Tất nhiên, đếm tiền trong ví người khác không phải là việc lịch sự lắm. Nhưng đối với báo chí Mỹ, đếm tiền trong ví của các nguyên thủ quốc gia, ngay cả của những người đã quá cố là việc cần thiết phải làm vì rất có ích cho các công dân khi họ biết được các nhà lãnh đạo của họ đã và đang sống ở mức độ nào.
Chính vì thế nên những thông tin mà hãng phân tích tài chính 24/7 Wall St. vừa công bố về trị giá gia sản của các đời Tổng thống Mỹ đã được truyền bá rất rộng rãi. TT Mỹ đương nhiệm thứ 44 của nước Mỹ, ông B. Obama chỉ được xếp hạng thường thường bậc trung về tài sản trong danh sách. Theo đó, vị Tổng thống có gia sản lớn nhất (tính theo tỉ giá hiện nay) là George Washington, người đã trị vì nước Mỹ ngay từ khi Nhà Trắng còn chưa được xây dựng. Ông Washington đã làm Tổng thống trong hai nhiệm kỳ, từ ngày 30/4/1789 tới năm 1796. Trang trại mênh mông 32 cây số vuông của ông tại Mont Vernon (bang Virginia) và các cổ phiếu cộng lại, tính theo giá hôm nay, là vào khoảng 525 triệu USD. Trong khi đó, gia sản của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ ở mức hơn 5 triệu USD một chút, tức là chỉ bằng khoảng một phần trăm so với bậc tiền bối Washington(!). Phần lớn thu nhập của ông Obama không phải từ bất động sản mà là từ các khoản tiền nhuận bút và bản quyền từ các cuốn sách mà ông là tác giả. Vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ cũng từng có mức lương cao hơn hẳn so với những ông chủ Nhà Trắng thời hiện đại. Lương của Washington đã được tính bằng 2% ngân sách quốc gia khi đó. Trong khi đó nếu so sánh với ngân sách Mỹ hiện nay, mức lương của Tổng thống Obama chỉ chiếm một tỉ lệ cực kỳ nhỏ nhoi. Sinh thời, vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ vẫn bị coi là người chi ly trong mọi sinh hoạt, ngay cả khi đã rất giàu có rồi vẫn không chịu cho ai "ăn quịt" của mình dù chỉ một xu. Một điều oái oăm là, mặc dù được xếp hạng cao như thế về sự giàu có, nhưng ông Washington trong những năm cuối cùng của đời mình đã phải sống trong cảnh giật gấu vá vai. Tiền bán và cho thuê bất động sản mà ông cho nợ không thu hồi được kịp thời, trong khi các chi phí cho các hoạt động giao tiếp càng ngày càng tăng cao. Chẳng hạn, vào năm 67 tuổi, ông đã phải đi vay ngân hàng để có tiền thanh toán các chi phí đời thường. Trước khi chết vào ngày 14/12/1799, ông Washington đã viết di chúc cho vợ quyền sử dụng và mọi quyền lợi khác đối với trang trại của ông, tính theo tỉ giá lúc đó chỉ ở mức 500 nghìn USD. Các chuyên gia nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ba trong số bốn vị Tổng thống giàu có nhất đã ngồi ở cương vị của mình trong bốn thập niên đầu tiên của nước Mỹ. Ngoài George Washington còn có vị Tổng thống Mỹ thứ ba Thomas Jefferson (nhiệm kỳ từ năm 1801 tới năm 1809) ở vị trí thứ hai và vị Tổng thống Mỹ thứ tư James Madison (1809-1817) ở vị trí thứ tư. Ông Jefferson từng có gia sản trị giá 212 triệu USD (tính theo tỉ giá hiện nay), còn ông Madison có gia sản trị giá 101 triệu USD. Cũng phải nói rằng, Tổng thống Jefferson sinh ra tại một trong những gia đình giàu nhất nước Mỹ. Cha ông, Peter Jefferson, từng sở hữu 5-7 nghìn mẫu Anh đất ở hạt Goochland, phía tây bang Virginia. Thế nhưng, sau khi rời khỏi Washington về nghỉ ở Monticello, ông lại bị mắc nợ đầm đìa. Thậm chí sau khi ông mất vẫn còn những khoản nợ tới 107.274 USD mà ông chưa thanh toán được. Đến mức những người thừa kế phải bán đấu giá nhiều đồ đạc trong nhà để trả những món nợ mà ông để lại. Đại gia nhất trong các đời TT Mỹ là George Washington. Tổng thống Madison có họ xa với vị Tổng thống Mỹ đầu tiên Washington. Tổ tiên ông, như chính ông nói, "không giàu có", nhưng đều là những chủ đồn điền. Cha của ông từng là một chủ đất lớn nhất tại hạt Orange, bang Virginia. Tổng thống Madison sau khi về hưu cũng là một trong những đại gia về bất động sản ở hạt Orange… Vị Tổng thống Mỹ thứ 26 Theodore Roosevelt (1901- 1909) được xếp ở vị trí thứ ba với gia sản trị giá 125 triệu USD (theo tỉ giá hiện nay). Khi ông qua đời ngày 6/7/1919, theo chúc thư của ông, phần lớn gia sản mà tính theo đồng tiền hồi đó chỉ ở mức 500 nghìn USD đã được để lại cho vợ ông. Các con ông chỉ được nhận khoảng 60 nghìn USD, chia đều cho 6 người (một người con gái từ cuộc hôn nhân đầu và 5 người con, 4 trai, một gái từ cuộc hôn nhân thứ hai). Vị Tổng thống Mỹ thứ 36 Lyndon Johnson (nhiệm kỳ từ năm 1963 tới năm 1969) được xếp ở vị trí thứ 5 với gia sản trị giá 98 triệu USD theo tỉ giá hiện nay. Lúc ông chết ngày 22/1/1973, gia sản của ông để lại chỉ được xác định ở mức 20 triệu USD. Gia sản này đã được chia cho 2 người con gái của ông. Trong top - ten còn có hai vị Tổng thống nữa ở thế kỷ XIX: John Tyler (nhiệm kỳ từ năm 1841 tới năm 1845) với gia sản trị giá 8,51 triệu USD và James Monroe (1817-1825) với gia sản trị giá 10,27 triệu USD. Vị Tổng thống Mỹ thứ 10 Tyler khi nghỉ hưu đã về ở tại trang trại rộng 1.200 mẫu Anh với hàng chục nô lệ. Ông hai lần lập gia đình và là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên lấy vợ lần thứ hai ngay khi vẫn còn đương chức. Ông cũng là vị Tổng thống Mỹ có đông con nhất: 15 người từ hai bà vợ. Người vợ thứ hai kém ông tới 30 tuổi… Vị Tổng thống Mỹ thứ 5 Monroe sinh ra trong một gia đình chủ đồn điền giàu có. Khi về hưu năm 1825, ông đã phải chịu một khoản nợ là 70 nghìn USD (theo tỉ giá hồi đó). Ông mất năm 1831 và là vị Tổng thống Mỹ thứ ba mất vào ngày Quốc khánh Mỹ 4/7 (ngoài ông ra còn có Jefferson và Adams cũng chết vào ngày này). Vào những năm cuối đời, ông Monroe thường bị lâm vào cảnh nợ nần, một phần do những chi tiêu của cá nhân ông, phần khác do các chi phí để chạy chữa cho người vợ sức khỏe kém. Trong những cựu Tổng thống đang còn sống hiện nay, người giàu nhất là ông Bill Cliton (hai nhiệm kỳ từ năm 1993 tới năm 2001) với gia sản trị giá 9,38 triệu USD. Phần lớn số tiền này do ông Clinton kiếm được sau khi đã rời khỏi Nhà Trắng nhờ các cuốn hồi ký và các chuyến du thuyết ở khắp nơi trên thế giới. Người từng kế vị ông Clinton, vị Tổng thống Mỹ thứ 43 George Bush (con) được xếp ở vị trí 20 trong danh sách các nguyên thủ giàu có. Khác với người tiền nhiệm, ông Bush đã kiếm được phần lớn trong gia sản trị giá 20 triệu USD của mình từ trước khi trở thành Tổng thống nhờ các hoạt động trong ngành kinh doanh dầu mỏ và nhờ đã bán đội bóng chày Texas Rangers… Tổng thống Mỹ thứ 41 George Bush (cha) được xác định là có gia sản trị giá 23 triệu USD. Vị Tổng thống Mỹ thứ 40 Ronald Reagan có gia sản ước tính vào khoảng 13 triệu USD. Đương kim Tổng thống Mỹ hiện nay chỉ được xếp ở vị trí thường thường bậc trung với gia sản ở mức 5 triệu USD, nhưng có cơ sở để khẳng định rằng, trong tương lai, ông sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện tình hình tài chính của mình, đặc biệt là sau khi đã rời khỏi Nhà Trắng. Bản báo cáo của hãng phân tích tài chính 24/7 Wall St. về gia sản của các đời Tổng thống Mỹ cũng cho thấy, không phải ông chủ Nhà Trắng nào cũng giàu có. Một số vị nguyên thủ quốc gia Mỹ chỉ có gia sản ở mức dưới 1 triệu USD. Trong số những Tổng thống Mỹ bị coi là nghèo nhất có Abraham Lincoln và Ulysses Grant. Vị Tổng thống Mỹ thứ 16 Lincoln là người được coi là xuất sắc nhất trong các đời nguyên thủ quốc gia Mỹ. Ông bị ám sát ngày 14/4/1865. Còn vị Tổng thống Mỹ thứ 18 Grant sau khi về hưu tháng 3-1887 đã đứng ra lập công ty môi giới Grant and Ward, một công ty cổ phần cùng với con trai và một người bạn. Thế nhưng, công ty này đã nhanh chóng bị phá sản, thậm chí đối tác của ông là Ferdinand Ward do các hành động gian lận trong điều hành công ty còn bị đi tù. Những năm cuối đời, ông Grant phải kiếm tiền thêm bằng cách viết báo cho tạp chí Century. Ông cũng đã hoàn thành tập hồi ký về đoạn đời binh nghiệp của mình trước khi chết để lấy tiền nhuận bút làm của để dành cho người vợ góa. Vài tháng trước khi ông mất, thương tình gia cảnh khốn khó của ông, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép khôi phục lại mức lương cho ông như cho một ông tướng (trước khi trở thành Tổng thống, ông từng là một vị tướng trong quân đội Mỹ). Ông Grant mất ngày 23/7/1885.
[Bee news]
|
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
>> Tổng thống nào là người giàu nhất nước Mỹ?
Nhãn:
George Bush,
George Washington,
Hạt Orange,
James Madison,
Nhà Trắng,
Quốc khánh Mỹ,
Tạp chí Century,
Thomas Jefferson,
Tổng thống Mỹ Barack Obama
>> Những hung thần đáng sợ trên bầu trời
Fokker, A6M Zero, B – 29 hay nhiều cái tên khác chính là những cái tên gây nên nỗi khiếp sợ trên bầu trời trong những chiến trường lớn trên toàn thế giới.
Dưới sự giúp đỡ của một số chuyên gia hàng không và các cựu phi công chiến đấu, Popular Mechanics tổng kết lịch sử những chiếc máy bay sử chiến đấu. Dưới đây là danh sách 6 chiếc máy bay “tử thần” nhất trong suốt 100 năm qua, dựa trên sự thống trị bầu trời của loại máy bay trong thời kỳ nó còn hoạt động: Fokker Eindecker Những hình ảnh tư liệu về chiếc Fokker phục vụ quân đội Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu sau khi anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên khoảng một thập kỷ. Kể từ đó, công nghệ hàng không đạt được nhiều bước phát triển vượt bậc. Các kỹ sư trên khắp thế giới cùng nhau sáng tạo và thiết kế nên những chiếc máy bay có khả năng hoạt động lâu dài và cơ động. Nhà nghiên cứu lịch sử hàng không Walter Boyne nhận xét: “Vào thời điểm đó, sự bổ sung, cải tiến mới liên tiếp xuất hiện. Chẳng có một chiếc máy bay nào có thể giữ vai trò thống trị trong thời gian dài”. Thế nhưng, trong suốt 8 tháng cuối năm 1915, máy bay Fokker Eindecker của Không quân Đức đã hoành hành trên bầu trời châu Âu. Nhiều nhà sử học gọi giai đoạn này là “Tai họa Fokker”. Boyne nói, chiếc máy bay mới và khủng khiếp của quân Đức đã gây ra cả sự sợ hãi lẫn căm phẫn đối với những chính phủ phe Hiệp ước. Điểm vượt trội của Fokker là việc đồng bộ hóa súng máy và cánh quạt trước. Cha đẻ của Eindecker là nhà thiết kế người Đức, Anthony Fokker; tên ông được đặt cho sản phẩm của mình. Anthony đã tìm cách đồng bộ bánh răng của cánh quạt và súng máy, giúp hỏa lực được bố trí hợp lý và thuận tiện cho việc không kích hơn mà không ảnh hưởng tới hoạt động bay. Trước đó, hầu hết các loại máy bay chiến đâu đều bố trí súng máy ở bên sườn do đó, phi công không thể bắn qua cánh quạt hoặc thân máy bay. Chính điều kỳ lạ này đã gây sốc cho những phi công Pháp và Anh. Ngoài ra, Fokker còn gây nỗi sợ hãi về mặt tâm lý cho lực lượng dưới mặt đất. Bên cạnh việc phải đối mặt với xạ thủ, khí độc và pháo binh, lực lượng dưới mặt đất còn phải lo lắng với cái chết đến từ trên không. Nhờ hoạt động tình báo, Pháp và Anh đã có được bản vẽ của Eindecker, thiết kế giúp thay đổi quan điểm về máy bay quân sự. Boyne nhận xét, Fokker chính là sự khởi đầu cho những chiếc máy bay giết người. Thời kỳ đầu, Fokker chỉ được trang bị động cơ Oberursel U-1 100 mã lực. Trang bị kỹ thuật: Phi hành đoàn : 1người Dài : 7,30 m; Sải cánh : 10,04 m; Cao : 2,49 m Trọng lượng không tải : 399 kg; Tối đa khi cất cánh : 610 kg Động cơ : 01 động cơ cánh quạt 09 xi-lanh Oberursel U-1 có 100 mã lực. Tốc độ : 150 km/giờ; Trần bay: 3.600 m; Tầm hoạt động : 360 km Hỏa lực : 01 súng máy 7,92mm MG.08. Bay lần đầu : tháng 12/1915; Số lượng sản xuất : 249 chiếc. A6M Zero A6M Zero chính là con bài chủ lực trong giai đoạn đầu Thế chiến II của Nhật. Theo John Parshall, tác giả cuốn Thanh kiếm vỡ: Câu chuyện chưa kể về trận chiến Midway, vào thời điểm bắt đầu nổ ra Thế chiến II, Hải quân Đế quốc Nhật đã vượt trội hơn nhiều so với Mỹ nhờ khai thác hiệu quả sức tàn phá hủy diệt của những chiếc máy bay ném bom bổ nhào và thủy phi cơ. Parshall cho biết, sức mạnh thật sự của Hải quân Nhật nằm ở những chiến đấu cơ Zero do Mitshibishi sản xuất. Sức mạnh của Zero chính là sự cơ động. Các nhà thiết kế Nhật Bản đã đánh đổi thiết kế tiêu chuẩn như thùng xăng, vỏ bảo vệ để tạo nên mẫu máy bay cơ động, giảm khả năng trúng đạn. Với Zero quân đội Nhật Bản sử dụng những phi công lão luyện nhất để khai thác những lợi thế triệt để sự cơ động khiến phi công của quân Đồng Minh phải học cách phản ứng thật nhanh với những chiếc Zero trong các cuộc hỗn chiến trên không. Khả năng ưu việt nhất của Zero là tính cơ động cực cao. Điều không may cho Hải quân Nhật là chiến tranh kéo dài, tiến bộ của công nghệ không cho phép bất kỳ loại máy bay nào mãi là ông hoàng trên bầu trời. Các phi công của phe Đồng Minh vạch ra cách đối phó với Zero bằng cách dụ phi công Nhật không chiến ở độ cao 6,7 km, khiến khả năng cơ động của những chiếc Zero giảm sút đáng kể, thay vào đó là sự vượt trội của những chiếc máy bay động cơ mạnh của Mỹ. Người Mỹ không chỉ tạo ra những chiếc máy bay tốt hơn mà còn chế tạo với số lượng nhiều hơn. Trong khi đó, quân đội Nhật không đáp ứng được khả năng sản xuất để cạnh tranh. Nhất là, trong sản xuất các bộ phận của Zero đều được làm thủ công. Chính những sự thay đổi này đã đem đến những chiến thắng cho quân đội Mỹ trong trận Biển San Hô, trận Midway và trận đánh tại quần đảo Solomon. Nhật Bản sử dụng những chiếc phi cơ Zero đến tận năm 1945. Khi đó, nó trở nên lỗi thời so với chiến đấu cơ mới như Spitfires, Hurricanes của Không quân Anh; P-51 và P-38 của Mỹ. Tuy nhiên, Parshall cho rằng, không thể phủ nhận tầm quan trọng và khả năng hủy diệt của những phi cơ Zero vào thời kỳ hoàng kim của nó. Hình ảnh một chiếc A6M Zero xuất phát từ một tàu sân bay của Nhật. Trang bị kỹ thuật: Phi hành đoàn : 1 người Dài : 9,06 m; Sải cánh : 12,0 m; Cao : 3,05 m Trọng lượng không tải : 1.680 kg; Tối đa khi cất cánh : 2.410 kg. Động cơ : 01 động cơ cánh quạt Nakajima Sakae 12 có 950 mã lực. Tốc độ : 533 km/giờ; Trần bay: 10.000 m; Tầm hoạt động : 3.105 km. Hỏa lực : 2 súng máy 7,7mm; 2 pháo 20mm; 2 bom 60kg, hoặc 2 bom 250kg gắn cố định khi tấn công cảm tử (kamikaze). Bay lần đầu : 1/4/1939; Số lượng sản xuất : 11.000 chiếc. Pháo đài bay B-29 B-29 thực sự là pháo đài bay với khả năng mang tới 6 tấn vũ khí. Thời kỳ Chiến tranh thế giới lần I và giai đoạn đầu Thế Chiến II, những chiếc máy bay chiến đấu là nỗi sợ hãi với bất kỳ lực lượng nào, nhưng so với giai đoạn sau, chiến đấu cơ chỉ là một ván bài nhỏ. Đó là bình minh của những chiếc máy bay thả bom, kẻ phá hoại khủng khiếp từ bầu trời. Có thể kể đến những cái tên như: Ju-87 và Ju-88 của Không quân Đức, những chiếc Avro Lancaster với khả năng thả bom hằng đêm trên đất Đức hoặc những chiếc B-17, B-24 của Mỹ có khả năng thả bom suốt ngày. Tuy nhiên, những kẻ hủy diệt này không thể sánh được với B-29, chiếc máy bay thả bom tầm xa đầu tiên của Mỹ. Trong những trận dội bom, B-29 đi theo đội hình 20 chiếc. B – 29 là sản phẩm của hãng hàng không Boeing, tham gia Thế chiến II khá muộn. Chiếc máy bay ném bom này bắt đầu tham gia chiến đấu vào năm 1944, là một phần của chiến dịch Matterhorn. Theo đó, B- 29 sẽ tiến hành oanh tạc bom lên Nhật Bản với điểm xuất phát từ căn cứ đặt tại Trung Quốc. Mỗi pháo đài bay có thể mang tới 6 tấn bom và dội bom khi bay với đội hình có tới 20 chiếc trong một trận càn quét. Theo thống kê, con số thiệt hại về người do những trận mưa bom mà B-29 dội xuống những thành phố như Tokyo, Yokohama lớn hơn nhiều tổn thất về người do vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945 và thành phố Nagasaki ngày 9/8/1945. Tính đến cuối năm 1945, pháo đài bay B – 29 đã giết hại hàng trăm nghìn người. Pháo đài bay B – 29 tiếp tục phục vụ trong chiến tranh Triều Tiên và không thường xuyên cho đến năm 1960, khi dần bị thay thế bởi những loại máy bay ném bom mới hơn. Boyne nhận xét, chính khả năng vận chuyển tầm xa và mang vũ khí hạt nhân của B-29 đã mở ra con đường phát triển rực rỡ của dòng máy bay ném bom chiến lược, đặc biệt trong Chiến tranh lạnh. B-29 là tiền đề phát triển cho các loại máy bay thả bom trong Chiến tranh lạnh Trang bị kỹ thuật: Phi hành đoàn : 11 người Dài : 30,17 m; Sải cánh : 43,05 m; Cao : 8,46 m Trọng lượng không tải : 33.800 kg; Tối đa khi cất cánh : 60.560 kg Động cơ : 4 động cơ cánh quạt Wright R-3350-23/23A công suất 2.200 mã lực mỗi chiếc. Tốc độ : 574 km/giờ; Trần bay: 10.200 m; Tầm hoạt động : 9.380 km Hỏa lực : 12 súng máy 12,7mm M2 Browning điều khiển tự động ở các pháo tháp; 1 pháo 20mm M2 ở đuôi; 9.000 kg bom, có thể mang 2 bom 10.000kg T-14 Earthquake. Bay lần đầu : 21/9/1942; Số lượng sản xuất : 3.970 chiếc.
[BDV news]
|
Nhãn:
A6M Zero,
B-29,
Chiến tranh Thế giới,
Chiến tranh Triều Tiên,
Fokker Eindecker,
Hải quân Nhật,
Hung thần,
Không quân Đức,
Phe đồng minh,
Tai họa Fokker
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
>> Triều Tiên nợ Hàn Quốc rất nhiều tiền
Theo thông tin xuất hiện hôm 19/4, CHDCND Triều Tiên đang nợ Hàn Quốc hơn 1 nghìn tỷ Won (hơn 1 tỷ USD) tiền thực phẩm và các khoản vay khác.
Triều Tiên phải bắt đầu thanh toán nợ từ tháng 6 năm tới nhưng do những khó khăn về kinh tế và mối quan hệ căng thẳng song phương, ít có khả năng Seoul sẽ nhận được tiền dù chỉ một xu. Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, các chính quyền Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun đã cấp cho nước láng giềng phía bắc 2,4 triệu tấn gạo và 200.000 tấn ngô từ năm 2000 tới năm 2007 với điều kiện phải trả nợ trong vòng 20 năm, trong đó có 10 năm ân hạn ở mức lãi suất 1% hàng năm. Các khoản vay này lên tới 720,04 triệu USD, với tiền lãi lên tới 155,28 triệu USD. Chính phủ Hàn quốc cũng chi 585,2 tỷ Won từ Quỹ Hợp tác Liên Triều để nối lại các tuyến đường sắt và đường bộ thông biên giới từ năm 2002 tới năm 2008. Trong đó, 149,4 tỷ Won tiền vật liệu và thiết bị phục vụ xây dựng ở phía Triều Tiên cũng là các khoản vay phải trả với các điều kiện tương tự. Bên cạnh đó, Seoul đã cấp cho Bình Nhưỡng 80 triệu USD tiền vật liệu thô cho sản xuất dệt may, giày dép và xà phòng trong năm 2007 và 2008. Vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng đã trả được 3% khoản vay bằng 1.005 tấn kẽm trị giá 2,4 triệu USD, còn lại 77,4 triệu USD. Tổng số tiền của tất cả các khoản vay lên tới 1,02 nghìn tỷ Won và tổng nợ tính cả lãi là hơn 1,2 nghìn tỷ Won. Đợt thanh toán đầu tiên 5,83 triệu USD tiền thực phẩm cấp từ tháng 10/2000 tới tháng 3/2001 sẽ được thực hiện vào ngày 7/6/2012. Theo một quan chức thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc, khoản này đã được tính vào kế hoạch tổng thu nhập của năm tới, với giả định nó sẽ được thanh toán. Ngoài các khoản vay về thực phẩm và kinh tế, Hàn Quốc cũng cấp cho Triều Tiên 1,37 nghìn tỷ Won thông qua Tổ chức Phát triển Năng lượng bán đảo Triều Tiên (KEDO) từ năm 1998 tới 2006 để xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ. Tiền này có được từ việc ban hành trái phiếu chính phủ. Nhưng vì dự án KEDO bị hủy bỏ năm 2006, Seoul sẽ không có cách nào lấy lại số tiền đó. Và có vẻ tổng tiền này sẽ được xử lý như "những trái phiếu chính phủ không hoàn lại được" mà sẽ phải được bù đắp bằng tiền thuế.
[Vietnamnet news]
|
>> Cận cảnh "cỗ máy chiến tranh" NATO chống Libya
Sứ mệnh bảo vệ dân thường Libya bằng "mọi biện pháp cần thiết" của liên quân hiện đã được 4 tuần song sức mạnh của sứ mệnh này đang dần yếu đi.
Anh và Pháp hiện dẫn đầu sứ mệnh sau khi Mỹ chuyển giao quyền lãnh đạo vào 31/3. Tuy nhiên, liên quân NATO dường như đang tan rã khi cố gắng tiếp tục chặn bước tiến của lãnh đạo Libya - đại tá Gaddafi. Trong khi đó, lực lượng của Gaddafi vẫn đang bao vây Misurata và thực thi những chiến thuật khiến họ tránh được việc trở thành mục tiêu của không lực phương Tây. Chiến đấu cơ Mirage 2000 của Pháp đang đậu ở căn cứ không quân Solenzara tại đảo Corsica hôm 5/4. Lính thủy đánh bộ Hoàng gia Anh giúp thực thi lệnh phong tỏa hải quân Libya hôm 11/4. Máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Pháp từ căn cứ không quân Istres xếp hàng chờ tới lượt tiếp nhiên liệu trên biển Địa Trung Hải hôm 30/3 Máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Mỹ chuẩn bị bay tới Libya từ căn cứ quân sự Lakenheath ở Anh hôm 19/3. Máy bay AWACS của không lực Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle ở biển Địa Trung Hải hôm 24/3 Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp rời Toulon để tới Libya hôm 20/3. Chiến đấu cơ JAS 39 Gripen của không lực Thụy Điển cất cánh khỏi Kallinge, Thụy Điển. Phi công Pháp leo lên khoang của chiếc chiến đấu cơ Rafael tại căn cứ không quân Solenzara trên đảo Corsica
[VITINFO news]
|
Nhãn:
Anh,
biển Địa Trung Hải,
Charles de Gaulle,
F-15E Strike Eagle,
Gaddafi,
Hải quân Libya,
Không quân Libya,
liên quân NATO,
Máy bay AWACS,
Mirage-2000,
Mỹ,
phương Tây
>> Vũ khí Nga phủ đầy khu vực Mỹ Latinh
Danh sách các đối tác trong khu vực Mỹ Latinh của những nhà cung cấp vũ khí Nga ngày càng mở rộng hơn. Ngay cả quốc gia như Brazil trước đây vốn thích vũ khí Mỹ cũng thể hiện sự quan tâm đến trang thiết bị quân sự của Nga.
Những tổ hợp tên lửa phòng không S-300V của Nga dự kiến sẽ được cung cấp cho Venezuela trong một vài năm tới, Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax hôm 14/4 tại triển lãm vũ khí LAAD-2011 ở Brazil từ ngày 12-15/4 vừa qua. Theo ông, Venezuela là khách hàng mua vũ khí và trang thiết bị quân sự nhiều nhất của Nga tại Mỹ Latinh. “Một phần các thỏa thuận ký với Venezuela đã được thực hiện, còn các hợp đồng khác đang nằm trong giai đoạn thực hiện”, ông Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax. Ông Ladygin bổ sung thêm rằng, trong 5 năm trở lại đây “các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quân sự trị giá 11 tỷ USD đã được ký kết”, vì thế, Venezulea là một trong những quốc gia nhập khẩu chính vũ khí Nga tại Mỹ Latinh. “Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Venezulea mua nhiều vũ khí đến như vậy. Vâng, là bởi vì Venezuela đã bắt đầu hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang và đây là một quá trình khách quan, không liên quan đến bất kỳ điều gì khác”, ông giải thích. Nói đến tương lai ký các hợp đồng mới, theo ông Ladygin, điều đó sẽ phụ thuộc vào lãnh đạo chính trị - quân sự của Venezuela. “Chỉ có lãnh đạo mới có quyền thông qua quyết định mua hay không. Ít nhất, chúng ta vẫn luôn có khả năng sửa chữa và nâng cấp vũ khí đã cung cấp trước đây cũng như tiến hành đào tạo các chuyên gia quân sự để vận hành và sửa chữa trang thiết bị đã mua theo mong muốn của Venezuela”, ông Ladygin chia sẻ. Ngoài Venezuela, các nước lớn khác thuộc Mỹ Latinh cũng bày tỏ sự quan tâm với trang thiết bị quân sự Nga. Phó Tổng giám đốc công ty Sukhoi Boris Bregman trước đây đã thông báo, công ty Sukhoi cùng với Rosoboronexport hy vọng có thể quay lại tham gia đấu thầu nếu vụ đấu thầu chiến đấu cơ được khôi phục tại Brazil. Brazil cũng bày tỏ quan tâm đến việc tổ chức sản xuất trên lãnh thổ của mình xe bọc thép Tiger của Nga. Ngoài Brazil, Uruguay, Venezuela và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác đều quan tâm đến xe bọc thép mới của Nga. Tại triển lãm LAAD-2011, công ty Trực thăng Nga đã ký các thỏa thuận thành lập trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật đối với trực thăng Mi-171A1 và Ka-32A11VS. Thỏa thuận đã được ký với Аtlas Taxi Aereo (công ty vận hàng trực thăng Mi-171A1) và Helipark Taxi Aereo (công ty vận hành Ka-32A11VS), phóng viên của Interfax – AVN cho hay. Những máy bay không người lái (UAV) như Irkut – 3 và Irkut – 10 trưng bày tại triển lãm LAAD-2011 cũng đã gây được sự sự chú ý và quan tâm lớn của các nhà quân sự cũng như các chuyên gia dân sự khu vực Mỹ Latinh. Tập đoàn Irkut lần đầu tiên giới thiệu tại Brazil UAV Irkut-3 và Irkut-10 của mình. Giám đốc marketing phụ trách khu vực các nước Bắc và Nam Mỹ của tập đoàn Irkut cho biết, trong quá trình diễn ra triển lãm, các cuộc gặp gỡ và hội đàm - với đại diện lãnh đạo quân sự cũng như tổ chức dân sự của Brazil, Chile, Ecuador, Peru và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác có quan tâm thực sự đến những hệ thống không người lái của Nga - đã được tổ chức. Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin cho rằng, Nga coi các nước Mỹ Latinh như một đối tác tiềm năng và gia tăng hợp tác kỹ thuật quân sự với những quốc tại khu vực này. Trước đó, ông tiết lộ: “Trong năm 2010, Nga đã nhận được hơn 1 tỷ USD từ việc cung cấp trang thiết bị cho khu vực Mỹ Latinh”. Theo đánh giá của ông, vài năm trở lại đây, quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Venezuela phát triển ổn định; quan hệ Nga với Peru, Ecuador, Mexico, Colombia, Uruguay, Bolivia, Paragoay đạt được bước tiến mới về chất; các nước khác như Brazil và Argentina – những quốc gia có truyền thống mua vũ khí Mỹ và châu Âu – đã bắt đầu mua vũ khí của Nga. Theo ông, tất cả điều đó chứng minh rằng các nước Mỹ Latinh không chỉ đánh giá cao vũ khí và trang thiết bị chiến đấu của Nga mà còn thấy nước Nga là một đối tác đáng tin cậy đối với họ.
[BDV news]
|
Nhãn:
Châu Âu,
Irkut-10,
Khu vực Mỹ Latinh,
S-300VM Antey-2500,
Tập đoàn Irkut,
tên lửa,
Tên lửa phòng không,
Trực thăng Nga,
Venezuela,
Vũ khí Mỹ,
Vũ khí Nga,
Аtlas Taxi Aereo
>> Czech bán cho Iraq máy bay L-159
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Czech vừa công khai kế hoạch đề nghị bán máy bay tấn công hạng nhẹ L-159 và hiện đại hóa trực thăng cho Iraq.
Để thúc đẩy cho hoạt động hợp tác kinh tế, quân sự kể trên, Thủ tướng Czech, ông Petr Necas sẽ sang thăm Iraq vào ngày 23-24/5 để bàn bạc và ký kết thỏa thuận về đầu tư cho lĩnh vực an ninh chung. Ngày 18/4, Bộ trưởng Hoshyar Zebari phát biểu tại thủ đô Prague: “Cộng hòa Czech sẽ đề nghị Iraq mua một số máy bay chiến đấu L-159. Chúng tôi cũng còn tham gia chương trình nâng cấp trực thăng cho Iraq”. Hợp đồng mua bán L-159 sẽ mở đầu cho quan hệ hợp tác giữa Czech và Iraq trên nhiều mặt. L-159 là máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ do chính Czech sản xuất, được thiết kế thực hiện các nhiệm vụ tấn công trên không, mặt đất và do thám. Aero Vodochody là nhà sản xuất của mẫu máy bay L-159. Chương trình phát triển của nó bắt đầu từ năm 1992 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 4/8/1997. Giá của mỗi chiếc L-159 là khoảng 15 đến 17 triệu USD. Không quân nhiều nước đã bày tỏ mối quan tâm với mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ này, trong đó có Australia, Indonesia, Tây Ban Nha, Bolivia… Đặc điểm kỹ thuật: Phi hành đoàn: 1 người. Chiều dài: 12,72 m; sải cánh: 9,54 m; chiều cao: 4,78 m; Trọng lượng rỗng: 4.350 kg; trọng lượng cất cánh tối đa: 8.000 kg Động cơ: Honeywell F124-GA-100 công suất 28,2 kN. Tốc độ bay tối đa: 936 km/h; tầm hoạt động: 1.570 km; Vũ khí: Pháo ZVI Plamen PL-20 Tên lửa: Không đối không AIM 9M Sidewindser; IRIS-T; AIM-132 ASRAAM và không đối đất AGM-65 Maverick; AGM-88 HARM Bom laser dẫn đường. Hệ thống radar Grifo-F.
[BDV news]
|
>> Mỹ sắm 400 'bộ giáp' cho xe HEMTT
Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ vừa trang bị 400 bộ giáp chìm cho những chiếc xe tải kéo cứu hộ 8 bánh HEMTT.
Việc trang bị nhằm đảm bảo an toàn trước bom và mìn khi thực hiện cứu hộ các MRAP ở Afghanistan. HEMTT: Xe tải kéo cứu hộ hạng nặng chiến thuật cơ động cao MRAP: Xe chống phục kích, chống mìn (*) Khi trúng bom và mìn, MRAP rất dễ hư hỏng, dẫn đến thiệt hại lớn. Giá thành của một chiếc MRAP đắt gấp 5-10 lần một chiếc hummer. Theo thống kê, trên chiến trường Afghanistan có hàng nghìn chiếc MRAP với vai trò phương tiện chiến đấu vũ trang chứ không đơn thuần là phương tiện vận tải giống như dòng xe hummer hoặc xe tải, nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động. Năm 2007, Lục quân và Thủy quân lục chiến đã bỏ ra 20 tỷ USD để mua 20.000 chiếc MRAP để phục vụ cho tình hình quân sự tại Iraq. Tuy nhiên, việc sử dụng MRAP ngày càng gặp phải nhiều chỉ trích do chi phí quá lớn cũng như dễ bị hỏng hóc khi trúng bom. Chưa ở chiến trường nào mà Mỹ đối mặt với thiệt hại lớn từ bom mìn cài bên đường như ở Iraq và Afghanistan Cứu hộ các MRAP hư hỏng trên các tuyến đường trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các xe tải kéo. Những chiếc HEMTT nặng tới 17 tấn là những "lực sĩ" duy nhất đủ to lớn và sức khỏe để có thể xử lý những chiếc MRAP bị hỏng hóc. Hiện nay, quân đội Mỹ có khoảng 14.000 xe tải 8 bánh, là xương sống cho lực lượng vận tải. Dòng xe tải kéo HEMTT có 5 biến thể khác nhau với các nhiệm vụ chủ yếu: chở hàng (phiên bản M977 với cần trục MHC, có thể chở trên xe 10 tấn hàng, kéo thêm 10 tấn trên xe moóc); chở nhiên liệu (phiên bản M978 có khoang chứa có thể tích 10.500 lít). HEMTT có tốc độ tối đa 90 km/h, tầm hoạt động là 480 km (với 1 thùng nhiên liệu). Dòng xe tải kéo hạng nặng HEMTT cần trang bị "áo giáp" để tránh các nguy cơ từ bom, mìn trên đường ở Afghanistan và Iraq khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ MRAP. Chịu nhiều thiệt hại trên chiến trường, cộng vào đó là chi phí bảo dưỡng và vận hành của MRAP cũng tốn kém hơn Hummer nên Lục quân Mỹ đang tính đến chuyện bán bớt MRAP cho các đối tác có nhu cầu sau khi chấm dứt hoạt động tại Iraq hay Afghanistan
[BDV news]
|
>> Phó tư lệnh Hải quân Nga bị cách chức
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký quyết định miễn nhiệm chức vụ quân sự với Phó Đô đốc Nikolai Borisov.
Phó Đô đốc Nikolai Borisov, hiện là phó tư lệnh về vũ khí và trang bị của Hải quân Nga. Lý do cho việc miễn nhiệm này không được công bố. Tuy nhiên, trước đó, Phó Đô đốc Nikolai Borisov là người đại diện cho Bộ Quốc phòng Nga trong cuộc đàm phán sơ bộ về hợp đồng mua bán tàu đổ bộ trực thăng Mistral với Pháp. Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận gây nhiều bất lợi trong đàm phán mua tàu Mistral cho phía Nga. Ông cũng là người đã đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ cho hợp đồng mua bán này. Thỏa thuận liên chính phủ này đã không có sự tham gia của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport. Sau đó, một loạt các bài báo được đăng tải trên các trang mạng của Nga về nguyên nhân của sự bế tắc trong công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral giữa Rosoboronexport của Nga và DCNS của Pháp. Theo thông tin được đăng trong các bài báo, Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận với quá nhiều điều bất lợi cho phía Nga. Điều này đã dẫn đến sự bất lợi cho phía Nga khi bước vào công tác đàm phán chính thức. Đây được cho là nguyên nhân mà giới phân tích quân sự nhận định cho việc bị sa thải của ông. Việc Phó Đô đốc Nikolai Borisov bị cách chức cũng đồng nghĩa với nhiều khả năng, công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral sẽ quay trở về vạch xuất phát ban đầu.
[BDV news]
|
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
>> Cuba diễu binh kỷ niệm 50 năm chiến thắng Vịnh Con Lợn
Cuba đã tổ chức cuộc diễu binh quân sự quy mô lớn vào ngày 16/4 để kỉ niệm 50 năm đẩy lui cuộc xâm chiếm do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cầm đầu ở Vịnh Con Lợn.
Chủ tịch Raul Castro vẫy tay chào trong cuộc diễu hành ở thủ đô Havana. Hỏa tiễn B41 trong cuộc diễu binh tại Quảng trường Cách mạng của Havana. Cận cảnh một binh sĩ đi qua lễ đài. Xe tăng T-34 - được Fidel Castro sử dụng vào năm 1961 – xuất hiện cùng các học viên tại lễ diễu binh. Binh lính trong trang phục và đội hình đẹp mắt tại thủ đô Havana. Tham gia lễ diễu binh có rất nhiều xe bọc thép. Binh lính tạo đội hình đẹp mắt tại thủ đô Havana. Một binh sĩ thực hiện nghi thức chào tại buổi lễ. Trẻ em Cuba cũng có mặt trong sự kiện quan trọng này.
[VITINFO news]
|
>> Pháp thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng không VL MICA
Với sự ủng hộ của Tổng cục trang bị DGA của Bộ Quốc phòng Pháp, công ty MBDA đã tiến hành thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn VL MICA.
VL MICA (pvo.guns.ru) Tại trường thử của DGA ở Biscarosse ngày 13.4, một tên lửa phòng không có điều khiển MICA phóng bằng bệ phóng thẳng đứng trên mặt đất và được điều khiển bởi trung tâm chỉ huy chiến thuật TOC (Tactical Operations Centre) do MBDA phát triển đã đánh chặn thành công một mục tiêu cơ động ở độ cao trung bình ở cự ly hơn 15 km. Bia bay này phỏng tạo một vũ khí tự dẫn. Mục đích thử nghiệm là trình diễn khả năng của hệ thống VL MICA đánh chặn vũ khí chính xác cao phóng từ ngoài tầm hỏa lực phòng không. Các vụ thử hiện nay tiếp sau một loạt thử nghiệm hệ thống do Không quân Pháp tiến hành trong khuôn khổ chương trình SALVE (Sol-Air a Lancement VErtical). Vụ thử vừa tiến hành là lần phóng thứ 17 tên lửa MICA. Tên lửa đánh chặn được lắp đầu tự dẫn chủ động của công ty Thales. Tên lửa được phóng từ contenơ phóng tự hoạt CLA (Conteneur Lanceur Autonome) cấu hình sản xuất loạt, lắp trên bệ phóng thẳng đứng sử dụng khung gầm bánh lốp 6х6. 4 đoàn nước ngoài tham gia theo dõi thử nghiệm đã bày tỏ hài lòng với kết quả phóng. MBDA đã ký một số hợp đồng bán các biến thể triển khai trên bộ và trên tàu của hệ thống VL MICA. VL MICA được phát triển trong khuôn khổ hợp đồng ký vào tháng 12.2005 giữa MBDA và DGA nhằm chế tạo một hệ thống trình diễn công nghệ, bao gồm các xe chỉ huy-điều khiển C2 và bệ phóng với 4 contenơ vận chuyển kiêm ống phóng. VL MICA có tầm bắn đến 20 km, độ cao tác chiến đến 10 km.
[VietnamDefence news]
|
>> Trung Quốc hoàn thiện mạng lưới tên lửa phòng không
Thượng tuần tháng 3.2011, phòng không của không quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận tập dượt đánh trả tập kích đường không ồ ạt trong điều kiện nhiễu phức tạp.
Hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất của Trung Quốc HQ-9 được cho là làm nhái công nghệ của S-300 và Patriot Trong quá trình tập trận, các hệ thống tên lửa phòng không các loại trong vòng hơn 10 s một chút đã phối hợp tạo ra một lưới hỏa lực ở tầm xa, trung bình và ngắn, trên độ cao lớn, trung bình và nhỏ, thể hiện khả năng gia tăng trong đối phó tiến công đường không. Chuyên gia tên lửa phòng không của viện nghiên cứu vũ khí không quân Trung Quốc Zhu Zhuhua cho rằng, vũ khí tên lửa phòng không Trung Quốc đã đi qua con đường từ các hệ thống thế hệ 1 sản xuất theo mẫu nước ngoài đến các hệ thống thế hệ 2, 3 tự lực phát triển, và bắt đầu phát triển tên lửa phòng không thế hệ 4. Vũ khí hiện đại kết hợp được khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, cho phép tác chiến chống mục tiêu ở tầm ngắn, trung bình và xa, làm việc theo các nguyên lý kỹ thuật khác nhau. Trung Quốc đã đạt sự bứt phá lớn về vũ khí trang bị. Trong tương lai, các hệ thống tên lửa phòng không sẽ là không thể thay thế trong bảo đảm an ninh quốc gia và đấu tranh giành ưu thế trên không. Khi luyện tập đối phó cuộc tấn công đường không ồ ạt vào thượng tuần tháng 3.2011, phòng không của không quân Trung Quốc đã sử dụng hệ thống chỉ huy chiến thuật do Trung Quốc phát triển, cho phép hợp nhất thông tin về tình trạng của tất cả các đơn vị, các hệ thống vũ khí thuộc quyền kiểm soát, tình hình trên không, cho phép bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các đơn vị. Dữ liệu về các máy bay địch do các radar cung cấp được xử lý, dựa vào đó mệnh lệnh được đưa ra, tất cả chỉ mất gần 10 s, kết quả là các hệ thống khác nhau hỗ trợ nhau ngắm bắn các máy bay đối phương. Hiện nay, phòng không của không quân và các đơn vị phòng không lục quân Trung Quốc đều được trang bị các đơn vị tên lửa phòng không. Các hệ thống tên lửa phòng không các loại có thể bao quát toàn bộ không phận. HQ-9 là hệ thống phòng không thế hệ 3, tiên tiến nhất của Trung Quốc và cũng là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tác chiến chống tên lửa đường đạn chiến thuật. Tên lửa có chiều dài 9 m, đường kính 0,7 m, trọng lượng 1,3 tấn, tầm bắn tối đa 200 km, độ cao tác chiến tối đa 30 km. HQ-9 đã nâng cao cơ bản khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của quân đội Trung Quốc. Nó có thể bắn hạ không chỉ máy bay tấn công ở tầm xa và trung bình, mà cả tên lửa không-đối-đất, tên lửa hành trình ở độ cao cực nhỏ và tên lửa đường đạn chiến thuật, và như vậy có thể bảo đảm phòng không cho các mục tiêu chiến lược và phòng không lục quân. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn có các hệ thống phòng không tầm xa HQ-15 (tên do Trung Quốc đặt cho S-300PMU2), tầm trung HQ-16 (là hệ thống tên lửa chế tạo với sự tham gia của Nga dựa trên Buk-М2), hệ thống tên lửa phòng không lục quân HQ-17 (Tor-М1) dùng khung gầm bánh xích, hệ thống tên lửa phòng không độ cao nhỏ PL-9 và các hệ thống khác. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn có các hệ thống tên lửa phòng không vác vai FN-6 dùng hệ dẫn hồng ngoại, có khả năng đối phó các mục tiêu giả, cũng như nhiễu bề mặt địa hình. FN-6 nặng tổng cộng 17 kg, tên lửa dài 1,5 m, tầm bắn tối đa 5.500 m, độ cao tác chiến 3.800 m. Kết hợp lại, tất cả các hệ thống này tạo ra một lưới tên lửa phòng không khá hoàn chỉnh.
[VietnamDefence news]
|
>> Đài Loan phát triển kinh hạm mới
Đài Loan đang có kế hoạch phát triển kinh hạm tàng hình mới, có thể mang tên lửa có điều khiển Hùng Phong III.
Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Đài Loan đã cho biết về kế hoạch phát triển kinh hạm tàng hình mới này nhằm đối phó với những nguy cơ mới đối với an ninh quốc gia của Đài Loan. Theo thông tin được tiết lộ, thiết kế của kinh hạm tàng hình mới có lượng giãn nước khoảng 500 tấn. Việc xây dựng nguyên mẫu đầu tiên sẽ được bắt đầu vào năm 2012 và dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Lâm Ngọc Bảo, đã cho biết như vậy trong phiên trả lời các chất vấn của các nhà lập pháp Quốc Dân Đảng. Kinh hạm mới sẽ được thiết kế theo công nghệ hiện đại, khó bị phát hiện bằng radar từ xa (tàng hình), được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh, tầm xa. Kinh hạm mới sẽ được trang bị tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Hùng Phong III. Đây là loại tên lửa chống hạm được thiết kế theo công nghệ hiện đại, tên lửa có tốc độ lên đến Mach 2, tầm bắn đến 300km. Tên lửa này có hình dáng khí động học tương tự như tên lửa P-270Moskit (SS-N-22 Sunburn) của Nga. Tên lửa Hùng Phong III được giới thiệu vào năm 2008 Ảnh: Taiwan air Power Theo một tin tức được đăng tải bởi Liberty Times, tên lửa chống hạm Hùng Phong III đã trải qua giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên, đặc tính kỹ thuật, cơ chế dẫn đường của tên lửa được bảo mật thông tin rất chặt chẽ. Các thử nghiệm đã được tiến hành thành công, các chuyên gia quân sự cho rằng Hùng Phong III được thiết kế để làm đối trọng với loại tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit SS-N-22 Sunburn của Nga đang có mặt trong khu vực. Hiện tại tên lửa này đang được sản xuất thử nghiệm trước khi được phê duyệt cho sản xuất loạt. Các nhà phân tích quân sự nhận định, việc phát triển kinh hạm tàng hình mới được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm hiện đại, nhằm làm đối trọng với sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
[BDV news]
|
Nhãn:
Bộ Quốc phòng Đài Loan,
Hải quân Đài Loan,
Hải quân Trung Quốc,
Liberty Times,
P-270 Moskit SS-N-22 Sunburn,
Tàu sân bay,
Tên lửa Hùng Phong III
>> Mỹ, Hàn tập trận chống đổ bộ
Trước những thông tin về việc Triều Tiên xây dựng căn cứ chế tạo tàu đệm hơi đổ bộ, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chống đổ bộ vào tháng 5.
Thông tin trên xuất phát từ việc Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đến Hàn Quốc để hội đàm với Tổng thống Lee Myung-Bak. Theo 2 hãng tin là SBS TV và Chosun, quân đội 2 bên sẽ tiến hành tập trận vào giữa tháng 5. Nguồn tin cho hay, phía Mỹ sẽ đưa cả trực thăng tấn công Apache vào cuộc tập trận. Về phía Hàn Quốc, khoảng 3.000 lính thủy đánh bộ cùng tàu chiến, máy bay phản lực sẽ được điều động tham gia nhằm tăng cường khả năng chiến đấu chống lại tàu đệm hơi. Cuộc tập trận lẽ ra đã tiến hành từ tháng 3. Tuy nhiên, do trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản nên buộc phải hoãn lại. Phát ngôn viên quân đội Mỹ chưa khẳng định thông tin trên. Tuy nhiên, nếu đúng, đây sẽ lần đầu tiên 2 nước tiến hành tập trận chung trên đảo Baengyeong, gần khu vực vành đai biển tranh chấp ở Hoàng Hải. Với tàu đệm hơi mới, Triều Tiên có thể đổ bộ vào Hàn Quốc trong vòng 30-40 phút. Vì thế, đây là nguy cơ tiềm tàng với an ninh Hàn Quốc. Động thái của 2 nước nhằm phản ứng với những thông tin tình báo của 2 nước thu được các ảnh chụp vệ tinh cho thấy, Triều Tiên đang xây dựng một căn cứ quân sự để chế tạo tàu đệm hơi đổ bộ tại khu vực Goampo, tỉnh Hwanghae, cách đảo Baeknyeong khoảng 50-60 km. Mỗi chiếc tàu đệm hơi, với chiều dài khoảng 34-40 m (gấp đôi chiều dài tàu đệm hơi hiện tại của Triều Tiên) có thể chở một trung đội di chuyển với tốc độ 90 km/h. Căn cứ Goampo có thể sản xuất khoảng 70 chiếc. Nếu hoàn thành, Quân đội Triều Tiên có thể đổ bộ vào 5 hòn đảo của Hàn Quốc, bao gồm cả Baeknyeong trong vòng 30-40 phút. Số lượng tàu đệm hơi này mà mối nguy hiểm cận kề với Hàn Quốc. Không chỉ có căn cứ quân sự ở Goampo, Triều Tiên hiện có 130 tàu đệm hơi khác bố trí ven biển.
[BDV news]
|
Nhãn:
Biển Hoàng Hải,
Goampo,
Hải quân Mỹ,
Hàn Quốc,
Nam Hàn,
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton,
Nhật Bản,
North Korean,
Quân đội Triều Tiên,
Triều Tiên
>> Lãnh tụ Fidel Castro rút khỏi Trung ương Đảng Cộng sản Cuba
Đề cập đến người em trai Raul và sự vắng mặt của ông trong Ủy ban Trung ương mới của Đảng Cộng sản Cuba, được bầu hôm qua, lãnh tụ Fidel Castro viết: “Hôm nay, Raul biết rằng tôi sẽ không nhận một vai trò chính thức nào trong Đảng”. Ông Fidel, 84 tuổi, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Cuba từ khi thành lập năm 1965.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, các đại biểu tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VI hôm qua thông qua văn kiện “Đường lối chính sách kinh tế, xã hội”, lộ trình cập nhật hóa mô hình kinh tế của Cuba trong tương lai. Mạng tin trực tuyến Cubadebate đưa tin các đại biểu tiến hành biểu quyết văn bản nêu trên, với hơn 30 trang gồm 311 mục liên quan tới việc mở rộng mô hình kinh tế tự doanh, cắt giảm đáng kể lực lượng lao động dôi dư trong khu vực nhà nước, cắt giảm bao cấp, thực hiện chính sách thu thuế mới và phi tập trung quản lý của nhà nước. Cubadebate bình luận: “Trong tiến trình cập nhật hóa mô hình kinh tế, kế hoạch hóa vẫn được ưu tiên, tuy nhiên xu hướng thị trường cũng sẽ được xem xét… Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có khả năng chiến thắng những khó khăn và bảo tồn những thành quả của Cách mạng… Đại hội Đảng khẳng định mục đích của những điều chỉnh là để đảm bảo tính kế thừa chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân”. Trước đó, trong buổi sáng, Ủy ban số một thảo luận và thông qua nhiều chủ đề, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chủ nghĩa xã hội sẽ là con đường duy nhất đảm bảo cho độc lập và chủ quyền của Cuba. Trong khi đó, Ủy ban số hai bỏ phiếu về những vấn đề của nền kinh tế vi mô, trong đó khẳng định cần phải tăng cường ý thức trách nhiệm của người dân đối với nghĩa vụ nộp thuế và khuyến khích phát triển sản xuất, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ, chú trọng tính đa dạng hóa của các sản phẩm. Các thành viên của Ủy ban này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy tối đa khả năng của ngành nông nghiệp và dịch vụ trong nước để thay thế cho nhập khẩu. Các đại biểu của Ủy ban thứ ba cho rằng cần phải thực hiện tiến trình sắp xếp lại lực lượng lao động, đồng thời khẳng định cần đảm bảo không có người lao động nào bị đẩy ra đường hay không nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước. Trong khi đó, tại Ủy ban thứ tư, các đại biểu thảo luận sôi nổi về chính sách nông nghiệp và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, để Cuba tiến tới tự túc lương thực. Ủy ban này cũng nhất trí về việc cần phải thiết lập lại thị trường bán buôn và bán lẻ trong nước, nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho nhân dân. Ủy ban thứ năm thảo luận về những quy định pháp lý liên quan tới việc mua bán nhà cửa, mở rộng diện tích đất được sử dụng để giao cho những nông dân sản xuất tốt. Đài truyền hình Cuba đưa tin các đại biểu tích cực thảo luận và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Đầu giờ chiều cùng ngày, Đại hội tiến hành phiên họp toàn thể để đánh giá tổng kết kết quả thảo luận tại các ủy ban trong hai ngày qua. Sau đó, các đại biểu tiến hành bỏ phiếu bầu các Ủy viên Trung ương Đảng của Đại hội lần thứ VI. Kết quả bỏ phiếu sẽ được công bố vào sáng 19-4, trong phiên bế mạc của Đại hội.
[BDV news]
|
>> So sánh tàu sân bay Trung Quốc và Ấn Độ
Không lâu sau khi Trung Quốc chính thức công bố các bức ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang, Ấn Độ cũng cho thấy họ nhận tàu sân bay đầu tiên của mình.
Một điều khá trùng hợp là cả hai đều hoàn thành tàu sân bay của mình bằng cách mua lại và hoán cải những chiếc tàu chiến dưới thời Liên Xô cũ. Cụ thể, trong khi Trung Quốc mua lại tàu sân bay đang đóng dỡ Varyag, đang trùm mền tại cảng của Biển Đen chờ bán sắt vụn từ Ukraine. Còn Ấn Độ thì mua lại chiếc tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov (tuần dương hạm Baku), thuộc lớp tàu sân bay trực thăng Kiev từ hải quân Nga. So sánh hai tàu sân bay Đối với Varyag (Thi Lang theo cách gọi của Trung Quốc), đây là một tàu sân bay đúng nghĩa hơn. Tàu thuộc lớp Kuznetsov với các thông số cơ bản: dài: 300m, rộng: 38m, độ mớn nước: 11m, lượng giãn nước: 65.000 tấn. Tàu sân bay Varyag đang được tân trang tại cảng Đại Liên, Trung Quốc. Đây là một kiểu tàu sân bay chiến thuật. Về sức chứa, Varyag có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng. Theo các thông tin được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc giời gian qua, Varyag được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh mẽ, hoàn toàn có thể đem so sánh với các tàu khu trục hay tuần dương hạng nặng khác. Nguyên bản tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov chỉ bố trí hoạt động được các máy bay trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng kiểu Yak-38M. Hai đường băng được thiết kế hơi xéo so với boong tàu, với chiều dài là 160 và 180 mét. Phần boong tàu được mở rộng hơn với nguyên bản. Để có thể sử dụng các máy bay chiến đấu cất cánh thông thường, toàn bộ hệ thống tên lửa chống hạm P-500, pháo hạm 130mm được tháo bỏ để nhường chỗ cho đường băng. Trên tàu sân bay lớp này, 2 máy bay không thể cất cánh cùng lúc, đây là một hạn chế lớn của các tàu sân bay của Nga. Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov sau khi được hoán cải và nâng cấp. So với tàu sân bay Varyag thì tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (hay INS Vikramaditya theo cách đặt tên của Ấn Độ) “mi nhon” hơn. Thông số cơ bản như sau: Chiều dài: 283m, rộng: 31m, mớn nước 8,2m, lượng giãn nước 45.000 tấn. Khả năng mang máy bay của INS Vikramaditya khiêm tốn hơn Thi Lang, tàu sân bay này chỉ có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31, bằng một nửa so với tàu sân bay của Trung Quốc. Hệ thống vũ khí trên tàu thiên về chức năng phòng thủ với 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan. Điểm mạnh của tàu sân bay INS Vikramaditya là cấu trúc thượng tầng không phải thay đổi quá nhiều. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW. Toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện bởi các chuyên gia của Nga, những người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Với tàu sân bay Varyag, toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện tại Trung Quốc. Toàn bộ cấu trúc thượng tầng của tàu phải thiết kế lại để phù hợp với một radar mảng pha đa chức năng sản xuất trong nước. Tiêm kích trên hạm Mig-29K đã sẳn sàng hoạt động. Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự khác biệt về chất lượng của hai tàu sân bay này. Với tàu sân bay Varyag, hiện tại Trung Quốc chưa xác định rõ loại máy bay chiến đấu nào sẽ được trang bị trên tàu. Nguyên mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15 đang trong giai đoạn phát triển, chắc chắn chưa thể triển khai. Công tác đàm phán mua tiêm kích trên hạm Su-33 từ Nga đang gặp nhiều khó khăn. (>> xem thêm) Trong khi đó, Ấn Độ đã xác định rõ ràng MiG-29K sẽ là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của họ, và mọi việc đã sẵn sàng. Tiêm kích trên hạm J-15 vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẳn sàng hoạt động. Xét về công nghệ và khả năng không chiến, MiG-29K được đánh giá vượt trội so với Su-33, chính Không quân hải quân Nga đang dự định thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K. Kết luận, tàu sân bay Varyag hay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm. “Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.
[BDV news]
|
Nhãn:
Ấn Độ,
Châu Á,
Hải quân Ấn Độ,
Hải quân Trung Quốc,
J-15,
liên xô,
Mig-29K,
Tàu sân bay,
Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov,
Tàu sân bay Varyag,
trung quốc
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
>> Arab Saudi tăng cường sức mạnh hải quân
Arab Saudi đang đặc biệt quan tâm đến các tàu chiến của Mỹ.
Mục đích chính của sự quan tâm này là nhằm tăng cường sức mạnh hải quân để chống lại sự lớn mạnh không ngừng trong thời gian gần đây của Hải quân Iran. Các tàu chiến của Mỹ được Arab Saudi quan tâm là các tàu nổi, có khả năng chống lại “các mối đe doạ phi đối xứng” từ trên không và trên biển. “Tham vọng” sở hữu các tàu chiến của Mỹ là vấn đề trọng tâm trong chương trình tăng cường sức mạnh Hải quân Arab Saudi giai đoạn 2, dự kiến được thực hiện trong vòng 10 năm, với mức chi phí lên tới 23 tỷ USD. Dự án được khởi xướng từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990-1991. Khi đó, đơn đặt hàng đầu tiên của Arab Saudi chỉ hạn chế ở số lượng 10 chiến hạm. Arab Saudi có nhiều chương trình mua bán với Mỹ nhằm tăng cương sức mạnh quân sự. Ngày 8/4, Hải quân Mỹ thông báo, Bộ Quốc phòng và Không quân Arab Saudi đã gửi đề xuất đến Washington yêu cầu Mỹ cung cấp cho quốc gia Trung Đông các tàu chiến, hệ thống phòng không tích hợp, trực thăng và các cơ sở hạ tầng bờ biển như sở chỉ huy bảo vệ bến cảng và các trung tâm huấn luyện. Giá trị hợp đồng dự kiến sẽ được công bố trong tháng tới. Trong đề xuất của Riyadh không nhắc đến loại tàu cụ thể. Tuy nhiên, đã từ lâu Riyadh đã đặc biệt quan tâm đến các loại tàu bảo vệ bờ biển lớp LCS, có thể hoạt động trong điều kiện của các cuộc chiến tranh phi đối xứng. Tàu loại này có pháo Mk 110 57mm, bãi đáp cất hạ cánh cho 2 máy bay trực thăng SH-60 Seahawk. Tài có thể tăng tốc đến 47 hải lý/h. Al-Riyadh - chiến hạm chủ lực của Hải quân Arab Saudi Mặc dù, tàu chiến có lượng choán nước trung bình của Mỹ không thể trang bị hệ thống Aegis, nhưng trong tương lai không loại trừ khả năng Lockheed Martin sẽ đóng các biến thể LCS tích hợp được hệ thống này. Hiện nay, Aegis chỉ được trang bị cho các chiến hạm loại Nansen (Na Uy) và Bazan (Tây Ban Nha). Các chiến hạm này có lượng choán nước lần lượt là 5.200 tấn và 6.200 tấn, dùng để hoạt động tại các vùng nước sâu. Theo giới chức Lầu Năm Góc, ngoài các tàu LCS, Mỹ có thể cung cấp cho Arab Saudi các chiến hạm mới, có thể tích hợp được hệ thống Aegis. Hiện chưa rõ khoản tiền 67 tỷ USD chi cho việc mua vũ khí của Mỹ (hợp đồng ký năm 2010) có nằm trong ngân sách của chương trình giai đoạn 2 hay không? Các điều kiện trong hợp đồng quy định, việc chuyển giao vũ khí sẽ được thực hiện trong vòng 15-20 năm, bao gồm các loại vũ khí như máy bay tiêm kích Boeing F-15S, xe tăng M1A2 do General Dynamics Land Systems sản xuất. Hợp đồng này được đánh giá là hợp đồng “khủng” nhất trong lịch sử bán vũ khí Hải quân của Mỹ. Trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Iran, Arab Saudi đầu tư mạnh cho hải quân. Hiện nay, Hải quân Arab Saudi gồm 13.500 binh sỹ. Quốc gia này có 2 hạm đội: Hạm đội lớn đồn trú tại Jubail trên bờ biển Vịnh Ba Tư, hạm đội nhỏ đồn trú tại Biển Đỏ với trụ sở chính ở Jeddah. Nhiệm vụ chính của Hạm đội phía Tây (hạm đội lớn) là bảo đảm an ninh cho các phương tiện vận chuyển dầu đến bờ biển Vịnh Ba Tư, phía đông Arab Saudi. Ngoài ra, hạm đội này còn có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng hải quân các nước láng giềng bảo đảm lưu thông tự do cho các tàu ở vịnh Hormuz, cửa ngõ vào Vịnh Ba Tư. Nếu Iran đóng cửa ngõ này thì thế giới sẽ mất đi 1/5 nguồn cung cấp dầu. Trước đây, Arab Saudi tuyên bố dự định hiện đại hoá các đơn vị lính thuỷ đánh bộ và đặc nhiệm. Theo đó, Riyadh sở hữu 6-8 chiếc tàu ngầm trị giá từ 4-6 tỷ USD, nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện. Tàu chủ lực của Hải quân Arab Saudi hiện nay là 3 chiến hạm Al-Riyadh do Pháp đóng, được trang bị tên lửa đối hạm MM-40 Exocet và 4 chiếm hạm tàng hình F3000 La Fayette (Madina) cũng do Pháp đóng.
[BDV news]
|
Nhãn:
Arabia Saudi,
Chiến hạm Al-Riyadh,
Hải quân,
Hải quân Iran,
Hải quân Mỹ,
Hạm đội phía Tây,
Không quân Arab Saudi,
Trực thăng SH-60 Seahawk,
USA,
Vịnh Ba Tư
>> Mỹ mua 33.000 tên lửa JAGM
Lục quân, Hải quân và Lính thuỷ đánh bộ Mỹ dự định chi khoảng 5 tỷ USD để mua 33.000 tên lửa không đối đất JAGM (Joint Air-to-Ground Missile).
Tham gia thầu chế tạo các tên lửa này có Công ty Lockheed Martin và Tập đoàn Raytheon\Boeing của Mỹ. Các nhà quân sự Mỹ dự định đưa tên lửa mới vào trang bị trong năm 2016. Tên lửa mới sẽ được tích hợp với hệ thống vũ khí của các máy bay trực thăng AH-64D Apache Longbow, MH-60R\S Seahawk, AH-1Z Viper, máy bay không người lái MC-1C Gray Eagle, máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và F-35 Lightning II. Giá hợp đồng chế tạo và thử nghiệm JAGM dự tính 7 tỷ USD. Chiều dài của JAGM là 1,8m, đường kính 17,8cm, trọng lượng 48,9kg. Các tên lửa mới JAGM sẽ dùng để thay cho 3 loại tên lửa hiện có trong biên chế của Quân đội Mỹ, bao gồm tên lửa BGM-71 TOW, AGM-114 Hellfire và AGM-65 Maverick. Dự kiến, việc thầu cung cấp tên lửa cho quân đội Mỹ sẽ được hoàn thành vào ngày 31/5/2011. Thông tin về công ty thắng thầu sẽ được công bố sau 2 tháng. Tên lửa mới JAGM của quân đội Mỹ Theo yêu cầu của giới quân sự Mỹ, JAGM cần phải đảm bảo tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của đối phương ở cự ly không nhỏ hơn 28km. Theo các dữ liệu của Raytheon, ưu điểm chính của biến thể tên lửa do công ty này chế tạo là đầu đạn không cần thiết bị làm mát, được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại. Hệ thống dẫn đường này cho phép loại bỏ hệ thống làm mát phức tạp, giảm trọng lượng của tên lửa. Đồng thời, việc tích hợp các hệ thống vũ khí vào hệ thống vũ khí của trực thăng và máy bay tương đối đơn giản. JAGM được tích hợp vào hệ thống vũ khí của trực thăng AH-64D Apache Longbow Công ty Lockheed Martin khẳng định, trong biến thể JAGM của họ sử dụng đầu đạn dẫn hướng hồng ngoại và laser bán chủ động trên cơ sở đầu đạn tác chiến của các loại tên lửa AGM-114 Hellfire, AGM-114L Longbow Hellfire và FGM-148 Javelin. Theo số liệu của công ty, các hệ thống này cho phép nâng cao độ chính xác tiêu diệt mục tiêu của tên lửa.
[BDV news]
|
Nhãn:
Công ty Lockheed Martin,
Hải quân Mỹ,
Lính thuỷ đánh bộ Mỹ,
Quân đội Mỹ,
Tập đoàn Raytheon\Boeing,
Tên lửa mới JAGM,
Trực thăng AH-64D Apache Longbow
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)