Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: trung quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn trung quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trung quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> F-22 luyện tập đánh J-10?



[VietnamDefence news] Không quân Mỹ đã điều một số máy bay huấn luyện Т-38 Talon tới căn cứ không quân Holloman, nơi bố trí các tiêm kích thế hệ 5 F-22 trong 6 tháng.




Т-38 được phát triển dựa trên tiêm kích F-5, sẽ đóng vai trò đối thủ của F-22 và có khả năng thực hiện 3 chuyến bay/ngày với chi phí khai thác thấp. Yếu tố này khiến nó có lợi thế hơn so với F-15, ngoài ra, T-38 cũng có bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ.

Theo đại tá không quân Mỹ Molloy, Т-38 có kích thước nhỏ, sức cơ động cao và khó phát hiện nó trên không. Bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ và bức xạ điện từ yếu có thể giúp phi công Т-38 “trừng phạt” phi công F-22 nếu anh ta phạm sai lầm khi luyện tập không chiến.

Xuất hiện câu hỏi việc huy động Т-38 để huấn luyện phi công F-22 có phải nhằm mục đích huấn luyện họ không chiến với các máy bay tiêm kích J-10 của Trung Quốc hay không?




Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc tự chế tạo trực thăng cảnh báo sớm



[BDV news] Trên mạng Trung Quốc xuất hiện những bức ảnh về trực thăng Changhe Z-8 được trang bị tổ hợp chỉ huy và cảnh báo sớm bằng radar lắp đặt bên ngoài.

Có thông tin cho rằng, Trung Quốc đang chế tạo biến thể trực thăng tương tự trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm Ka-31 của Nga.

Dự đoán, trực thăng này sẽ được trang bị cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.



Hình ảnh trực thăng Changhe Z-8 xuất hiện trên mạng Trung Quốc.

Trên hình ảnh nhận thấy, anten của radar được lắp đặt sau khoang tải. Khi làm việc, anten có thể hạ thấp, cho phép quan sát 360 độ tương tự như hệ thống Horizon AEW của Pháp lắp đặt trên trực thăng Aerospatiale Super Puma Mark 2.

Theo giả thuyết khác, đây là loại radar SAR mà quân đội Trung Quốc thường sử dụng.

Dù trong trường hợp nào, đây là một sự kiện hết sức đáng quan tâm.

Tự chế tạo trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm, Trung Quốc có thể không phải tiếp tục mua trực thăng Ка-31 của Nga nữa.

Thực tế là tàu sân bay Varyag không thể triển khai hoạt động cho các máy bay cảnh báo sớm kiểu KJ-2000 mà Trung Quốc đang sở hữu. Trong khi đó việc đàm phán mua trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 của Nga đang gặp khó khăn.

Do đó, Trung Quốc đã quay sang giải pháp phát triển trực thăng cảnh báo sớm trên cơ sở của trực thăng vận tải.


Trực thăng Super Puma Mark II của Pháp.

Z-8 là trực thăng vận tải hạng trung được sao chép từ trực thăng vận tải SA 321 Super Frelon của Pháp, phát triển trong giai đoạn những năm 1980, thời kỳ "trăng mật" giữa Trung Quốc và Pháp.

Tuy nhiên, bản thân Z-8 thiếu khả năng hoạt động trên các sàn đáp của tàu chiến. Không rõ hiện tại giới quân sự Trung Quốc đã cải thiện vấn đề này như thế nào.


>> Đài Loan lập hải đội tàu tên lửa mới



[BDV news]Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu chào mừng sự ra đời của đội tàu tên lửa mới vào ngày 7/4.

Tổng thống Mã Anh Cửu đích thân tham dự buổi lễ khai trương tại quân cảng Suao, đông bắc Đài Loan.

Ông Mã Anh Cửu cam kết tăng cường tiềm lực quân sự nhằm đối phó với sức mạnh quân sự từ Trung Quốc.

Hải đội bao ngồm 10 tàu tên lửa được chế tạo tại Đài Loan.



Tên lửa Hsiungfeng II được trang bị cho đội tàu mới.

Ông Mã Anh Cửu có xu hướng thân thiện với Bắc Kinh và cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia đã “nồng ấm” hơn nhiều kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2008. Tuy nhiên, tổng thống Đài Loan không từ bỏ các biện pháp đề phòng Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn tuyên bố Đài Loan là một phần đất thuộc chủ quyền của quốc gia này. “Chúng ta không thể ngơi nghỉ trong quá trình xây dựng quân đội”, ông Mã Anh Cửu nói.

Ông Mã phủ nhận ý kiến cho rằng Đài Loan đang chạy đua vũ trang với Trung Quốc, do có sữ khác biệt rất lớn trong qui mô kinh tế giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục.


Tàu lớp Seagull lỗi thời sẽ được thay thế hoàn toàn bằng thế hệ tàu mới.


Dù vậy, “Đài Loan vẫn duy trì một lực lượng tự vệ nhỏ nhưng tinh nhuệ, hoạt động theo đường lối “chiến tranh phi đối xứng”, ông Mã nói.

“Chiến tranh phi đối xứng” là thuật ngữ để chỉ chiến tranh giữa hai phe với tương quan lực lượng khác nhau. Phía yếu hơn sử dụng chiến thuật và chất lượng để cân bằng với số lượng.

Hải quân Đài Loan tiết lộ, sẽ chế tạo thêm 10 tàu tên lửa và bàn giao vào cuối năm 2011. Khi đó, Hải quân Đài Loan sẽ có khoảng 30 tàu loại này.

Những tàu tên lửa này được sử dụng để thay cho tàu lớp Seagull nặng 50 tấn đã lỗi thời. Mỗi tàu chiến này nặng 171 tấn, được trang bị 4 tên lửa Hsiungfeng II.


Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2)



[BDV news] Khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc là tiền đề không thể thiếu để các nhiệm vụ chế áp phòng không ngày càng chính xác và hiệu quả hơn. Trong tương lai, người ta không phải mạo hiểm mạng sống phi công cho những nhiệm vụ nguy hiểm này.

Tính chính xác là ưu tiên hàng đầu
Một trong những điểm yếu của thiết kế tên lửa AGM-88 ở chỗ: một khi ra đa đối phương tắt tín hiệu và tên lửa không phát hiện được ra đa và trở nên không thể kiểm soát, biến thành thành nguy cơ lớn cho bất kỳ mục tiêu nào dưới mặt đất không phân biệt địch, ta hay dân thường.

Trong chiến dịch không kích của quân đồng minh vào Nam Tư năm 1999, một tên lửa AGM-88 HARM đã mất mục tiêu và đánh trúng vào một ngôi nhà tại Sofia, Bulgaria cách đó 80 km.

Sau sự kiện đó, nhà sản xuất loại tên lửa này đã phát triển một mô đun mới có tên HDAM (HARM Destruction of Enemy Air Defence Attack Module - Mô đun phá hoại tấn công phòng không của đối phương dành cho tên lửa chống bức xạ tốc độ cao).






Thông số kỹ thuật tên lửa AGM-88 HARM và cấu tạo chi tiết của hệ thống dẫn đường HDAM.


“Trái tim” của mô đun này chính là hệ thống định vị GPS tích hợp tiên tiến, giúp tên lửa không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn phát sóng của ra đa để định vị mục tiêu. Nó giúp AGM-88 đối phó được với chiến thuật bật/tắt ra đa thường thấy và không gây nguy hại cho những vùng xung quanh.

Kể từ khi phát triển, AGM-88 HARM được nâng cấp qua rất nhiều phiên bản như AGM-88 bản A,B nâng cấp đầu dò nhạy hơn, AGM-88C được thêm chức năng chống nhiễu và mới nhất là phiên bản AGM-88E AARGM, được trang bị cả đầu dò bị động và chủ động, hoạt động trên dải sóng milimét. Loại tên lửa diệt radar mới nhất này dự kiến được trang bị trong không quân Mỹ từ tháng 11/2010.

Tên lửa ALARM
Ngoài AGM-88 HARM, trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” tại Iraq, NATO còn sử dụng một loại tên lửa diệt ra đa khác là ALARM.

Trên chiến trường, ALARM thường được trang bị cho các máy bay Panavia Tornado. Tuy nhiên, Tornado chỉ mang ALARM khi thực hiện nhiệm vụ hỗn hợp, chứ không chuyên biệt như máy bay EA-18G Growler của Mỹ.


Máy bay chiến đấu Panavia Tornado trang bị tên lửa diệt radar ALARM.


Hỗ trợ cùng các loại vũ khí trên là những thiết bị trinh sát hiện đại như bộ thu sóng AN/ALQ-218 trang bị trên máy bay EA-18G Growler có khả năng nhận biết, thu thập và phân tích các loại sóng radar ở các bước sóng khác nhau, từ đó đưa ra phương án gây nhiễu thích hợp.

Với khả năng phân tích và gây nhiễu rất nhiều băng tần, sự kết hợp của bộ thu sóng AN/ALQ-218, bộ gây nhiễu sóng ra đa AN/ALQ-99, thiết bị phá sóng liên lạc Raytheon ALQ-227(V)1, cùng hệ thống thông tin liên lạc INCANS cho phép phi công có thể thoải mái liên lạc trong tình trạng môi trường xung quanh bị nhiễu nặng, khiến phi cơ này trở thành bá chủ trong nhiệm vụ chế áp điện tử, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong chiến tranh công nghệ cao ngày nay.


Trang bị tiêu chuẩn của máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler với các thiết bị thu phát, gây nhiễu sóng radar, thiết bị liên lạc hiện đại cùng tên lửa không đối không AIM-120C và tên lửa diệt radar AGM-88.


Thiết bị bay tác chiến không người lái

Hiện tại, nhiệm vụ S/DEAD thuộc về máy bay có người lái. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt nguy hiểm, các loại máy bay chế áp phòng không là mục tiêu số một của các phòng không và không quân đối phương. Vì vậy, ý tưởng sử dụng phương tiện bay tác chiến không người lái UAV/UCAV ngày càng được để mắt tới.

Chiến thuật này đã được thử nghiệm trong các cuộc chiến quy mô nhỏ, đối phó với những hệ thống phòng không yếu cả về chất lượng và số lượng như chiến dịch “Hòa bình cho Galile” của Israel chống lại Lebanon năm 1982 và lực lượng hỗn hợp Mỹ sử dụng trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”.

Loại UAV sử dụng trong chiến dịch “Hòa bình cho Galile” có tên Harpy, do Israel sản xuất; có cấu tạo cánh tam giác (delta), có khả năng bay liên tục hai giờ và tầm hoạt động 500 km. Được trang bị đầu dò sóng ra đa bị động, có thể lần theo đài phát ra đa đối phương và lao thẳng vào phá hủy chúng với lượng thuốc nổ 32 kg mang theo trong thân.

Hiện, Harpy trở lên khá lỗi thời và đã được Israel xuất khẩu rộng rãi sang Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.



Máy bay không người lái (UAV) Harpy trang bị trong quân đội Hàn Quốc do Israel sản xuất, có tầm hoạt động 500 km và thời gian bay hai giờ liên tục.

Tương tự, quân đội Mỹ cũng sử dụng UCAV (UAV mang vũ khí) MQ-9 Reaper để chống lại các mục tiêu tại Afghanistan, trong đó có sử dụng hạn chế trong các nhiệm vụ S/DEAD.



UCAV MQ-9 Reaper và kho vũ khí của nó (bốn tên lửa Hellfire và hai bom thông minh).
UAVs cũng được sử dụng rộng rãi để thu thập các thông tin tình báo phục vụ cho các nhiệm vụ S/DEAD. Những thông tin tình báo điện tử (ELINT-Electronic Intelligent) bao gồm tính năng, số lượng của ra đa cũng như thói quen hoạt động của trắc thủ.

Trong tương lai, UAV sẽ được chuyên biệt hóa để thực hiện cả các nhiệm vụ ELINT và S/DEAD. Để phục vụ mục tiêu này, cả châu Âu và Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào những chương trình phát triển UAV/UCAV hiện đại. Trong đó, có gói thầu 1,1 tỷ USD của không quân Đức nhằm mua 5 UCAV Eurohawk. Thiết bị này có thể tuần tiễu quanh mục tiêu trong suốt 35 giờ liên tục và trang bị các loại tên lửa đối đất như Hellfire, Brimstone để tiêu diệt chúng.


UAV loại Eurohawk của Đức. Trong tương lai, nó sẽ đảm nhận cả nhiệm vụ trinh sát và tác chiến đường không.

Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới, những cuộc tập kích đường không luôn mang lại thành công lớn, vì thế những chiến thuật chế áp phòng không luôn được tập luyện, cải tiến ở các cường quốc giàu kinh nghiệm và tìm mọi cách học tập ở những cường quốc mới, ít kinh nghiệm hơn, nhưng không kém tham vọng giành ngôi bá chủ.



Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.3)



[VITINFO news] Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này.

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1) 
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2) 


Phần III: Không quân Trung quốc






Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này.

Lực lượng Không quân Trung quốc gồm có 30 sư đoàn (3 sư đoàn máy bay ném bom, 3 sư đoàn máy bay cường kích, 22 sư đoàn máy bay tiêm kích, 2 sư đoàn máy bay vận tải), tập trung chủ yếu ở vùng đông-bắc và ở phía đông.

Không có con số thật chính xác về số lượng máy bay của Không quân Trung quốc. Theo đánh giá của các nhà phân tích quân sự nước ngoài, tổng số máy bay chiến đấu của Không quân Trung quốc nằm trong khoảng từ 2 đến 4 nghìn chiếc. Trung quốc có 400 sân bay với sức chứa tới 9.000 máy bay, lớn hơn khoảng ba lần so với tổng số máy bay hiện có của Không quân Trung quốc, đảm bảo khả năng cơ động lực lượng không quân ở tất cả các hướng chiến lược.

Lực lượng máy bay ném bom có khoảng 140 máy bay H-6 (là bản sao loại máy bay Tu-16 của Liên xô trước đây), có cự ly hoạt động 2,5 nghìn km, trực thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược. Đây là loại máy bay cũ đã bị loại bỏ khỏi lực lượng vũ trang Nga. Từ năm 2006 Trung quốc sản xuất hàng loạt máy bay ném bom H-6M có cự ly hoạt động lớn hơn. Máy bay H-6M được trang bị tên lửa hành trình DH-10. Sử dụng công nghệ của Mỹ Trung quốc đã chế tạo và sản xuất tên lửa DH-10 theo mẫu tên lửa X-55 của Nga (Trung Quốc đã mua sáu tên lửa loại này của Ukraina). Trên cơ sở loại máy bay H-6, Trung quốc còn sản xuất loại máy bay tiếp nhiên liệu HY-6 (hiện có 8 chiếc). Ngoài ra, theo các nguồn thông tin khác nhau, lực lượng máy bay ném bom còn có khoảng từ 40 đến 350 máy bay ném bom chiến thuật loại H-5 (là bản sao loại máy bay cũ IL-28 của Liên xô trước đây). Số máy bay này sẽ được thay thế bằng loại máy bay mới JH-7, về cấu tạo giống như loại máy bay SU-24 của Nga và “Jaguar” của Anh-Pháp. Hiện nay không quân Trung quốc mới có (15-20) chiếc loại này. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay ném bom là 80 giờ/năm.

Lực lượng máy bay cường kích có khoảng từ 300 đến 550 máy bay Q-5 (được sản xuất theo mẫu máy bay MiG-19). Đây là loại máy bay cũ, nhưng khá hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ cho lục quân trên chiến trường nếu đối phương không có lực lượng phòng không mạnh hoặc lực lượng phòng không của đối phương đã bị tiêu diệt. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay cường kích là 150 giờ/năm.

Lực lượng mạnh nhất của Không quân Trung quốc là lực lượng máy bay tiêm kích, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước đã được trang bị lại bằng các loại máy bay mới nhất: SU-27 (Trung Quốc gọi là J-11) và SU-30 (Trung Quốc gọi là J-12). Không quân Trung Quốc hiện có 176 máy bay SU-27 và 73 máy bay SU-30. Dự kiến 200 máy bay SU-27 sẽ được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga (không được quyền bán lại cho các nước thứ ba), nhưng sau khi sản xuất được 105 chiếc phía Trung Quốc hủy bỏ hợp đồng này. Ngoài ra, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất loại máy bay tiêm kích J-11B (phiên bản rút gọn của máy bay J-11) để xuất khẩu.

Trung quốc còn sản xuất một loại máy bay tiêm kích hiện đại nữa là J-10 theo mẫu máy bay tiêm kích “Lavi” của Israel kết hợp với các trang thiết bị của Nga (radar “Juk”, động cơ AL-31F, vũ khí). Trung quốc hiện có 70 máy bay J-10 , và dự kiến sẽ sản xuất đến 300 chiếc.

Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay tiêm kích là 200 giờ/năm, tương đương với phi công Mỹ, và lớn hơn (4-5) lần so với phi công Nga.

Không quân Trung quốc còn có một số lượng đáng kể máy bay tiêm kích cũ. Loại phổ biến nhất là máy bay J-6 (bản sao của máy bay MiG-19). Trước đây Không quân Trung quốc có đến 3 nghìn máy bay J-6, hiện còn khoảng từ 300 đến 800 chiếc. Không quân Trung quốc còn có khoảng 700 máy bay J-7 (bản sao của máy bay MiG-21) và khoảng (180-250) máy bay J-8 do Trung quốc tự chế tạo. Tất cả các loại máy bay kể trên không đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, tuy nhiên chúng có khả năng tạo ra hiệu ứng số đông, đảm bảo phối hợp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của các loại máy bay hiện đại.

Không quân Trung quốc (giống như Không quân Mỹ) cũng có một phi đội mang tên "Aggressor" gồm các phi công giỏi nhất và được trang bị máy bay hiện đại SU-27. Phi đội này tạo giả hoạt động của Không quân đối phương giả định (như Đài Loan…). Phi công các đơn vị khác của Không quân Trung Quốc diễn tập với phi đội "Aggressor" để nâng cao trình độ và nghiên cứu chiến thuật của đối phương giả định.

Máy bay tiêm kích của Không quân Trung quốc được trang bị một số lượng lớn tên lửa "không đối không” hiện đại gồm khoảng 3 nghìn tên lửa P-27 và 3200 tên lửa P-73 của Nga. Trung Quốc tự, sản xuất tên lửa PL-9 (theo mẫu tên lửa "Pyton-3" của Israel) và tên lửa PL-11 (theo mẫu tên lửa "Aspid-1A" của Ý). Tên lửa PL-9 còn được sử dụng trong lực lượng phòng không của lục quân.

Số lượng máy bay trinh sát của Không quân Trung quốc gồm có 100 máy bay JZ-6, 40 máy bay HZ-5, 15 máy bay YZ-7 và YZ-8, 5 máy bay "Learjet-35 ", 8 máy bay AN-30, 3 máy bay TU-154P. Gần đây lực lượng không quân Trung quốc đã được trang bị thêm 6 hoặc 7 máy bay trinh sát điện tử từ xa KJ-200 và KJ-2000.

Số lượng máy bay vận tải của Không quân Trung quốc gồm có 300 máy bay Y-5 (bản sao của máy bay AN-2), 100 máy bay Y-7 (AN-24), 70 máy bay Y-8 (AN-12), 15 máy bay Y-11 và 8 máy bay Y-12 (là 02 loại máy bay vận tải hạng nhẹ do Trung quốc tự chế tạo), 19 máy bay TU-154, 20 máy bay IL-76, 6 máy bay Boeing 737. Khả năng đổ bộ lính dù và vận chuyển quân của Không quân Trung quốc hiện còn bị hạn chế.

Phần lớn số lượng máy bay trực thăng của quân đội Trung quốc trực thuộc quân chủng lục quân. Không quân Trung quốc chỉ có 100 máy bay trực thăng Z-5 (bản sao của máy bay Mi-4), 100 máy bay trực thăng Z-9 (bản sao của máy bay Pháp AS-365), 40 máy bay trực thăng Mi-8, 6 máy bay trực thăng AS-332 của Pháp.

Trong những năm gần đây khả năng phòng không của quân đội Trung Quốc đã được nâng lên đáng kể bằng cách mua các hệ thống tên lửa phòng không C-300 của Nga. Hiện nay Trung Quốc có 1 trung đoàn (2 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU, 2 trung đoàn (4 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU-1, và 16 tiểu đoàn tên lửa phòng không C-300PMU-2. Trung Quốc đã sao chép hệ thống tên lửa phòng không C-300 và bắt đầu sản xuất hệ thống này (với tên gọi là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9). Ngoài ra, lực lượng phòng không của Trung quốc còn có khoảng 600 bệ phóng tên lửa HQ-2 (bản sao hệ thống tên lửa phòng không C-75 của Liên Xô trước đây) và khoảng 16.000 pháo phòng không.

Ở Trung Quốc, binh chủng lính dù trực thuộc quân chủng Không quân. Lực lượng này gồm 3 sư đoàn và đóng tại quân khu Bắc Kinh. Mỗi sư đoàn có 4 trung đoàn (3 trung đoàn lính dù và 1 trung đoàn pháo binh). Tổng số quân của binh chủng khoảng (24-30) nghìn người. Tất cả mọi quân nhân của binh chủng lính dù, kể cả tư lệnh binh chủng, đều phải biết nhảy dù từ một số loại máy bay xuống các địa hình khác nhau. Mặt yếu của lực lượng lính dù là số lượng máy bay vận tải và trực thăng đổ bộ còn thiếu, nên khả năng cơ động còn bị hạn chế.




>> Báo Nga: Mỹ muốn dùng lá chắn tên lửa ở Ấn Độ để chống Nga - Trung



[VITINFO news] Nhật báo Komsomoloskaya Pravda của Nga hôm 31/3 đưa tin, Mỹ đã và đang cố gắng tập trung vào kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu tại Ấn Độ để đe dọa Nga và Trung Quốc.

Theo thông tin do WikiLeaks tiết lộ, Mỹ không chỉ có kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa chống lại Nga tại châu Âu mà còn đang đàm phán với các quốc gia dọc biên giới của Nga, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ, để phối hợp xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống này cũng để nhằm vào Nga.

“Chiếc dây thòng lọng quanh Nga đang bị thít chặt. Nhờ có WikiLeaks, Nga mới biết rằng Washington đã và đang đồng thời thực hiện nhiều cuộc hội đàm với các quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của họ. Đó là những quốc gia khác nhau, nhưng những quốc gia này tạo thành một dây chuỗi quanh nước Nga”.



Một bức điện tín bí mật từ đại sứ quán Mỹ ở New Delhi đưa ra trong năm 2007 đã bác bỏ thông tin trên báo chí rằng Ấn Độ đã bất ngờ quay trở lại thỏa thuận kí năm 2005 với Mỹ để hợp tác về phòng thủ tên lửa. Theo bức điện tín này, báo chí Ấn Độ đã hiểu sai tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Pranab Mukherjee sau cuộc gặp đa phương Nga – Trung - Ấn vào ngày 24/10/2007. Ông Mukherjee khẳng định, thông tin Ấn Độ sẽ tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu là “không có cơ sở”.

Amandeep Singh Gill, người từng phụ trách vấn đề giải trừ quân bị và an ninh quốc tế đã xác nhận rằng bình luận của ông Mukherjee tại Harbin không thể được hiểu như một sự trệch hướng khỏi hiện trạng mối quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa hiện nay giữa Mỹ và Ấn Độ”.

Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ nhắc lại: “Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khi đó là ông Mukherjee và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld đã nhất trí mở rộng hợp tác liên quan đến lĩnh vực phòng thủ tên lửa trong một thỏa thuận khung về quốc phòng Mỹ - Ấn tháng 7/2005”.

Hợp tác Mỹ - Ấn về phòng thủ tên lửa “đến nay đã giới hạn trong các cuộc thảo luận về công nghệ và tìm kiếm sự thật”, điện tín trên cho biết.

Nhật báo Komsomoloskaya Pravda cho biết, Mỹ đã “quăng lưới cá tại Ấn Độ” để nước này tham gia vào kế hoạch xây dựng vành đai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bao quanh nước Nga.

“Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quanh nước Nga – trước hết ở châu Âu, sau đó là các khu vực khác - của Washington có thể nhằm mục đích buộc chúng tôi phải chia sẻ nguồn tài nguyên giàu có của mình”, nhật báo trên viết.


>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên



[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.

Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay.

Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn.

Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai.

Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng.

Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu.

Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng.

Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết.

Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay.

Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết.

Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ.

Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào.

Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc.

Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào.

Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự.



Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa.


Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ".

Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ.

Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc.

Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước.

Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung.

Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình.

Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?"

Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể.

Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế.

Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột.

Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ.

Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình.

Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự.


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Mây phóng xạ là gì?



[Vnexpress news] Thuật ngữ "mây phóng xạ" xuất hiện trên các phương tiện truyền thông tại Việt Nam và thế giới trong nhiều ngày qua, tuy nhiên không phải ai cũng biết khái niệm cụ thể về nó.



Mô hình di chuyển của mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I hôm 18/3. (Ảnh: paranoidnews.org)


Bộ Quốc phòng Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) dùng thuật ngữ "mây phóng xạ" để chỉ khí nóng, hơi nước, khói, bụi và các sản phẩm của phản ứng phân hạch hạt nhân được tạo ra sau vụ nổ bom nguyên tử. Thuật ngữ này cũng được dùng cho các sự cố trong nhà máy điện hạt nhân, mặc dù các lò phản ứng không phát nổ giống như bom nguyên tử. Trên thực tế tỷ lệ các chất đồng vị phóng xạ trong đám vật chất phát sinh từ vụ nổ của bom hạt nhân hoàn toàn khác với vụ nổ của lò phản ứng.
Thông tin từ Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều 28/3 cho biết trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

 Đối phó với tình hình ô nhiễm phóng xạ từ Nhật Bản sắp ảnh hưởng tới Việt Nam, 3 bệnh viện đã được chuẩn bị để điều trị nhiễm phóng xạ đó là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TƯ Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trường hợp nếu có biểu hiện nghi vấn sẽ được chuyển tiếp đến các cơ sở y tế như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TƯ Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện TƯ Quận đội 108, Viện Y học phóng xạ quân đội… kiểm tra nhiễm xạ trong.

Theo từ điển Khoa học và Công nghệ McGraw-Hill, mây phóng xạ là thuật ngữ dùng để chỉ một lượng không khí và hơi nước mang theo các chất phóng xạ từ vụ nổ hoặc sự cố hạt nhân.

Các nguyên tố hóa học có thể có một hoặc nhiều đồng vị. Các đồng vị có số nguyên tử và số proton trong hạt nhân nguyên tử giống nhau song số neutron của chúng khác nhau nên số khối cũng khác. Chúng được gọi là "đồng vị" vì nằm cùng vị trí trong bảng tuần hoàn hóa học.

Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại: ổn định và không ổn định. Phân rã phóng xạ hay phân rã hạt nhân là hiện tượng hạt nhân nguyên tử không ổn định tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân để đạt tới trạng thái ổn định. Các nguyên tử có tính phóng xạ (không ổn định) được gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các đồng vị không có tính phóng xạ được gọi là đồng vị bền. Chẳng hạn, nguyên tố Carbon (C) có hai đồng vị phóng xạ là C-12 và C-13, một đồng vị phóng xạ là C-14.

Tia phóng xạ là các dòng hạt chuyển động nhanh phát ra từ các chất phóng xạ trong quá trình phân rã hạt nhân. Chúng có thế là chùm các hạt mang điện dương (như hạt alpha, hạt proton) hay mang điện âm (như electron) hay không mang điện (như hạt neutron, hạt gamma, hạt neutrino).

Một số người cũng chưa hiểu tại sao người dân Trung Quốc đổ xô đi mua muối chứa i-ốt do lo ngại mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, trong khi báo chí Nhật Bản đưa tin các chuyên gia phát hiện đồng vị phóng xạ i-ốt bên ngoài nhà máy. Tại sao người dân Trung Quốc muốn đưa muối i-ốt vào cơ thể họ trong khi nguyên tố này cũng có thể tồn tại trong mây phóng xạ?

Nguyên tố i-ốt có tới 37 đồng vị, trong đó chỉ có I-127 là đồng vị ổn định. Muối chứa I-127 và những viên nén i-ốt kali (KI) có thể được dùng để rửa trôi đồng vị phóng xạ I-131, một sản phẩm phụ của phản ứng phân hạch hạt nhân, trong cơ thể người. Như vậy có nghĩa là người ta dùng đồng vị bền duy nhất của i-ốt để ngăn chặn tác động của đồng vị phóng xạ i-ốt.


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Động đất ở Nhật là do thử vũ khí hạt nhân?



[VietnamDefence news] Đó là giả thiết ác ý về thảm kịch động đất/sóng thần/điện hạt nhân hôm 11.3 ở Nhật Bản do một blogger nổi tiếng Trung Quốc mới nêu ra và nhanh chóng được thảo luận ngay cả ở trên báo chí thế giới.




Theo giả thiết này, trận động đất là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất bất thành của Nhật Bản gây ra, còn các sự cố sau đó ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 là được dàn dựng để che giấu nguyên nhân thực sự của hiện tượng tăng phông bức xạ ở Nhật Bản, tức là che giấu vụ thử hạt nhân.


Trước hết, blogger nọ nhắc đến phát biểu mới đây của tỉnh trưởng Tokyo Shintarō Ishihara rằng, vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng chống lại Trung Quốc. Phát biểu của vị tỉnh trưởng lập tức có vẻ kỳ lạ vì Nhật Bản không nằm trong câu lạc bộ hạt nhân và luôn tuyên bố không định sở hữu vũ khí hạt nhân. Phải chăng đó chỉ là những mỹ từ giả dối và ông Ishihara đã buột miêng nói ra mưu đồ thật sự của giới lãnh đạo Nhật Bản?

Trong bài viết này, blogger cũng lưu ý đến một xoáy nước khổng lồ hình thành gần bờ biển Nhật Bản sau trận động đất hôm 11.3. Các bức ảnh xoáy nước đã nhanh chóng xuất hiện trên tất cả các báo chí thế giới và theo tác giả, cái xoáy nước đó được chính là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất gây ra. Vấn đề là ở chỗ, sau vụ nổ, đáy biển bất ngờ sụt xuống khiến nước như là “bị hút vào một boongke ngầm dưới đất”.

Ngoài ra, tác giả bài viết thấy rất khó tin việc tất cả các hệ thống cấp điện của nhà máy Fukushima-1 đều hỏng, dẫn đến rò rỉ phóng xạ. Theo giả thiết chính thức, các máy phát điện diesel đã bị hỏng sau khi đợt sóng thần cao 10 m tràn qua bờ biển đảo Honshu và nhà máy Fukushima-1. Chẳng lẽ, những người Nhật đầy thực dụng lại không tính đến yếu tố nhà máy điện nguyên tử nằm trong vùng có thể bị tác động của sóng thần để mà có biện pháp bảo vệ cần thiết cho nó, tay blogger Trung Quốc nhận xét.

Một điều thú vị nữa là việc tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan chỉ ở cách nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 100 km trong một thời gian ngắn nhưng đã bị nhiễm xạ ở mức 1 tháng, mặc dù vùng sơ tán ở khu vực nhà máy điện chỉ vẻn vẹn có 20-30 km. Tác giả cho rằng, việc đó xảy ra là vì rò rỉ phóng xạ đã xảy ra không phải ở nhà máy điện mà trên biển khi thử hạt nhân. Cuối cùng, bài viết lưu ý rằng, giới chức Nhật rất miễn cưỡng chia sẻ thông tin về sự cố và không cho các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA và Hiệp hội Hạt nhân thế giới WNA đến nhà máy điện gặp sự cố.




Tuy vậy, tất cả các “bằng chứng” do tay blogger Trung Quốc nêu ra, khi xem xét kỹ, đều không thuyết phục. Cụ thể:

1. Sự xuất hiện xoáy nước:
Tại tâm chấn dưới đáy biển, khi các mảng địa tầng dịch chuyển, tạo ra một vết nứt dài 380 km và rộng 190 km. Và nước biển bắt đầu đổ vào chính vết nứt này, tạo ra xoáy nước khổng lồ trong những giờ đầu thảm họa.

2. Sự cố mất điện tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1:
Báo chí đã nhiều lần nói con đê phòng hộ của nhà máy điện nguyên tử chỉ cao có 4 m nên không thể nào ngăn được sóng thần cao 10 m ập đến nó. Đây đúng là một sai sót nghiêm trọng của người Nhật, nhưng cáo buộc họ đã cố ý làm việc này là quá ngu.

3. Tàu sân bay Ronald Reagan bị nhiễm xạ:
Phông bức xạ gần nhà máy Fukushima-1 ở những thời điểm nhất định cao hơn mức bình thường 1.600 lần. Ở khoảng cách 20-50 km so với nhà máy điện nguyên tử, phông bức xạ cũng cao hơn mức bình thường hàng chục, hàng trăm lần vì thế mức nhiễm xạ bằng 1 tháng chẳng có gì là phi tự nhiên, mà trái lại là rất nhỏ.

4. Việc giới chức Nhật che giấu các sự kiện:
Đây là điều ngớ ngẩn nhất trong bài viết này. Thủ tướng Nhật đã liên tục thông báo về tình hình trong nước cứ 20 phút một lần và theo tính toán của các phóng viên, ông đã không ngủ gần 5 ngày đêm. Khu vực gần Fukushima-1 không bị đóng kín và ở đó đã có mặt hàng chục phóng viên các nước, kể cả một kênh truyền hình Nga. Các chuyên gia quốc tế cũng đã có mặt ở Nhật từ lâu và làm việc cùng với các chuyên gia hạt nhân của Nhật Bản.

Vì thế, không có bất cứ cơ sở nào để nói rằng, các sự kiện ở Nhật Bản là là thảm họa kỹ thuật và do vụ thử vũ khí hạt nhân của Nhật hay của một nước nào khác gây ra. Đây là thảm họa thiên nhiên mà từ đó người ta cần rút ra những kết luận phù hợp, chứ không phải đưa ra những giả định và luận thuyết không tưởng nhất.


>> Tên lửa DF-16 của Trung Quốc đe doạ PAC-3



[BDV news] Trung Quốc đang trên con đường hiện đại hoá các loại tên lửa của mình để kịp thời đối phó với thách thức trong bối cảnh toàn cầu.


Xu hướng phát triển tên lửa của Trung Quốc làm cả thế giới phải lo ngại (Ảnh minh họa).


Theo mạng Đông Phương ngày 23/03 đưa tin, hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 tiên tiến nhất của Đài Loan không còn là đối thủ của Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích cho rằng nếu như Trung Quốc bố trí một loại hình tên lửa tầm xa mới có khả năng mang nhiều đầu đạn, tốc độ càng nhanh, cự li phóng càng xa sẽ phá vỡ được mạng lưới phòng không của hệ thống đánh chặn tên lửa PAC-3 mà Đài Loan nhập khẩu từ Mỹ.

Chính phủ Đài Loan cho biết, hiện nay Trung Quốc đã bắt đầu bố trí tên lửa đạn đạo Đông Phong – 16 (DF-16), loại tên lửa này có cự li phóng từ 800 – 1.000 km và tên lửa này sẽ được Trung Quốc sử dụng để đối phó với Đài Loan. Ngoài ra đại đa số các tên lửa của Trung Quốc đều có khả năng mang nhiều đầu đạn đồng thời có thể đánh trúng nhiều mục tiêu khác nhau như trạm radar, sân bay…

Nhiều năm gần đây, sự phát triển vũ khí của Trung Quốc trở thành mối quan tâm đặc biệt của thế giới. Một chuyên gia quân sự Mỹ trong buổi trò chuyện với thời báo Đài Bắc cho biết, các thông tin công khai giới thiệu về DF-16 của Trung Quốc về cơ bản là quá ít.

Hiện nay tính năng cụ thể của loại tên lửa này vẫn là một ẩn số đối với giới quân sự thế giới nhưng chỉ cần một mô hình của DF-16 cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng của nó đối với các loại tên lửa hiện nay.


Chuyên viên nghiên cứu cao cấp Rick Fisher của Trung tâm nghiên cứu phân tích chiến lược Quốc tế Mỹ cho biết, DF-16 có những tính năng độc đáo được áp dụng các kĩ thuật tiên tiến trên Thế giới như sử dụng nguyên liệu rắn, và mang các đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên Ông cũng thừa nhận rằng những điều này ông biết được là do các “tin đồn” xung quanh tên lửa này.

Điều làm cho quốc tế lo ngại chính là loại tên lửa này có tốc độ nhanh hơn, cự li phóng xa hơn, có khả năng đánh bại hệ thống phòng không PAC-3 của Đài Loan.

Tên lửa đạn đạo có cự li phóng càng xa muốn tiếp cận được mục tiêu thì phải bay càng cao; mà bay càng cao thì thời gian tiếp đất càng dài do đó thời gian gia tốc trọng lực của đầu đạn sẽ nhiều hơn. Rick Fisher cho biết, nếu như so sánh giữa PAC-3 và DF-16 thì chắc chắn DF-16 sẽ đánh bại PAC-3.

DF-16 sẽ được bố trí tại cơ sở số 52 tỉnh An Huy / Trung Quốc thuộc quyền giám sát của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc. Đồng thời nó sẽ được Trung Quốc sử dụng để đối phó với Đài Loan và các cơ sở quân sự của Mỹ trên biển Thái Bình Dương như Okinawa và Guam…

Viện nghiên cứu “Dự án năm 2049” của Mỹ báo cáo rằng, "Cơ sở số 52 tại tỉnh An Huy của Trung Quốc được biên chế 5 lữ đoàn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, 3 lữ đoàn tên lửa đạn đạo tầm trung và hiện nay dường như đã thành lập 1 lữ đoàn tên lửa DF-16 hoặc là 1 lữ đoàn trong số 8 lữ đoàn trên đã sử dụng tên lửa DF-16 để thay thế cho các loại hình tên lửa đạn đạo tầm ngắn cũ".

Chủ nhiệm văn phòng đại diện của Mỹ tại Đài Bắc Wendell Minnick cho biết, ông rất hoài nghi về tên lửa đạn đạo DF-16. Ông cho rằng, DF-16 có khả năng chỉ là loại tên lửa được cải thiện từ tên lửa DF-15 có cự li phóng là 600 km. Wendell Minnick nhấn mạnh: “Thẳng thắn mà nói nếu như DF-16 đã được triển khai thì không có lí do gì làm cho người Mỹ không biết”. Hiện nay các máy bay chiến đấu mới F-16 và các loại tàu ngầm của Đài Loan đều được nhập khẩu từ Mỹ.

Theo Wendell Minnick, tên lửa DF-21D đã làm cho người Trung Quốc trở nên nổi tiếng, hiện nay trong kho vũ khí của Trung Quốc còn có một loại hình tên lửa mới cũng có đầu đạn thông minh (MRV) và xu hướng phát triển này của Trung Quốc làm thế giới phải lo ngại.

Ông cũng tiết lộ rằng, Mỹ hiện nay cũng sử dụng đầu đạn thông minh trong việc thiết lập lá chắn tên lửa của mình.


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Nga hoàn tất bàn giao động cơ D-30KP-2 cho Trung Quốc


[VietnamDefence news] Trung Quốc sử dụng động cơ D-30KP-2 cho máy bay ném bom chiến lược mới H-6K, mặc dù nói là mua cho máy bay vận tải Il-76.
Lô động cơ D-30KP-2 thứ năm của Liên hiệp NPO Saturn đã được bàn giao hôm 23.3 cho Trung Quốc. Việc chuyển hàng lô cuối gồm 11 động cơ này cho Trung Quốc dự kiến trước cuối tháng 3.2011.

Theo hợp đồng giữa Rosoboronoexport và Trung Quốc có hiệu lực tháng 4.2009, phía Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 55 động cơ trong thời gian đến năm 2012.




H-6K

4 lô động cơ D-30KP-2 trước đó đã được bàn giao vào tháng 11.2009, tháng 3, 5 và 10.2010. Hợp đồng cũng quy định hãng sản xuất sẽ phải cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trong thời hạn bảo hành.

>> Trực thăng Trung Quốc chọc ghẹo khu trục Nhật



[VietnamDefence news] Chính quyền Nhật Bản coi việc một trực thăng Trung Quốc lượn quanh một tàu khu trục Nhật ở biển Hoa Đông là “rất nguy hiểm”, Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố hôm 27.3.





Tàu khu trục DDG-127 Isoyuki

Theo Bộ Quốc phòng Nhật bản, “chiếc trực thăng Z-9 bay ở độ cao 60 m xét theo dấu hiệu trên thân thuộc cơ quan thủy văn Trung Quốc, đã tiếp cần tàu khu trục Isoyuki ở khoảng cách 90 m và bay quanh tàu 1 vòng”.

>> Thái Lan mua 200 xe tăng tiên tiến của Ukraine



[VietnamDefence news] Lãnh đạo quân đội Thái Lan đã quyết định thay thế các xe tăng cổ lỗ M41A3 của Mỹ do không còn đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra. Họ muốn mua 200 xe tăng chủ lực tiên tiến Oplot-М. Đây sẽ là loại xe tăng hiện đại nhất ở Đông Nam Á.





Oplot-M là loại tăng do Ukraine phát triển trên cơ sở T-80UD của Liên Xô, được xem là một trong những loại tăng tiên tiến nhất thế giới hiện nay

Các loại tăng khác tham gia cuộc thầu của Thái Lan còn có tăng K1 của Hàn Quốc, Т-90 của Nga và Leopard 2 của Đức.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Thời của Mỹ đã qua, sắp tới là thời của Trung Quốc?



[BDV news] Trong bối cảnh báo giới nước ngoài dồn dập đưa tin về “ngày tàn” của Washington, truyền thông Mỹ cũng phải thừa nhận, cường quốc số 1 thế giới đang “tụt dốc không phanh”.

Trang bìa của Foreign Policy mới đây chạy dòng tít “Mỹ hết thời. Đó là sự thật”, trong đó tác giả Gideon Rachman nhấn mạnh, Washington sẽ không còn có được cảm giác “cầm trịch” như trong thời gian 17 năm từ khi Liên Xô tan rã đến khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra hồi năm 2008.

Cùng quan điểm này, TIME, tạp chí nổi tiếng của Mỹ cũng “giật tít": “Vâng, quả thực là nước Mỹ đang trượt dốc”. Tác giả của bài báo này là Fareed Zakaria, chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại danh tiếng của Mỹ.

Ông Fareed Zakaria khẳng định, người Mỹ dường như không thể trụ vững trước những “giông tố đang ập đến”. Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng, những thay đổi về kinh tế và chính trị của Mỹ hiện nay giống như việc sắp xếp lại bàn ghế trên con tàu Titanic.

Tuy nhiên, không phải đến bây giờ người Mỹ mới “ngộ” ra thực tế bi quan này. Từ năm 1988, kênh truyền hình Cassandras đưa ra hàng loạt số liệu chứng minh cho nhận định bi quan của mình.

Cụ thể, Washington tụt hạng từ thứ nhất xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nhiều nhất. Ngoài ra, tiết kiệm trong nước rớt xuống thứ hạng 84 và tuổi thọ trung bình xuống vị trí 27. Không chỉ vậy, tỷ lệ tốt nghiệp ĐH không ngừng suy giảm cũng đẩy Mỹ từ ngôi vị số 1 xuống thứ 12.

Cùng thời điểm đó, học giả Paul Kennedy cũng gây chấn động dư luận với nhận định thời hoàng kim của Mỹ đã qua và Washington sắp rớt xuống vị trí thứ 2 trong cuốn “Thăng trầm quyền lực” của mình.

Theo ông Paul, sự tụt dốc của Mỹ có thể chậm lại song không thể đảo chiều. Chuyên gia này còn quả quyết: “Tốc độ xuống dốc của Mỹ còn cao hơn Nga trong vài thập kỷ qua”. Không lâu sau khi cuốn sách được xuất bản, bức tường Berlin sụp đổ và sau đó là sự tan rã của Liên Xô.



TIME thừa nhận sự xuống dốc của Mỹ.

Giới quan sát cho rằng, cơ sở cho những nhận định bi quan của giới học giả Mỹ cả trước đây và bây giờ chính là sự đe dọa của một cường quốc khác đối với vị trí số 1 của Mỹ.

Nếu như giới chuyên gia Mỹ trước đây lo ngại về mối nguy từ Liên Xô thì dư luận Washington hiện “cảnh giác” với Trung Quốc. Theo kết quả thăm dò của Gallup hồi tháng trước, 52% người Mỹ cho rằng, Trung Quốc là cường quốc kinh tế số 1 thế giới.

Trái ngược với tâm lý bi quan của dư luận Mỹ, Tổng thống Obama dường như vẫn rất tin tưởng vào vị thế của Mỹ. “Tôi tin rằng, chúng ta có đủ nguồn lực trong tay để có thể phát triển hơn nữa và chứng tỏ cho thế giới thấy rằng, thế kỷ 21 vẫn là thế kỷ của nước Mỹ”.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Bernd Debusmann của Reuters, nhận định của ông Obama có đúng hay không phải đến năm 2030 mới rõ.


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Trung Quốc trình làng pháo tự hành SH-1 tầm 53 km



[VietnamDefence news]Tập đoàn công nghiệp Hoa Bác NORINCO (Trung Quốc) đã lần đầu giới thiệu pháo tự hành sản xuất loạt SH-1 155 mm, theo Jane’s Defence Weekly.



Pháo tự hành SH-1

Hệ thống được trang bị pháo 155 mm nòng dài 52 lần cỡ, lắp trên khung gầm xe tải bánh lốp cải tiến việt dã cao 6x6.

Kíp chiến đấu gồm 5 người, ngồi trong cabin bọc giáp, trang bị 1 súng máy 12,7 mm để tự vệ và bắn máy bay bay thấp, tốc độ chậm.

SH-1 có trọng lượng chiến đấu 22 tấn, tốc độ tối đa 90 km/h. Pháo 155 mm có góc tầm tối đa 70 độ, bố trí ở đuôi khung gầm, được trang bị bộ dẫn động điện để quay hướng/tầm, cũng như cơ cấu tiếp đạn để tăng tốc độ bắn và giảm tải cho kíp xe.

Tầm bắn của SH-1 phụ thuộc vào sự kết hợp đạn/liều phóng thay đổi, nhưng theo NORINCO, khi bắn đạn phản lực tích cực ERFB-BB-RA (extended-range, full-bore, base-bleed, rocket-assisted), tầm bắn tối đa có thể đạt 53 km. Cơ số đạn trên xe là 20 phát bắn.

Ngoài các đạn 155 mm tiêu chuẩn, SH-1 còn có thể bắn các tên lửa chính xác cao 155 mm dẫn bằng laser do NORINCO phát triển.

Hệ thống pháo tự hành này được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa. Mỗi pháo đều được trang bị 1 máy tính tọa độ tự động và 1 thiết bị tính phần tử bắn tự động với máy tính sơ tốc đạn.

Theo thông tin không chính thức, SH-1 được phát triển từ năm 2002 và nay đã hoàn thành. SH-1 đang có trong trang bị của ít nhất một khách hàng nước ngoài, dự đoán là quân đội Pakistan.

Hiện nay, NORINCO đang chào bán cả một họ các hệ pháo tự hành bánh lốp, có chi phí khai thác, bảo dưỡng thấp hơn, có sức cơ động chiến lược cao hơn so với các pháo tự hành bánh xích. Ngoài SH-1, họ này bao gồm SH-2 122 mm và SH-4 105 mm.


>> Thái Lan sắm tàu ngầm cũ từ Đức



[BDV news] Chính phủ Thái Lan đã đồng ý mua 2 tàu ngầm tấn công đã qua sử dụng từ Hải quân Đức.

Thái Lan quyết định mua tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel Type-206A do Đức chế tạo. Chi phí cho 2 tàu ngầm này khoảng 220 triệu USD và được thanh toán vào tài khóa năm 2012.

Trước đó, hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã giới thiệu 2 mẫu tàu ngầm điện - diesel Type-209 và Type-039 cho hải quân Thái Lan.

Tuy nhiên trong chuyến thăm của các quan chức Hải quân Đức đến Thái Lan cuối năm 2010. Phía Đức đã giới thiệu loại tàu ngầm Type-206A cho hải quân nước này và họ đã đồng ý chọn loại tàu ngầm này. Ngoài ra, Hải quân Thái Lan cũng đã đàm phán để mua loại tàu ngầm Gotland của Thụy Điển.


Hải quân Thái Lan đang "khát" tàu ngầm.

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, sau khi phía Thái Lan thanh toán hợp đồng vào năm 2012 thì các tàu ngầm này sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa trước khi bàn giao cho phía Thái Lan vào khoảng năm 2013-2014.

Thái Lan đã quyết định tăng cường trang bị hạm đội tàu ngầm, nâng cao năng lực xây dựng hệ thống chiến tranh chống tàu ngầm. Sau khi một loạt các nước Đông Nam Á ký kết các hợp đồng mua tàu ngầm điện – diesel mới từ nước ngoài.

Trong đó, Malaysia đã mua hai tàu ngầm Scorpion từ Pháp và đã đưa vào hoạt động trong năm 2009. Singapone đã mua hai tàu ngầm điện-diesel A17 Vastergotland của Thụy Điển. Việt Nam đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm tấn công lớp Kilo từ Nga.

Chính phủ Thái Lan đã phân bổ ngân sách khá lớn để đầu tư cho hải quân, bao gồm mua máy bay trực thăng chống ngầm S-70B7, hiện đại hóa 2 tàu khu trục mua của Trung Quốc. Đóng mới các tàu tuần tra ven biển tại nhà máy đóng tàu trong nước, mua một loạt các tàu đổ bộ được đóng tại nhà máy đóng tàu ST Marine, công ty con của Tập đoàn ST Engineering của Singapone theo một hợp đồng trị giá 140 triệu USD được ký vào cuối năm 2008.

Dự kiến hải quân Thái Lan sẽ nhận được tàu đổ bộ đầu tiên có chiều dài 141m, có khả năng mang theo hai xuồng đổ bộ dài 23m vào cuối năm 2012.


Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

>> Philippines đua sức mạnh quân sự với Trung Quốc và Malaysia ở Biển Đông


[Vitinfo news] Quân đội Philippines đang tụt hậu so với Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia, trong việc phát triển khả năng phòng thủ tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang có tranh chấp.



Bia chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.


Theo nguồn tin, Quân đội Philippines cho biết các nước có tuyên bố chủ quyền - ngoại trừ Đài Loan và Brunei - đã tăng cường khả năng phòng thủ tại các đảo nhỏ và bãi cát ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước hết là Malaysia
Từ một đảo nhỏ bắt đầu chiếm đóng vào năm 1984, Quân đội Malaysia hiện đã triển khai các binh sĩ trên 5 hòn đảo.

Được biết, tại bãi cạn Swallow (bãi Hoa Lau) do Malaysia chiếm đóng, hiện đang có một đường băng dài 1.200 mét cùng với một căn cứ hải quân nhỏ trên hòn đảo được gọi là Layang-Layang, vốn đã được quy hoạch thành khu du lịch lặn cho du khách.

Theo các nguồn tin cho biết, đường băng có thể phục vụ các máy bay vận tải dân sự và quân sự hạng nặng. Sân bay này chỉ mất một giờ bay từ Kota Kinabalu và được xem là rất quan trọng để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của của Malaysia.

“Các căn cứ không quân của Malaysia đặt tại Kota Kinabalu và Labuan có thể được sử dụng để tiến hành xuất kích các máy bay hiện đại F-18 của Mỹ và MIG-29 Fulcrum của Nga. Tuy nhiên, các căn cứ này không đề cập đến việc triển khai các tàu khu trục mang tên lửa tầm trung và tầm xa của Malaysia,” theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Philipppines cho hay.

Đồng thời, báo cáo của Bộ Quốc phòng Philipppines cũng trích dẫn kế hoạch của Malaysia về việc mua sắm máy bay Sukhoi SU-35 mới từ Nga.

Tiếp đó là Trung Quốc

Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết các bức ảnh chụp trong quá trình thực hiện tuần tra định kỳ quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phía Philippines gọi là quần đảo Kalayaan, cho thấy Bắc Kinh đã tăng cường xây dựng lực lượng quân sự trong khu vực bất chấp đã tham gia ký kết Tuyên bố ứng xử Biển Đông năm 2002.

Theo đó, các bức ảnh trinh sát mới nhất chụp trong năm 2010 cho thấy Trung Quốc đã triển khai nhiều súng máy khác nhau và lắp đặt các thiết bị ăng-ten thông tin liên lạc, cũng như triển khai các tàu hải quân neo tại bãi đá Chigua (bãi đá Gạc Ma).

Chưa hết, Trung Quốc còn tiến hành phát triển khả năng giám sát quân sự ở bãi Cuarteron (bãi Châu Viên), trong khi xây dựng bãi Fiery Cross (bãi Chữ Thập) trở thành trung tâm thông tin liên lạc và nghiên cứu hải dương học.

“Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động quân sự nhằm xây dựng khả năng phòng thủ tại khu vực đảo tranh chấp,” báo cáo cho biết.

Hành động của Philippines
Hiện tại, Bộ Tư lệnh Miền Tây Philippines(Wescom) được yêu cầu khẩn trương sửa chữa đường băng trên đảo Pag-Asa (đảo Thị Tứ), hòn đảo lớn nhất trong số các đảo có binh sĩ quân đội Philippines đồn trú. Kể từ khi xây dựng sân bay trên đảo Thị Tứ từ những năm 1970, sân bay này chưa bao giờ được tiến hành sửa chữa lớn.

Các quan chức thuộc Bộ Tư lệnh Miền Tây Philipppines (Wescom) cho biết, công việc sửa chữa và phục hồi hoạt động của sân bay Rancudo phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để không cho phép làm xói mòn đất gây thiệt hại hơn nữa cho đường băng.

“Sau khi sửa chữa, sân bay phải cho phép phục vụ các máy bay vận tải hạng nặng và máy bay chiến đấu, giống như đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam (Philippines gọi là đảo Lagos) và bãi Swallow (bãi Hoa Lau) của Malaysia,” một quan chức cấp cao của Wescom tiết lộ trong điều kiện giấu tên.

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1)


[ Vitinfo news] Alexander Khramchikhin A, Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và quân sự Nga, là tác giả của hàng trăm bài báo về chính sách đối ngoại và về các vấn đề quốc phòng. Bài báo dưới đây của Alexander Khramchikhin nói về lực lượng vũ trang Trung Quốc từ các nguồn tin của phương Tây.







>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2)

Phần I: Tổng quan

Việc nghiên cứu và tìm hiểu về Quân đội giải phóng nhân dân Trung quốc (QĐGPNDTQ - tên gọi chính thức của lực lượng vũ trang Trung Quốc) rất khó khăn vì mọi thông tin về tổ chức này bị “đóng kín” hơn nhiều so với các lĩnh vực kinh tế và xã hội của một đất nước khá khép kín. Chỉ có các thông tin công khai về các cơ quan lãnh đạo cao nhất và cấu trúc chung của QĐGPNDTQ (các quân, binh chủng và các quân khu theo lãnh thổ). Vì thế, nguồn các thông tin chi tiết về QĐGPNDTQ chủ yếu có được từ các nguồn tin tình báo của phương Tây.

Ủy ban Quân sự Trung ương UBQSTƯ (có quyền hạn xây dựng các bộ luật trong lĩnh vực quân sự) thực hiện việc lãnh đạo QĐGPNDTQ. Về hình thức UBQSTƯ độc lập với Đảng và trực thuộc Hội nghị đại biểu nhân dân Trung quốc (Quốc hội). Tuy nhiên, UBQSTƯ và Quân ủy trung ương của Đảng cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) theo thông lệ thường do cùng một người lãnh đạo. Thành phần của các cơ quan này theo Hiến pháp năm 1982 cũng hoàn toàn giống nhau. Chức vụ Chủ tịch UBQSTƯ trên thực tế được coi là chức vụ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Chỉ sau khi nắm giữ được chức vụ này mới có thể được coi là nhà lãnh đạo thật sự của đất nước. Trong thành phần Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ lực lượng cán bộ trung cao cấp quân đội chiếm trên 20%. QĐGPNDTQ, đặt dưới lãnh đạo của ĐCSTQ, không chỉ để bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù bên ngoài, mà còn để giải quyết các vấn đề nội bộ của Trung quốc.

UBQSTƯ lãnh đạo bốn quân chủng (lực lượng hạt nhân chiến lược, lục quân, không quân, hải quân) và bảy quân khu (Bộ chỉ huy các quân khu đặt ở Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh , Lan Châu, Quảng Châu và Thành Đô), thông qua Bộ Tổng tham mưu và ba Tổng cục (chính trị, hậu cần, trang bị). Riêng lực lượng hạt nhân chiến lược do UBQSTƯ trực tiếp lãnh đạo. Việc di chuyển lực lượng giữa các quân khu và di chuyển lực lượng trên một tiểu đoàn phải được UBQSTƯ cho phép.

Bộ quốc phòng nằm trong thành phần của Hội đồng Nhà nước (chính phủ), thực hiện việc lãnh đạo hàng ngày lực lượng vũ trang. Tổng cục chính trị lãnh đạo công tác đảng và tuyên truyền giáo dục trong quân đội. Tổ chức đảng có ở tất cả các đơn vị QĐGPNDTQ. Không có chữ ký của chính trị viên thì không một mệnh lệnh nào, kể cả mệnh lệnh chiến đấu, là có hiệu lực.

Quân đội Trung Quốc được tổ chức theo luật nghĩa vụ quân sự. Tuổi nhập ngũ là 18 tuổi. Thời hạn nghĩa vụ quân sự là 2 năm. Do quá dư thừa nguồn gọi nhập ngũ nên việc tuyển quân mang tính chọn lọc. Quân đội có điều kiện tuyển chọn những thanh niên tốt nhất vào quân đội. Trong quân đội Trung quốc cũng có một bộ phận quân nhân làm việc theo hợp đồng, thời gian từ 3 đến 30 năm. Về số lượng, lực lượng vũ trang Trung quốc đã giảm dần từ 4.238.000 người vào năm 1985 xuống còn 2.300.000 người vào năm 2006. Đàn ông từ 18 đến 35 tuổi, không được gọi nhập ngũ, sẽ tham gia lực lượng dự bị trong hệ thống dân quân tự vệ. Lực lượng dự bị hiện nay có số lượng là 36,5 triệu người.

Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung quốc, được thành lập tháng 6 năm 1982, là lực lượng thực hiện các nhiệm vụ nội bộ của Trung quốc (bảo vệ biên giới, bảo vệ các cơ quan nhà nước, các cơ sở kinh tế, nhà tù, đảm bảo ổn định nội bộ..v..v..). Cảnh sát vũ trang nhân dân có 1,5 triệu người. Một số đơn vị quân đội được chuyển sang lực lượng này, bao gồm cả một số sư đoàn bộ binh. Sự phân chia chức năng nhiệm vụ giữa quân đội, cảnh sát vũ trang nhân dân và lực lượng dân quân tự vệ hình thành trên cơ sở quan điểm xây dựng “hệ thống tam đồng lực lượng vũ trang” từ năm 1983, một phần của học thuyết quân sự Trung Quốc.

Trung Quốc đang nhanh chóng tăng chi phí quân sự nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao. Tốc độ tăng chi phí quân sự là 1,5-2 lần cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP 14-18% hàng năm của Trung quốc. Nếu năm 2001 chi phí quân sự là 17,4 tỷ đô la, thì năm 2009 chi phí quân sự của Trung quốc đã đạt tới con số 70,2 tỷ đô la. Không những thế, tất cả các nhà nghiên cứu nước ngoài đều cho rằng con số chính thức về chi phí quân sự của Trung quốc đã bị hạ thấp so với thực tế từ 1,5 đến 3 lần, bởi vì trong số liệu chính thức không hề tính đến các chi phí nhập khẩu vũ khí, doanh thu xuất khẩu vũ khí, chi phí cho vũ khí hạt nhân và lực lượng hạt nhân chiến lược, chi phí cho Cảnh sát vũ trang nhân dân, đầu tư cho nghiên cứu và công nghiệp quốc phòng.

Trong giai đoạn đầu của cuộc cải cách lực lượng vũ trang, Quân đội Trung quốc đã được quyền hoạt động kinh doanh thương mại, một việc chưa từng có trong thế giới hiện đại. Kinh doanh thương mại của Quân đội Trung quốc bao gồm 72 ngành nghề, trong số đó có cả các câu lạc bộ ban đêm, kinh doanh bất động sản, các xí nghiệp khai thác mỏ. Theo đánh giá của phương Tây, Quân đội Trung Quốc sở hữu 15.000 doanh nghiệp với thu nhập hàng năm là 18 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh thương mại của Quân đội trên thực tế đã không được các cơ quan của nhà nước kiểm soát, vì vậy ở đây có thể dễ dàng thực hiện kinh doanh bất hợp pháp, như buôn lậu chẳng hạn. Tham nhũng ngày càng lan rộng, vì vậy năm 1998 các hoạt động kinh doanh thương mại trong quân đội Trung Quốc đã bị cấm.

Các mặt mạnh của Quân đội Trung quốc: có nguồn bổ sung không giới hạn về con người, có lực lượng hạt nhân chiến lược và vũ khí hủy diệt hàng loạt, có tên lửa đạn đạo, có lãnh thổ rộng lớn tạo nên lợi thế chiều sâu chiến lược, sẵn sàng chịu tổn thất cao. Quân đội Trung quốc đứng đầu thế giới về quân số (2,3 triệu người, nguồn lực có thể huy động - 208,1 triệu người), thứ ba thế giới (sau Nga và Mỹ) về số lượng xe tăng (7,6 nghìn), thứ hai thế giới (sau Mỹ) về số lượng máy bay chiến đấu (khoảng 4000), và đứng đầu thế giới về tổng số tàu ngầm hạt nhân đa chức năng và tàu ngầm diesel.

Mặt yếu của Quân đội Trung Quốc là sự lạc hậu về trang bị: phần lớn vũ khí (trên 70% xe tăng, trên 80% máy bay chiến đấu) là vũ khí của Liên Xô cũ, không đáp ứng các yêu cầu hiện nay. Có thể thấy thêm các mặt yếu khác của Quân đội Trung Quốc là đảm bảo hậu cần kém; các hệ thống thông tin, chỉ huy, trinh sát, tác chiến điện tử chưa phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Trung Quốc đang nhanh chóng nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang của mình bằng cách mua các loại vũ khí hiện đại nhất của Nga. Trung quốc cũng tiến hành tự sản xuất các loại vũ khí, kết hợp công nghệ của Nga và phương Tây (như xe tăng Type-96, máy bay chiến đấu J-10). Ngoài ra, Trung Quốc còn mua các công nghệ quân sự mới nhất (của Nga và phương Tây) thông qua mọi con đường công khai lẫn không công khai. Một số nhà bình luận cho rằng ngay từ năm 2002 Trung Quốc đã có bước đột phá về công nghệ, trong nhiều lĩnh vực đã vượt cả Nga.

Các quân, binh chủng của Quân đội Trung Quốc, quan điểm của lãnh đạo Trung quốc và quân đội Trung quốc về tình hình thế giới, các kế hoạch chiến lược và chính sách bành trướng… sẽ được trình bày cụ thể trong các bài tiếp theo.





Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Lafontaine "Chó Sói và Cừu non Libya"



[bee news] Truyện kể rằng Sói đang uống nước trên đầu nguồn, chợt thấy một con Cừu non đang uống nước dưới chân suối, liền tiến lại gần giận dữ: "Cừu non sao dám làm bẩn đục dòng nước của tao?" Cừu phân trần rằng nó chỉ uống nước thấp dưới chân Sói, và nước không thể chảy ngược lại đầu nguồn. Sói giận điên lên, bảo rằng "Hơn sáu tháng trước mày đã nói xấu tao". Thưa ông “Lúc đó tôi còn chưa sinh ra”. Cừu non chưa kịp phân trần thì nó đã nằm trong bụng sói.

Sau gần 400 năm, câu truyện ngụ ngôn xưa của Lafontaine được đương kim tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dàn dựng thành kịch bản có thật.

Vào hồi 16h45 GMT (tức 23h45 theo giờ Việt Nam) Pháp đã sử dụng 20 máy bay chiến đấu oanh tạc Libya, khởi đầu chiến dịch "Odyssey Dawn". Lực lương liên quân (gồm Mỹ, Pháp, Anh, Canada và Italy) hiện đang sử dung khoảng 25 tầu chiến và tầu ngầm cùng nhiều máy bay chiến đấu hiện đại nhất áp sát bờ biển để tấn công Libya. Đã có hàng trăm quả tên lửa Tomahawk được phóng đi và đã hủy diệt toàn bộ khả năng tự vệ của Libya. Một cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến đã có tiền "phạt vạ", bởi theo như thông báo, Mỹ và Anh đã phong tỏa hơn 50 tỷ đôla của Libya ở các ngân hàng của họ. Một cuộc trình diễn của các loại siêu máy bay tấn công tàng hình, tất cả các loại tầu ngầm chiến lược, tất cả các loại tên lửa hủy diệt, không khỏi không làm cho Nga và Trung Quốc chột dạ. Sau đợt thao diễn kỹ thuật này chắc chả có nước "nhỏ" nào dám đòi có chủ quyền. Một kiểu thực dân cũ đang được áp đặt trở lại.

Chỉ trong ngày đầu tiên không kích đã có hàng trăm người Libya bị chết và bị thương, số người bị chết và bị thương này nhiều hơn nhiều lần số người chết do xung đột phe phái nội bộ Libya. Số lượng người chết sẽ còn tăng hơn nhiều khi cuộc tấn công tiếp tục. Và lẽ dĩ nhiên sẽ chỉ có người Libya là bị chết thảm, bởi đây là một cuộc chiến tranh một phía, một cuộc chiến công nghệ cao mà người dân Libya không thể có khả năng chống cự. Những quả tên lửa được vệ tinh dẫn đường có khả năng san phẳng một thành phố chỉ trong tích tắc. Trong tác phẩm văn học nổi tiếng "Les Trois Mousquetaires" - Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Alexandre Dumas, đã mô tả người Pháp không đánh kẻ đã rơi kiếm. Xem ra ông Sakozy không thạo binh kiếm lắm nên đã chọn kẻ không có kiếm để đâm cho chắc thắng. Người Pháp đang chờ đón một chiến thắng vinh quang do một người nhập cư mang lại. Một vinh quang với tên gọi "Odyssey Dawn" - Bản anh hùng ca về Cuộc thập tự chinh lúc bình minh.




Tổng thống Pháp Sarkozy ân cần đón tiếp đại tá Gaddafi tại Điện Élysée ngày 10-12-2007.


Việc làm của ông Sarkozy cũng không phải là không có tiền lệ. Mỹ đã qua mặt Nga đánh một đồng minh thân cận của họ là Nam Tư. Mỹ cũng đã bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc, đánh Iraq và gây ra cái chết cho hơn 100 nghìn dân thường. Lý do mà người mỹ đưa ra nào là Iraq sản xuất vũ khí hủy diệt, vũ khí nguyên tử, nào là tiếp tay cho mạng lưới khủng bố toàn cầu Al-Qaeda... tất cả các "tội ác nghê tởm của Sadam Hussein" hóa ra đều chỉ là tin vịt, và rồi, do kẻ bị hại tức chính thể của ông Sadam đã không còn nên chẳng có ai đứng ra mà thanh minh với thế giới.

Còn nhớ đầu năm 2008, một toàn án liên bang Mỹ đã yêu cầu Libya chi trả hơn 6 tỉ USD bồi thường cho gia đình 7 nạn nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom một máy bay Pháp cách đây gần 20 năm. Libya cũng đã bị buộc phải bồi thường 2,7 tỷ USD do bị kết tội gài bom chuyến bay Pan Am trên bầu trời Lockerbie năm 1988, gài bom chuyến bay 772 của UTA ở Niger năm 1989. Sự thật ra sao thì khó mà biết được, nhưng một khi Cáo mà đã quy thì Cừu phải có tội, và Cừu thì cứ phải dùng tiền để chuộc tội; đấy là sự công bằng của Sói. Lần này số lượng thường dân bị chết dưới làm đạn của Liên quân là rất lớn, và chẳng tòa án nào dám xử cái tội giết người này, bởi Liên quân đã được Liên Hiệp Quốc cấp "Cota" xuất khẩu tội ác.


Pháp đã phát động chiến tranh ngay sau khi kết thúc hội nghị của liên minh quân sự quốc tế tại Paris (Pháp) vào lúc 21 giờ 45 phút ngày 19/3/2011 (giờ Việt Nam).


Phản ứng lại các cuộc không kích của Liên Quân, Phát ngôn viên chính phủ Libya tuyên bố: "Thay vì gửi các quan sát viên quốc tế đến giám sát lệnh ngừng bắn thì một liên minh các lực lượng quốc tế đã chọn hành động xâm lược quân sự." Chính phủ Libya cũng tái khẳng định việc tuân thủ lệnh ngừng bắn toàn diện. Tuy nhiên những tuyên bố này trở nên lạc lõng giữa những tiếng gầm rú của máy bay và tên lửa của Liên Quân.

So với các tình tiết trong câu truyện của Lafontaine, thì có lẽ ông Sarkozy hơi vội. Lý do mà ông Sarkozy đưa ra để lý giải cho việc vội vàng tấn công một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của Liên Hiệp Quốc như Libya là nghĩa vụ lương tâm phải "bảo vệ sinh mạng người dân Libya, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của họ". Xem ra Lafontaine còn phải kính Sarkozy vài vái bởi ông Sarkozy đã đề cập tới lương tâm của Chó Sói trước khi xơi món thịt cừu.


Ông Gaddafi tuyên bố phân phát vũ khí để tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân


Suy cho cùng cái lỗi của Cừu là ở chỗ nó là món thịt cừu mà ai cũng thích, và như vậy cái "lỗi" của Libya là không thể phủ nhận. Với bờ biển Địa Trung Hải dài hơn 2000km, diện tích gần 2 triệu km2, dân số khoảng 6,5 triệu người; Libya là một vị trí chiến lược quân sự quan trọng trong khu vực. Libya là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn, đứng đầu Châu Phi, đứng thứ 9 trên thế giới. Dầu mỏ Libya có chất lượng cao, dễ khai thác (chi phí khai thác chưa đến 1 đôla cho một barrel, 117 lít). Hầu như tất cả dầu mỏ của Libya được vận chuyển qua Châu Âu với chi phí vận chuyên rất rẻ. Như vậy Libya là một mắt xích quan trọng trong bảo đảm chiến lược an ninh năng luợng đối với Châu Âu, và là đối trọng với nguồn cung dầu khí của Nga. Ngoài ra việc khống chế được Libya cũng sẽ khiến cho Nga mất đi những hợp đồng vũ khí nhiều tỷ đôla mỗi năm.

Có lẽ xét về phương diện kinh tế, và chiến lược quân sự thì ông Sarkozy đã có những tính toán cao tay, tuy nhiên còn quá sớm để mà phán xét về kết cục của cuộc chiến. Những suy nghĩ vội vàng về một hình thái quan hệ quốc tế mới thay cho những nguyên tắc đã tồn tại hàng nghìn năm về quyền tự quyết và chủ quyền quốc gia của các dân tộc rất có thể khiến cho thế giới lâm vào một cuộc đại chiến thế giới mới.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang