Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

>> Thụy Điển phát hiện xác tàu ngầm Liên Xô



Một công ty thăm dò đại dương của Thụy Điển đã phát hiện xác một tàu ngầm lớp Whiskey của Liên Xô, vào năm 2009.

Khi đó, Hải quân Thụy Điển đã nhanh chóng tuyên bố, kết quả cuộc tìm kiếm là một chiếc tàu ngầm đã quá cũ bị chìm và được thuyền của Nga kéo đến bãi xử lý (được tháo dỡ để bán sắt vụn).

Nhiều khả năng, xác tàu này là một trong những chiếc tàu ngầm Liên Xô bị Hải quân Thụy Điển phát hiện và tấn công vào những năm 1980.

Thời điểm đó, tàu ngầm của Liên Xô thường xuyên qua lại vùng lãnh hải của Thụy Điển để tiến hành các nhiệm vụ tình báo, do thám. Chính phủ Thụy Điển không thích thú gì hành động xâm phạm lãnh hải và cực lực phản đối.

Nước này đã cho tiến hành một số chiến dịch quân sự và nhiều người tin rằng Hải quân Liên Xô đã mất vài chiếc tàu ngầm trong các vụ đụng độ đó, hầu hết là tàu ngầm lớp Whiskey.



Những chiếc tàu ngầm lớp Whiskey đều do Liên Xô sản xuất trong giai đoạn Chiến tranh lạnh.

Với sự tiết lộ thông tin của công ty thăm dò đại dương, nhiều chính trị gia Thụy Điển kêu gọi điều tra xác tàu ngầm, với mong muốn tìm kiếm được những thứ gì hữu ích hoặc nguy hiểm (tàu ngầm lớp Whiskey được biết đến với các nhiệm vụ tấn công bằng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân).

Tuy nhiên, chính phủ Thụy Điển không hứng thú với việc này, nhằm tránh làm nóng mối quan hệ láng giếng vốn không yên ả với Nga. Còn, Hải quân Thụy Điển tuyên bố, sẽ kiểm tra con tàu.

Đôi nét về tàu ngầm lớp Whiskey:
Tàu ngầm lớp Whiskey được phát triển qua 3 dự án 613, 644 và 665 của Liên Xô trong giai đoạn đầu Chiến tranh lạnh.

Từ năm 1949-1958, đã có tổng cộng 236 chiếc tàu ngầm được biên chế vào Hải quân Liên Xô. Nhiệm vụ chủ yếu ban đầu của tàu ngầm là tuần tra bờ biển với các biến thể như Whiskey I, II (được trang bị pháo hai nòng 25 mm ở tháp chỉ huy).

Từ năm 1950-1960, Liên Xô cải tiến một số tàu ngầm Whiskey, với khả năng bắn từ 1-4 tên lửa hành trình SS-N-3.

Từ năm 1960-1963, Liên Xô tiếp tục tiến hành Dự án 665, cho ra đời 6 tàu ngầm mang 4 tên lửa SS-N-3.

(bbc news)

>> Nga công bố thông số 'lá chắn biển' Bastion-P



Bộ quốc phòng Nga đã công bố các số liệu tính năng chi tiết của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P.

Hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.

Hệ thống Bastion-P chuẩn gồm: 4 hệ thống tự phóng K300P, mỗi hệ thống trang bị 2 ống phóng tên lửa gồm một xe chỉ huy K 380R, một xe hỗ trợ chiến đấu và 4 xe vận tải loại K342R. Hệ thống hỗ trợ bao gồm: xe hỗ trợ kỹ thuật và trang thiết bị luyện tập. Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.

Tên lửa phòng thủ ven bờ Bastion-P có hai chế độ bay cơ bản: chế độ bay tầm thấp có phạm vi tối đa là 120 km; chế độ bay tầm cao có phạm vi tối đa 300km. Khi sử dụng chế độ bay thứ 2, tên lửa có thể bay cao đến 1.400 m.



Bastion-P được gọi là hệ thống tên lửa đối hạm tiên tiến nhất trên thế giới với thời gian triển khai bố trí của tên lửa chống tàu Fortress chỉ mất 5 phút.

Mô hình cơ bản của một tổ hợp Fortress-P bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Đầu đạn của tên lửa sử dụng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont. Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa K310 được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng.

Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

(vietnamdefence news)

>> Ấn Độ hoàn thiện tên lửa không-đối-không Astra



Tên lửa không-đối-không tự dẫn radar chủ động Astra đang được Ấn Độ cải tiến căn bản để khắc phục những khuyết điểm phát hiện được.






razonyfuerza.mforos.com

Biến thể Astra Mk.2 được thử nghiệm từ năm 2008, song Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ bây giờ mới tiết lộ thông tin.

Tại triển lãm Aero India 2011, DRDO đã tiết lộ về một số thay đổi được thực hiện đối với kết cấu tên lửa nhằm tăng tầm bắn. Ngoài ra, DRDO còn cho biết đã hoàn tất phát triển biến thể tên lửa trang bị động cơ phản lực không khí dòng thẳng thay thế cho động cơ tên lửa của biến thể Mk.1, Jane’s Defence Weekly cho hay.

Astra được phát triển trong khuôn khổ chương trình tổ hợp chế tạo các vũ khí tên lửa hiện đại dưới sự chỉ đạo của Phòng thí nghiệm các nghiên cứu và phát triển quốc phòng của DRDO ở Hyderabad. Các cuộc thử nghiệm mặt đất đầu tiên đối với tên lửa diễn ra ở trường thử Chandipur năm 2003. Song đến năm 2006, những khiếm khuyết trong hoạt động của tên lửa ở độ cao lớn đã buộc các nhà thiết kế bắt tay phát triển biến thể cải tiến Mk.2.

Astra Mk.2 có 4 cánh ổn định tam giác lắp ở khoang đầu của tên lửa và 4 cánh ổn định ở đuôi kiểu tự mở ra và được trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu rắn không khói cải tiến.

Theo một nguồn tin trong DRDO, Mk.2 vẫn có tầm bắn gần 80 km như cũ khi phóng vào mục tiêu bay ngược chiều, mặc dù các nguồn tin khác trong DRDO cho biết, tầm bắn đã tăng lên đến 100 km. Còn theo Aviation Week, tầm bắn của tên lửa lên tới 120 km.

Tên lửa sẽ được trang bị kênh liên lạc 2 chiều để trao đổi dữ liệu với máy bay mang. Astra Mk.2 sẽ tương thích với tất cả các loại máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ (IAF), kể cả các tiêm kích sẽ mua trong cuộc thầu của chương trình MMRCA.

Năm 2009, máy bay Su-30MKI của IAF đã thực hiện các chuyến bay với tên lửa Astra trên khoang ở trạng thái tên lửa không rời máy bay. Dự kiến Su-30MKI sẽ phóng thử Astra vào đầu năm 2012.


(vietnamdefence news)

>> Tàu đã về



Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận chiến hạm hiện đại nhất của mình - frigate tàng hình lớp 11661E Gepard-3.9.



Tàu chiến Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tại cảng nhà

Ngày 5.3.2011, tại quân cảng Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 mang tên.

Chiến hạm hiện đại này do Nhà máy đóng tàu mang tên A.M. Gorky ở Zelenodolsk, Tatarstan, Liên bang Nga đóng.


Các quan chức Việt Nam và Nga tại lễ giao nhận tàu

Các tướng lĩnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, các quan chức hãng Rosoboronoexport, Nhà máy đóng tàu A.M. Gorky (Liên bang Nga) và các đại diện tất cả các quân-binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có mặt tại buổi lễ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã phát biểu đánh giá cao chiến hạm mới.

Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006.

Gepard-3.9 ở Kronshtadt Tàu thứ nhất khởi đóng ngày 10.7.2007, tàu thứ hai - ngày 28.11.2007. Hai tàu lên đường đi Kronshtadt để thử nghiệm và bàn giao vào tháng 7 và 8.2010. Tàu Gepard-3.9 thứ hai đang được thử nghiệm ở biển Baltic.

Trước đó, Giám đốc Công ty “Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky” Renat Mistakhov cho biết, chiến hạm Gepard-3.9 đầu tiên trong 2 chiếc mà công ty đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ về tới vào ngày 19.2.2010. Theo ông Mistakhov, Gepard-3.9 đã thể hiện tính năng chiến-kỹ thuật cao trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic.

Nhiều khả năng, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sẽ là kỳ hạm mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam.





Frigate tàng hình Gepard-3.9 dùng để thực hiện nhiệm vụ truy tìm, theo dõi và tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và mục tiêu bay, hộ tống và tuần tra, cảnh giới, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 2.100 tấn, tầm hoạt động gần 5.000 hải lý.


Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic

Nhờ cải tiến và hoàn thiện các tính năng của động cơ diesel, tàu có tốc độ cao hơn tốc độ thiết kế (21 hải lý/h thay vì 18 hải lý/h). Động cơ diesel của tàu sử dụng sẽ tiết kiệm hơn so với động cơ turbine khí.





(vietnamdefence news)

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

>> SWATS - Khắc tinh của xạ thủ



Bộ binh Mỹ tại chiến trường Afghanistan vừa được trang bị thiết bị dò tìm xạ thủ SWATS (*), nhằm hạn chế một trong những mối đe dọa hàng đầu với người lính tại đây.

SWATS: Hệ thống định vị xạ thủ qua âm thanh của tiếng súng, có thể đeo trên người.
Theo Bộ quốc phòng Mỹ, đến cuối năm nay, sẽ có khoảng 1.500 lính được trang bị thiết bị này.

Với trọng lượng chỉ 183 g, thiết bị gồm 2 phần: một cảm biến gắn trên vai, một thiết bị điều khiển có kích thước bằng chiếc di động với màn hình LCD nhỏ đeo phía trước giúp người lính dễ dàng quan sát nhờ một cái liếc mắt.

Với mức giá khoảng 2.000 USD, thiết bị SWATS có thể phát hiện hướng của đường đạn (từ khi xuất hiện tiếng nổ) trong khoảng 1/10 giây. Nó có thể được lắp ráp trên các phương tiện khác nhau và hoạt động tốt dù chạy vận tốc lớn hơn 80 km/h.

Những thiết bị tương tự như SWATS đã xuất hiện trong nhiều năm nay nhưng quân đội Mỹ nhận thấy, thiết bị dò tìm xạ thủ thực sự rất hữu ích. Nhờ nó mà chỉ khoảng 4.500 lính Mỹ tại Afghanistan dính đạn (đa phần chỉ bị thương). Nếu không có SWATS, con số này có thể tồi tệ hơn nhiều. Bởi vì nếu phát hiện hướng đạn, đội quân có thể nhanh chóng chuyển hướng sang kẻ bắn tỉa và tấn công chính xác, dồn dập.



Phát hiện nhanh xạ thủ nhờ cảm ứng và phát hiện hướng phát hỏa lực của thiết bị dò tìm SWATS.

Một trong những thiết bị phát hiện xạ thủ đầu tiên và hữu dụng nhất là Boomerang do Bộ Quốc Phòng Mỹ yêu cầu nghiên cứu, phát triển năm 2004.

Sau 2 năm trì hoãn thử nghiệm, Boomerang mới được lắp đặt lên các phương tiện quân sự, có tuổi thọ khoảng 5 năm và giá 5.000 USD. Hiệu quả của hệ thống này được chứng minh bằng việc 10.000 đơn vị ứng dụng. Hiện tại, chúng được nâng cấp 2 lần nhằm kéo dài thời gian phục vụ.

Trong suốt thập kỷ qua, các thiết bị dò tìm hướng điểm hỏa dựa vào âm thanh ngày càng phát triển. Hơn 60.000 chiếc được chuyển tới chiến trường Iraq và Afghanistan. Những nhà sản xuất tập trung vào nâng cấp khả năng xử lý máy tính, chất lượng cảm biến, phát triển phần mềm để giảm tối thiểu khả năng báo động sai.

Cảnh sát các nước Anh, Mỹ, Pháp, Israel cũng được trang bị những hệ thống này, với khả năng và giá thành khác nhau. Nhờ vậy, giá của SWATS đã giảm dần, thay vì mức giá lên tới 200.000 USD như ngày đầu.

Bên cạnh thiết bị dò tìm độc lập, Mỹ còn phát triển một số hệ thống tích hợp, gồm cả robot.

Hãng iRobot của Mỹ đã chế tạo loại robot chiến đấu PackBot có tên gọi REDOWL. Nó được trang bị camera cảm ứng nhiệt hồng ngoại, thiết bị đo khoảng cách bằng laser và thiết bị dò tìm tiếng súng nhờ âm thanh, giúp cho quân đội nhanh chóng chế áp đối phương.

Trong các bài thử nghiệm, REDOWL đạt độ chính xác 94%. Một số chuyên gia muốn trang bị cho REDOWL súng máy để khai hỏa tự động khi phát hiện. Tuy nhiên, quân đội Mỹ chưa sẵn sàng sử dụng loại robot vũ trang mà tự động nhận dạng và bắn vào mục tiêu.

Một hệ thống khác là Pilar, hoạt động tương tự như REDOWL nhưng tầm phát hiện xa tới hàng nghìn mét, gấp đôi của REDOWL. Tuy nhiên, mức giá cho Pilar quá đắt, 65.000 USD nên khó có thể sử dụng rộng rãi. Israel cũng sản xuất được hệ thống tương tự là SADS (Hệ thống phát hiện vũ khí nhỏ).

(bdv news)

>> Trung Quốc đem quân đến Libya để thị uy phương Tây



Khoảng 600 năm sau khi Đô đốc Trịnh Hòa đưa hạm đội tàu của nhà Minh tới châu Phi, những chiếc tàu chiến của Trung Quốc một lần nữa xuất hiện ở lục địa Đen, với nhiệm vụ hỗ trợ sơ tán người dân khỏi Libya.

Trong những năm qua, hải quân Trung Quốc ít khi “vươn ra biển lớn”, trừ lần cử tàu tham gia các nỗ lực chống cướp biển ở Somali hồi năm 2008. Tuy nhiên, không ít chuyên gia quan tâm tới thông tin Bắc Kinh cử các tàu khu trục đi hộ tống những chiếc tàu sang Libya sơ tán người dân nước này.



Không quân Trung Quốc cũng điều 4 máy bay vận tải quân sự IL-76 lên đường thực hiện nhiệm vụ. Ảnh minh họa.

Diễn tập quân sự ngay ở Libya?
Không chỉ với mục đích di tản người dân, những chiếc tàu chiến và máy bay chiến đấu của Trung Quốc sang Libya còn có mục đích thị uy. Một số chuyên gia nhận định rằng xét từ cách sử dụng lực lượng cứu viện, không loại trừ khả năng lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tiến hành “luyện binh”.

Ông Erikson, chuyên gia vấn đề Trung Quốc thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho rằng hành động tích cực để bảo vệ và di tản kiều dân là một phần thể hiện thực lực, sự tồn tại và ảnh hưởng của Trung Quốc trên phạm vi toàn thế giới đang tiếp tục tăng lên. Từ đây, khả năng hoạt động ở các vùng biển xa của Trung Quốc sẽ càng nổi bật hơn nữa.

Khẳng định sức mạnh quân sự
Theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc, không chỉ tàu hộ tống Từ Châu, bốn chiếc máy bay vận tải quân sự IL-76 của Trung Quốc cũng cất cánh từ Urumqi, qua Pakistan, Oman, Saudi Arabia, Sudan tới Libya. Việc liên tiếp thực hiện các chặng bay xa lạ ở nhiều nước kiểm nghiệm năng lực vận tải tầm xa của không quân Trung Quốc. Những chuyến bay này cho thấy không quân Trung Quốc hiện đủ khả năng bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài.

Giới phân tích quân sự cho rằng việc lập cầu hàng không sơ tán như trên ngay cả trong phạm vi hạn chế cũng làm tăng uy tín của không quân Trung Quốc và “tạo cơ hội cho công tác huấn luyện và rút kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện các hoạt động tầm xa của không quân”.

Như vậy là cùng với thông tin phát triển mẫu máy bay tàng hình J-20 và đang gấp rút hoàn thành ba chiếc tàu sân bay, quân đội Trung Quốc đang ngày càng thể hiện ý chí chính trị và khả năng quân sự để tự bảo vệ họ bằng vũ lực nếu cần.

(bee news)

>> Chưa bao giờ quan hệ Việt-Mỹ tốt như hiện nay



Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng nhấn mạnh, quan hệ Việt-Mỹ đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua khi gặp Thống đốc bang Hawaii Neil Abercrombie

Trong chuyến công tác tại bang Hawaii, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng gặp Thống đốc bang Neil Abercrombie nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ nói chung và với bang Hawaii nói riêng.

Tại buổi gặp, Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng nhấn mạnh, quan hệ Việt-Mỹ hiện đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua. Quan hệ hai nước phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực như chính trị, thương mại, kinh tế, quân sự, giáo dục… Hai nước gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực đó.

Việt Nam và Mỹ đang thúc đẩy mạnh mẽ các bước cần thiết nhằm đưa mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, trở thành đối tác chiến lược của nhau trong thời gian tới.



Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng nhấn mạnh, quan hệ Việt-Mỹ hiện đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua.

Về phần mình, Thống đốc bang Neil Abercrombie nhấn mạnh, với vị trí địa lý nằm ở khu vực Thái Bình Dương rất gần châu Á, bang Hawaii có rất nhiều điểm tương đồng và có thể hòa quyện nhuần nhuyễn với nền văn hóa châu Á. Hawaii là bang tốt nhất giúp hài hòa quan hệ của Mỹ với các nước trong khu vực châu Á.

Hiện tại, Hawaii có khoảng 36.000 người Việt đang sinh sống tại đây, chiếm 3% dân số của bang. Thống đốc Abercrombie cho biết, ông rất hài lòng với những đóng góp của cộng đồng người Việt vào sự phát triển chung của bang.

Thống đốc Bang Hawaii cho biết, cộng đồng người Việt hòa nhập với cuộc sống ở đây một cách mẫu mực.

Cũng trong chuyến thăm này, đoàn công tác cũng gặp Phó Thống đốc bang Hawaii để khảo sát và tìm hiểu cơ sở hạ tầng, cùng các bước chuẩn bị của phía bạn cho Hội nghị APEC diễn ra vào tháng 11/2011.

(bdv news)

>> Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga



Nười đứng đầu hãng Rosoboronexport là Anatoly Isaikin cho biết, Việt Nam sẽ là một trong những đối tác lớn nhất mua vũ khí của Nga trong những năm tới.

Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước bắt đầu từ năm 1953. Cho đến tận khi Liên Xô sụp đổ, các thiết bị quân sự của Nga chủ yếu là hàng viện trợ cho Việt Nam. Từ năm 1992, hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga Việt được thực hiện trên cơ sở thương mại.

“Việt Nam rất nhanh chóng lọt Top 10 các quốc gia mà Nga có quan hệ tích cực nhất trong lĩnh vực này", Thiếu tướng Anatoly Pozdeyev, năm 1970 tham gia chiến tranh Việt Nam, cho biết.



Người đứng đầu hãng Rosoboronexport cho biết, Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga.

Theo RUVR, danh sách vũ khí của Nga mà Việt Nam đặt mua khá rộng rãi.

Gepard-3.9 dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển.

Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.

(RUVR, BBC news)

>> Hải quân Việt Nam nhận tàu chiến Nga?



Nhà máy đóng tàu Gorky của Nga vừa hoàn tất hợp đồng cung cấp hai tàu chiến Gepard cho Việt Nam, BBC dẫn tin từ hãng thông tấn Nga Ria Novosti.

Ria Novosti đưa tin từ Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan của Nga, nhà máy đóng tàu Gorky vừa giao hàng chiếc thứ hai trong hợp đồng hai chiếc tàu chiến hạng Gepard-3.9.



Đây là thế hệ Gepard đời mới nhất của nhà máy Zelenodolsk, mất tới hai năm rưỡi để chế tạo từ mẫu đang hoạt động thuộc lớp Project 11661.

Hợp đồng cung cấp tàu Gepard 3.9 được ký từ cuối năm 2006 qua công ty Rosoboronexport, nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.

Trước đó, một công ty Nga khác là RET Kronshtadt cũng được lựa chọn để cung cấp hệ thống huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu chiến này. Công việc huấn luyện được thực hiện ngay trong năm nay.

Cũng theo BBC, công ty RET Kronshtadt tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm hạng Kilo mà Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga hồi cuối năm ngoái. Công ty này chuyên huấn luyện hoa tiêu cho tàu ngầm.

Ngoài ra, Nga thông báo sẽ xây căn cứ tàu ngầm bao gồm cả cơ sở sửa chữa và huấn luyện cho hải quân Việt Nam, tuy không nói rõ là ở địa điểm nào.

Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.


Mô hình tàu khu trục Gepard 3.9 lớp 1166.1

Gepard-3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn; chiều dài 102,2 m; chiều rộng 13,1 m và mớn nước 3,8 m. Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép tàu đạt tốc độ 28 hải lý một giờ (52 km một giờ), khả năng hoạt động độc lập 20 ngày đêm, cự ly hành trình gần 5.000 hải lý với tốc độ 10 hải lý một giờ. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho một trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31). Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.


Trực thăng chống ngầm Ka-27 được trang bị cho Gepard 3.9


Vũ khí hiện đại, uy lực mạnh
Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm; hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối.


Tên lửa chống hạm Kh-35 Uran là vũ khí chủ lực của Gepard 3.9


Uran có hình dáng và tính năng tương tự loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là AGM-84 Harpoon. Tên lửa Uran có chiều dài 4,2 m; đường kính 0,42 m, trọng lượng 630 kg, đầu đạn 145 kg, tầm bắn 5-130 km, tốc độ tối đa 0,9M. Ngoài biến thể 3M24 Uran SS-N-25 Switchblade trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo các biến thể phòng thủ bờ biển 3K60 (3M24M) Bal/Bal-E (SSC-6 Stooge) và biến thể lắp trên máy bay Kh-35U (AS-20 Kayak).

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).

Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2.000 - 3.500 m và cự ly 1.300 - 8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.

(bbc news)

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

>> Khu trục hiện đại nhất hải quân Trung Quốc



Nhằm đáp ứng cho công cuộc hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh hải quân, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy và đưa vào sử dụng 7 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A (*).

Đây là những chiến hạm được đánh giá là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển hiện đại nhất trong biên chế của hải quân nước này, thể hiện nỗ lực lớn của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, hướng tới mục tiêu rút ngắn khoảng cách với các tàu chiến cùng loại của Mỹ, Nga và các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản. 


Đặc điểm


Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A, còn gọi là tàu tên lửa lớp Giang Khải II, thuộc loại tàu khu trục đa chức năng mang tên lửa điều khiển được phát triển từ tàu khu trục Type-054. Tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, Thượng Hải và nhà máy đóng tàu Hoàng Phố tại Quảng Châu, (cả hai nhà máy đều thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc CSSC).



 Chiếc Type-054A mang số hiệu 529, có tên Châu Hán.

Khinh hạm La Fayette, nguyên mẫu thiết kế hình học của tàu khu trục lớp Giang Khải II .

Type-054A được được cho là sao chép từ thiết kế của khinh hạm La Fayette của Pháp, với những công nghệ tiên tiến nhất của mà Trung Quốc sở hữu, nhằm nâng cao khả năng “tàng hình”. Hai bên mạn tàu được thiết kế dốc nghiêng khoảng 10 độ nhằm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang, thân tàu được sơn một lớp sơn có khả năng hấp thu sóng điện từ.

Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm.

Vũ khí

Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil, (NATO định danh là SA-N-12, tầm bắn 38km của Nga) hoặc loại sao chép tương tự do Trung Quốc tự phát triển có tên HQ-16.

Hệ thống được bố trí phía trước mũi tàu sau pháo chính. Bệ phóng thẳng đứng này cũng được cho là có khả năng dùng để phóng rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7 (bản sao của ngư lôi Mk-46 của Mỹ).


 Vũ khí đáng kể nhất trên chiến hạm lớp Giang Khải II: Hệ thống ống phóng thẳng đứng, được cho là có thể phóng cả tên lửa đối không lẫn chống ngầm.

8 tên lửa chống tàu YJ-83 C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động. Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút,

Để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87,cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m.

Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc

Hệ thống điện tử
Hệ thống điện tử của Type-054A được xây dựng trên cơ sở hệ thống điện tử của tàu khu trục Project 956 Sovremenny của Nga (>> xem thêm); Radar tìm kiếm mục tiêu trên không 3D Fregat-MAE-5 (NATO định danh là Top Plate) băng tần E.

Radar này có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, tầm phát hiện với máy bay là 120km, với tên lửa chống tàu là 50km.

4 radar MR-90 (NATO định danh Front Dome) băng tần F, kiểm soát hỏa lực cho hệ thống tên lửa đối không 9M317 Shtil, mỗi radar cung cấp 2 kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc, phạm vi từ 35-50km.

Radar tìm kiếm mục tiêu tàu nổi ở đường chân trời và dẫn hướng cho tên lửa chống tàu Mineral-ME của Nga, tầm phát hiện mục tiêu lên đến 450km, radar có khả năng phát hiện 200 mục tiêu, theo dõi 50 mục tiêu cùng lúc.


Hệ thống radar của chiến hạm lớp Giang Khải II.

3 hệ thống radar bản địa Type 347G băng tần I, 2 radar kiểm soát hỏa lực cho hai hệ thống phòng thủ tầm gần Type-730, 1 sử dụng kiểm soát hỏa lực cho pháo chính 76mm, ngoài ra còn có một radar tìm kiếm mục tiêu Type-364 (sao chép từ MR36 của Nga).

Trái tim của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-4B/6 sao chép từ hệ thống dữ liệu chiến đấu TAVITAC của Pháp trang bị cho kinh hạm lớp La Fayette.

Hệ thống liên kết dữ liệu HN-900 được cho là tương đương với hệ thống liên kết dữ liệu TADIL-A/Link 11 được sử dụng trong khối NATO, hệ thống liên lạc vệ tinh SNTI-240 Satcom.

Radar cảnh báo Type 922-1, hệ thống đối phó điện tử và cung cấp thông tin tình báo HZ-100, hệ thống sonar kéo theo MGK-335 của Nga để phát hiện và định vị tàu ngầm, hai hệ thống phóng mồi bẫy với 18 ống phóng được bố trí ở giữa thân tàu.

Hệ thống động lực

Type-054A được trang bị hệ thống động cơ kết hợp diesel-diesel CODAD với 4 động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PA6 STC, được sản xuất bởi Nhà máy động cơ Thiểm Tây Trung Quốc theo giấy phép của MAN diesel của Pháp, công suất 6.330 sức ngựa, mô men xoắn cực đại 1084 vòng/phút, cung cấp tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3800 dặm.

Thông số cơ bản: Dài 134m, rộng 16m, tải trọng 3600 tấn tiêu chuẩn, 4053 tấn đầy tải

(*) Hiện tại đã có 7 chiếc được hạ thủy và đưa vào sử dụng bao gồm, 530 Từ Châu, 529 Châu Hán, 570 Hoàng Sơn, 568 Sào Hồ, 571 Vận Thành, 569 Ngọc Lâm, 548 Ích Dương, 549 Thường Châu, hai chiếc nữa có thể được đưa vào sử dụng trong năm 2011. 

(BDV news)

>> 10 chiếc tàu ngầm 'dị hợm' (kỳ 1)



Có những chiếc tàu ngầm làm từ máng lợn, hay có hình dáng như một con trai. Đặc biệt, trong số các tàu ngầm này có một chiếc do người Việt Nam thiết kế.

Tàu lặn rocket Scubster

Toàn thân được sơn vàng, Scubster giống như quả rocket.

Trình làng trong Green Air Show tại Paris tháng 6/2010, một nhóm nghiên cứu người Pháp đã chế tạo thành công một chiếc tàu lặn độc đáo Scubster có hình thon dài như rocket. Điểm đặc biệt, người thiết kế ra nó là một người Việt Nam, có tên Trương Minh Lộc.

Toàn thân được sơn vàng, Scubster có chiều dài 4,2 m, rộng 2,4 m và cao 1,5 m. Tàu ngầm hoạt động dựa trên hệ thống bàn đạp nối với chân vịt ở bên, kết nối nhờ bánh răng và dây curoa. Vận tốc tối đa của Scubster là 10 km/h.

Để có thể di chuyển hướng lên, xuống, rẽ phải hay rẽ trái, nhà thiết kế Minh Lộc đã tạo ra một hệ thống điều khiển trong khoang lái khá đơn giản và dễ sử dụng.

Con tàu được thiết kế để tham gia cuộc đua tàu ngầm quốc tế vào tháng 6/2011 tại bang Maryland (Mỹ), tại Trung tâm Nghiên cứu chiến tranh trên biển của hải quân Mỹ.

Tàu ngầm máng lợn

Chiếc tàu từ máng lợn cũ đã lặn thành công 15 phút trong lần thử đầu tiên.

Cậu bé 14 tuổi, Aaron Kreier tại bang Thurgau, Thụy Sĩ đã làm kinh ngạc nhiều người khi chế tạo thành công một chiếc tàu ngầm có thể hoạt động thực, chỉ từ một cái máng lợn cũ.

Vốn có niềm đam mê với hải quân từ nhỏ, năm 10 tuổi, cậu đã chế tạo được một chiếc tàu nạp điện bằng bàn đạp từ những vật liệu cũ trong kho của gia đình.

Chiếc tàu ngầm máng lợn của cậu được sự cho phép của cảnh sát cảng, được thử nghiệm tại bến cảng Arbon.

Cậu đã khiến mọi người thán phục khi cho tàu ngầm hoạt động trong 15 phút liên tục. Cậu dự định sẽ sử dụng chiếc tàu ngầm để thám hiểm vùng nước ngầm ở hồ Constance, một địa điểm “lý thú và kỳ bí” với cậu từ nhỏ.

Tàu ngầm xa xỉ

Với thiết kế tiện nghi, con tàu có giá "sốc' là 2,7 triệu USD.

Xứng đáng với đánh giá xa xỉ, để sở hữu một chiếc tàu ngầm VAS Nautilus, bạn phải bỏ ra tới 2,7 triệu USD, một con số không hề nhỏ.

Được thiết kế từ phiên bản tàu ngầm Nautilus quân sự, chiếc tàu ngầm đặc biệt ở khả năng trang bị Diver Lockout, cho phép bạn có thể thoát ra khỏi tàu ngầm khi đang ở dưới nước.

Phiên bản Mk II của VAS có thể chở 5 hành khách với vận tốc 11,1 km/h. Điểm khác biệt của chiếc tàu ngầm xa xỉ là được trang bị nhà vệ sinh riêng, quầy bar mini, máy chơi nhạc và video, những tấm kính trong suốt để khách có thể quan sát khung cảnh bên ngoài tàu ngầm khi lặn dưới đáy biển.

Tàu ngầm Trilobis 65

Những chiếc tàu ngầm Trilobis có thể gắn với nhau tạo thành quần đảo.

Có hình dạng một con trai, tàu ngầm Trilobis với chiều dài 20 m do nhà thiết kế Giancarlo Zema sáng tạo, với mục đích tạo một nơi ở cho khoảng 6 người dưới biển, có dạng nửa chìm nửa nổi.

Theo các đánh giá, loại tàu này rất lí tưởng cho việc sống ở các vịnh, đảo san hô hay công viên đại dương.

Thiết kế của Trilobis 65 gồm 4 tầng riêng rẽ, nối với nhau bằng cầu thang xoắn ốc. Tầng trên cùng ở độ 1,4 m trên mực nước biển, cho phép hoạt động, ra vào thoải mái.

Tầng kế tiếp nằm bên dưới mực nước biển 0,8 m, ở dạng bán chìm, sử dụng như là khu ban đêm. Còn hai tầng bên dưới, cách mặt nước 3 m, hoàn toàn chìm, sử dụng là phòng quan sát và khu vực riêng tư.

Hình dạng của Trilobis cho phép việc kết nối nhiều tàu ngầm với nhau tạo thành một khu vực liên đảo hình khuyên. Tên của tàu ngầm bắt nguồn từ Trilobiti, tên loại sinh vật nhỏ bé sống dưới biển cách đây 500 triệu năm.

Nguồn năng lượng để cấp cho hoạt động của Trilobis 65 là hydro, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và diesel. Khả năng di chuyển của Trilobis có thể đạt tới 12 km/h.

Tàu ngầm Nautilus thu nhỏ

Chiếc tàu ngầm giống như trong truyện đến từng chi tiết.

Tác giả Jules Verne, cha đẻ của cuốn truyện phiêu lưu “2 vạn dặm dưới đáy biển” chắc chắn sẽ ngạc nhiên với chiếc tàu ngầm Nautilus này.

Bob Martin, người thiết kế và chế tạo chiếc tàu ngầm dưới dạng bản sao của Nautilus, dựa trên mẫu tàu mà Disney đã làm cho bộ phim hoạt hình của họ, với tỉ lệ xích là 1:32. Chiếc tàu được điều khiển từ xa qua sóng radio.

Martin đã phải rất cần mẫn và tỉ mĩ để dựng lại từng chi tiết nhỏ nhất về thiế kế cũng như chức năng của tàu, từ hệ thống xi lanh kín nước cho tới các bình đựng chất nén để tàu có thể lặn, hệ thống điều khiển theo cơ cấu tự động. Tàu được nạp điện nhờ pin lithium ion.

(bdv news)

>> 'Sát thủ' diệt hạm ở Đông Nam Á



Tên lửa hành trình diệt hạm là một loại vũ khí cực kỳ hiệu quả trong tác chiến chống hạm trên biển.

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có vùng biển lớn vì vậy sức mạnh hải quân luôn luôn được chú trọng. Trong những năm qua, một số nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei, Việt Nam… đầu tư mạnh ngân sách để hiện đại hóa lực lượng tàu chiến. Nhiều chiến hạm cỡ lớn được mua từ những công ty đóng tàu quân sự có uy tín trên thế giới. Tên lửa diệt hạm lựa chọn trang bị cho các tàu chiến chủ lực ở Đông Nam Á đều là mẫu thiết kế có tiếng. Sau đây là một số thông tin về tên lửa diệt hạm cũng như lớp tàu trang bị ở Đông Nam Á:  


MBDA Exocet


Exocet là “nhãn hiệu” tên lửa đối hạm hàng đầu của nước Pháp. Ra đời từ những năm 1960 nhưng phải đến năm 1982 nó mới vang danh thế giới trong trận chiến ở quần đảo Falklands. Khi đó, Exocet được quân đội Argentina sử dụng rộng rãi đã gây hư hỏng, đánh chìm nhiều chiến hạm của hải quân Anh. Đông Nam Á là nơi khá ưa chuộng dòng tên lửa diệt hạm Exocet. Hầu hết các chiến hạm hiện đại của Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều trang bị các biến thể của dòng Exocet. Các biến thể Exocet tương tự nhau về hình dáng chỉ khác về kích thước và trọng lượng. Giữa thân tên lửa có 4 cánh tam giác, đuôi tên lửa có 4 cánh định hướng. Tất cả các tên lửa Exocet đều lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165 kg.



Tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II.

Phương thức dẫn đường của dòng Exocet giống nhau. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa sẽ ổn định hướng tới mục tiêu cùng với độ cao bay phù hợp (vừa đủ để tránh bị đối phương phát hiện, vừa đủ để đầu dò radar chủ động bám bắt mục tiêu).

Ở pha giữa, tên lửa sử dụng hệ thống định vị quán tính cho phép bay lướt theo quỹ đạo nhắm tới mục tiêu. Radar chủ động tự dẫn ở pha cuối.

Ba biến thể Exocet được dùng ở Đông Nam Á là MM-38, MM-40 Block II và SM-39. Trong đó:

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-38 có tầm bắn 40km trang bị cho các tàu cao tốc lớp Perdana (hải quân Malaysia); tàu cao tốc lớp Rajcharit (hải quân Thái Lan); tàu tuần tra mang tên lửa lớp Waspada (hải quân Brunei).

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Block II có tầm bắn 70km trang bị cho khinh hạm lớp Lekiu (hải quân Malaysia); hộ vệ hạm lớp Kapitan Patimura (hải quân Indonesia); hộ vệ hạm lớp Nakhodam Ragam (hải quân Brunei).

- Tên lửa đối hạm SM-39 trang bị cho các tàu ngầm Scorpene của hải quân Malaysia. Biến thể này đặt trong công te nơ bảo quản, có thể được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm. Sau khi rời khỏi mặt nước ở độ cao 30m, tên lửa “tách vỏ” bay tới mục tiêu. SM-39 có tầm bắn ngắn 50 km.

Boeing Harpoon

Harpoon là tên hiệu của loại tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn do tập đoàn Boeing (Mỹ) phát triển. Harpoon có ba biến thể chính là: AGM-84 (phóng từ trên máy bay), RGM-84 (phóng từ chiến hạm nổi), UGM-84 (phóng từ tàu ngầm).

Trong đó, RGM-84 được sử dụng khá nhiều cho các tàu chiến của hải quân các nước Đông Nam Á. RGM-84 trang bị cho các hai khinh hạm lớp Knox của hải quân Thái Lan, khinh hạm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lớp Formidable của Singapore, khinh hạm Van Speijk của Indonesia.

Biến thể RGM-84 Harpoon có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng khi phóng 682kg. Nó được bắn từ hệ thống ống phóng Mk 131, Mk 10 hoặc Mk 112 (thường để bắn tên lửa chống ngầm RUR 5 ASROC).



Tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon.


Tên lửa UGM-84 phóng từ tàu ngầm.

RGM-84 trang bị hai động cơ, động cơ rocket nhiên liệu rắn hoạt động trong giai đoạn phóng, khi tên lửa đạt trạng thái ổn định, hết nhiên liệu động cơ sẽ tự tách bỏ. Ở giai đoạn bay chính tên lửa dùng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.

Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) sẽ hướng dẫn tên lửa trong pha giữa, radar chủ động sẽ hoạt động ở pha cuối. RGM-84 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 222kg, tầm bắn xa 130km.

Phiên bản phóng từ tàu ngầm UGM-84 chỉ có duy nhất tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia sử dụng. Đặc điểm tính năng biến thể này hoàn toàn tương tự RGM-84, loại tên lửa này sẽ được phóng qua máy bắn ngư lôi.

Tên lửa chống hạm từ nước Nga

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm trên các chiến hạm nổi của mình.

Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.



Hộ vệ hạm Project 1241.1 phóng tên lửa P-15M.

Tên lửa Kh-35 Uran (NATO gọi là SS-N-25) trang bị tàu hộ vệ project 1241.8 và khinh hạm Gepard 3.9. Tên lửa Uran được thiết kế với 4 cánh định hướng tam giác đặt giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi.

Uran dài 4,2m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng khi phóng 630kg. Hệ thống định vị quán tính dẫn đường ở pha giữa và radar chủ động điều khiển ở pha cuối. Tên lửa trang bị hai động cơ: động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy. Tên lửa có tầm bắn 130kg, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg.

Tương lai không xa, một cái tên danh tiếng nữa trong đại gia đình tên lửa diệt hạm Nga có thể xuất hiện ở Đông Nam Á là hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) bắn tên lửa 3M54E1 (tầm bắn xa 220km, đầu đạn 450kg). SS-N-27 theo thiết kế của Nga sẽ trang bị trên các tàu ngầm tiến công lớp Kilo. Hải quân Việt Nam và Indonesia đã đặt mua một số tàu ngầm Kilo Type 636.

Tên lửa chống hạm từ Trung Quốc

Trung Quốc cũng sản xuất rất nhiều mẫu tên lửa hành trình chống hạm, tuy nhiên thiết kế duy nhất được sử dụng nhiều ở Đông Nam Á là loại C-802 (tên gọi phiên bản xuất khẩu của YJ-82).

C-802 có mặt nhiều nhất trong thành phần trang bị chiến hạm của hải quân Myanmar. Cụ thể, C-802 được vũ trang cho khinh hạm chủ lực lớp Azung Zeya, hộ vệ hạm lớp Nawarat, tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin (Type 037IG) cùng một số tàu cỡ nhỏ khác.

Ngoài ra, hải quân Indonesia cũng lựa chọn trang bị cho tàu cao tốc FPB-57 Nav V. Hải quân Thái Lan ký hợp đồng với phía Trung Quốc mua C-802 cho các khinh hạm lớp Phraya.



Tên lửa C-802 rời bệ phóng.

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực.

C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9. Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu.

Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg.

Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%.

Một số loại khác

Ít tiếng hơn so với các thiết kế Harpoon, Exocet, P-15M, Kh-35 Uran E, C-802 còn có 2 loại tên lửa tới từ Italia và Israel.

Hộ vệ hạm Laksamana của hải quân Malaysia trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Otomat MkII. Tên lửa do tập đoàn Oto Melara Italia và Matra Pháp hợp tác chế tạo. Otomat Mk II được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính và radar chủ động.



Tên lửa diệt hạm Otomat MkII.

Nếu so với các loại tên lửa chống hạm trang bị trên tàu chiến nổi ở Đông Nam Á, thì Otomat MKII là tên lửa có tầm bắn xa nhất lên tới 180km.

Một vài tàu cao tốc tên lửa của Thái Lan lại trang bị tên lửa chống hạm tầm ngắn Gabriel của Israel. Gabriel có hai biến thể chính là: Mk I (tầm bắn 20km, đầu đạn nặng 430kg), Mk II (tầm bắn 36km, đầu đạn 522kg). Không rõ tàu Thái Lan trang bị phiên bản nào.
(bdv news)

>> Ấn Độ mua 64 trực thăng diệt UAV



Không quân Ấn Độ sẽ mua 64 trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH - Light Combat Helicopter) từ công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL).

LCH được phát triển từ năm 2006, nó đã trải qua một loạt các cuộc thử nghiệm vào năm 2010. Thời gian dự kiến chuyển giao vào năm 2013-2014. Tổng giá trị hợp đồng khoảng 1,4 tỷ USD.

LCH được thiết kế với khung thân hẹp, nó được cho là có khả năng tàng hình. LCH dài 15,8m, đường kính 13,3m (gồm cả cánh quạt chính), cao 4,7m. Trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 5,7 tấn.



LCH tại triển lãm hàng không Ấn Độ 2011.

Buồng lái bố trí hai chỗ ngồi cho phi công (theo kiểu một trước và một sau), bên trong lắp màn hình lớn đa chức năng dùng để hiện thị các thông số kỹ thuật cần thiết. Phi công được trang bị mũ bay tích hợp thiết bị nhắm mục tiêu.

LCH thiết kế lắp hệ thống ngắm ổn định con quay hồi chuyển gồm thiết bị nhiệt ảnh hiệu suất cao và đo xa laze với tầm dò 4.000m.

Ngoài ra, trực thăng trang bị hệ thống tác chiến điện tử gồm: radar cảnh báo và thiết bị đối phó chống tên lửa.

Vũ khí trang bị cho trực thăng gồm tháp pháo Nexter THL 20 tích hợp pháo M621 cỡ 20mm, tên lửa không đối không, tên lửa chống radar, rocket không điều khiển, bom chùm. Hỏa lực diệt tăng mạnh nhất của LCH là tên lửa chống tăng có điều khiển Helina có tầm bắn 7-8km.

Trực thăng dùng hai động cơ tuốc bin trục HAL/Turbomeca Shakti cho phép đạt tốc độ tối đa 275km/h, tầm hoạt động 700km, trần bay 6.500m.

LCH được sử dụng để tiêu diệt các loại máy bay trinh sát không người lái (UAV), máy bay tầm thấp, phá hủy phòng không đối phương, tác chiến trong môi trường đô thị, tiêu diệt xe tăng – thiết giáp và hộ tống bảo vệ trực thăng chở quân cho chiến dịch đặc biệt.


(bdv news)

>> Tàu sân bay Mỹ sẽ thành 'mồi ngon' cho Trung Quốc?



Một bức điện tín gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây bị Wikileaks tiết lộ đề cập đến tên lửa chống vệ tinh tối mật của Trung Quốc.

“Tiến bộ chiến lược lớn”Trung Quốc từng sử dụng tên lửa chống vệ tinh tối mật SC-19 (ASAT) trong một cuộc thử nghiệm năm ngoái nhằm chống lại một mục tiêu tên lửa. Kế hoạch này là một phần hệ thống phòng thủ tên lửa hiện vẫn trong vòng bí mật.




Tên lửa ASAT ngắm bắn một tên lửa tầm trung loại mới và chi tiết vụ việc được báo cáo trong một bức điện tín gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây bị Wikileaks tiết lộ. Bức điện tín phác thảo phản đối ngoại giao với Bắc Kinh về các chương trình vũ khí Trung Quốc.

Bức điện tín lần đầu tiên cung cấp chi tiết những đánh giá của Mỹ về thứ mà các quan chức quốc phòng nói là một tiến bộ chiến lược lớn trong chương trình xây dựng quân sự của Trung Quốc. Nó cho thấy rằng, hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc được triển khai không chỉ nhằm chống lại các vệ tinh mà còn là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược lớn hơn.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M.Gates đề xuất hội đàm chiến lược với Trung Quốc về phòng thủ tên lửa, không gian, hạt nhân và chiến tranh ảo. Lời đề xuất này bị người đồng nhiệm Trung Quốc từ chối khi nhấn mạnh còn đang nghiên cứu vấn đề.

Các quan chức quốc phòng và chuyên gia phân tích cho biết, bức điện tín ngoại giao nhấn mạnh “sự hài lòng” của Trung Quốc khi vừa phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và thúc đẩy một thỏa thuận quốc tế để hạn chế các loại vũ khí trong không gian nhưng đồng thời lại bí mật theo đuổi các vũ khí không gian riêng cũng như những chương trình tên lửa phòng thủ.

Chi tiết vụ thử nghiệm SC-19 của Trung Quốc có thể không xuất hiện trong báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc đệ trình lên quốc hội Mỹ về quân sự Trung Quốc.

Khả năng hiện đại của Trung Quốc
Báo chí Trung Quốc đưa tin về vụ thử nghiệm tháng 1/2010 cũng không đề cập tới việc sử dụng SC-19. Cuộc thử nghiệm thành công SC-19 đầu tiên khi phá hủy một vệ tinh thời tiết tháng 1/2007 khiến cộng đồng quốc tế rúng động.

Các tên lửa phòng thủ chiến lược của Mỹ gần đây không có khả năng trực tiếp bắn hạ vệ tinh. Tuy nhiên, tên lửa đánh chặn SM-3 được dùng để bắn hạ một vệ tinh Mỹ năm 2008.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Vương Bảo Đông nhắn lại bình luận của một người phát ngôn Bộ Ngoại giao, khẳng định vụ thử nghiệm năm 2010 là “chỉ hoàn toàn để phòng thủ và không nhằm vào nước nào”.

Bức điện tín gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá rằng, vào ngày 11/1/2010, Trung Quốc phóng một tên lửa SC-19 từ khu liên hợp thử nghiệm tên lửa Korla và thành công trong việc đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11 được phóng gần như đồng thời từ Trung tâm tên lửa và không gian Shuangchengzi”.

Không có nhiều thông tin về CSS-X-11, chỉ biết nó có thể là biến thể của tên lửa tầm ngắn CSS-7. Hệ thống vệ tinh cảnh báo tên lửa của Mỹ phát hiện ra các vụ phóng và đánh chặn nhưng không nhận thấy các mảnh vụn, bức điện tín cho biết. “Một SC-19 được sử dụng trước đó trong ngày 11/1/2007, trực tiếp chống vệ tinh thời tiết FY-1C của Trung Quốc”, bức điện nhấn mạnh. “Các cuộc thử nghiệm SC-19 DA-ASAT được thực hiện vào năm 2005 và 2006. Động thái này nhằm đánh giá công nghệ của cả ASAT và tên lửa đạn đạo”.

Bức điện tín cho hay, Chính phủ Mỹ trong sự phản đối với Bắc Kinh không tiết lộ rằng, họ biết ASAT và chương trình phòng thủ tên lửa của Trung Quốc liên quan tới nhau. Phác thảo phản đối bao gồm yêu cầu biết rõ mục đích thử nghiệm, liệu đó có phải là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa; liệu Trung Quốc có kế hoạch triển khai hệ thống này cho các lực lượng quân sự hay trên lãnh thổ của mình; “lực lượng nước ngoài” nào mà Trung Quốc định ngắm tới với hệ thống phòng thủ tên lửa và liệu Trung Quốc có nỗ lực hạn chế những mảnh vụn để lại trong không gian.

Mark Stokes, một chuyên gia nghiên cứu vũ khí Trung Quốc đánh giá, hệ thống phòng thủ tên lửa rất đáng chú ý: “Cuộc thử nghiệm đánh chặn được thực hiện năm ngoái chứng minh hơn nữa khả năng hiện đại của Trung Quốc trong quá trình theo dõi và tham gia các mục tiêu trong không gian, cho dù đó là vệ tinh hay tên lửa đạn đạo”, Stokes nói.

John Tkacik, một cựu chuyên gia Trung Quốc tại Bộ Quốc phòng Mỹ rất ngạc nhiên là Lầu Năm Góc không tiết lộ về mối liên hệ giữa thử nghiệm tên lửa phòng thủ và hệ thống chặn vệ tinh của Trung Quốc. “Năm ngoái, tất cả những gì chúng ta có là tuyên bố của trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Chip Gregson rằng, Mỹ đang tìm kiếm một lời giải thích”, Tkacik nhấn mạnh. “Dường như Washington đang cố hạ thấp khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc”.

Theo Tkacik, chính quyền Obama quá tập trung vào các cuộc hội đàm vũ khí với Nga để giảm bớt kho dự trữ hạt nhân mà lãng quên sự tiến bộ của Trung Quốc trong các loại vũ khí hiện đại. “Chúng ta phải bắt đầu nói tới các khả năng không gian của Trung Quốc một cách nghiêm túc”, ông khuyến cáo. “Người Trung Quốc có hàng chục học viện với các nhà khoa học tên lửa và không gian đẳng cấp thế giới, họ biết họ đang làm gì và không giới hạn ngân quỹ để làm việc đó”.

(vnn news)

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Su-35BM, ngôi sao trên bầu trời



Là máy bay tiêm kích (MBTK) thế hệ 4++, nhưng Su-35BM được coi là đối thủ tiềm tàng, thách thức các MBTK thế hệ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ, trong khi đơn giá chỉ bằng 1/3 (30-38 triệu USD).

Máy bay tiêm kích đa năng, hạng nặng, siêu cơ động Su-35BM được sản xuất với mục tiêu giành ưu thế trên không khi tác chiến đơn lẻ hoặc theo tốp trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Su-35BM có bề ngoài giống Su-27, tuổi thọ khai thác lên tới 6.000 giờ bay (30 năm). Su-35BM áp dụng công nghệ, vật liệu tàng hình để giảm độ bộc lộ với radar sóng cm (băng X) của đối phương ở bán cầu trước trong khu vực ±60°.

Hệ thống điều khiển siêu việt
Su-35BM được trang bị hệ thống điện tử hàng không (avionics) hoàn toàn mới mà nòng cốt là hệ thống thông tin-điều khiển IUS dùng để liên kết về mặt chức năng, logic, thông tin và phần mềm các hệ thống trên khoang thành một hệ thống tích hợp thống nhất, bảo đảm sự tương tác giữa phi công và máy móc.



Su-35BM có hình dáng tương tự Su-27 nhưng có nhiều tính năng ưu việt hơn.

Hệ thống điều khiển vũ khí cho phép Su-35 sử dụng hầu hết các loại vũ khí của Không quân Nga, trừ bom và tên lửa hạng nặng dành riêng cho máy bay ném bom chiến lược. Cốt lõi của hệ thống điều khiển hoả lực của Su-35BM là radar mới với antenna mạng pha thụ động sóng cm (băng X) quét tia bằng điện tử Irbis-E, có thể phát hiện, bám và xác định toạ độ của các mục tiêu trên không, mặt đất, mặt nước trong mọi thời tiết.

Hệ thống điều khiển hoả lực và Irbis-E có thể phát hiện, bám tới 30 mục tiêu bay, trong khi vẫn giám sát không trung, bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó hoặc 4 mục tiêu mặt đất; phát hiện, lọc, bám đến 4 mục tiêu mặt đất/mặt nước ở chế độ tạo bản đồ ở cự ly đến 400 km trong khi vẫn giám sát không trung và bắt mục tiêu bay nên rất lợi hại khi tác chiến chống tàu nổi được yểm trợ từ trên không. Với Irbis-E, Su-35BM có thể đối phó với F-22 Raptor trong những điều kiện nhất định.

Một đặc trưng khác của MBTK thế hệ 5 trên Su-35BM là động cơ 117S có điều khiển vector lực đẩy. Đây là kiểu hiện đại hoá sâu của động cơ AL-31F, có sử dụng các công nghệ thế hệ 5, giúp máy bay có khả năng “siêu cơ động”, thậm chí sức cơ động có thể hơn cả F-22 vì động cơ của F-22 chỉ có thể di chuyển lên/xuống, còn 117S có thể di chuyển lên/xuống và phải/trái.


Động cơ 117S của Su-35BM có điều khiển vectơ lực đẩy.

Với trọng lượng và ở dải tốc độ - độ cao nhất định, Su-35BM có thể bay “siêu hành trình” (bay siêu âm mà không dùng chế độ tăng lực). Khả năng bay dài ở chế độ siêu âm là một dấu hiệu đặc trưng của MBTK thế hệ 5. Hiện chỉ có 2 máy bay sản xuất loạt có thể bay “siêu hành trình” là MiG-31 Foxhound và F-22A Raptor.

Hệ thống vũ khí tầm xa đáng gờm
Su-35 mang tối đa được 8.000 kg tải trọng chiến đấu lắp trên 12 điểm treo. Ngoài các vũ khí như ở Su-30МК, Su-35 còn được trang bị các loại vũ khí không-đối-không, không-đối-đất có điều khiển mới, kể cả các loại tầm xa.

Thành phần vũ khí có điều khiển không- đối- không gồm: các tên lửa không-đối-không tầm trung tự dẫn radar chủ động, bán chủ động: R-27ER1 (8 quả), R-27ET1 và R-27EP1 (mỗi loại 4 quả), RVV-АЕ/R-77 (đến 12 quả, kể cả ụ treo kép lắp 4 tên lửa dưới thân), tên lửa tự dẫn hồng ngoại tầm gần R-73E (6 quả) (tổng cộng 34 tên lửa) và 5 tên lửa tầm siêu xa mới như K-100-1 có tầm bắn khủng khiếp... tới 400 km, có tốc độ 4.000 km/h, độ cao tác chiến 3-30.000 m.


Tên lửa không-đối-không tầm siêu xa K-100-1 trên mô hình Su-35.

Các loại tên lửa không-đối-đất có điều khiển gồm 25 tên lửa chống hạm, chống radar tầm trung và tầm xa: 6 tên lửa chống radar Kh-29TE dẫn bằng truyền hình và/hoặc Kh-29L dẫn bằng laser, 6 tên lửa chống hạm Kh-31A và/hoặc chống radar Kh-31P, 5 tên lửa chống hạm tầm xa tiên tiến mới Kh-59MK, 5 tên lửa chống radar tăng tầm Kh-58UShE, 3 tên lửa chống hạm tầm xa Club (3M-14AE/3M-54AE1) và 1 tên lửa chống hạm siêu âm hạng nặng tầm xa Kh-61 Yakhont-M tầm bắn 300 km. Ngoài ra, Su-35 còn có thể mang các bom điều khiển bằng truyền hình, laser, vệ tinh như ở Su-30MK và các bom có điều khiển mới, rocket và bom thông thường các loại. Su-35 còn có 1 pháo tự động cao tốc GSh-301 30 mm có cơ số đạn 150 viên.

Máy bay tiêm kích của tương lai?
Với tính năng vượt trội, Su-35BM được dự báo sẽ là một trong vài loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới. Theo chương trình mua sắm vũ khí quốc gia giai đoạn 2006-2015 do Nga thông qua năm 2006, dự kiến sản xuất 182 Su-35BM cho Không quân Nga và xuất khẩu từ năm 2011-2020. Không quân Nga sẽ thành lập 2-3 trung đoàn tiêm kích Su-35 (60-80 máy bay+lực lượng dự bị). Một số công nghệ của Su-35 sẽ được dùng để hiện đại hoá Su-27, Su-30MKI, Su-33...


Su-35BM sẽ là một trong những máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới.

Su-35BM sẽ được xuất khẩu chủ yếu sang Đông Nam Á, Nam Mỹ, châu Phi và Cận Đông. Nước đầu tiên có thể mua Su-35BM là Venezuela. Tại Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia đang sử dụng Su-27/Su-30 có thể sẽ đón nhận Su-35BM trong vài năm nữa. Ấn Độ ít khả năng mua Su-35BM vì họ đang hợp tác với Nga phát triển MBTK thế hệ 5 PAK FA. Định hướng xuất khẩu cho thấy Trung Quốc không được coi là khách hàng tiềm năng của Su-35BM.

(bdv news)

>> Tên lửa Malyutka, 'cậu nhỏ' kiên cường chống xe tăng



Tên lửa chống tăng AT-3, còn được gọi là Malyutka (cậu nhỏ), vượt trội so với các thế hệ trước nhờ hình dáng nhỏ gọn và tính linh hoạt trong chiến đấu.

Trong những năm 1950, các loại xe tăng đã có bước tiến vượt bậc về công nghệ, nhất là tiến bộ về vỏ giáp, khiến cho các vũ khí chống tăng thông thường như súng trường chống tăng, lựu đạn chống tăng... trở nên kém hiệu quả, thậm chí là vô dụng.

Chính vì lẽ đó, tên lửa chống tăng được chế tạo để bổ sung cho kho vũ khí “sát thủ” xe tăng, thiết giáp. Thời kỳ đầu, Liên Xô cho ra mắt các loại tên lửa chống tăng như 3M6 Shmel (định danh NATO là AT-1 Snapper) và 3M11 Falanga (AT-2 Swatter), nhưng chúng có kích thước cồng kềnh, không phù hợp để trang bị cho bộ binh.



Tên lửa chống tăng HJ-73, phiên bản AT-3 của Trung Quốc.

Vì thế, năm 1961, tên lửa 9K11 Malyutka ra đời. Malyutka, được NATO gọi tên là AT-3 Sagger, nhanh chóng có tiếng tăm nhờ thành tích trong các cuộc chiến tranh sau đó.

Điểm đáng kể nhất của hệ thống chống tăng AT-3 là nó chỉ có khối lượng 21 kg, dễ dàng mang vác với tổ xạ thủ ba người. Cả hệ thống phóng tên lửa AT-3 được đựng trong một vali làm bằng sợi thủy tinh. Trong đó, phần chính đạn tên lửa dài 0,86 m, nặng 10,1 kg, có đường kính 12,5 cm và sải cánh 39,3 cm.

AT-3 có tầm bắn xa nhất lên tới 3 km, nhưng do khối lượng tương đối lớn nên tên lửa thường mất đến 25 giây để bay đến cự ly xa nhất. Nhược điểm đó khiến các loại xe tăng hiện đại có thời gian bỏ chạy hoặc tung màn khói mù để thoát thân.


AT-3 gắn trên xe thiết giáp tấn công BMP-1 của Ba Lan.

Sau đó, AT-3 được người bắn trực tiếp điều khiển đường bay bằng bảng điều khiển gắn với tên lửa bằng dây dẫn. Nhờ vậy, hiệu quả của mỗi phát bắn được nâng lên, nhưng dây nối lại hay bị đứt. "Trong cái rủi, có cái may", việc điều khiển bằng dây dẫn cũng làm cho AT-3 “miễn dịch” với tất cả thiết bị đối kháng điện tử của các xe tăng hiện đại hay các hệ thống phóng mồi bẫy.

Đầu nổ lõm nặng 2,6 kg của Malyutka loại cũ chỉ có thể xuyên thủng 400 mm giáp đồng nhất ở góc chạm 60 độ. Tuy nhiên với các cải tiến của Malyutka sau này như Malyutka-2, Malyutka-2F và mới nhất là Malyutka-2M, chúng có thể xuyên được 720 mm giáp thép đồng nhất trong trường hợp có giáp phản ứng nổ bảo vệ. Sở dĩ làm được điều này là vì Malyutka được trang bị đầu nổ tandem (đầu nổ phụ để phá giáp phản ứng nổ).


Tên lửa AT-3 gắn trên xe thiết giáp trinh sát BRDM-2.



Tên lửa AT-3 gắn trên trực thăng Mi-2 Hoplite.

Không những được mang theo người, Malyutka còn được gắn trên các xe bọc thép chiến đấu như BRDM, BRDM-2, BMD1 hoặc gắn trên máy bay trực thăng như Mi-2, Mi-8 hoặc Mi-24.

Tên lửa Malyutka tham gia khá nhiều cuộc chiến, trong đó đáng kể nhất là chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Ai Cập - Israel. Trên chiến trường Việt Nam, Malyutka tham gia trận đầu vào tháng 4/1972 tại Tân Cảnh (Kon Tum) với cái tên B-72. Đại đội 29 của quân đội giải phóng đã sử dụng loại tên lửa B-72 và đánh bại hầu hết xe tăng phản kích, thậm chí còn hạ gục hai khẩu DKZ cùng một ổ hỏa điểm trên tháp canh của đối phương.


Tổ pháo thủ AT-3 trong chiến tranh Việt Nam

Còn trong cuộc chiến tranh giữa liên quân Ai Cập - Siri và Israel (chiến tranh Yom Kippur), Malyutka cũng góp phần tiêu diệt tới 800 xe tăng trong tổng số 1.063 xe tăng bị bắn cháy của Israel (theo thống kê của Ai Cập).

Sau khi các thế hệ tên lửa mới hơn như 9M113 Konkurs (NATO gọi là AT-5 Spandrel); 9K114 Shturn (NATO gọi là AT-6 Spiral), AT-3 đã bị quân đội Xô Viết cho nghỉ hưu. Tuy nhiên, các phiên bản cải tiến của Malyutka vẫn được các nước có tiềm lực tài chính hạn chế sử dụng hiệu quả, lập nhiều chiến công mới.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang