vụ đấu thầu quốc tế cung cấp phụ tùng dành cho những cường kích cơ Su-25 đang trang bị.

Liên quan đến việc hủy bỏ kết quả đấu thầu mua xe tăng chiến đấu chủ lực dành cho lực lượng vũ trang Peru mà công ty NORINCO của Trung Quốc với tăng MBT-2000 đã giành chiến thắng, Nga lại có cơ hội để tranh giành hợp đồng này. Những đối thủ cạnh tranh chính trong vụ đấu thầu là Ukraine, Hà Lan, Đức, Serbia và có thể là cả Ba Lan.
[BDV news]


>> Chuyến bay thử nghiệm thứ 5 của J-20



Trang mạng China-defence cho biết, mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đã cất cánh lần thứ 5.


Sau khi thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào đầu năm 2011, J-20 đã thực hiện thêm 4 chuyến bay thử nghiệm khác. Mới đây những hình ảnh được cho là lần cất cánh thứ 5 của J-20 được rò rỉ trên các trang mạng Trung Quốc.



J-20 được kéo ra đường băng để chuẩn bị bay thử nghiệm.



Các kỹ sư đang tiến hành công tác kiểm tra cuối cùng trước khi cất cánh.



Tiến hành chạy đà trên đường băng, với động cơ đang sử dụng buồng đốt 2 lần. Động cơ cho tiêm kích này vẫn đang là đề tài cho nhiều sự đồn đoán.


Cất cánh và thu càng. Sự tiến triển của J-20 đang là mối quan tâm lớn của giới quân sự các nước trên thế giới, nhất là khu vực châu Á.


Hiện tại, các thử nghiệm của J-20 chỉ giới hạn ở việc kiểm tra khả năng khí động học và lực đẩy của động cơ.



Cấu hình khí động học J-20 nhìn từ dưới lên. Hai cánh mũi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tàng hình của chiếc máy bay này. Các máy bay tàng hình đã, đang được chế tạo trên thế giới đều không có cánh mũi. Các kỹ sư của Trung Quốc sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào là một ẩn số lớn.



Nhìn từ góc độ này cho thấy J-20 chính là bản sao khí động học của Dự án Mig-1.44 của Nga đã bị hủy bỏ.

[BDV news]


>> Chó nghiệp vụ của Mỹ & những chuyện ít biết



Mỗi con chó nghiệp vụ của Mỹ "ngốn" 20.000 USD phí đào tạo nhưng số lượng những chiến binh đặc biệt trong quân đội tinh nhuệ nhất hành tinh này không ngừng tăng.


Chó đã chiến đấu bên cạnh binh sĩ Mỹ suốt hơn 100 năm nay, từ nội chiến Mỹ, qua 2 cuộc đại chiến thế giới tới chiến tranh xâm lược Afghanistan, Iraq.

Ngày nay, có khoảng 2.800 chú khuyển đang phục vụ trong biên chế quân đội Mỹ tại khắp các chiến trường ở Iraq và Afghanistan.

Trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, một chú khuyển ưu tú nhất đã sát cánh cùng với 79 lính đặc nhiệm Mỹ. Trong chiến dịch đó, chú chó cũng tham chiến và là vũ khí đáng sợ đặc nhiệm SEAL.

Dưới đây là một số hình ảnh về những chú chó nghiệp vụ trong Quân đội Mỹ:



Một lính Mỹ cùng với người bạn 4 chân thuộc lực lượng đặc nhiệm số 10 nhảy ra khỏi một trực thăng CH-47 Chinook trong chiến dịch diễn tập Emerald Warrior.



Câu trả lời dành cho câu hỏi làm sao một chú chó có thể đột nhập vào căn cứ của bin Laden có thể khiến nhiều người ngạc nhiên: nhảy từ trực thăng.
Chú chó này cùng những lính đặc nhiệm Mỹ đã đột nhập vào dinh cơ của bin Laden từ trực thăng MH-60s. Chó thường nhảy dù cùng người huấn luyện. Trong ảnh, lính đặc nhiệm Mike Forsythe thuộc đội SEAL và chú chó Cara nhảy từ độ cao 10 km.



Đại đội thủy quân lục chiến số 8 đợi máy bay trực thăng vận tải trong chiến dịch Khanjar ở tỉnh Helmand.




Theo huấn luyện viên Mike Dowling: “Bộ óc của loài chó tràn ngập những tín hiệu khứu giác”. Trên thực tế, một con chó bình thường có khoảng 225 triệu tế bào mùi trong mũi – gấp 40 lần so với con người.



Trang bị tới tận răng: Chó quân sự không còn bị coi là “dụng cụ phụ trợ” như trong các cuộc chiến cách đây vài chục năm. Ngày nay, chúng được trang bị những thiết bị bảo hộ chuyên dùng như Doggle (bảo vệ mắt), áo giáp, áo cứu sinh, mặt nạ phòng độc, áo trang bị GPS tầm xa…



Vũ khí: Không phải mọi chó nghiệp vụ đều được huấn luyện để tiêu diệt đối thủ. Tuy nhiên, những chú chó nào đạt được điểm cao trong các kỳ huấn luyện cơ bản sẽ được tham gia những chương trình đặc biệt. Quá trình này tập trung vào kiểm soát sự hung giữ và tìm kiếm kẻ địch trong nhà hoặc ngoài trời, tự động tấn công kẻ địch chỉ khi bị tấn công, dừng tấn công ngay khi nhận được lệnh.
Trong ảnh, một lính Mỹ đang huấn luyện chó tấn công tại tỉnh Kandahar, Afghanistan.



Giữa chó nghiệp vụ cùng người huấn luyện luôn tồn tại một mối quan hệ gắn bó sâu sắc. Mối quan hệ này được xây dựng dần dần qua quá trình huấn luyện công phu. Loài chó không chỉ là một vũ khí tấn công đáng sợ, chúng còn là những người bảo vệ rất trung thành.
Khi binh nhất Carlton Rusk bị bắn bởi lính bắn tỉa Taliban lúc đang đi tuần, Eli – chú chó dò bom của Rusk đã ngồi lên người của Rusk và tấn công bất cứ ai lại gần anh. Rusk đã hy sinh vì vết thương quá nặng còn Eli được giải ngũ sớm để về sống cùng gia đình Rusk. Trong ảnh, trung sỹ Erick Martinez thường bế chú chó Argo II của anh trên vai. Bài tập này giúp nâng cao sự tin tưởng, lòng trung thành và khả năng phối hợp ăn ý.



Khứu giác là vũ khí lợi hại nhất mà loài vật thân thiết nhất với con người sở hữu. Thậm chí, ngày nay người ta sử dụng chó để phát hiện ra một số căn bệnh ung thư hiếm gặp. Trong chuyến công du châu Á của ông Obama vào năm 2010, 30 chú chó ưu tú nhất đã đi theo hộ tống Tổng thống Mỹ. Chúng được ở trong khách sạn 5 sao, đi trên những chiếc xe sang trọng nhất và có hẳn thợ may riêng để đảm bảo có được vẻ ngoài bắt mắt nhất. Chi phí nuôi dưỡng và huấn luyện một chú chó phát hiện bom lên tới khoảng 20.000 USD. Trong ảnh, Trung sỹ Matthew Templet và chú chó phát hiện bom Basco đang dò tìm chất nổ trong khu làng bỏ hoang Haji Ghaffar.



Mỹ và các đồng minh đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến tại Afghanistan khi càng ngày quân Taliban sử dụng càng nhiều bom, mình tự chế. Vào tháng 10/2010, Mỹ đã công bố kế hoạch 6 năm và 19 tỷ USD dành cho phát triển công nghệ dò phá bom mìn. Những thiết bị tối tân nhất hiện nay của quốc gia này có độ thành công khoảng 50%, trong khi chó – người bạn lâu năm nhất của con người có độ chính xác cao hơn tới 30%.



Trong 2 năm trở lại đây, cuộc chiến chống lại bom, mìn tự chế ở Afghanistan và Iraq đã khiến số lượng chó tham gia quân đội tăng đáng kể. Thủy quân lục chiến Mỹ có khoảng 170 chú chó dò bom, nhưng số lượng này sẽ lên tới 600 vào tháng 9/2012. Đại đội Charly thư giãn cho hai chú chó dò bom Books và Good tại trại lính Huskers ở ngoại ô Marija, Helmand.

[BDV news]


Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

>>'Sentinel R1 ' - 'Cú vọ' soi mói' Libya



Khi Mỹ ít can dự vào cuộc không kích Libya, các máy bay trinh sát của Anh được dịp thể hiện vai trò của mình.

Trong các chiến dịch không kích Libya, đảm trách nhiệm vụ trinh sát cho Không quân Hoàng gia Anh (RAF) là những chiếc máy bay trinh sát Sentinel R1.

Trước những chỉ trích của dư luận Libya và quốc tế về việc Liên quân lạm dụng Nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc xa rời nhiệm vụ bảo vệ dân thường mà chỉ tập trung truy sát ông Gaddafi hoặc bắn giết bừa bãi, hãng BCC đã cử một nhóm phóng viên tác nghiệp trên một chuyến bay Sentinel R1 của Không quân Hoàng gia Anh, nhằm chứng tỏ, NATO đã "cân nhắc" và rất chắc chắn trước khi quyết định tấn công một mục tiêu nào đó ở Libya.

Dưới đây là bài viết của BBC quảng bá cho năng lực của máy bay trinh sát Sentinel R1 và cơ sở cho các quyết định không kích các mục tiêu ở Libya của NATO:

Đây là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại và có khả năng cung cấp những bức ảnh thời gian thực từ chiến trường với độ chính xác cao.

Trong tình hình chiến sự phức tạp giữa hai phe trung thành và đối lập với Đại tá Gaddafi hiện nay tại Libya, không có bộ binh tham chiến, làm thế nào để NATO có thể lựa chọn chính xác mục tiêu và đảm bảo không vi phạm các điều luật tham chiến của Liên Hợp Quốc? Câu hỏi được giải đáp bởi cách mà họ thu thập tin tức tình báo.

Một buổi chiều muộn tại căn cứ không quân RAF Akrotiri, đảo Cyprus trên biển địa Trung Hải, các nhân viên mặt đất đang kiểm tra lần cuối chiếc máy bay.

Họ được chuyển đến đây từ phi đội 5 đóng tại căn cứ Waddington khi NATO quyết định thiết lập vùng cấm bay trên không phận Libya.

Nhiệm vụ của những người này là đảm bảo cho chiếc máy bay thuộc loại máy bay trinh sát duy nhất của nước Anh - Sentinel R1 có thể hoạt động hoàn hảo.



Máy bay R1 Sentinel tại căn cứ

Phía dưới thân của chiếc máy bay là các thiết bị radar có thể rà soát hàng ngàn km2 trong một phút. Vì giống như một chiếc xuồng nên bộ phận chứa radar này được đặt tên là “canoe”, có nghĩa là chiếc xuồng.

Nguyên mẫu của chiếc máy bay trinh sát này là loại máy bay thương mại, có khả năng tùy chỉnh nội thất dễ dàng thường được các chính trị giá hay các siêu sao mua dưới dạng máy bay cá nhân.

Bên trong chiếc máy bay này được trang bị 3 bộ bàn ghế quay về phía cánh máy bay. Ngoài ra, còn có hàng loạt máy vi tính, một chiếc bàn nhỏ và ghế dành cho 4 hành khách.



Bố trí máy móc bên trong một chiếc R1 Sentinel

Truy tìm vũ khí hạng nặng

Trong thông báo lần chót, phi đội bay được nghe lại về nhiệm vụ của mình. Họ sẽ bay qua bầu trời Libya, tập trung vào các vùng bờ biển và các thành phố như Brega hay Sirte.

Công việc của họ là thu thập thông tin về nhất cử nhất động của Quân đội Libya, bất kỳ vũ khí hạng nặng nào cũng như việc di chuyển của những thường dân và các thay đổi trong cảnh quan.



Ảnh chụp từ độ cao 15 km của máy bay trinh sát R1 Sentinel

Sau khi họ đã xây dựng được bức tranh toàn cảnh về tình hình dưới mặt đất, thông tin sẽ được chuyển qua cho chỉ huy NATO đảm bảo an ninh vùng cấm bay.

Trung tá Anne-Marie Houghton, sĩ quan chỉ huy phi đội A, phi đoàn viễn chinh số 907 đóng tại đảo Cyprus giải thích: “Toàn bộ các chiến dịch phụ thuộc rất nhiều vào các ảnh chụp về từ máy bay trinh sát. Dựa vào các bức ảnh của chúng tôi cung cấp, họ sẽ biết tiếp theo phải làm gì và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. Quân đội Mỹ cũng có năng lực không kém nhưng chỉ quân đội Anh mới có những chiếc R1 Sentinel”.

'Bay theo' Sentinel R1 trinh sát Libya

Khi màn đêm buông xuống, nhóm phóng viên và toàn thể phi đội chiếc R1 cất cánh từ căn cứ Akrotiri, từng thành viên trong phi đội nhanh chóng về chỗ của mình, ngay phía dưới một ngăn bếp nhỏ được đánh số đang hâm nóng bữa ăn của họ.

Ngoài ra, họ cũng được phục vụ chè và cà phê trong suốt chuyến bay dài, có thể kéo dài đến 11 giờ. Toàn bộ phi đội chỉ dùng tên không kèm họ để gọi nhau vì các lý do an ninh.

Theo cơ trưởng James, đây là một chiếc máy bay có khả năng bay rất tốt. Vị cơ trưởng cho biết phi đội của anh có những chiến thuật và phương pháp đặc biệt để đối phó với các hệ thống phòng không. Chỉ cần có mối nguy hiểm xuất hiện trên màn hình, phi công sẽ biết cách đối phó với nó.

“Giá như chúng tôi có những chiếc bàn nạm vàng và ghế bành da thì tốt hơn, tuy nhiên thế này cũng đủ cho chúng tôi làm việc rồi” - James đùa. Sau vài giờ, ánh đèn từ thành phố Benghazi đã rõ ràng phía dưới chúng tôi và radar liên tục quét từ trên xuống dưới khu bờ biển.

Giải mã các bức ảnh

Trong toàn bộ khối NATO, chỉ có Mỹ và Anh mới có khả năng cần thiết để thực hiện các vụ trinh sát không ảnh này, và giá cả của nó cũng không rẻ chút nào.

Riêng tiền trang bị radar ASTOR cho năm chiếc Sentinel đã ngốn của nước Anh 1 tỷ bảng (1,64 tỷ USD). Số tiền này bao gồm mua mới và bảo trì chúng trong suốt 10 năm hoạt động.

Thực ra vẫn có rất nhiều vấn đề an ninh nhạy cảm nên nhóm phóng viên BBC không được xem các bức ảnh chụp mặt đất đang được "giải mã" ngay tại chỗ trên 2 máy phân tích đặt trên máy bay.

Tuy nhiên, từ khoảng cách hơn 11 km phía trước, chiếc radar vẫn đang thu thập các bức ảnh để máy phân tích so sánh với những bức ảnh đã được chụp trước đó để phát hiện các dấu hiệu chuyển động.

Thông tin này sẽ được chuyển đến cho chỉ huy chiến trường để quyết định chọn mục tiêu nào, hay không chọn mục tiêu nào nhằm tránh thương vong cho dân thường.

Đại úy Jim, chỉ huy nhiệm vụ nàny cho biết họ đang tìm các dấu hiệu chuyển quân của lực lượng trung thành với ông Gaddafi tại phía đông đất nước: “Chúng tôi liên tục phân tích cập nhật tình hình trong thời gian thực, tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm mục đích bảo vệ tính mạng dân thường dưới mặt đất”.

Chris, một chỉ huy nhiệm vụ khác cho biết thông tin họ thu thập được là tối cần thiết cho chiến dịch: “Nhằm đảm bảo an ninh vùng cấm bay, chúng tôi phải chắc chắn hiểu khu vực mà chung tôi đang phải tác chiến.

Mặc dù không thể tránh khỏi nguy cơ cho phi đội từ các bệ phóng tên lửa phòng không của Libya, nhưng mọi người đều cho rằng các chuyến bay trinh sát này đều xứng đáng vì thông tin mà chúng thu thập được.

Sau 10 tiếng trinh sát, chiếc máy bay quay đầu trở về căn cứ trên đảo Cyprus.

Máy bay R1 Sentinel có khả năng hoạt động đến hơn 10 giờ đồng hồ liên tục.
Những bức ảnh do radar thu được sẽ được so sánh với những bức ảnh chụp bằng vệ tinh.

Tuy hiện đại và được việc nhưng những chiếc Sentinel R1 sẽ ngừng phục vụ sớm từ năm 2015 để tiết kiệm tiền, tính ra, thời gian phục vụ của chúng chỉ vỏn vẹn 8 năm.

Loại máy bay này vẫn hàng ngày bay lượn trên bầu trời Libya và Afghanistan, cung cấp thông tin tình báo giúp bảo vệ sinh mạng của nhiều binh lính trên chiến trường.

R1 Sentinel là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại Global Express. Chúng có chiều dài 30,3m, sải cánh 28,5m và cao 8,2m. Máy bay này có thể đạt tốc độ tới 1.100 km/h, bay liên tục hơn 10 giờ, có tầm hoạt động 9.250 km và có trần bay 15 km.

Máy bay được trang bị hệ thống trinh sát không ảnh ASTOR, radar SAR/MTI phát hiện chuyển động. Phi hành đoàn trên máy bay có năm người bao gồm một phi công chính, một phi công phụ, một chỉ huy nhiệm vụ và hai nhân viên phân tích ảnh.

Giá thành cả phi đội 5 chiếc R1 Sentinel và hệ thống các xe tiếp sóng mặt đất lên tới 1,56 tỷ USD.
[BDV news]


>> F-125 : Tham vọng to lớn của Hải quân Đức



Nhà máy đóng tàu Blohm Voss đã tiến hành lễ khởi công đóng mới siêu tàu khu trục tàng hình đa chức năng F-125.

Buổi lễ khởi công tàu khu trục đa chức năng F-125 đã diễn ra long trọng hôm đầu tuần này, những tấm thép đầu tiên đã được cắt dưới sự chứng kiến của các quan chức Bộ Quốc phòng và Hải quân Đức.

Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho chương trình đóng mới tàu khu trục đa chức năng đầy tham vọng của Hải quân Đức. Dự kiến, F-125 sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Đức trong năm 2016.

Cội nguồn của tham vọng

Những năm chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Đức là nỗi ám ảnh cho hải quân đồng minh. Các thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Đức gây ra những tổn thất to lớn cho hải quân đồng mình.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, thế giới bước sang chiến tranh lạnh, Hải quân Đức không còn giữ được vị thế của mình trước đây.



Chương tình tàu khu trục F-125 thể hiện tham vọng to lớn của Hải quân Đức.

Để lấy lại hình ảnh của mình và tăng cường năng lực đối phó với những thách thức an ninh mới, Bộ Quốc phòng Đức đã lên kế hoạch xây dựng chương trình tàu khu trục đa chức năng mới.

Chương trình tàu khu trục đa chức năng F-125 được khởi xướng từ những năm 1990, tuy nhiên, mãi đến năm 2005, bản thiết kế của F-125 mới được phê duyệt.

Cũng phải chờ đến năm 2007, hợp đồng đóng mới của tàu khu trục F-125 mới được ký kết giữa Bộ Quốc phòng Đức và Tập đoàn ThyssenKrupp Marine Systems, và phải mất thêm 4 năm sau, công việc mới bắt đầu triển khai công việc xây dựng tàu.

Thiết kế

Bản thuyết minh thiết kế cho thấy F-125 được xếp vào loại tàu khu trục nhỏ, tuy nhiên lượng choán nước của F-125 là 7.200 tấn. Như vậy F-125 là bước đệm giữa tàu khu trục nhỏ và tàu khu trục hạng nặng.

F-125 là loại tàu khu trục được thiết kế để triển khai hoạt động trên toàn thế giới, có thể hoạt động trong vòng 2 năm trước khi trở về căn cứ, tàu có 2 thủy thủ đoàn khác nhau để thay đổi trong vòng 4 tháng mỗi lần.

Tàu khu trục F-125 được thiết kế theo công nghệ hiện đại, làm tăng khả năng tàng hình cho dù tải trọng tương đối lớn.

Cấu trúc thượng tầng được thiết kế tương tự như một ngọn tháp, bên trong bố trí các radar mảng pha đa chức năng, cung cấp khả năng quan sát 360 độ. Hai bên mạn tàu được thiết kế để làm giảm tối đa mặt cắt radar theo chiều ngang.

Vũ khí

Các hệ thống vũ khí được đưa vào bên trong để giảm khả năng bị phát hiện, được trang bị để đáp ứng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ chống tàu nổi, tàu ngầm, chống máy bay, chống tên lửa...

Ngoài ra tàu khu trục F-125 còn được trang bị một hệ thống vũ khí phi sát thương, nhằm cảnh báo và răn đe đối phương.



Pháo hạm đa năng OTO Melara 127mm cải tiến sẽ được trang bị trên tàu khu trục F-125.

Tàu khu trục F-125 được trang bi tổ hợp 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon tầm bắn 130km. Pháo hạm Oto Melara 127mm cải tiến, tốc độ bắn trung bình 43 viên/phút, tầm bắn tối đa 23km, chống lại các mục tiêu mặt nước, chống lại các mục tiêu trên không trong cự ly 8,6km.

Ngoài ra, tàu còn trang bị 2 hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 tầm bắn hiệu quả 9km, một được bố trí phía trước sau pháo chính, một được bố trí phía sau trên nhà chứa máy bay trực thăng.

Quanh thân tàu còn bố trí 10 súng phòng không 12,7mm với cơ chế hoạt động hoàn toàn tự động, cho phép đối phó hiệu quả với các mục tiêu trên không.

Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng chống ngầm NH-90 với tầm hoạt động 790km.

Hệ thống điện tử

"Trái tim" của tàu khu trục F-125 là hệ thống dữ liệu chiến đấu đa chức năng FuWES (Fuhrungs-und Waffeneinsatz System). Được thiết kế dưới dạng các modun mở cho phép tạo sự linh hoạt cao trong hoạt động tác chiến và dễ dàng tiến hành các công tác sửa đổi và nâng cấp trong tương lai.

Radar quét mảng pha điện tử đa chức năng TRS-4D không quay như radar thông thường mà 4 mảng pha khác nhau được bố trí 4 bên trên tháp radar của cấu trúc thượng tầng.

Đây được xem là một trong những radar đi tiên phong ứng dụng công nghệ E Scan tại châu Âu, theo đó, chùm tia điện tử được điều khiển ở thời gian thực, có thể thực hiện nhiều công tác trinh sát và giám sát mục tiêu, điều khiển hỏa lực cùng lúc.

Hệ thống liên kết dữ liệu của tàu thiết kế theo chuẩn link-11,16, 22 theo tiêu chuẩn NATO. Ngoài ra, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống laser dẫn hướng, hệ thống dẫn hướng quán tính trên biển và radar hàng hải.

Tàu khu trục F-125 không trang bị sonar mà sử dụng trực thăng NH-90 chống tàu ngầm. Hệ thống tác chiến điện tử trên tàu không được công bố, tuy nhiên nhiều khả năng sẽ dựa trên hệ thống Rheinmetall MASS.

Hệ thống động lực

Tàu khu trục F-125 được trang bị động cơ đẩy kết hợp diesel-điện-khí đốt CODLAG bao gồm: 1động cơ tuabin khí công suất 20MW, 2 động cơ diesel công suất 4,7 MW, 4 máy phát điện diesel công suất 2,9MW.



Hệ thống động cơ kết hợp này mang lại hiệu suất tối ưu và tiết kiệm nhiên liệu.

Các động cơ này kết nối với nhau thông qua 3 hộp số và 2 bộ ly hợp, truyền động ra 2 chân vịt. Sự kết hợp này giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm tối đa tiếng ồn khi hoạt động, đồng thời, giảm chi phí, kéo dài thời gian giữa 2 lần bảo dưỡng.

Động cơ CODLAG có thời gian hoạt động tới 30.000 giờ trước khi cần đại tu, trong trường hợp một trong các động cơ gặp sự cố, bộ ly hợp cho phép ngắt hoạt động của động cơ để tiến hành sửa chửa mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt đông của tàu.

Thông số cơ bản: Dài 145m, rộng 18,1m, mớn nước 5m, lượng choán nước 7.200 tấn tiêu chuẩn, tốc độ tối đa 26 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.000 dặm, thời gian hoạt động liên tục 21 ngày, số giờ hoạt động 5.000 giờ/năm.
[BDV news]


>>Al Qaeda & Các chiến thuật khủng bố mới



Bị truy lùng gắt gao, al Qaeda buộc phải thay đổi chiến thuật các vụ khủng bố của mình.

Suy yếu vì phải lẩn trốn

Hầu hết các chuyên gia phân tích đều cho rằng al Qaeda muốn tổ chức vài vụ tấn công qui mô lớn nhằm chứng minh khả năng và củng cố niềm tin đối với những người ủng hộ.

Tuy nhiên, thực tế là "nói luôn dễ hơn làm” và các tổ chức khủng bố đã buộc phải thay đổi mục tiêu.

Tất cả tiềm lực của al Qaeda trong suốt thập kỷ vừa qua đều tập trung cho mục đích duy trì và cầm cự. Bị suy giảm sức mạnh do mất nhiều lãnh đạo cấp cao, bị tấn công tại biên giới Afghanistan - Pakistan và bị máy bay do thám theo dõi gắt gao đã khiến tổ chức này không còn mạnh mẽ như khoảng 10 năm về trước.

Một số người châu Âu đi theo ủng hộ Jihad (thánh chiến Hồi giáo) đã tự bỏ tiền để mua vũ khí, di chuyển và lẩn trốn trong những vùng núi hẻo lánh ở biên giới Afghanistan-Pakistan.

Theo nhà phân tích Paul Cruickshank, một nhóm người tới từ Bỉ và Pháp đã “được huấn luyện trong những hẻm núi nhỏ, tránh xa khỏi tầm quan sát của các máy bay không người lái”.

“Số lượng chỉ huy cấp cao bị tiêu diệt quá nhiều khiến lãnh đạo al Qaeda phải ra lệnh cho các chiến binh luôn ẩn nấp trong hang núi”, ông Walid Othmani – một người Pháp đi theo al Qaeda cho biết.



Sống chui lủi trong các hang động ở biên giới Afghanistan-Pakistan là chuyện quen thuộc đối với những thành viên al Qaeda.

Sự tiến bộ trong khả năng do thám và tình báo của Mỹ và phương tây khiến cho khả năng al Qaeda thực hiện được những vụ tấn công liên hoàn tại Mỹ và châu Âu gần như là không thể.

Mỹ đã theo dõi gắt gao những đối tượng “có khả năng tham gia thánh chiến” và bắt giữ nhiều đối tượng tình nghi như Najibullah Zazi, Bryant Neal Vinas… Tại châu Âu, các quốc gia như Bỉ, Đức, Tây Ban Nha và Đan Mạch cũng thực hiện rất tốt chiến dịch ngăn chặn từ xa.

Theo giới thạo tin, cho tới nay những bằng chứng được thu thập từ căn nhà của bin Laden tại Abbottabad không cho thấy kế hoạch tấn công lớn nào nhằm vào Mỹ.

Nguồn tài chính cạn kiệt và bị theo dõi quá gắt gao khiến cho al Qaeda không có khả năng tổ chức những vụ tầm cỡ như vụ khủng bố 11/9. Xu hướng thay đổi được sang khủng bố đơn giản và ít chi phí được thấy rõ trong các vụ tấn công gần đây.

Theo các chuyên gia an ninh Mỹ, mối hiểm họa khẩn cấp trong lòng quốc gia này tới từ những “con sói đơn độc” tức giận vì vụ ám sát Osama bin Laden. Những phần tử khủng bố đơn lẻ này không đủ khả năng, tài chính để thực hiện các vụ tấn công tầm cỡ như vụ 11/9.

“Cái chết của Osama bin Laden nhiều khả năng sẽ tạo ra động lực cho các phần tử khủng bố thực hiện tấn công trên đất Mỹ, đặc biệt phải tập trung vào những phần tử đơn độc không chịu rằng buộc từ các tổ chức khủng bố”, bộ an ninh nội địa Mỹ và FBI khuyến cáo.

Mỏ dầu là mục tiêu mới

Theo Phó trợ lý bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mario Mancuso, mục tiêu tấn công của al Qaeda có thể chuyển hướng tới vùng Vịnh. “Về phương diện tổ chức, Mỹ là một mục tiêu khó tấn công.

Do vậy, lãnh đạo của chúng tôi đang hết sức quan tâm tới an ninh của các mỏ dầu ở vùng Vịnh và Arab Saudi. An ninh năng lượng là một lý do chủ đạo cho lợi ích của Mỹ trong khu vực này”, Mario Mancuso cho biết.

Đồng thời với việc dễ tổ chức, những cuộc tấn công vào các mỏ dầu cũng mang tính biểu tượng và tạo tiếng vang lớn. Lập luận này cũng phù hợp với quan điểm của các nhà lãnh đạo al Qaeda rằng kinh tế Mỹ rất “mỏng manh”.



Dầu mỏ và vận tải đường biển là những mục tiêu sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Mỹ và phương tây.


Ông Mario Mancuso cho biết, bản thân Osama bin Laden từng kêu gọi vào năm 2004: “Hãy tích cực ngăn chúng (phương Tây) tiếp cận với các mỏ dầu, hãy tăng cường số vụ khủng bố vào các mục tiêu này, đặc biệt tại Iraq và vùng Vịnh”.

Đây được coi là chiến thuật “chảy máu đến chết” của al Qaeda. Ngay sau cái chết của bin Laden, nhiều diễn đàn Jihad đã kêu gọi tấn công tàu biển ở vùng Hormuz cũng như kênh đào Suez.

Ngoài ra, những kẻ khủng bố khét tiếng mới như Anwar al Awlaki cũng đã rất thành công với chiến lược này. Tạp chí “Inspire” – tạp chí tuyên truyền cho Jihad đã quảng bá vụ al Qaeda tấn công máy bay không vận của Mỹ bằng chất nổ PETN giấu trong máy in với chi phí chỉ khoảng 4.000 USD.

Ám sát cũng là một hướng đi được al Qaeda chú trọng. Vào năm 2009, hoàng tử Arab Saudi Muhammed bin Nayef thoát chết trong gang tấc khi bị một kẻ đánh bom liều chết với thuốc nổ PETN giấu trong quần lót tấn công.

Vài tháng sau đó, 7 nhân viên CIA đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom tại căn cứ CIA ở thành phố Khost.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang