Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Ai thủ lợi từ cuộc chiến Libya?



[Internet] Các chuyên gia quốc tế cho rằng không khó để xác định những nước kiếm lợi từ cuộc chiến đang diễn ra ác liệt ở Libya.

Theo chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi Pepe Escobar của báo Asia Times, Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ đã mở đường cho phương Tây và đồng minh bảo vệ một lực lượng vũ trang chống chính phủ. Ông này nhận định ngay cả “con nít” cũng biết rõ mục tiêu của chiến dịch quân sự là nhằm lật đổ chính phủ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. 

 Chỉ huy chiến dịch Libya của NATO, trung tướng Charles Bouchard có thể quả quyết rằng sứ mệnh mà khối này vừa chính thức cầm trịch chỉ nhằm bảo vệ thường dân vô tội. Chỉ có điều những “thường dân vô tội” này lại lái xe tăng, bắn súng AK và giao tranh quyết liệt với quân chính phủ. Mặt khác, liên quân cũng chỉ bao gồm 12/28 nước thành viên NATO cộng với Qatar. 

Theo các chuyên gia, ít ra cho đến thời điểm này, người ta có thể dễ dàng nhận ra những bên hưởng lợi trong cuộc chiến ở Libya. Đó là Mỹ, NATO, Ả Rập Xê Út, Qatar, Pháp, Anh, các tập đoàn nước ngoài và thậm chí cả al-Qaeda.  

Mỹ: Cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã liệt kê 3 nước bị cho là “bất hảo” ở Trung Đông và Bắc Phi là Iran, Syria và Libya. Trong chiến dịch lần này, Lầu Năm Góc nhắm vào mắt xích yếu nhất là Libya. 




Theo Asia Times, cuộc chiến Libya chính là cuộc vận hành thử nghiệm của Bộ Tư lệnh châu Phi (Africom), vốn được thành lập dưới thời Tổng thống George W.Bush và được chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama củng cố. Đây là cuộc chiến đầu tiên của lực lượng Mỹ mà Africom chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành. Đại bản doanh của Bộ Tư lệnh này lại đặt tại thành phố Stuttgart (Đức) do không quốc gia châu Phi nào chịu “chứa chấp”. Ngoài Libya, những nước châu Phi bị đặt vào tầm ngắm của Africom còn có Sudan, Bờ Biển Ngà, Eritrea và Zimbabwe.

Horace Campbell, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Syracuse (Mỹ) thì nhận định chiến dịch của Africom “về cơ bản là mặt trận của các nhà thầu quân sự Mỹ như Dincorp, MPRI và KBR đang hoạt động ở châu Phi”. Báo The Times hôm 30.3 dẫn các nguồn tin riêng cho biết Mỹ có thể huy động lực lượng “quân đội tư nhân” này sang Libya để tránh vi phạm cam kết không đưa bộ binh vào cuộc chiến.

NATO: Chiến dịch Libya chính là cơ hội để NATO biến Địa Trung Hải thành “ao nhà”. Đến nay, chỉ còn 3 nước ven Địa Trung Hải chưa là thành viên đầy đủ hoặc nằm trong danh sách đối tác của NATO. Đó là Libya, Li-băng và Syria. Sau Libya, rất có thể Syria là mục tiêu tiếp theo còn Li-băng bị NATO phong tỏa từ năm 2006. 

Ả Rập Xê Út: Nếu ông Gaddafi ra đi, Quốc vương Abdullah của Ả Rập Xê Út sẽ bớt được một đối thủ đáng gờm trong khu vực. Theo báo Daily Mail, không lâu trước khi liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến vào Iraq năm 2003, ông Gaddafi đã tranh cãi nảy lửa với ông Abdullah, khi đó còn là thái tử, tại một hội nghị cấp cao của khối Ả Rập xung quanh tính hợp pháp của cuộc chiến. Ông Abdullah ủng hộ hành động của phương Tây trong khi ông Gaddafi cực lực phản đối. Đến năm 2004, Ả Rập Xê Út tuyên bố phá được một âm mưu ám sát Thái tử Abdullah mà họ cho là có liên quan đến Libya.

Chuyên gia Escobar cho biết Ả Rập Xê Út là nước quảng bá mạnh mẽ việc Liên đoàn Ả Rập “nhất trí” kêu gọi thành lập vùng cấm bay trên không phận Libya. Trên thực tế, chỉ 11/22 nước thành viên của tổ chức này tham gia biểu quyết, trong đó có 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh do Ả Rập Xê Út thống lĩnh. Algeria và Syria thì bỏ phiếu chống. Nghĩa là chỉ có 9/22 thành viên Liên đoàn Ả Rập ủng hộ thành lập vùng cấm bay.

Qatar: Quyết định gửi 2 máy bay chiến đấu tham gia thực thi vùng cấm bay ở Libya được đưa ra trong khi Qatar tìm cách tiếp cận nguồn dầu lửa ở miền đông Libya. Việc chính thức công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời do lực lượng chống đối thành lập được Qatar đưa ra một ngày sau khi nước này giành quyền tiếp thị dầu lửa được khai thác ở miền đông Libya, theo Asia Times.

Pháp: Asia Times dẫn lời giới quan sát đánh giá vùng cấm bay là cơ hội để Pháp quảng bá các mẫu máy bay chiến đấu Mirage và Rafale trên thị trường vũ khí thế giới. Ngoài ra, còn phải kể đến sự phẫn nộ của Pháp trước việc ông Gaddafi hủy bỏ các hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale và hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân do nước này thiết kế. Nhiều ý kiến khác cho rằng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy muốn gỡ thể diện sau khi bị chỉ trích là phản ứng chậm và yếu ớt trong vụ chính biến tại Tunisia và Ai Cập cũng như tranh thủ cử tri cho các kỳ bầu cử quan trọng. Pháp là nước đầu tiên công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời của phe chống đối và là nước đầu tiên dội bom xuống Libya.

Anh: Cùng với Pháp, Anh là nước ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập vùng cấm bay ở Libya và khẳng định từ đầu là ông Gaddafi phải ra đi. Theo Daily Mail, 2 nước đã có “hận thù” từ lâu sau khi London cáo buộc Tripoli ủng hộ tài chính và huấn luyện các tay súng thuộc Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA). Quan trọng hơn phải kể đến vụ đánh bom chiếc máy bay của hãng Pan Am trên bầu trời Lockerbie (Scotland) hồi năm 1988 làm 270 người thiệt mạng. Ngoại trưởng vừa đào tẩu của Libya Moussa Koussa, khi đó còn là một lãnh đạo tình báo, bị cáo buộc là người đã vạch kế hoạch đánh bom. Ông Koussa cũng bị coi là mắt xích quan trọng giữa ông Gaddafi và kẻ thực hiện vụ đánh bom tên Abdulbaset Al Megrahi.

Al-Qaeda: Theo báo Telegraph, một thủ lĩnh của phe chống đối ở Libya là Abdel-Hakim al-Hasidi, vốn từng cùng Taliban đánh Mỹ ở Afghanistan, xác nhận rằng ông ta đã chiêu mộ được khoảng 25 “chiến binh tử vì đạo” ở miền đông Libya để đánh Mỹ ở Iraq và một số trong những người này “hiện đang chiến đấu ở thành phố Adjabiya”. Tờ The Washington Post thì đưa tin Mỹ đang tích cực làm rõ thông tin tình báo rằng có sự hiện diện của al-Qaeda giữa các tay súng thuộc quân chống đối ở Libya. Đó là chưa kể nghi ngờ về việc lực lượng chống Chính phủ Libya bán vũ khí cho Hamas và Hezbollah.

Trước đó, Tổng thống Idriss Deby của Chad, nước láng giềng phía nam Libya, quả quyết rằng các phần tử có liên hệ với al-Qaeda đã đột nhập nhiều kho vũ khí ở Cyrenaica, miền đông Libya và có thể đã cướp được một số tên lửa đất đối không. Đầu tháng 3, nhóm al-Qaeda ở vùng Maghreb, một chi nhánh của mạng lưới khủng bố khét tiếng, đã lên tiếng ủng hộ lực lượng chống Chính phủ Libya.

RIA Novosti dẫn lời Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga Igor Korotchenko cũng cảnh báo rằng những tên lửa đất đối không MANPADS mà quân đội Libya trang bị cho dân chúng cũng như những vũ khí mà phe chống đối chiếm được có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố.

Các tập đoàn kinh doanh nước: Ít người biết rằng phía đông sa mạc Sahara chứa một bể nước ngầm khổng lồ có tên Hệ thống ngậm nước Nubian Sandstone (NSAS). Các nhà khoa học ước tính rằng trữ lượng nước ngọt của “đại dương ngầm” lớn nhất thế giới này tương đương với lượng nước chảy qua sông Nil trong 200 năm. Có diện tích bề mặt 2 triệu km2, NSAS trải dài qua 4 nước Suadan, Chad, Ai Cập và Libya, trong đó Libya và Ai Cập chiếm phần lớn nhất. Năm 1984, ông Gaddafi chính thức cho khởi công xây dựng tuyến đường ống dẫn nước khổng lồ GMMRP dài 4.000 km để lấy nước từ NSAS. Công trình này được hoàn thành theo từng phần và đến năm 2007, nó đã có thể cung cấp nước ngọt cho Tripoli, Benghazi và toàn bộ khu vực duyên hải của Libya.

Theo Asia Times, chi phí xây dựng GMMRP là 25 tỉ USD và ông Gaddafi từng tuyên bố số tiền này hoàn toàn từ ngân sách quốc gia chứ chính phủ không hề vay mượn từ Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Thế giới. Giới quan sát cho rằng các tập đoàn nước Veolia, Suez Ondeo và Saur của Pháp, vốn đang kiểm soát 40% thị trường nước ngọt thế giới, rất muốn giành quyền khai thác nguồn tài nguyên chiến lược này của Libya.

Ngoài ra còn phải kể đến các bên nhằm vào trữ lượng dầu khí khổng lồ của Libya. Với nguồn dự trữ 46,5 tỉ thùng, Libya là nền kinh tế dầu mỏ lớn nhất châu Phi, xếp trên Nigeria và Algeria. Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (NOC) của Libya nằm trong top 25 trong danh sách 100 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, theo website Globalresearch.ca.


>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.3)



[VITINFO news] Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này.

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1) 
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2) 


Phần III: Không quân Trung quốc






Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này.

Lực lượng Không quân Trung quốc gồm có 30 sư đoàn (3 sư đoàn máy bay ném bom, 3 sư đoàn máy bay cường kích, 22 sư đoàn máy bay tiêm kích, 2 sư đoàn máy bay vận tải), tập trung chủ yếu ở vùng đông-bắc và ở phía đông.

Không có con số thật chính xác về số lượng máy bay của Không quân Trung quốc. Theo đánh giá của các nhà phân tích quân sự nước ngoài, tổng số máy bay chiến đấu của Không quân Trung quốc nằm trong khoảng từ 2 đến 4 nghìn chiếc. Trung quốc có 400 sân bay với sức chứa tới 9.000 máy bay, lớn hơn khoảng ba lần so với tổng số máy bay hiện có của Không quân Trung quốc, đảm bảo khả năng cơ động lực lượng không quân ở tất cả các hướng chiến lược.

Lực lượng máy bay ném bom có khoảng 140 máy bay H-6 (là bản sao loại máy bay Tu-16 của Liên xô trước đây), có cự ly hoạt động 2,5 nghìn km, trực thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược. Đây là loại máy bay cũ đã bị loại bỏ khỏi lực lượng vũ trang Nga. Từ năm 2006 Trung quốc sản xuất hàng loạt máy bay ném bom H-6M có cự ly hoạt động lớn hơn. Máy bay H-6M được trang bị tên lửa hành trình DH-10. Sử dụng công nghệ của Mỹ Trung quốc đã chế tạo và sản xuất tên lửa DH-10 theo mẫu tên lửa X-55 của Nga (Trung Quốc đã mua sáu tên lửa loại này của Ukraina). Trên cơ sở loại máy bay H-6, Trung quốc còn sản xuất loại máy bay tiếp nhiên liệu HY-6 (hiện có 8 chiếc). Ngoài ra, theo các nguồn thông tin khác nhau, lực lượng máy bay ném bom còn có khoảng từ 40 đến 350 máy bay ném bom chiến thuật loại H-5 (là bản sao loại máy bay cũ IL-28 của Liên xô trước đây). Số máy bay này sẽ được thay thế bằng loại máy bay mới JH-7, về cấu tạo giống như loại máy bay SU-24 của Nga và “Jaguar” của Anh-Pháp. Hiện nay không quân Trung quốc mới có (15-20) chiếc loại này. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay ném bom là 80 giờ/năm.

Lực lượng máy bay cường kích có khoảng từ 300 đến 550 máy bay Q-5 (được sản xuất theo mẫu máy bay MiG-19). Đây là loại máy bay cũ, nhưng khá hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ cho lục quân trên chiến trường nếu đối phương không có lực lượng phòng không mạnh hoặc lực lượng phòng không của đối phương đã bị tiêu diệt. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay cường kích là 150 giờ/năm.

Lực lượng mạnh nhất của Không quân Trung quốc là lực lượng máy bay tiêm kích, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước đã được trang bị lại bằng các loại máy bay mới nhất: SU-27 (Trung Quốc gọi là J-11) và SU-30 (Trung Quốc gọi là J-12). Không quân Trung Quốc hiện có 176 máy bay SU-27 và 73 máy bay SU-30. Dự kiến 200 máy bay SU-27 sẽ được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga (không được quyền bán lại cho các nước thứ ba), nhưng sau khi sản xuất được 105 chiếc phía Trung Quốc hủy bỏ hợp đồng này. Ngoài ra, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất loại máy bay tiêm kích J-11B (phiên bản rút gọn của máy bay J-11) để xuất khẩu.

Trung quốc còn sản xuất một loại máy bay tiêm kích hiện đại nữa là J-10 theo mẫu máy bay tiêm kích “Lavi” của Israel kết hợp với các trang thiết bị của Nga (radar “Juk”, động cơ AL-31F, vũ khí). Trung quốc hiện có 70 máy bay J-10 , và dự kiến sẽ sản xuất đến 300 chiếc.

Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay tiêm kích là 200 giờ/năm, tương đương với phi công Mỹ, và lớn hơn (4-5) lần so với phi công Nga.

Không quân Trung quốc còn có một số lượng đáng kể máy bay tiêm kích cũ. Loại phổ biến nhất là máy bay J-6 (bản sao của máy bay MiG-19). Trước đây Không quân Trung quốc có đến 3 nghìn máy bay J-6, hiện còn khoảng từ 300 đến 800 chiếc. Không quân Trung quốc còn có khoảng 700 máy bay J-7 (bản sao của máy bay MiG-21) và khoảng (180-250) máy bay J-8 do Trung quốc tự chế tạo. Tất cả các loại máy bay kể trên không đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, tuy nhiên chúng có khả năng tạo ra hiệu ứng số đông, đảm bảo phối hợp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của các loại máy bay hiện đại.

Không quân Trung quốc (giống như Không quân Mỹ) cũng có một phi đội mang tên "Aggressor" gồm các phi công giỏi nhất và được trang bị máy bay hiện đại SU-27. Phi đội này tạo giả hoạt động của Không quân đối phương giả định (như Đài Loan…). Phi công các đơn vị khác của Không quân Trung Quốc diễn tập với phi đội "Aggressor" để nâng cao trình độ và nghiên cứu chiến thuật của đối phương giả định.

Máy bay tiêm kích của Không quân Trung quốc được trang bị một số lượng lớn tên lửa "không đối không” hiện đại gồm khoảng 3 nghìn tên lửa P-27 và 3200 tên lửa P-73 của Nga. Trung Quốc tự, sản xuất tên lửa PL-9 (theo mẫu tên lửa "Pyton-3" của Israel) và tên lửa PL-11 (theo mẫu tên lửa "Aspid-1A" của Ý). Tên lửa PL-9 còn được sử dụng trong lực lượng phòng không của lục quân.

Số lượng máy bay trinh sát của Không quân Trung quốc gồm có 100 máy bay JZ-6, 40 máy bay HZ-5, 15 máy bay YZ-7 và YZ-8, 5 máy bay "Learjet-35 ", 8 máy bay AN-30, 3 máy bay TU-154P. Gần đây lực lượng không quân Trung quốc đã được trang bị thêm 6 hoặc 7 máy bay trinh sát điện tử từ xa KJ-200 và KJ-2000.

Số lượng máy bay vận tải của Không quân Trung quốc gồm có 300 máy bay Y-5 (bản sao của máy bay AN-2), 100 máy bay Y-7 (AN-24), 70 máy bay Y-8 (AN-12), 15 máy bay Y-11 và 8 máy bay Y-12 (là 02 loại máy bay vận tải hạng nhẹ do Trung quốc tự chế tạo), 19 máy bay TU-154, 20 máy bay IL-76, 6 máy bay Boeing 737. Khả năng đổ bộ lính dù và vận chuyển quân của Không quân Trung quốc hiện còn bị hạn chế.

Phần lớn số lượng máy bay trực thăng của quân đội Trung quốc trực thuộc quân chủng lục quân. Không quân Trung quốc chỉ có 100 máy bay trực thăng Z-5 (bản sao của máy bay Mi-4), 100 máy bay trực thăng Z-9 (bản sao của máy bay Pháp AS-365), 40 máy bay trực thăng Mi-8, 6 máy bay trực thăng AS-332 của Pháp.

Trong những năm gần đây khả năng phòng không của quân đội Trung Quốc đã được nâng lên đáng kể bằng cách mua các hệ thống tên lửa phòng không C-300 của Nga. Hiện nay Trung Quốc có 1 trung đoàn (2 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU, 2 trung đoàn (4 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU-1, và 16 tiểu đoàn tên lửa phòng không C-300PMU-2. Trung Quốc đã sao chép hệ thống tên lửa phòng không C-300 và bắt đầu sản xuất hệ thống này (với tên gọi là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9). Ngoài ra, lực lượng phòng không của Trung quốc còn có khoảng 600 bệ phóng tên lửa HQ-2 (bản sao hệ thống tên lửa phòng không C-75 của Liên Xô trước đây) và khoảng 16.000 pháo phòng không.

Ở Trung Quốc, binh chủng lính dù trực thuộc quân chủng Không quân. Lực lượng này gồm 3 sư đoàn và đóng tại quân khu Bắc Kinh. Mỗi sư đoàn có 4 trung đoàn (3 trung đoàn lính dù và 1 trung đoàn pháo binh). Tổng số quân của binh chủng khoảng (24-30) nghìn người. Tất cả mọi quân nhân của binh chủng lính dù, kể cả tư lệnh binh chủng, đều phải biết nhảy dù từ một số loại máy bay xuống các địa hình khác nhau. Mặt yếu của lực lượng lính dù là số lượng máy bay vận tải và trực thăng đổ bộ còn thiếu, nên khả năng cơ động còn bị hạn chế.




>> Báo Nga: Mỹ muốn dùng lá chắn tên lửa ở Ấn Độ để chống Nga - Trung



[VITINFO news] Nhật báo Komsomoloskaya Pravda của Nga hôm 31/3 đưa tin, Mỹ đã và đang cố gắng tập trung vào kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu tại Ấn Độ để đe dọa Nga và Trung Quốc.

Theo thông tin do WikiLeaks tiết lộ, Mỹ không chỉ có kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa chống lại Nga tại châu Âu mà còn đang đàm phán với các quốc gia dọc biên giới của Nga, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ, để phối hợp xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống này cũng để nhằm vào Nga.

“Chiếc dây thòng lọng quanh Nga đang bị thít chặt. Nhờ có WikiLeaks, Nga mới biết rằng Washington đã và đang đồng thời thực hiện nhiều cuộc hội đàm với các quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của họ. Đó là những quốc gia khác nhau, nhưng những quốc gia này tạo thành một dây chuỗi quanh nước Nga”.



Một bức điện tín bí mật từ đại sứ quán Mỹ ở New Delhi đưa ra trong năm 2007 đã bác bỏ thông tin trên báo chí rằng Ấn Độ đã bất ngờ quay trở lại thỏa thuận kí năm 2005 với Mỹ để hợp tác về phòng thủ tên lửa. Theo bức điện tín này, báo chí Ấn Độ đã hiểu sai tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Pranab Mukherjee sau cuộc gặp đa phương Nga – Trung - Ấn vào ngày 24/10/2007. Ông Mukherjee khẳng định, thông tin Ấn Độ sẽ tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu là “không có cơ sở”.

Amandeep Singh Gill, người từng phụ trách vấn đề giải trừ quân bị và an ninh quốc tế đã xác nhận rằng bình luận của ông Mukherjee tại Harbin không thể được hiểu như một sự trệch hướng khỏi hiện trạng mối quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa hiện nay giữa Mỹ và Ấn Độ”.

Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ nhắc lại: “Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khi đó là ông Mukherjee và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld đã nhất trí mở rộng hợp tác liên quan đến lĩnh vực phòng thủ tên lửa trong một thỏa thuận khung về quốc phòng Mỹ - Ấn tháng 7/2005”.

Hợp tác Mỹ - Ấn về phòng thủ tên lửa “đến nay đã giới hạn trong các cuộc thảo luận về công nghệ và tìm kiếm sự thật”, điện tín trên cho biết.

Nhật báo Komsomoloskaya Pravda cho biết, Mỹ đã “quăng lưới cá tại Ấn Độ” để nước này tham gia vào kế hoạch xây dựng vành đai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bao quanh nước Nga.

“Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quanh nước Nga – trước hết ở châu Âu, sau đó là các khu vực khác - của Washington có thể nhằm mục đích buộc chúng tôi phải chia sẻ nguồn tài nguyên giàu có của mình”, nhật báo trên viết.


>> Mỹ cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam



[BDV news] Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt M. Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam cũng như các quốc gia đang lớn mạnh khác tại châu Á-Thái Bình Dương.

Trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện, ông Campbell trình bày chiến lược của chính quyền Tổng thống Obama nhằm can dự vào châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được coi là tạo ra những cơ hội lớn cho nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, kể cả việc mở rộng thị trường cũng như hình thành các mối quan hệ đối tác chiến lược mới.

Ông Campbell đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ (bên cạnh Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Singapore và Ấn Độ).

Ông khẳng định Việt Nam là một trong 8 đối tác đang tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương của Mỹ và trong các cuộc gặp tại Hà Nội vào năm ngoái, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thỏa thuận sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương thành mối quan hệ đối tác chiến lược.




Ông Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam.


Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết, chính quyền ông Obama cam kết thúc đẩy can dự tại các tổ chức đa phương thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Ngoại trưởng Clinton coi là "điểm tựa cho kiến trúc đang nổi lên của khu vực, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF).

Theo ông Campbell, trong năm nay, Tổng thống Obama sẽ dự EAS tại Indonesia và tập trung vào các bước đi mà tổ chức này thực hiện để thúc đẩy an ninh biển tại khu vực, tăng cường năng lực của các nước trong việc đối phó với các thảm họa thiên nhiên và nhân đạo cũng như việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ làm việc với ASEAN để xác định các biện pháp mà Washington có thể hỗ trợ tổ chức này trong việc thực hiện Kế hoạch hành động. Tổng thống Mỹ cũng sẽ đồng chủ trì hội nghị cấp cao Mỹ- ASEAN.

Ông Campbell cho biết, Mỹ đang tiến hành chương trình ba điểm nhằm can dự thành công vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại Mỹ-Hàn Quốc, đạt tiến bộ quan trọng trong đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và tổ chức thành công APEC.


>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên



[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.

Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay.

Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn.

Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai.

Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng.

Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu.

Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng.

Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết.

Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay.

Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết.

Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ.

Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào.

Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc.

Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào.

Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự.



Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa.


Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ".

Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ.

Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc.

Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước.

Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung.

Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình.

Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?"

Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể.

Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế.

Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột.

Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ.

Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình.

Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự.


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Trực thăng Rooivalk 'chào đời' sau 27 năm 'thai nghén'



[BDV news] Sau 27 năm phát triển, chương trình trực thăng tấn công của Nam Phi đã chính thức được ra mắt


Bộ Quốc phòng Nam Phi đã chính thức nhận vào trang bị máy bay trực thăng tấn công mới Rooivalk của Hãng Denel vào ngày 1/4/2011.

Đây là chương trình phát triển vũ khí kéo dài tới 27 năm. Việc ra mắt trực thăng tấn công thế hệ mới này là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng quốc gia này.

Chương trình phát triển máy bay trực thăng vũ trang Rooivalk tiêu tốn một khoản kinh phí khổng lồ lên đến 613.000 tỷ Rand (tương đương với 91 tỷ USD).



Rooivalk được thiết kế khá hiện đại.


Khởi xướng vào năm 1984, chương trình phát triển trực thăng tấn công này luôn bị chỉ trích là quá tốn kém, lãng phí tiền bạc. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của Không quân Nam Phi và các nhà thầu quốc phòng lại có một cái nhìn hoàn toàn khác. Với họ, sự kiện bàn giao trực thăng tấn công mới ngày 1/4/2011 là một cột mốc đáng nhớ, một ngày đáng tự hào với công nghiệp quốc phòng Nam Phi, dấu hiệu báo trước của một nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ.

Antonie Visser giám đốc chương trình mua sắm trang thiết bị của Bộ Quốc phòng Nam Phi tuyên bố một cách hồ hởi: “Sự thành công của chương trình chứng minh rằng, Nam Phi đủ khả năng thiết kế, sản xuất các loại vũ khí có tính cạnh tranh toàn cầu. Từ đó, xây dựng hình ảnh của Nam Phi”.

Rooivalk hay còn gọi là Denel AH-2A là trực thăng tấn công tiên tiến thế hệ mới được sản xuất bởi Tập đoàn Denel của Nam Phi. Máy bay được thiết kế với hai chỗ ngồi với phi công phía trước chịu trách nhiệm điều khiển máy bay, trong khi phi công ngồi phía sau chịu trách nhiệm vận hành vũ khí.


Deenel AH-2A với các loại vũ khí có trong trang bị.


Rooivalk sử dụng hệ thống điện tử được sản xuất bởi Tập đoàn Thales của Pháp, mũ bảo hiểm tích hợp TopOwl, kết hợp với màn hình hiển thị HUD cung cấp các thông tin cho chuyến bay.

TopOwl kết hợp với một hệ thống đo lường tích hợp sử dụng để điều khiển và bắn pháo, hoặc kết hợp với hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt FLIR để điều khiển các tên lửa không đối không, hoặc tên lửa chống tăng.

Hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp HEWSPS, giúp phi hành đoàn đối phó hiệu quả với các mối nguy hiểm. Rooivalk có một hệ thống quan sát và thu nhận mục tiêu TDATS gắn trước mũi.

Máy bay còn được trang bị bộ cảm biến quang truyền hình cấp thấp, hệ thống chuyển tiếp hình ảnh, hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt FLIR, máy đo xa laser kiêm chỉ thị mục tiêu bằng laser cho tên lửa chống tăng.


Buồng lái của chiếc Rooivalk


Rooivalk có cấu trúc chống va chạm và khả năng bị phát hiện bằng radara thấp, độ bộc lộ hồng ngoại và âm thanh tương đối thấp. Ống xã của Rotor chính được hướng lên trên nhằm giảm tiếng ồn và bức xạ hồng ngoại khi hoạt động.

Rooivalk được vũ trang một pháo nòng kép 20mm, tốc độ bắn 740 viên/phút, 4 điểm treo ở hai bên cánh có khả năng mang các tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động Mokopa tầm bắn 8,5km, hoặc tên lửa không đối không tầm ngắn Mistral, rocket không điều kiển 70mm.

Thông số cơ bản: Dài 18,73m, đường kính cánh quạt chính 15,58m, chiều cao 5,19m, trọng lượng rỗng 5.730kg, trọng lượng cất cánh tối đa 8.750kg. Tốc độ tối đa 309km/h, tốc độ hành trình 278km/h, tầm hoạt động 740km, tối đa 1.335km với thùng nhiên liệu gắn ngoài, trần bay 6.100 mét.


>> Hộ tống lớp Nakhoda Ragam,tàu chiến hiện đại nhất của Brunei



[BDV news]Hải quân Brunei hiện sở hữu ba tàu hộ tống lớp Nakhoda Ragam sản xuất tại Anh với hệ thống điện tử và vũ khí tối tân.

Brunei có lực lượng hải quân nhỏ nhưng trang bị tương đối hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn trên biển, đồng thời bảo vệ các giếng dầu trên biển.

Từ năm 1995, Brunei mua tàu hộ tống lớp Nakhoda Ragam (một trong những biến thể của lớp tàu F2000) do BAE System chế tạo. Đây là loại tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất mà nước này có được kể từ khi hải quân hoàng gia ra đời năm 1965.




Tàu tuần tra lớp Nakhoda Ragam của hải quân hoàng gia Brunei.


Tàu có lượng choán nước 1940 tấn, chiều dài 95 m. Số lượng thủy thủ đoàn là 79 người, khi cần thiết có thể điều chỉnh để cung cấp thêm chỗ cho 24 người.

Hệ thống điện tử tiên tiến
Tàu được trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí và chỉ huy Nautis II. Nautis II có thể hoạt động ở chế độ huấn luyện cung cấp tình huống giả định để đào tạo thủy thủ.


Hệ thống kiểm soát vũ khí và chỉ huy Nautis II.


Tàu còn có thiết bị kiểm soát vũ khí quang điện Ramadec 2500 gồm laser đo xa, TV và kính ngắm nhiệt ảnh dùng để giám sát, điều khiển hỏa lực pháo.

Hệ thống ra đa trên tàu gồm: ra đa tìm kiếm trên không và trên biển BAE System Insyte AWS – 9 3D hoạt động trên dải tần số I/J; ra đa theo dõi mục tiêu BAE Insyte 1802SW hoạt động trên dải tần I/J để chiếu rọi mục tiêu cho tên lửa hải đối không Seawolf; ra đa định vị Kelvin Hughes Type 1007 và ra đa tìm kiếm trên biển Thales Nederland Scout.

Cuối cùng, tàu lắp đặt hệ thống định vị siêu âm dưới nước Thales TMS 4130C1.

Vũ khí hạng nặng
Tàu được trang bị pháo siêu nhanh Oto Melara 76mm dùng để chống lại máy bay tầm thấp hoặc tàu cỡ nhỏ trên biển. Pháo có tầm bắn 16km và tốc độ bắn 110 viên/phút. Nakhoda Ragam còn có hai pháo phòng không 30mm với tốc độ bắn 650 viên/phút, tầm bắn 10km.

Tàu sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm MBDA Exocet MM - 40 block II, tên lửa được dẫn đường theo quán tính và ra đa chủ động. MM - 40 Exocet có tầm bắn khoảng 70 km, tốc độ hành trình cận âm (Mach 0,9).


Tổ hợp tên lửa chống tàu Exocet MM - 40 block II có tầm bắn 70km.


Hệ thống tên lửa đối không MBDA Seawolf dùng để chống máy bay và tên lửa hành trình. Seawolf sử dụng hệ thống dẫn đường tự động điều khiển đường ngắm với tín hiệu vô tuyến và radar theo dõi. Tên lửa dùng động cơ nhiên liệu rắn, có tầm bắn 6km, trần bay 3.000 m, tốc độ siêu âm Mach 2,5, được đặt trong 16 ống phóng thẳng đứng ở giữa đài chỉ huy và tháp pháo 76mm.


Tên lửa đối không Seawolf có tầm bắn 6km được đặt trong các ống phóng thẳng đứng.


Tàu còn được trang bị các ống phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 324mm.

Hệ thống đối phó điện tử trên tàu bao gồm: hệ thống phản công điện tử Thales Sensor Cutlass 242, ra đa gây nhiễu Scorpion và các ống phóng mồi bẫy Super Barricade.

Ở đuôi tàu là khoảng không gian 285 mét vuông dùng làm bãi đáp cho một trực thăng hạng trung S-70B Seahawk. Tuy nhiên, trên tàu lại không có hầm chứa trực thăng.

Động lực chính của Nakhoda Ragam là bốn động cơ diesel MAN 20 RK270 cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Nếu chạy với tốc độ trung bình 12 hải lý/giờ thì tầm hoạt động có thể lên tới khoảng 9.000km.

Ký hợp đồng từ năm 1995, tháng 1/2001 chiếc đầu tiên thuộc lớp Nakhoda Ragam được hạ thủy, tiếp đó chiếc thứ hai và thứ ba lần lượt vào tháng 6/2001 và tháng 6/2002.

Cả ba chiếc tàu được chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia Brunei với tên gọi KDB Nakhoda Ragam, KDB Bendhara Sakam và KDB Jerambak.



>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1)



[BDV news] Với sự phát triển của các hệ thống phòng không trong chiến tranh hiện đại, kỹ thuật chế áp phòng không cũng có những tiến bộ vượt bậc nhằm đảm bảo "bầu trời sạch" cho lực lượng không quân tác chiến.

Các cuộc chiến tranh gần đây trên thế giới là minh chứng rõ ràng nhất cho ưu thế của tác chiến đường không trong chiến tranh hiện đại.

Việc sử dụng các máy bay chiến đấu với nhiều tính năng ưu việt mang lại khả năng kỳ diệu cho các quốc gia tấn công: có thể triển khai lực lượng quân sự, gồm cả phương tiện cơ giới vào chiến trường trong thời gian tính bằng giờ; hoặc chí ít là tấn công chính xác các mục tiêu trọng yếu từ tầm xa trong thời gian ngắn hoặc hỗ trợ hữu hiệu cho lục quân từ trên không...

Theo thời gian, hệ thống phòng không ngày càng phát triển với nhiều chủng loại: các hệ thống phòng không tầm xa, tầm trung, hệ thống phản ứng nhanh tầm gần... với khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không cực lớn, đặc biệt khi chúng được sử dụng kết hợp với nhau qua mạng lưới chia sẻ thông tin. Vì lẽ đó, nhiệm vụ quan trọng cho không quân là chế áp các tổ hợp phòng không của đối phương, tạo hành lang an toàn để thực hiện nhiệm vụ tiếp sau, thường được gọi là S/DEAD (Supression/ Destruction of Enemy Air Defense).

Thời kỳ đầu phát triển
Các chiến thuật S/DEAD manh nha hình thành từ Thế chiến thứ hai khi các loại máy bay chiến đấu được sử dụng phổ biến. Thời kỳ đó, hệ thống phòng không trong giai đoạn sơ khai, chủ yếu bằng các loại pháo, súng máy phòng không ngắm bắn bằng mắt thường nên SEAD/DEAD chưa hình thành rõ rệt, chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng ném bom rơi tự do của những phi công giỏi.

Cuộc chiến thật sự giữa máy bay áp chế đường không và hệ thống phòng không chính thức bắt đầu trên quy mô lớn trong chiến tranh Việt Nam, giữa các phi công Mỹ và Quân đội Nhân dân Việt Nam (người Mỹ gọi là NVA - North Vietnamese Army).

Cuộc chiến khốc liệt giữa hệ thống tên lửa phòng không SAM-2 (S-75 Dvina), máy bay F-105, A-4, A-6 và tên lửa chống ra đa phòng không AGM-45 Shrike - là loại tên lửa diệt radar bị động. Khi phát hiện ra sóng ra đa phòng không đối phương, phi công sẽ "khóa" mục tiêu và phóng tên lửa. Khoảng cách từ tầm phóng xa nhất (25km) đến mục tiêu (ra đa phòng không) là 50 giây, trong suốt khoảng thời gian đó, để đảm bảo tên lửa trúng đích, ra đa phải liên tục phát sóng.

Kinh nghiệm thu được từ cuộc chiến đã giúp giới quân sự phát triển nhiều kỹ thuật phòng không và áp chế đường không sau này.



Tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike được phóng từ máy bay A-4 Skyhawk.



Tên lửa SA-2 (S-75 Dvina), vũ khí phòng không mạnh nhất của QĐND Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Tuấn Linh


Kỹ thuật áp chế phòng không đương đại.
Vào tháng 11/2009, không lực hải quân Mỹ chính thức bước được một bước tiến dài trong năng lực áp chế đường không: Bộ Quốc phòng Mỹ ký quyết định sản xuất hàng loạt máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler.

Hiện, không quân hải quân Mỹ đã nhận được 17 máy bay loại này và sẽ nhận tiếp 85 chiếc trong tương lai.


Máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler hứa hẹn sẽ đem lại sức mạnh mới cho khả năng chế áp phòng không của hải quân Mỹ


Mỹ hy vọng, với loại máy bay mới, họ sẽ đối phó được với các chiến thuật mới của hệ thống phòng không hiện đại là kỹ thuật “tắt” và “kết nối”.

Kỹ thuật S/DEAD tiêu diệt “mềm” (gây nhiễu) hay cứng (chủ động tiêu diệt ra đa) đều kém hiệu quả khi gặp phải chiến thuật “tắt” của trắc thủ ra đa đối phương.

Những radar dẫn bắn chỉ được bật lên trong một thời gian ngắn khi nhận được thông tin về mục tiêu và được tắt đi ngay sau khi tên lửa phòng không nhận dạng mục tiêu.

Kỹ thuật này khiến tên lửa chống ra đa mất khả năng “khóa” mục tiêu và công kích trượt. Đây không phải kỹ thuật cũ và không phức tạp, nhưng đã phát huy hiệu quả trong chiến tranh Việt Nam, Iraq hay Balkan.Chèn nội dung box vào đây

Ngày nay, các hệ thống phòng không hiện đại được xây dựng dưới dạng mạng lưới. Qua đó, thông tin thu thập được qua ra đa hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink.

Điều này cho thấy, việc tiêu diệt một vài hệ thống ra đa để đánh quỵ khả năng phòng không của quân địch ngay từ loạt đạn đầu gần như không thể thực hiện.

Nhất là tên lửa phòng không có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó.

Sự kết hợp của chiến thuật bật tắt ra đa hợp lý, những hệ thống phòng không được kết nối với nhau sử dụng tín hiệu số kép cùng những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động (như S-300 PMU (SA-10 “Grumble”), S-300V (SA-12 Giant) hay S-400 Triumf (SA-21 Gargoyle)) và chiến thuật “Shoot and scoot” - bắn và chạy đã biến nhiệm vụ S/DEAD thành cơn ác mộng cho các phi công.


Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 PMU với tầm bắn xa, độ chính xác cao và sức cơ động lớn là cơn ác mộng của mọi phi công thực hiện nhiệm vụ S/DEAD.


Để đối phó với những khó khăn này, hệ thống AN/ASQ-213 R7 HARM (High speed Anti Radiation Missile - Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao) Targeting System (HTS - Hệ thống định vị mục tiêu cho HARM) có khả năng chống lại chiến thuật “bật - tắt” ra đa bằng cách xác định và ghi nhớ vị trí các dàn ra đa ngay khi chúng được bật và chuyển sang chế độ tác chiến bằng định vị GPS khi mất tín hiệu.

Loại tên lửa được sử dụng chính cho hệ thống AN/ASQ-213 R7 là tên lửa AGM-88 HARM. Từ khi được giới thiệu vào thời điểm giữa những năm 1980, AGM-88 đã rất nhiều lần ghi điểm.

AGM-88 HARM là loại tên lửa chống ra đa hàng đầu thế giới nhưng giá thành lại rất đắt đỏ.


Tên lửa diệt radar AGM-88 HARM, mặc dù có hiệu suất khá cao nhưng giá thành của chúng khiến không phải ai cũng chấp nhận được.

Trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, Mỹ đã dùng 500 quả tên lửa AGM-88 HARM (chiếm 1/10 tổng số được trang bị). Với giá thành lên tới 200.000 USD/quả; chiến thuật này nhanh chóng vét sạch kho dự trữ tên lửa. Do đó, trong tương lai, nó sẽ được thay thế bằng chiến thuật khác hiệu quả hơn.



>> Malaysia lên kế hoạch mua máy bay AWACS



[BDV news]Không quân Malaysia đã lên kế hoạch mua sắm các máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không AWACS nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vùng trời của đất nước.

Tư lệnh không quân Malaysia tướng Rodzali Daoud cho hay, bất chấp thực tế là các hoạt động của máy bay AWACS sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí không nhỏ, sự có mặt của máy bay AWACS cho phép không quân kiểm soát một cách hoàn chỉnh vùng trời, tối ưu hơn việc dựa vào các trạm radar cảnh giới mặt đất như hiện nay.

Trước đó, các Tư lệnh không quân đã tuyên bố cần phải mua một máy AWACS. Qua đó nâng cao khả năng nhận thức tình huống cho các phi công máy bay chiến đấu F/A-18 C/D và Su-30MKM.

Các kiến nghị đề xuất mua máy bay AWACS E-2 Hawkeye từ Northrop Grumman của Mỹ, hoặc máy bay SAAB- 340 Eria từ SAAB của Thụy Điển.



Máy bay AWACS SAAB-340 Eria của Thụy Điển


Không quân Malaysia đã đệ trình yêu cầu mua máy bay AWACS hồi tháng 7/2010, nhưng đề nghị chưa được thông qua vì thiếu kinh phí.

Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại, Không quân Malaysia sẽ nhận được bổ sung kinh phí để mua sắm máy bay AWACS trong kế hoạch tăng cường năng lực quốc phòng giai đoạn 2011-2015.

Tư lệnh không quân Rodzali Daoud cho biết thêm, ngoài việc bắt đầu mua sắm máy bay AWACS vào năm 2013. Không quân sẽ mua thêm 12 trực thăng EC-725 từ Eurocopter và máy bay vận tải quân sự hạng năng A-400M của Airbus.

Việc đặt hàng các máy bay mới sẽ không thay thế hoàn toàn mà chỉ bổ sung cho phi đội hiện có. Dự kiến công việc giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2014.

Như vậy, ngoài Singapone và Thái Lan, Malaysia sẽ là lực lượng không quân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á được trang bị máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không.



>> Hai tấm lá chắn của Mỹ ở Đông Bắc Á



[BDV news] Hệ thống phòng tên Aegis và THAAD sẽ là con bài cuối cùng mà Mỹ và các nước đồng minh tung ra để đối phó với các đòn tấn công bất ngờ từ tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Hệ thống Aegis trên biển
Hệ thống vũ khí Aegis (ACS - Aegis combat system) hiện đang là hệ thống vũ khí phòng thủ hiện đại nhất của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh.

Theo các nhà thiết kế, Aegis đóng vai trò hệ thống phòng thủ toàn diện, có thể chống lại mọi mối đe dọa từ trên không, trên biển hay dưới đại dương. Ý tưởng phát triển hệ thống Aegis có từ hơn 40 năm trước khi Hải quân Mỹ dựa vào pháo hạm cỡ lớn lép vế trước các thế hệ tên lửa chống hạm của Liên Xô.





Khu trục hạm Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis hiện đại nhất của hải quân Hoa Kỳ.
Sau sự kiện khu trục hạm Eylat của Israel bị đánh chìm bởi tên lửa chống hạm P-15 Termit và Hải quân Mỹ đánh chìm một hộ vệ hạm cùng một tầu tên lửa cỡ nhỏ của Iran năm 1988 bằng tên lửa Harpoon, người Mỹ càng thấy sự quan trọng của việc triển khai hệ thống phòng thủ này.


Trung tâm điều khiển điện tử của hệ thống Aegis.


Chính phủ Mỹ hầu như “ném” hết tất cả những thành tựu của mình vào một hệ thống phòng thủ trên biển. Vũ khí của Aegis có tầm tác chiến rộng, có khả năng chống đỡ các cuộc tấn công từ mọi độ cao, mọi hướng, với đủ loại vũ khí từ tên lửa chống hạm, cho đến máy bay đối phương ở mọi tốc độ bay từ dưới âm, cận âm đến siêu âm.

Không những thế, Aegis không hề giảm sút khả năng ngay cả trong những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, hay dưới điều kiện nhiễu mạnh mà đối phương gây ra.

“Trái tim” của hệ thống Aegis là radar đa kênh AN/SPY-1 có khả năng tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu. Nhờ công suất cực lớn 4MW (cần một nhà máy thủy điện cơ vừa như nhà máy thủy điện Khe Cách của Việt Nam để cung cấp năng lượng cho radar này hoạt động).

AN/SPY-1 có khả năng theo dõi và dẫn bắn cùng lúc tới hơn 100 mục tiêu. Về hệ thống vũ khí, Aegis là sự kết hợp hoàn hảo của tên lửa đối đất Tomahawk; tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, hệ thống phòng không SM-2, SM-3; hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, các loại ngư lôi MK-46, MK-50 và trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.


Hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, một phần của Aegis.



Tên lửa phòng không tầm xa SM-2 được phóng thử nghiệm trong hệ thống Aegis.



Trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.


Hiện nay, hệ thống Aegis đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng trên các khu trục lớp Ticonderoga; Arleigh Burke của Mỹ; Kongo của Nhật Bản và tầu hộ vệ lớp F-100 của Tây Ban Nha. Gần đây, Hàn Quốc cũng lắp đặt thành công hệ thống Aegis trên khu trục hạm mới nhất của họ là King Sejong the Great.

Trong tình hình thời sự hiện nay, Aegis được tin tưởng và đặt trọng trách lớn với nhiệm vụ ngăn chặn các tên lửa của các nước “thù địch” với Mỹ và đồng minh như CHDCND Triều Tiên hay Iran.

Hệ thống THAAD trên đất liền
THAAD (Theatre high-altitude area defence - Hệ thống phòng không tầm cao) là một hệ thống tên lửa phòng không có khả năng di chuyển linh hoạt với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ và mục tiêu quan trọng khỏi các loại tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 200 km và độ cao lên tới 150 km.

THAAD chính là lớp ngoài cùng trong “Hệ thống bảo vệ nhiều tầng” mà người Mỹ dày công xây dựng. Các hệ thống khác như Patriot PAC-3 sẽ “lo liệu” các mục tiêu ở tầm thấp hơn từ 1,5-7,5 km.

Hệ thống THAAD có tuổi đời khá trẻ, mới được Lockheed Martin phát triển theo một hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ trị giá 689 triệu USD. Sau đó, nhiệm vụ phát triển hệ thống còn được chia cả cho các công ty khác như Raytheon với nhiệm vụ thiết kế radar mặt đất.

Cho đến năm 2000, hệ thống THAAD mới chuyển sang giai đoạn thiết kế chính thức và năm 2004, 16 tên lửa dành cho hệ thống mới được sản xuất với mục đích thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm đầu tiên của hệ thống này diễn ra tốt đẹp tại bãi thử Kauai (Hawaii) tháng 1/2007, khi tên lửa THAAD bắn trúng mục tiêu ở tầng bình lưu (độ cao khoảng 30-70km).


Loại xe phóng M1075 có chiều dài 12 mét, rộng 3,25 mét và mang được 8 tên lửa THAAD.



Tên lửa THAAD đang được phóng thử nghiệm.


Sau thử nghiệm thành công lần thứ hai vào tháng 4 cùng năm, THAAD dành được một hợp đồng cung cấp hai hệ thống gồm 6 xe phóng, 48 tên lửa, hai radar và hai trạm điều khiển. Hệ thống đầu tiên trong hợp đồng này được giao, kích hoạt và đưa vào sử dụng tại Fort Bliss tháng 5/2008. Một hệ thống THAAD hoàn chỉnh bao gồm 9 xe phóng, mỗi xe có khả năng mang 8 tên lửa và được điều khiển bằng hai trạm kiểm soát (TOCs - Tactical operation centres) và một radar mặt đất (GBR - Ground Base Radar).

Tên lửa sử dụng cho THAAD là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng đẩy với khả năng điều chỉnh hướng phụt có khối lượng 900 kg và dài 6,17m. Tên lửa được nạp dữ liệu trực tiếp về mục tiêu từ trạm điều khiển, từ đó nó sẽ tự tính toán điểm va chạm để tiêu diệt mục tiêu.


Tên lửa THAAD đánh chặn mục tiêu tầm cao.


Trong suốt quá trình bay, dữ liệu về mục tiêu tiếp tục được cập nhật để tăng tính chính xác; nếu vì một lý do nào đó quá trình này không hiệu quả thì tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại để tự tìm kiếm mục tiêu.

Tên lửa được vận chuyển và phóng trên xe tải M1075. Nguồn năng lượng để phóng tên lửa được tích trữ trong các acqui chì vận chuyển theo xe; các acqui này có thể sạc rất nhanh bằng máy phát điện đi kèm nên quá trình thay tên lửa và phóng loạt thứ hai của THAAD rất nhanh, chỉ trong vòng 30 phút.

THAAD sử dụng radar băng sóng milimet và micromet loại AN/TPY-2, là phiên bản đất liền của loại AN/SPY-2 vốn được sử dụng trong hệ thống Aegis. Với công suất mạnh như nêu ở trên, radar này có khả năng phát hiện được tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách lên tới 1.000 km.


Sơ đồ tác chiến phòng thủ của hệ thống THAAD.


Ngoài khả năng tác chiến độc lập, THAAD còn có khả năng cung cấp thông tin về mục tiêu cho các hệ thống phòng không khác qua hệ thống data link nhằm nâng cao khả năng chiến đấu đến mức tối đa.

Tháng 9/2008, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất đã đặt mua 3 hệ thống THAAD gồm 147 tên lửa, bốn radar, 6 trạm kiểm soát thông tin và 9 xe phóng. Tuy nhiên, thông tin về giá trị hợp đồng cũng như thời gian giao hàng vẫn được các bên giữ kín.

Tháng 6/2009, trước sức nóng của các vụ thử tên lửa của CHDCND Triêu Tiên, Mỹ cũng đã có ý định triển khai hệ thống THAAD tại Nhật Bản kết hợp với hệ thống Aegis trên biển nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa này.

Mặc dù được thử nghiệm không ít lần thành công, hệ thống Aegis và THAAD vẫn bị nhiều thành viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nghi hoặc. Các thử nghiệm dựa trên các mẫu tên lửa với đường bay cố định mang một đầu đạn hạt nhân; trong khi các tên lửa của đối trọng lớn nhất của Mỹ là Nga thường có khả năng tàng hình, có đường bay thay đổi liên tục, mang theo hàng chục đầu đạn hạt nhân và có thể phóng từ tầu ngầm từ bất cứ nơi nào trên thế giới.



Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Mỹ tăng số lượng hệ thống phòng không



[BDV news]Chiến dịch quân sự tại Libya đã làm nóng thị trường vũ khí thế giới, đặc biệt là thị trường tên lửa phòng không.


Ngày 31/3/2011, Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ MDA đã ký kết một bản hợp đồng cung cấp 6 tổ hợp tên lửa phòng không di động THAAD (Theatre High Altitude Area Defense) với công ty Lockheed Martin.

Tổng trị giá của bản hợp đồng lên tới 694,9 triệu USD. Dự kiến đến năm 2013 Quân đội mỹ sẽ đưa vào biên chế cho lực lượng phòng không hệ thống tên lửa di động hiện đại này.

Hiện nay trong biên chế của Quân đội Mỹ có hai tổ hợp THAAD với tên gọi Alpha. Trong đó, tổ hợp Alpha thứ nhất được biên chế cho Trung đoàn phòng không số 4, Tổ hợp Alpha thứ hai được biên chế Trung đoàn phòng không số 2 có căn cứ tại Fort Bliss bang Texas.

Tổ hợp THAAD bao gồm 3 bệ phòng với 24 tên lửa cùng với một hệ thống chỉ huy và hệ thống rađa band-X.



Tên lửa phòng không của hệ thống THAAD rời bệ phóng.


Tổ hợp THAAD thực hiện theo nguyên tắc tấn công trực tiếp các mục tiêu tên lửa, có khả năng trao đổi thông tin với các tổ hợp tên lửa đạn đạo bao gồm Aegis, tên lửa phòng không Patriot PAC-2 và PAC-3.

Hệ thống phòng thủ THAAD được mệnh danh là "nỗi khiếp sợ" của tên lửa. Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm thấp, tầm trung như tên lửa Scud. Ngoài ra, THAAD cũng có khả năng tấn công lại các tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Do khả năng của của hệ thống Patriot PAC-2 và PAC-3 đã không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tiên tiến, Quân đội Mỹ đã đưa ra đề xuất chính thức cho việc chế tạo hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới THAAD. Lockheed Martin được lựa chọn cho sự phát triển hệ thống phòng thủ tiên tiến THAAD.

THAAD là một phần của một mạng lưới phòng thủ tên lửa ba lớp. Trong đó, lớp phòng thủ thứ nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Nếu lớp thứ nhất không ngăn chặn được thì đến hệ thống đánh chặn THAAD và lớp cuối cùng là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn Patriot PAC-2 và PAC-3.

Hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD có một phạm vi hoạt động khoảng 150-200 km và có thể đạt đến độ cao 25 km. Trong giây đầu tiên sau khi được phóng tên, lửa sẽ xoay vòng và sau đó mới tấn công mục tiêu.


THAAD là một phần của một mạng lưới phòng thủ tên lửa ba lớp.


Xe gắn bệ phóng THAAD gắn trên xe tải hạng nặng Oshkosh M1120 LHS có tính cơ động cao, mỗi xe có thể được mang được 8 ống phóng tên lửa, tên lửa có chiều dài 6,17 m, đường kính 0,34 m trọng lượng của tên lửa là 900 kg, vận tốc tối đa lên tới 100 km/h.

Xe được trang bị một động cơ diesel Detroit 8V92TA với công suất tối đa 450 mã lực.

Biên chế đủ của một đơn vị THAAD bao gồm một radar, một trung tâm kiểm soát-điều khiển và 4 xe phóng tên lửa.



>> Chương trình radar mới cho EF-2000 thiếu tiền



[BDV news]"Chiến binh châu Âu" EF-2000 Typhoon sẽ được trang bị radar AESA trong thời gian ngắn tới


(*) AESA - Active Electronically Scanned Array: quét mảng pha điện tử chủ động 4 quốc gia trụ cột trong chương trình phát triển của Eurofighter Typhoon là Anh, Đức, Italy và Tây Ban Nha đã bật đèn xanh để Tập đoàn Euroradar, tiếp tục các chương trình đầu tư phát triển radar quét mảng pha điện tử chủ động, radar AESA cho EF-2000 Typhoon.

Radar AESA là một đảm bảo quan trọng cho khả năng thắng thầu của EF-2000 Typhoon trong các hợp đồng xuất khẩu của chiến đấu cơ này trên toàn thế giới. Đặc biệt là trong các chương trình đấu thầu lớn như chương trình MMRCA của không quân Ấn Độ, chương trình hiện đại hóa không quân của Nhật Bản và các chương trình mua sắm khác của các nước trên thế giới.

Tất nhiên, các radar AESA cũng được sản xuất để lắp đặt cho các chiến đấu cơ của các nước tham gia dự án.



Radar quét mảng pha điện tử chủ động Captor-E
Công ty SELEX Galileo, một công ty con của Tập đoàn Euroradar đã bắt đầu công việc phát triển một cách toàn diện một radar mới có tên gọi là Captor-E. Dự kiến công việc phát triển đầu tiên sẽ hoàn thành trong 9 tháng.

Tuy nhiên, kinh phí tài trợ cho chương trình liên tục bị gián đoạn do các nước tham gia dự án gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Hiện tại, vẫn chưa rõ kinh phí cho giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ được tài trợ như thế nào. Nhưng với tình hình cắt giảm ngân sách quốc phòng tại các quốc gia châu Âu, Các nhà phân tích cho rằng, giai đoạn phát triển tiếp theo vẫn còn bỏ ngỏ.

Phát ngôn viên của Eurofighter từ chối bình luận về kinh phí cho giai đoạn phát triển tiếp theo, nhưng đã phát biểu như sau: “Các quốc gia đối tác và các công ty trong dự án sẽ tiếp tục các bước để phát triển toàn diện radar AESA. Chúng tôi xác nhận là radar mới sẽ đi vào hoạt động chính thức trong năm 2015”.

Nếu không có một radar AESA với các công nghệ tối ưu so với các đối thủ, EF-2000 sẽ khó lòng cạnh tranh được trong các hợp đồng xuất khẩu lớn trị giá nhiều tỷ USD.

Radar Captor-E được phát triển dựa trên radar Captor đang sử dụng trên EF-2000 Typhoon, được thiết kế lại phần ăng ten, thiết bị phát năng lượng tần số cao.

Được trang bị bộ vi xử lý “back-end”, radar mới có khả năng phát 1.425 tia điện tử độc lập, cung cấp khả năng giám sát đồng thời không đối không, đối đất, đối hải và quản lý giao diện vũ khí, cho phép phát hiện nhanh, chính xác, nhiều đối tượng cùng lúc, với chi phí bảo dưỡng thấp hơn so với radar cũ.

Các nhà sản xuất hy vọng, sự xuất hiện của một radar AESA mới cho chiếc EF-2000 Typhoon sẽ mang lại cho chiến đấu cơ này nhiều cơ hội xuất khẩu hơn.




>> Dự án quốc phòng Mỹ tăng 135 tỷ USD từ 2008-2011



[BDV news]Ngày 31/3, theo báo cáo của Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ (GAO), kinh phí đầu tư cho các dự án quốc phòng của Mỹ từ năm 2008 đến đầu năm 2011 đã tăng thêm 135 tỷ USD.


Mặc dù hồi tháng 2/2011, Lầu Năm Góc đã đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu quân sự, nhưng theo thống kê của GAO, từ năm 2008 những dự án quốc phòng của Mỹ đã tăng từ 96 đến 98 dự án. Và tổng kinh phí để thực hiện những chương trình này ước tính lên tới 1,68 nghìn tỷ USD.

Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm, ngân sách đầu tư quốc phòng của Mỹ đã tăng thêm 135 tỷ USD, trong đó bội chi 70 tỷ USD là do của việc mua sắm vũ khí.

Chỉ tính riêng năm 2008, Lầu Năm Góc đưa ra dự tính, giá trị thực hiện các hợp đồng quốc phòng là 407 tỷ USD, tuy nhiên đến năm 2010 con số này đã tăng lên mức 428 tỷ USD.

Cũng trong năm 2008, dự kiến tổng ngân sách mua sắm vũ khí mới và trang thiết bị quân sự sẽ ở mức 1,089 nghìn tỷ USD, nhưng đến năm 2010 đánh giá này đã tăng lên mức 1,219 nghìn tỷ USD.

Đặc biệt dự án chiến đấu cơ thế hệ 5, F-35 Lightning II ký kết với công ty Lockheed Martin nằm trong danh sách những dự án quốc phòng đắt nhất của Mỹ trong giai đoạn này.

Ngày từ khi khởi động chương trình F-35 từ năm 2008, quân đội Mỹ ước tính chi phí cho toàn bộ dự án chỉ ở mức 149,7 tỷ USD, nhưng trong năm 2010 con số này đã lên tới 263,7 tỷ USD. Trong khi đó, dự đoán giá một máy bay F-35 đã tăng từ 101,7 triệu USD lên 115,5 triệu USD.

Tiếp theo là chương trình đóng tàu khu trục thuộc dự án DDG 51 Arleigh Burke cũng là một trong những dự án bội chi. Tổng chi phí cho dự án này tăng từ 77,4 tỷ USD lên 94,3 tỷ USD, giá trị của một chiếc tàu khu trục loại này đã tăng từ 1,2 lên 1,3 tỷ USD.



Mô phỏng tàu khu trục DDG-1000 Zumwal.


Chương trình mua chiến đấu cơ F-22 Raptor cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, tổng giá trị của chương trình này chỉ trong vòng 2 năm (2008-2010) đã tăng từ 75,2 lên 77,4 tỷ USD. Trong khi đó, giá mỗi chiếc F-22 trong giai đoạn này đã tăng từ 408,7 lên 411,7 triệu USD.

Khi đề cập đến giá thành mua mỗi sản phẩm quốc phòng, Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ không chỉ tính giá trị thực của sản phẩm mà cả tất cả những trang thiết bị và dịch vụ đi kèm bao gồm mua vũ khí, thiết bị bảo dưỡng, dịch vụ kỹ thuật đi kèm và đào tạo nhân viên.

Trong khi đó, Giám đốc chương trình thu mua và tính toán kinh phí của GAO, Michael Sullivan tuyên bố, trong 2 năm trở lại đây xuất hiện xu hướng gia tăng sự phá vỡ Quy chế Nunn-McCurdy (tổng chi phí thực tế của dự án vượt qua chi phí dự kiến 15%).

Từ năm 1997 tới nay đã ghi nhận 74 trường hợp vi phạm quy chế Nunn-McCurdy, trong đó có tới 47 dự án quân sự. Phần lớn các trường hợp vi phạm do Quốc hội Mỹ nghiên cứu xảy ra trong các năm 2001, 2005, 2006 và 2009.


Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II.


Quy chế Nunn-McCurdy Chính phủ Mỹ ban hành từ năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1983. Theo quy chế này, Lầu Năm Góc phải có trách nhiệm giải trình chi tiết cho Quốc hội Mỹ nếu tổng giá trị của dự án quốc phòng tăng lên hoặc giá cuối cùng của mỗi sản phẩm quốc phòng đưa ra tăng quá 15% so với dự kiến ban đầu.

Quy chế Nunn-McCurdy yêu cầu ngừng bất kỳ dự án nào do Lầu Năm Góc và các đơn vị của Lầu Năm Góc tiến hành nếu chi phí chương trình vượt quá 25% so với dự tính ban đầu.

Dự án máy bay chiến đấu F-35 đã vi phạm quy tắc Nunn-McCurdy. Lầu Năm Góc đã dự đoán một sự gia tăng chi phí cho chương trình F-35 tới 51 tỷ USD. Việc chi phí quá cao cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu trình F-35 được coi như là một kịch bản bi quan.

Lầu Năm Góc đã tổ chức một loạt các cuộc tham vấn từ Quốc hội Mỹ nhằm tiếp tục hoàn chương trình F-35. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thành công trong việc tái thiết dự án chiến đấu cơ F-35 bất chấp kinh phí phát triển dự án tăng quá 25% và chương trình này đứng trên bờ vực đóng cửa. Dự án đã được duy trì vì chứng minh được lợi ích của chương trình là quan trọng đối với an ninh quốc gia.



>> Việt Nam đề xuất hợp tác giữa quân đội ASEAN



[BDV news] Ngày 31/3, Hội nghị không chính thức Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước thành viên ASEAN lần thứ 8 (ACDFIM-8) đã diễn ra tại Jakarta, với sự tham dự của nhiều tham mưu trưởng quân đội và tướng lĩnh các nước ASEAN.


Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu đoàn quân sự cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị.




Phát biểu tại ACDFIM-8 với chủ đề "Phát huy sự đồng tâm hiệp lực của quân đội các nước ASEAN trong đối phó với những thách thức hiện tại của khu vực," Trung tướng Đỗ Bá Tỵ đã trình bày quan điểm của Quân đội Việt Nam về vấn đề an ninh khu vực và đề xuất phương hướng hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN trong thời gian tới.

Về tình hình an ninh Biển Đông, vấn đề đang được khu vực và thế giới quan tâm, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ nêu rõ Biển Đông là vùng biển gắn với lợi ích của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực, song vùng biển này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn khó lường. Các tranh chấp chủ quyền trên biển vẫn chưa được giải quyết. Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chưa đủ sức mạnh pháp lý để được các bên tuân thủ nghiêm túc.

Việt Nam luôn nhất quán trong chủ trương giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và tinh thần của DOC trong khi tiếp tục tìm giải pháp đảm bảo hòa bình và ổn định lâu dài.

Vấn đề an ninh Biển Đông đòi hỏi nỗ lực hợp tác của tất cả các nước trong khu vực và có lợi ích liên quan, đặc biệt trong giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống, góp phần thực hiện đầy đủ DOC, ngăn chặn hoạt động làm phức tạp tình hình, các cuộc diễn tập phô trương sức mạnh quân sự hay đe dọa các nước khác.

Nhân dịp này, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ đã đề xuất một số vấn đề cụ thể cần được tập trung trong hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN như xây dựng nhận thức chung về các mối đe dọa và thách thức trong khu vực thông qua tăng cường chia sẻ và trao đổi; thiết lập đường dây nóng và phối hợp tuần tra chung giữa hải quân các nước nhằm đối phó với các thách thức an ninh biển; xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN, đặc biệt trong tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai; thành lập các lực lượng phản ứng nhanh có khả năng ứng phó khẩn cấp tại chỗ cũng như hỗ trợ các nước láng giềng khi cần.

Trung tướng đề xuất hợp tác xây dựng các trung tâm cảnh báo sớm; tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, phối hợp chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia; tăng cường diễn tập cả trên sa bàn và thực tế; tăng cường trao đổi đoàn, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Đại biểu nước chủ nhà Indonesia, Malaysia và Singapore cũng đã phát biểu chia sẻ quan điểm về tình hình ở Biển Đông.

Cũng nhân dịp này, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ đã bày tỏ chia sẻ với Chính phủ và nhân dân Nhật Bản cũng như Chính phủ và nhân dân Myanmar trước những thiệt hại to lớn do hậu quả các trận động đất và sóng thần mới đây.



>> Xe bọc thép 'hút hồn' quân đội Nga



[BDV news]Quân đội Nga quyết định mua 500 xe bọc thép của Pháp do những tính năng vượt trội của loại xe về khả năng phòng vệ cũng như độ an toàn so với xe thiết giáp tương tự của Nga.


VBL (Véhicule Blindé Léger) là loại xe bọc thép hạng nhẹ do công ty Panhard thiết kế sản xuất. VBL được phát triển trong những năm 1980, bắt đầu phục vụ trong quân đội Pháp từ năm 1990.

VBL được dùng để đảm nhiệm vai trò trinh sát, tuần tra các vùng biên giới, chiến đấu chống tăng trên chiến trường, hỗ trợ các hoạt động chống bạo động. Xe có chiều dài 3,8m, rộng 2,02m, cao 1,7m, trọng lượng từ 3.500-4.000kg tùy theo vũ khí đi kèm.

Xe được thiết kế kết hợp sự nhanh nhẹn, tính việt giã rất cao, khả năng hoạt động trên mọi địa hình. VBC có thể dễ dàng vận chuyển đến chiến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau.



Xe bọc thép hạng nhẹ VBL có mặt trong thành phần trang bị 16 quốc gia trên thế giới.


VBL bọc thép TDH dày từ 5-11,5mm đạt tiêu chuẩn NATO STANAG cấp 1 dành cho xe bọc thép hạng nhẹ. Lớp giáp này cho phép xe chống chịu đạn súng cá nhân hoặc mảnh đạn pháo hay mìn.

VBL lắp động cơ turbo-diesel Peugeot XD3T, 4 xi lanh công suất 105 mã lực, mô men xoắn cực đại 4.150 vòng/phút, hộp số tự động ZF (3 số tiến và 1 số lùi), tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu 16 lít/100km, hệ thống treo kết hợp thủy lực và lò xo giảm xóc.

Tốc độ xe đạt 100km/h, xe có khả năng lội nước với tốc độ 5,4km/h. Lốp xe được trang bị hệ thống điều chỉnh áp suất tùy theo địa hình hoạt động.

Điểm nổi bật của VBL so với các xe bọc thép cùng loại của Nga là toàn bộ hệ thống vũ khí được điều khiển từ bên trong buồng lái thông qua trạm điều khiển vũ khí từ xa Wasp, với sự hỗ trợ nhắm mục tiêu từ xa bằng thiết bị quan sát ảnh nhiệt bị động. Ngoài ra còn có, thiết bị gây nhiễu vô tuyến nhằm ngăn chặn và phá vỡ các thiết bị báo động không dây bằng vô tuyến điện.

VBL bảo vệ an toàn cho tổ lái trong các môi trường nguy hiểm cao. Người ngồi trong xe tác chiến từ bên trong thông qua các thiết bị quan sát ảnh nhiệt và các cảm biến, giảm thương vong do bị bắn tỉa nhất là trong môi trường tác chiến đô thị.


Phiên bản VBL Milan trang bị tên lửa diệt tăng.


Vũ khí trang bị trên xe thay đổi tùy theo phiên bản, mục đích sử dụng. Bao gồm:

- VBL Milan thiết kế đảm nhiệm vai trò chống tăng, nó được trang bị 6 tên lửa chống tăng Milan kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt Mira, tầm bắn 2.000m.

- VBL ERYX cũng là phiên bản chống tăng trang bị 4 tên lửa ERYX kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt MIRABEL, tầm bắn khoảng 600m. Súng máy 7,62mm tốc độ bắn lên đến 1.400 viên/phút.

- VB2L POSTE DE COMMANDEMENT là phiên bản xe chỉ huy với hệ thống liên lạc băng tần VHF, 2 radio PR4G, một hệ thống phát thanh SSB băng tần HF phục vụ cho công tác liên lạc thông tin và chỉ huy các hoạt động trên chiến trường. Bên trong xe được bố trí một trạm làm việc với hệ thống bản đồ quản lý các hoạt động của đơn vị. Xe có khả năng hoạt động chỉ huy trong 8 giờ liên tục. Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm.

- VBL RECO 12.7 phiên bản trinh sát chiến trường được trang bị hệ thống liên lạc băng tần VHF và thiết bị chống súng phóng lựu cá nhân FLY-K (PL 127). Loại này lắp súng máy hạng nặng M2 12,7mm.

- VBL AT4CS phiên bản chống tăng tầm ngắn trang bị loại tên lửa AT4CS 84mm có khả năng xuyên giáp dày 550mm hoặc xuyên 1,5m tường bê tông, tầm bắn ngắn 250m.

So với các loại xe bọc thép của Nga, tính an toàn với tổ lái của VBL được đảm bảo hơn, đó cũng là tiêu chuẩn hàng đầu trong thiết kế các loại xe bọc thép theo tiêu chuẩn NATO.


VBL đã "hút hồn" giới chức quân sự Nga nhờ vào tính năng ưu việt của mình so với các dòng xe thiết giáp hạng nhẹ của Nga.


Thiết bị điện tử của VBL vượt trội so với các xe bọc thép cùng loại của Nga, đây cũng chính là điểm yếu chí tử của các hệ thống vũ khí của Nga. Hiện nay Nga phải nhập khẩu các thiết bị điện tử từ Pháp để trang bị cho các hệ thống vũ khí của mình, nhất là các thiết bị nhắm mục tiêu ảnh nhiệt.

Các hệ thống vũ khí của Nga luôn có sự vượt trội về sức mạnh hỏa lực, tuy nhiên tính an toàn đối với tổ lái chưa được đặt lên hàng đầu, các thiết bị điện tử có năng lực hạn chế hơn các thiết bị cùng loại của NATO. Đó cũng chính là vấn đề mà các nhà quân sự Nga phải nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài.

Thông qua việc nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài nhằm khai thác các công nghệ để phát triển các mẫu xe tương tự trong nước. Tuy nhiên, việc sao chép công nghệ từ nước ngoài lại không phải là truyền thống của công nghiệp quốc phòng Nga.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang