Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

>> Thực lực quân sự của Libya



Bất ngờ với cuộc bạo loạn, thực tế ông Muammar Gaddafi đã không kịp chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Mỹ, phương Tây và đồng minh.

Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, để duy trì vùng cấm bay, Mỹ, phương Tây và đồng minh sẽ phải chế áp hệ thống phòng không và hủy diệt không quân Libya vốn phần nào vẫn còn sức chiến đấu bất chấp cuộc bạo loạn trong nước.

Một chiến dịch như vậy cần không dưới mấy trăm máy bay tiến công của Không quân Mỹ, phương Tây và đồng minh.

Còn ông Gaddafi có trong tay những lực lượng nào? Ông Gaddafi có thể chống chọi các kẻ thù của mình hay không?

Chỗ dựa của Gaddafi
Ngoài Lục quân, còn có 5 lữ đoàn Vệ binh Jamihiria, 1 lữ đoàn Cận vệ cách mạng và Lữ đoàn Vệ binh 32. Chính các đơn vị này cùng với 6 tiểu đoàn commando do các chuyên gia nước ngoài huấn luyện là những đơn vị có khả năng chiến đấu nhất và trung thành với ông Gaddafi. Các đơn vị này tuyển quân từ những người đồng hương và cùng bộ tộc với nhà lãnh đạo Libya. Lực lượng vệ sĩ riêng của Gaddafi, theo một số nguồn tin, là do các chuyên gia Nga và Belarus huấn luyện.

Trong các bản tin từ Libya, nhiều người thấy những binh lính da đen chiến đấu bên phía Gaddafi. Đó chính là các lính đánh thuê của lực lượng Lê dương Hồi giáo al-Failaka al-Islamiya (Islamic Legion hay Islamic Pan-African Legion) có quân số 7.000-15.000. Đó là những lính đánh thuê được trả lương rất cao, tuyển từ Chad, Nigeria, Mali, Sudan, có cả người Arab từ Ai Cập, Algeria, Tunisia, thậm chí từ Pakistan và nhiều nước khác. Họ cũng được chuyên gia nước ngoài huấn luyện.





Máy bay Tornado của Không lực Hoàng gia Anh cất cánh từ căn cứ không quân ở Lossiemouth ở Moray, phía Bắc Scotland tới căn cứ Akrotiri.(theo: báo đất việt)


Quân đội Libya
Quan điểm khác thường của ông Gaddafi về tổ chức nhà nước cũng thể hiện trong lĩnh vực quân sự. Libya giống như mọi nhà nước cũng có lực lượng vũ trang. Lực lượng này bao gồm bản thân quân đội và nhiều đơn vị quân sự và bán quân sự cấu thành cái gọi là lực lượng dân quân.

Quân đội Libya có gần 80.000 người và chiếm khoảng ½ là lính nghĩa vụ. Vũ khí chủ yếu là của Liên Xô, nhưng cũng có vũ khí của Czech, Pháp, Italia.

Về xe tăng, Libya có hơn 800 chiếc, trong đó có khoảng 200 Т-72М1, số còn lại là những xe tăng lạc hậu, ngoài ra còn có khoảng 1.300 đang được cất giữ.

Về tên lửa đường đạn chiến thuật, họ có tới 120 hệ thống đã cũ nhưng tin cậy là Elbrus (Scud) và Luna-M.

Quân đội Libya có rất nhiều pháo, đặc biệt là pháo phản lực.

Như vậy là quân đội Libya tuy nhỏ bé song lại không thiếu binh khí kỹ thuật. Nhưng phần lớn số vũ khí được lưu kho ở tình trạng không thuân thủ các quy định, tiêu chuẩn niêm cất và từ lâu không còn hoạt động được.

Ngoài ra, hiện chưa rõ bộ phận nào của quân đội còn trung thành với ông Gaddafi. Chắc chắn đó là các đơn vị đặc nhiệm và vệ binh do những sĩ quan đồng hương với “vị lãnh tụ cách mạng” chỉ huy.

Một bộ phận nhỏ các đơn vị quân đội thông thường nằm dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan cùng bộ tộc với phe nổi loạn đã chạy sang phía họ. Tham gia chiến đấu chống Gaddafi còn có các dân binh từ các tổ chức bán quân sự “Phòng vệ nhân dân địa phương” và “Đội dân binh vũ trang”

Nhiều khả năng, một bộ phận đáng kể quân đội chính quy vẫn chờ xem ai sẽ thắng và không chịu chấp hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy.

Không quân và phòng không lạc hậu nhưng vẫn còn sức chiến đấu
Theo chuẩn mực của Phi châu, Không quân Libya khá mạnh và đông quân, nhưng được trang bị vũ khí lạc hậu. Ngoài ra, trình độ kỹ năng bay của nhiều phi công là rất kém do tính bừa bãi và thái độ coi thường công tác huấn luyện chiến đấu.

Tổng cộng, họ có hơn 400 máy bay chiến đấu, trong đó có 7 máy bay ném bom tầm xa Tu-22B.

Lực lượng trực thăng có hơn 140 chiếc, trong đó có 35 trực thăng tiến công Mi-24.

Dĩ nhiên không phải toàn bộ số binh khí kỹ thuật này còn tốt và có thể bay, song chắc chắn là có 1/2 số máy bay có khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Hệ thống phòng không Libya do các chuyên gia Liên Xô xây dựng và khá mạnh, nhưng lạc hậu. Lực lượng tiến công chủ lực là 8 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-200VE có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 250 km.

Ngoài ra, còn có 3 lữ đoàn tên lửa phòng không S-125 và 5 lữ tên lửa phòng không quá lạc hậu S-75. Các hệ thống tên lửa phòng không cơ động bao gồm các loại Kvadrat, Osa và Strela của Liên Xô và Crotale của Pháp, tổng cộng có hơn 100 hệ thống.

Gaddafi không kịp chuẩn bị cho chiến tranh
Gần đây, quân đội Libya đã có kế hoạch hiện đại hóa mạnh vũ khí trang bị. Gaddafi muốn mua của Nga các hệ thống tên lửa phòng không Buk-М1-2E, Tor-М2E và kể cả S-300PMU-2.

Không quân Libya muốn mua tới 20 tiêm kích tối tân Su-35, máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130.

Lục quân Libya dự định hiện đại hóa các xe tăng Т-72М1 lên mức gần với tăng Т-90S, cũng như mua xe tăng Т-90SA. Họ cũng đã đặt hàng 3 tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị tên lửa Uran-E và dự kiến đặt mua 2 tàu ngầm Projekt 636М Kilo.

Nhưng cuộc bạo loạn và những biện pháp trừng phạt áp đặt sau khi cuộc bạo loạn nổ ra đã cản trở các kế hoạch này.

Lúc này, khi mà các cuộc không kích của kẻ thù đang đến gần, chắc ông Gaddafi phải hối tiếc về sự chậm trễ hiện đại hóa quân đội của ông.


(theo vietnamdefence news )

>> 'Binh chủng em út' xứng với 16 chữ vàng

Nhà thơ Chế Lan Viên xúc động nhớ lại hình ảnh cha ông cùng cháu con ra trận viết:

“Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Huệ cưỡi voi vào Cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng nước Bạch Đằng…”

Trong những ngày tháng sôi động ấy, khi cả nước đang vang vọng lời Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” thì có một binh chủng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời: binh chủng đặc công với ba thành phần hợp thành gồm đặc công bộ, đặc công nước, đặc công biệt động.

Từ ngày thành lập 19/3/1967 đến nay đã 44 năm, lá cờ thêu 16 chữ vàng “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn” luôn tung bay chói lọi trên hàng quân cách mạng với cách đánh tinh nhuệ, hiệu quả lớn lao.

Đặc công có thế hệ cha anh từ các đội vũ trang quyết tử, biệt động trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, tiếp tục mở rộng, phát triển sâu trong kháng chiến.


Bộ đội đặc công trong Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Tuấn Linh

Giai đoạn cuối chống Pháp, các trận tập kích của 16 chiến sĩ đại đội 8 mặt trận Hà Nội và 3 dân quân địa phương đánh vào sân bay Gia Lâm. Căn cứ không quân quan trọng của Pháp được canh phòng cẩn mật, do một trung đoàn Âu – Phi cùng lực lượng mật thám và hệ thống đồn bốt, mìn, dây thép gai dày đặc vẫn bị phân đội 19 người của chúng ta làm điên đảo. Kết quả, 18 máy bay bị phá hủy.

Trong trận sân bay Cát Bi (gần Hải Phòng), 32 chiến sĩ bộ đội địa phương Kiến An tập kích 6 tiểu đoàn địch được trang bị đầy đủ… Kết thúc trận đánh, 59 máy bay bị phá hủy trong vòng 15 phút và rút lui an toàn.

Hai trận đánh sân bay trên đã góp phần vào chiến cục Đông Xuân mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, là mẫu mực về cách đánh cho thế hệ sau.



Bộ đội đặc công trong thời kỳ kháng chiến.

Xa xưa, từ thời Trần cha ông ta đã có cách đánh trên sông biển lừng danh với tên tuổi Yết Kiêu, Dã Tượng. Đời sau trong chiến dịch Hà Nam Ninh 1951, Nguyễn Quang Vinh chỉ huy 1 tổ dùng thuyền nan chở thuốc nổ bí mật áp mạn đánh chìm tàu LCD. Trước đó, năm 1949 ở Long Châu Sa, bộ đội ta đã dùng thủy lôi tự tạo diệt tàu Glyxin.

Trên bộ, trên sông đã có những chiến công để bước vào chống Mỹ, đặc công bộ, đặc công thủy và đặc công biệt động phát triển mạnh vượt bậc.

Nhiều người chúng ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn qua các trang các sách và bộ phim “Biệt động Sài Gòn”, miêu tả chân thật các trận đánh vào sào huyệt quân Mỹ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, được sự đùm bọc của nhân dân, sự phối hợp chiến đấu của các đơn vị bạn, bộ đội đặc công trên các chiến trường đã đánh hàng nghìn trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn quân đối phương, tiêu diệt và đánh thiệt hàng trăm sở chỉ huy các cấp, phá hủy phá hỏng hàng nghìn máy bay các loại, 1.600 khẩu pháo, 9.000 xe quân sự, 400 tàu xuống chiến đấu...

Đọng lại trong tâm trí nhân dân và các em thơ, vẫn là hình ảnh anh bộ đội nói chung, anh lính đặc công nói riêng giản dị, cần cù, hiền như đất, như mọi người dân nước Việt.



Người lính đặc công Việt Nam. Ảnh: Tuấn Linh

Tiếp bước cha anh, giờ đây, các anh hàng ngày đều đặn ra thao trường, vào giảng đường, bởi những thách thức không nhỏ trước mắt. Đất nước thời mở cửa, hội nhập kinh tế thị trường… đem lại ấm no hơn và việc bảo vệ cuộc sống vật chất lẫn tinh thần càng nặng nề hơn.

Bộ đội đặc công tiếp tục phát huy tinh hoa của cha ông, truyền thống của quá khứ, tìm ra cách đánh thời hiện đại. Một trong những nhân tố thành công của đặc công, các anh hiểu đấy là có sự đùm bọc của dân và các lực lượng bạn.

Đặc công cùng các đơn vị khác tham gia chống bão, cứu hộ cứu nạn, chống lũ quét, chống khủng bố đường không, đường thủy, các cửa khẩu… Lúc nào anh cũng gắn bó với dân, vì dân.



Bộ đội đặc công không ngừng rèn luyện xứng đáng với 16 chữ vàng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị trong ngày thành lập 19/3/1967:

“Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt. Có thể nói, do chiến tranh du kích phát triển cao, đặc biệt cao. Chiến thuật du kích lấy ít đánh nhiều và đi không tiếng về không tăm. Bây giờ các chú cũng thế, cũng phải lấy ít đánh nhiều nhưng mà to hơn nữa, cao hơn nữa, lấy ít đánh nhiều, lấy ít thắng nhiều.”

Năm 2002, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện nhân 35 năm ngày thành lập binh chủng:

“Cách đánh của Bộ đội Đặc công vốn có tiền đề từ truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, được Đảng và quân đội ta kế thừa, phát triển lập một trình độ mới. Đó là đỉnh cao của cách đánh giặc lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, là sự phát triển sáng tạo độc đáo của học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.”

Nhân ngày lễ này, chúng ta gửi niềm tin cậy đến những người lính đặc công, binh chủng thuộc loại “em út” nhưng rất giàu truyền thống của quân đội ta.

>> Soi kế hoạch đóng Type-052C của Trung Quốc



Theo các thông tin từ trang mạng quốc phòng Trung Quốc, Hải quân nước này đang tiến hành đóng mới nhiều khu trục hạm Type-052C. .


Thời hạn đóng tàu 


Theo kế hoạch, 2 chiếc tàu khu trục Type-052C dự kiến ​​sẽ hạ thuỷ vào năm 2011, cách nhau khoảng 6 tháng. Theo đó, thân tàu thứ nhất của Type-052 đã được hạ thủy ngày 28/11/2010. Trong khi thân tàu thứ hai sẽ được hạ thuỷ trong tháng 5/2011, theo dự kiến. Ngoài ra, thân tàu thứ ba của Type-052C sẽ được hạ thủy vào tháng 11/2011, và thân tàu thứ tư dự kiến hạ thuỷ vào tháng 5/2012. Tất cả các thân tàu của Type 052 trên đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam (Thượng Hải, Trung Quốc).



Hai thân tàu Type-052C. Các phiên hiệu của 8 tàu Type-052C gồm: 107, 131-134, 162-164.

Rốt cuộc, nếu Hải quân Trung Quốc thực sự phát triển tổng số 8 chiếc tàu khu trục Type-052C trong giai đoạn 2010-2015, thì họ có thể thay thế tất cả các tàu lớp Luda không được nâng cấp trong khoảng thời gian 5 năm tới.

Ngoài ra, nhà máy đóng tàu hải quân Giang Nam thông báo sẽ thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013-2015, với việc phát triển các tàu ngầm và tàu quét thủy lôi.

Đặc điểm kỹ thuật

Type-052C có chiều dài 154m, rộng 16m, lượng choán nước 7.000 tấn. Phần thân tàu thiết kế hoàn toàn giống “người anh” Type-052B nhưng xét hệ thống vũ khí, điện tử trang bị trên tàu thì khác biệt nhiều.

Lớp Luyang–II lắp radar mạng đa năng tương tự hệ thống radar AN/SPY–1 (bộ phận của hệ thống chiến đấu Aegis) tiên tiến trên các tuần dương, khu trục của Hải quân Mỹ.


Tàu khu trục Type-052C thiết kế cho mục đích phòng không hạm đội.

Type-052C được trang bị hệ thống động cơ kết hợp gồm hai động cơ tuốc bin khí DA80/DN80 và hai động cơ diesel Shaanxi, cho phép đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h.

Trang bị vũ khí

Type-052C có xu hướng thiên về khả năng phòng không hạm đội hơn là chống hạm mặc dù được trang bị các tên lửa đối hạm tầm xa.

Hệ thống phòng không Type-052C là tổ hợp tên lửa hải đối không tầm trung và tầm cao HQ-9 (tương tự như tên lửa phòng không S-300 của Nga). Tàu được trang bị 48 tên lửa HQ–9 đặt trong 8 cụm ống phóng thẳng đứng, mỗi cụm gồm sáu ống chứa tên lửa.

Tên lửa HQ–9 là sự kết hợp công nghệ của hai hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu thế giới S–300 của Nga và Patriot của Mỹ.

Có nguồn tin, Trung Quốc đã “ăn cắp” công nghệ động cơ và hệ thống điều khiển từ tên lửa phòng không S–300, hệ thống dẫn đường từ Patriot để tạo nên sản phẩm “made in China” với tính năng không thua kém loại tên lửa đối không hiện đại của Nga và Mỹ.


Hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đối không HQ-9 trên Type-052C.

HQ–9 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối hạm, máy bay đối phương. Tên lửa có tầm bắn 120km, trần bay 30.000m. Phương thức dẫn đường quán tính trong pha giữa và pha cuối sử dụng radar chủ động.

Vũ khí diệt hạm chủ lực của Type-052C là tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu tầm xa YJ–62. Phương thức dẫn đường của tên lửa kết hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS), định vị quán tính (INS) và radar chủ động trong pha cuối. Trong hành trình bay tên lửa bay cách mặt biển 30m, cuối hành trình bay cách 7–10m, tầm bắn khoảng 280km.

Các loại vũ khí còn lại gồm pháo hạm 100mm, tổ hợp pháo phòng không tầm gần Type 730, ngư lôi chống ngầm cỡ 324mm. Boong tàu phía sau có bãi đáp trực thăng đáp ứng cất hạ cánh của các loại trực thăng Kamov Ka–28 và Harbin Z–9.

(theo bdv news )

>> Những phi cơ Anh sẽ đưa vào chiến dịch Libya



Quân đội Anh đang huy động các loại máy bay hiện đại nhất của mình như Typhoon và Tornado, chuẩn bị cho chiến dịch đảm bảo lệnh cấm bay trên toàn không phận Libya.

Cùng với Pháp và Mỹ, Anh là nước ráo riết nhất trong việc kêu gọi lập vùng cấm bay tại Libya, nhằm ngăn chặn quân của đại tá Gadhafi tấn công người chống đối. Kế hoạch này đã được Liên Hợp Quốc ủng hộ, cho phép bắn hạ tất cả các máy bay của quân đội Libya vi phạm.

Để thực hiện quyết định trên, các nước tham gia sẽ phải huy động lực lượng không quân để đảm bảo vùng cấm bay có hiệu lực. Dưới đây là những loại chiến đấu cơ và máy bay do thám mà BBC nhận định quân đội Anh sẽ sử dụng để cùng Pháp và Mỹ áp đặt vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi này.

Typhoon - Eurofighter


Máy bay chiến đấu Typhoon. Ảnh: BBC

Máy bay chiến đấu Typhoon của không quân hoàng gia Anh, hay còn gọi là Eurofighter, có tốc độ nhanh vượt trội có thể được sử dụng với mục đích chiến đấu không đối không nếu không quân Libya cố tình "xé rào" lệnh cấm bay.

Typhoons được chế tạo theo tiêu chuẩn do không quân Anh, Tây Ban Nha, Đức và Italy đặt ra, nhằm thay thế cho những chiếc Tornado. Loại phản lực cơ này trang bị công nghệ tàng hình và hệ thống vũ khí phong phú, từ các loại tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung đến nhiều loại vũ khí oanh tạc mục tiêu mặt đất.

Chiến đấu cơ Typhoon được không quân Anh đưa vào sử dụng từ năm 2003, với căn cứ chính đặt tại Coningsby thuộc hạt Lincolnshire và Leuchars tại Scotland. Kể từ tháng 9/2009, loại máy bay một chỗ ngồi này cũng bắt đầu hoạt động từ quần đảo Falkland ở Nam Mỹ.

Tornado GR4

Máy bay Tornado GR5. Ảnh: AP


Đây là một trong những trụ cột của lực lượng không quân Anh kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 1980. Trước đây Tornado từng được huy động phục vụ chiến dịch áp đặt vùng cấm bay tại Iraq.

Tính năng chính của Tornado là oanh kích mặt đất hay tấn công tiêm kích máy bay đối phương. Đây có thể là vũ khí đóng vai trò chính trong màn đánh phủ đầu để tiêu diệt hệ thống tên lửa đất đối không của Libya.

Những loại vũ khí trang bị như tên lửa hành trình Storm Shadow khiến Tornado có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách xa đáng kể. Bộ Quốc phòng Anh mô tả đây là loại tên lửa được thiết kế "thâm nhập sâu, bắn tầm xa và độ chính xác cao" trong việc tấn công sở chỉ huy và các hầm điều khiển của đối phương.

Ngoài ra, loại máy bay này còn được gắn tên lửa Brimstone, một loại vũ khí xuyên giáp hiệu quả, đồng thời có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết hoặc làm nhiệm vụ trinh sát cả ngày lẫn đêm. So với Typhoon có một chỗ ngồi và tốc độ 2 Mach, Torado có hai chỗ ngồi và tốc độ 1.3 Mach.

Nimrod R1

Máy bay do thám Nimrod. Ảnh: AFP


Máy bay trinh sát Nimrod R1 được phát triển từ phiên bản máy bay tuần tra trên biển được dự đoán sẽ tham gia chiến dịch do thám khi áp đặt lệnh cấm bay tại Libya.

Hệ thống theo dõi trên máy bay được sử dụng để trinh sát và thu thập thông tin tình báo điện tử. Nimrod R1 có khả năng bay với tốc độ thấp trong một thời gian dài, giúp nó có thể "neo đậu" trên một khu vực nhất định để do thám. Hoạt động này được kéo dài liên tục hơn nhờ khả năng tiếp nhận dầu trên không.

Mỗi "cỗ máy tình báo" Nimrod R1 có phi hành đoàn 29 người.

Sentinel R1

Máy bay do thám Sentinel R1. Ảnh: Crown


Có chức năng tương tự Nimrod R1 là Sentinel R1, từng được sử dụng trong các chiến dịch tình báo tại Afghanistan và cũng được dự đoán sẽ được huy động cho hoạt động ở Libya. Sentimel R1 là một phần của hệ thống do thám Sentinel bao gồm các bộ phận hỗ trợ trên không và trên mặt đất.

Máy bay do thám này được hoán chuyển từ loại máy bay vận tải Bombardier Global Express, được trang bị radar và hệ thống theo dõi có thể lần theo vị trí và xác định mục tiêu lực lượng đối phương trên mặt đất.

Quân đội Anh có kế hoạch giải thể những chiếc Sentinel R1, loại máy bay có phi hành đoàn 5 người, sau khi rút quân từ Afghanistan về nước.


(theo vnexpress news )

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> 'Kiếm' của Triều Tiên, 'khiên' của Hàn Quốc



Theo ước tính của các chuyên gia, tiềm lực của pháo binh Triều Tiên cho phép nước này nã 10.000 quả đạn pháo vào thủ đô Seoul trong mỗi phút.

Hiện nay, sức mạnh vũ khí của Triều Tiên bị suy giảm đáng kể do sự yếu kém của nền kinh tế. Hải quân và không quân Triều Tiên trở nên lạc hậu nhanh chóng, tuy nhiên sức mạnh quân sự của quốc gia này nằm ở pháo binh.

Vụ pháo kích vừa qua tại hòn đảo Yeonpyeong đã nhấn mạnh sự nguy hiểm của pháo binh Triều Tiên và Seoul – thủ đô của Hàn Quốc cách vùng phi quân sự khoảng 40 km dễ dàng bị “san bằng” bởi pháo binh của Triều Tiên.

Dưới đây là những vũ khí hủy diệt nguy hiểm nhất của pháo binh Triều Tiên:

Pháo phản lực


M1985 có tầm bắn khoảng 40 km.


Triều Tiên sở hữu nhiều pháo phản lực có thiết kế dựa trên các nguyên mẫu của Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Triều Tiên cũng phát triển một số loại đạn dành cho pháo trên cỡ 240 mm, nặng tới 407kg, trong đó đầu đạn nặng 90kg có thể chứa thuốc nổ, chất cháy, khói hay chất độc hóa học. Thiết bị chuyên chở là xe tải, phiên bản do Triều Tiên tự chủ sản xuất.

Theo nhiều nguồn tin, loại vũ khí này của Triều Tiên còn được xuất khẩu sang Iran.

Hai phiên bản nổi tiếng nhất trong các pháo phản lực của Triều Tiên là M1985 và M1991 với loạt phóng 12-22 quả đạn trong một lần nạp.


Xe phóng tên lửa M1991 có khả năng mang 22 tên lửa.


Pháo tự hành

Pháo binh luôn là niềm tự hào của quân đội Triều Tiên.


Pháo tự hành cỡ nòng 170 mm với tên gọi M1978 và M1989 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là các súng phòng thủ bờ biển của Nga. Pháo tự hành được đặt trên xe thiết giáp, và sử dụng đạn có tầm xa lên tới 60 km.

Vào năm 1978, trong lần đầu tiên ra mắt, giới quân sự Triều Tiên giới thiệu pháo tự hành của nước này có tầm bắn xa nhất thế giới khi đó.

Iran đã nhập khẩu và sử dụng những khẩu pháo loại này trong Iran-Iraq.

Hệ thống lô cốt ngầm

Triều Tiên có rất nhiều hầm ngầm và lô cốt tại vùng phi quân sự giáp với Hàn Quốc.


Triều Tiên đã xây dựng hàng ngàn lô cốt nằm ngầm dưới lòng đất tại gần biên giới với Hàn Quốc và sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để phòng thủ và tấn công.

Từ hệ thống lô cốt ngầm này, pháo binh Triều Tiên sẽ áp dụng chiến thuật “đánh du kích” để tiêu hao sinh lực của kẻ thù.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia quân sự, một dàn pháo phản lực của Triều Tiên chỉ mất 75 giây để bắn và quay trở lại hầm trú ẩn.

Vũ khí sinh hóa

Diễn tập chống vũ khí sinh hóa luôn được phía Hàn Quốc đặt lên hàng đầu.


Tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, tuy nhiên đây chưa phải là vũ khí có khả năng gây thiệt hại lớn nhất mà quốc gia này sở hữu.

Theo một nghiên cứu vào năm 2007, khả năng Triều Tiên sử dụng bom khí độc để bắn phá các mục tiêu dân sự là nguy hiểm và nghiêm trọng nhất.

Hiệp hội khoa học Mỹ và nhiều tổ chức khác cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên chứa nhiều vũ khí sinh hóa như: vi khuẩn bệnh than, khí ngạt, khí độc sarin, phosgene và botulism.

Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nỗ lực nghiên cứu và lập những kế hoạch ứng phó với hiểm họa đáng sợ từ phía Triều Tiên. Dựa vào những tiến bộ khoa học, chính phủ nước này các biện pháp mà họ chuẩn bị sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với thủ đô Seoul và nhiều thành phố lớn khác nếu chiến tranh bùng nổ.

Cơ chế phản ứng nhanh

DMáy bay do thám không người lái là tai và mắt của quân đội Hàn Quốc.


Trong chiến tranh, thời gian luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi chiến tranh xảy ra, bên nào phản ứng càng nhanh thì sẽ càng hạn chế được khả năng tấn công của kẻ thù.

Do vậy, Hàn Quốc đầu tư nhiều tiền của để đầu tư vào hệ thống tác chiến. Nước này còn nghiên cứu công nghệ giúp tiêu diệt nhanh các dàn pháo phản lực, rút ngắn thời gian phản ứng từ 20 phút xuống còn 4 phút. Dự án được nghiệm thu vào năm 1998.

Tuy nhiên, sự trả đũa lúng túng trong vụ Triều Tiên tấn công đảo Yeonpyeong cho thấy, hệ thống này cần được cải thiện nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, các máy bay trinh thám không người lái của liên quân Mỹ - Hàn luôn theo dõi “nhất cử nhất động” của các giàn phóng tên lửa 240 mm và pháo tự hành 170 mm của quân đội Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo chống lô cốt

ATACMS-P có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm trong lô cốt vững chắc.


ATACMS-P là tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm ngầm dưới lòng đất hoặc trong các lô cốt. ATACMS-P có tầm 220 km và được phóng từ các xe tải di động. Tên lửa có thiết kế đặc biệt để xuyên sâu xuống lòng đất trước khi phát nổ, từ đó phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong hệ thống lô cốt của Triều Tiên. Mục tiêu chính mà loại tên lửa này nhắm tới chính là lực lượng pháo binh của Triều Tiên ẩn nấp trong các đường hầm.

Radar truy tìm vị trí địch

Hệ thống Radar dò tìm vị trí địch giúp Hàn Quốc xác định được nhanh chóng vị trí của pháo binh địch.


Ưu thế đặc biệt về công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện ở “hệ thống dò tìm vị trí địch”. Phiên bản đơn giản được lắp đặt trên xe quân sự đặc chủng, có khả năng xác định được 20 khu vực pháo binh và mục tiêu của đối phương mỗi phút.

Ngoài ra, phiên bản lớn hơn được đặt trên các xe chuyên dụng cỡ lớn có thể dò tìm, tính toán và phát hiện vị trí của các dàn pháo phản lực ngay khi chúng khai hỏa.

Tuy nhiên, cũng giống cơ chế phản ứng nhanh kể trên, vụ pháo kích đảo Yeonpyeong là một bài kiểm tra mà hệ thống radar công phu của Hàn Quốc đã không cho kết quả tốt.

Pháo bắn đạn có điều khiển

Đạn pháo Excalibur 155 mm đã chứng minh được khả năng bắn chính xác tại chiến trường Iraq.


Tấn công mục tiêu di chuyển luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với pháo binh do sự bắt buộc phải thành công ngay trong lần bắn đầu tiên. Đạn pháo Excalibur 155 mm là một trong số rất ít vũ khí có khả năng thực hiện điều đó.

Với sự trợ giúp của công nghệ định vị toàn cầu GPS, đạn pháo Excalibur có độ sai lệch mục tiêu gần 20m. Do vậy, Excalibur 155mm sẽ dễ dàng tiêu diệt các xe chở pháo phản lực.

Trong chiến tranh tại Iraq, đạn pháo Excalibur 155mm đã có những màn trình diễn hết sức thuyết phục.

Như vậy trên lý thuyết, những nỗ lực trong công nghệ và vũ khí cho phép quân đội Hàn Quốc "khóa các họng pháo" của Triều Tiên hữu hiệu. Nhưng giải pháp có thể giúp thủ đô Seoul thoát khỏi “cơn thịnh nộ” đạn pháo Triều Tiên hiệu quả nhất vẫn là một chính đối sách khôn ngoan hơn so với những gì họ thể hiện thời gian vừa qua.


(bdv news)

>> Lộ diện Bạo Phong Hổ, xe tăng chủ lực mới của Triều Tiên



Từ tháng 5 -2010, những hình ảnh và video được phát hành từ Triều Tiên lần đầu tiên công khai cho thế giới thấy một vài hình ảnh về chiếc xe tăng nội địa tự chế tạo hiện đại nhất của nước này: xe tăng Bạo phong hổ.

Từ mong đợi đến thất vọng
Đầu những năm 1990, nhận thức về sự kém hiệu quả của các loại xe tăng đã cũ trong một cuộc chiến tranh tổng lực (tương tự như Chiến tranh vùng Vịnh), quân đội Triều Tiên lên kế hoạch phát triển loại xe tăng mới nhằm thay thế cho các xe tăng Thiên mã hổ đang dần lỗi thời của mình.



Trong thập niên 1990, Triều Tiên đã nhận ra sản xuất loại xe tăng hiện đại hơn Thiên Mã Hổ là việc làm tối cần thiết.

Suốt từ cuối thập niên 1990 cho đến nay, dù Bạo Phong Hổ được đưa vào sử dụng nhiều năm, nhưng quanh nó vẫn có một bức màn che phủ khiến thế giới không khỏi tò mò.

Mặc dù được mong đợi là một bản nâng cấp toàn diện của xe tăng T-72 tương tự như Type-99 của Trung Quốc, nhưng Bạo Phong Hổ khiến các chuyên gia thất vọng khi có quá nhiều điểm cho thấy nó chỉ là bản thiết kế lại dựa trên thân xe T-62 kém hiện đại hơn, chỉ tương đương với Type-96.


Xe tăng Type-96G của Trung Quốc, được cho là có nhiều ảnh hưởng nhất đến thiết kế Bạo Phong Hổ.

Bạo Phong Hổ được Học viện Khoa học quốc phòng số 2 của Triều Tiên nghiên cứu thiết kế. Việc sản xuất các bộ phận chính của xe tăng này và khâu lắp ráp cuối cùng được thực hiện tại nhà máy Ryu-Kongsu trực thuộc Bộ Công nghiệp cơ khí số 2 nằm tại Sinhung, Hamgyong-namdo.

Ngoài ra các bộ phận khác của xe có thể được sản xuất tại toàn bộ các nhà máy khác trên cả nước. Một số các thiết bị điện tử công nghệ cao của Bạo Phong Hổ có thể được cung cấp trực tiếp từ Nga hoặc Trung Quốc.


Thiết kế Bạo Phong Hổ được cho là vẫn dựa chủ yếu trên kiểu xe tăng T-62 của Liên Xô cũ.

Những dự đoán qua ảnh
Tháp pháo của Bạo Phong Hổ tuy có kích cỡ tương đương như tháp pháo của T-62 nhưng được gia cố bằng một lớp giáp hình chữ V rất dày phía trước cùng nhiều tấm giáp nghiêng có thể tháo lắp được hai bên. Đây là cấu trúc tương tự như xe tăng Leopard 2A6 của Đức hay Type-99 của Trung Quốc.

Ngoài ra, phía sau tháp pháo của xe cũng được lắp thêm một khoang rộng, có thể được dùng để chứa phụ tùng, đạn dự trữ hay đơn giản là gia tăng thêm sự bảo vệ khi xe bị bắn từ phía sau.


Giáp trước của Bạo Phong Hổ được gia cố thêm lớp giáp dày hình chữ V.



Phía sau xe tăng Bạo Phong Hổ.


Từ các bức ảnh được cung cấp, các chuyên gia không thể nhận biết được chính xác cỡ pháo của Bạo Phong Hổ nhưng khả năng đó là mẫu pháo 2A20 cỡ nòng 115 mm vì nếu lắp pháo 2A46 125 mm thì không gian của tháp pháo xe T-62 sẽ không đảm bảo để loại pháo này có thể vận hành bình thường.

Dù vậy, Bạo Phong Hổ cho thấy nó có khả năng bắn mọi loại đạn từ đạn nổ phá (HE), đạn nổ phá mảnh (HE-FRAG), đạn xuyên phá (HEAT) hay đạn thanh xuyên dưỡi cỡ nòng (APFSDS).

Nếu cấu tạo phía trong của pháo và tháp pháo Bạo Phong Hổ đúng như dự đoán, cơ số đạn tiêu chuẩn của nó sẽ có khoảng 40 viên tương tự như T-62 và có thể thêm một số ít nữa nếu khoang sau tháp pháo cũng được sử dụng để chứa đạn.

Bạo Phong Hổ cũng được trang bị một đại liên đồng trục cỡ nòng 7,62 mm và một súng máy phòng không KPV cỡ nòng 14,5 mm. Việc sử dụng súng máy phòng không ngoại cỡ (lớn hơn của các xe tăng Nga, Mỹ hay châu Âu thông thường là 12,7 mm) có thể lý giải vì đối thủ trực tiếp của Bạo Phong Hổ sẽ là các trực thăng tấn công của liên quân Mỹ - Hàn Quốc.

Dù KPV 14,5 mm có tầm bắn và sức công phá mạnh hơn nhiều so với các súng máy cỡ nòng 12,7 mm khác, nhưng xạ thủ vẫn phải chui ra phía ngoài để tác chiến cho thấy Bạo Phong Hổ rất bất lợi khi ở trong các tình huống thực chiến.

(bdv news)

>> Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ phối hợp đầu tư



Ngày 14/3, Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ đã ký thỏa thuận mua 680 máy bay tiêm - cường kích hỗn hợp F-35 để tăng cường khả năng tác chiến không quân.

Theo đó, các chỉ huy của lực lượng Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ đã ký thỏa thuận sẽ cùng tham gia mua biến thể của máy bay tiêm - cường kích hỗn hợp F-35 được thiết kế chuyên dụng cho tàu sân bay.

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus, Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Gary Roughead, và Tư lệnh Quân đoàn Hải quân đánh bộ Mỹ James F. Amos, đã ký bản ghi nhớ thỏa thuận về việc mua các máy tiêm kích F/A-18E/F và F-35B/C, mà các chỉ huy của Mỹ tuyên bố là để cải thiện khả năng tác chiến trên không cho cả hai lực lượng.

Theo thỏa thuận, lực lượng Hải quân và Hải quân đánh bộ sẽ mua 680 chiếc máy bay F-35. Trong đó, Hải quân sẽ mua 260 chiếc máy bay F-35C dành cho tàu sân bay, và Hải quân đánh bộ sẽ mua 80 chiếc F-35C, cùng với 340 chiếc máy bay F-35B, một phiên bản cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng – SVTOL.

Theo kế hoạch, Quân đoàn Hải quân đánh bộ Mỹ sẽ biên chế 5 phi đội máy bay tiêm kích F-35C, loại máy bay hoạt động trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ.



Việc nghiên cứu chế tạo F-35 STOVL gặp khó khăn về mặt kỹ thuật.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Robert M. Gates công bố vào tháng 1/2011, có thể tạm dừng kế hoạch mua máy bay F-35B trong khoảng 2 năm do quá trình thử nghiệm gặp trục trặc với phiên bản máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng SVTOL.

Thỏa thuận ngày hôm nay đã thể hiện cam kết của ông Gates, ông Mabus và Đô đốc Roughead, về việc mua máy F-35B, Thomas E. Laux, Phó trợ lý Bộ trưởng Hải quân Mỹ phụ trách các chương trình không quân, phát biểu trong cuộc họp báo và cho biết thêm rằng, “Số lượng máy bay nói trên là phù hợp với yêu cầu ngân sách tài khóa 2012”.

Các máy bay F-35C sẽ được biên chế trên các tàu sân bay của Hải quân, trong khi biến thể máy bay F-35B được biên chế triển khai cho các tàu lớp L (tàu đổ bộ), Phó trợ lý Laux nói.

Ông Laux giải thích: “Chúng tôi sẽ ưu tiên thử nghiệm F-35C trên tàu sân bay; đồng thời tìm hiểu kỹ về hoạt động của máy bay F-35B trên các tàu lớp L để xác định xem các máy bay STOVL có thể sử dụng được trên các tàu sân bay hay không.”

Thỏa thuận này phản ánh “mối quan hệ đối tác lâu dài” giữa không quân của Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ. Quá trình huấn luyện đào tạo máy bay sẽ được “kết hợp hoàn toàn” và sẽ được thực hiện tại một cơ sở duy nhất, trợ lý Laux nói.

Sự kết hợp của máy bay F-35B và các biến thể F-35C, cùng với máy bay F-18, sẽ cải thiện khả năng tác chiến không quân của Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ, các quan chức của cả hai lực lượng chia sẻ.

Khi kết hợp cùng với nhau, Hải quân và Hải quân đánh bộ sẽ mạnh hơn một lực lượng riêng biệt”, ông Laux giải thích.


(theo AP news )

>> Trung Quốc triển khai 'siêu' tên lửa nhắm vào Đài Loan



Cục trưởng Cục an ninh Đài Loan Tsai Teh-sheng vừa thông báo: “Trung Quốc triển khai loại tên lửa mới, rất mạnh là Đông Phong 16 nhắm vào Đài Loan. Đây là tên lửa tầm xa và nó tăng sự đe dọa Đài Loan”.
Ông Tsai từ chối cung cấp thông tin chi tiết về kỹ thuật của tên lửa mới của Trung Quốc; cũng như số lượng tên lửa mà Trung Quốc triển khai nhưng khẳng định Đông Phong 16 là tên lửa mạnh nhất của Bắc Kinh từng nhắm vào Đài Bắc.




Nhiều chuyên gia quân sự Đài Loan dự đoán Trung Quốc hiện có hơn 1.600 tên lửa nhắm vào hòn đảo này. Chúng chủ yếu được đặt ở Phúc Kiến và Giang Tây.

Liberty Times dẫn một nguồn tin quân sự Đài Loan giấu tên cho biết, ngoài việc tăng số tên lửa, Trung Quốc còn sửa chỉnh sửa nhiều máy bay chiến đấu cũ, biến chúng thành những máy bay không người lái với sự trợ giúp công nghệ của Israel. Mục đích cuối cùng là giúp các chiến đấu cơ này thoát khỏi hệ thống phòng không Đài Loan và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trên đảo.

Ở tầm cao hơn, Trung Quốc triển khai 45 trong tổng số 60 vệ tinh trên vũ trụ thu thập tin tức tình báo cho các hoạt động quân sự.

Nhà phân tích Lin Cheng-yi của Học viện Academia Sinica khẳng định, Trung Quốc không còn diễn tập quân sự ở Phúc Kiến, khu vực đối diện Đài Loan mà chuyển sang các khu vực khác nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ dừng việc tăng cường sức mạnh vũ trang, gia tăng các hoạt động quân sự tại các khu vực miền Nam, Bắc, thậm chí là phía Đông Đài Loan, tới tận Guam.

Còn theo Bộ Quốc phòng Mỹ, từ khi ông Mã Anh Cửu lên lãnh đạo Đài Loan, quan hệ đôi bờ ấm hẳn lên nhưng Trung Quốc vẫn chưa loại trừ khả năng dùng quân đội thống nhất Đài Loan.


Quan hệ đôi bờ ấm lên nhưng Trung Quốc vẫn tăng cường vũ khí nhắm vào Đài Loan.

Do đó, Đài Loan rất tích cực tăng cường vũ trang nhưng do "ngại" Trung Quốc, chẳng mấy nước dám bán cho Đài Loan thứ gì, ngay cả Mỹ cũng không phải ngoại lệ.

Tới nay, Washington chuyển giao cho đảo một số loại vũ khí và mỗi lần làm vậy, họ lại bị Trung Quốc phản đối gay gắt. Điển hình là thương vụ bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan hồi tháng 1/2010, khiến quan hệ Bắc Kinh-Washington lạnh nhạt.

Sau vụ này, có lẽ Mỹ "chùn tay" nên từ đó tới nay, Mỹ chỉ làm rất ít để đối phó với tình trạng mất cân bằng về quân sự ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với Đài Loan.

(theo AP news )

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

>> Nhật nhào zô cuộc đua thế hệ 5



Tokyo thực sự lao vào phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X Shinshin.



Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X Shinshin của hãng Mitsibishi

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định trong tương lai không hoàn toàn dựa vào việc mua sắm vũ khí Mỹ cho không quân của mình và hoàn tất phát triển tiêm kích thế hệ 5 của Nhật. Theo các kế hoạch của Tokyo, mẫu chế thử tiêm kích Shinshin sẽ bay chuyến đầu tiên vào năm 2014. Điều đó thực tế có nghĩa là Nhật Bản đang lao vào cuộc chạy đua vũ trang trong lĩnh vực máy bay chiến đấu bùng lên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương do Trung Quốc và Hàn Quốc.

Từ địa vị phụ thuộc
Trong lĩnh vực mua sắm vũ khí mới, trong suốt thời gian sau chiến tranh, Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí từ Mỹ. Điều đó đặc biệt rõ ở Không quân phòng vệ Nhật, khi mà họ bay chủ yếu bằng các biến thể máy bay Mỹ dành cho Nhật. Nhật Bản hầu như không có nền sản xuất quốc phòng của riêng mình - chỉ có các công ty lớn nhất như Mitsubishi Heavy Industries hay Kawasaki thỉnh thoảng mới thực hiện các đơn đặt hàng từ Bộ Quốc phòng Nhật để sản xuất các vũ khí trang bị do Mỹ phát triển nhưng có cải tiến đôi chút.

Tình trạng đó xuất hiện phần nhiều là do điều 9 Hiến pháp Nhật thông qua năm 1947. Điều này cấm Nhật tham gia các cuộc xung đột quân sự và có quân đội thường trực. Vì nguyên nhân này mà toàn bộ lực lượng vũ trang Nhật là lực lượng phòng vệ, chỉ có quyền tham gia các sứ mệnh hòa bình, và với sự rào trước đón sau cẩn thận. Trong tình thế đó, Tokyo ngay từ đầu đã chọn chỗ dựa vào nhập khẩu quân sự để giảm tối đa chi phí cho quốc phòng.


Máy bay tiêm kích F-2A của Mitsubishi (f22fighter.com)

Kết quả là hiện nay Không quân Nhật Bản đang sử dụng 53 tiêm kích F-2A của Mitsubishi (biến thể cải tiến sản xuất theo giấy phép của F-16 Fighting Falcon của hãng Lockheed Martin), 92 F-4EJ Kai của Mitsubishi (F-4 Phantom II của McDonnell Douglas) và 152 F-15J của Mitsubishi (F-15 Eagle của Boeing). Không quân vận tải Nhật Bản, bao gồm cả trực thăng, chủ yếu cũng do Mỹ thiết kế và được các công ty Nhật chế tạo.

Ở đây, cần giải thích là khi mua vũ khí trang bị, Nhật Bản yêu cầu bắt buộc phải thành lập liên doanh để cải tiến các mẫu vũ khí “nguyên bản” theo yêu cầu của quân đội Nhật. Với cách làm như vậy, giá thành cuối cùng của vũ khí trang bị mua sắm về lại cao hơn nhiều so với mua thành phẩm từ Mỹ, nhưng nhờ các liên doanh mà chính phủ Nhật Bản hỗ trợ được cho nền kinh tế của mình: bằng cách đó, họ tạo ra thêm việc làm, nguồn đầu tư ổn định vào nền kinh tế, tài trợ cho hoạt động của các xí nghiệp.

Năm 2004, Nhật thông qua quyết định chế tạo tiêm kích thế hệ 5 nội địa ATD-X Shinshin, có sử dụng công nghệ tàng hình. Dự án này có quy chế mẫu trình diễn công nghệ và ngay từ đầu không dự định nhận vào trang bị máy bay hoàn chỉnh. Đơn giản là bằng cách đó, Nhật Bản muốn chứng tỏ khả năng sản xuất vũ khí trang bị công nghệ cao của mình. Vị trí chủ chốt trong Không quân Nhật đã được dành cho các tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor của Lockheed Martin, mà chính phủ Nhật đã đàm phán với Mỹ để mua.

Việc đàm phán diễn ra trồi sụt thất thường, và kết thúc thất bại vào năm 2009 - Mỹ đã từ chối vì Nhật Bản mà gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tiêm kích thế hệ 5 duy nhất của họ. Lệnh cấm này được áp đặt vào năm 2006 vì Mỹ lo ngại bị thất thoát những công nghệ then chốt nếu bán máy bay này ra nước ngoài. Cũng trong năm đó, dự án tiêm kích Shinshin của Nhật được trao quy chế thiết kế tiên tiến mà khi hoàn thành có thể được nhận vào trang bị.

Trên đường tới chuyến bay đầu tiên

Mô hình máy tính của máy bay ATD-X của Mitsubishi (mod.go.jp)

Hiện có rất ít thông tin về tiêm kích tiên tiến của Nhật, loại máy bay chiến đấu đầu tiên do nước này phát triển kể từ sau Thế chiến II. Người ta chỉ biết đến vài công nghệ dự định sử dụng ở máy bay mới, chứ không biết gì về các tính năng kỹ thuật của nó. Tháng 4.2010, chính phủ Nhật Bản đã mở thầu cung cấp động cơ phản lực cho ATD-X. Cuộc thầu này đã hoàn tất hay chưa và ai là người thắng thầu thì hiện chưa ai biết. Công ty Mitsubishi đang phát triển Shinshin cần có động cơ cho 2 mẫu chế thử ATD-X.

Theo yêu cầu, các động cơ phản lực phải có lực đẩy 44-89 kN ở chế độ không tăng lực. Người ta dự định cải tiến các động cơ để lắp thêm hệ thống điều khiển vector lực đẩy mọi góc độ. Việc điều khiển vector lực đẩy được thực hiện không phải bằng loa phụt di động mà bằng 3 tấm rộng. Công nghệ này đã được Mỹ áp dụng lần đầu năm 1990 trên máy bay X-31 của Rockwell.


X-31 của Rockwell (456fis.org)

Mitsubishi đặc biệt quan tâm tới các động cơ F404 của General Electric, M88-2 của Snecma và RM12 của Volvo Aero. Các động cơ này đang được sử dụng lần lượt trên các tiêm kích F/A-18 Super Hornet của Boeing, Rafale của Dassualt và JAS 39 Gripen của Saab.

Tất cả những máy bay trên đều không được trang bị hệ thống điều khiển vector lực đẩy. Các động cơ nhập khẩu sẽ được sử dụng cho chính việc thử nghiệm các mẫu chế thử, còn các tiêm kích sản xuất loạt sẽ dùng động cơ XF5-1 do công ty Nhật Ishikawajima-Harima Heavy Industries phát triển.

Dự kiến, Shinshin sẽ ứng dụng một số công nghệ tàng hình, trong đó có hình dáng hình học tán xạ, vật liệu hấp thụ radar và sử dụng nhiều vật liệu compsite. Ở tiêm kích tương lai sẽ sử dụng công nghệ hệ thống điều khiển từ xa sợi quang với các kênh trao đổi dữ liệu đa lặp. Giải pháp này cho phép duy trì việc điều khiển máy bay khi có 1 trong 2 phân hệ bị trục trặc, cũng như khi bị chế áp điện tử.

Vào giữa thập niên 2000, được biết Nhật dự định sử dụng cho ATD-X công nghệ tự khôi phục khả năng điều khiển bay (SRFCC, Self Repairing Flight Control Capability). Điều đó có nghĩa là máy tính trên khoang của tiêm kích sẽ tự động xác định những hỏng hóc dính phải và điều chỉnh hoạt động của hệ thống điều khiển bay bằng cách đưa vào mạnh hoạt động các phân hệ dự phòng còn tốt.

Ngoài ra, dự kiến, máy tính sẽ còn xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết kết cấu của máy bay - các cánh phụ, cánh lái độ cao, cánh lái hướng, bề mặt cánh nâng - và điều chỉnh hoạt động của các chi tiết còn nguyên ven để khôi phục hầu như hoàn toàn khả năng điều khiển máy bay. Các chi tiết khác về công nghệ SRFCC hiện chưa được tiết lộ. Cách thức hiện thực hóa công nghệ này cũng chưa được biết.

Ngoài ra, còn dự kiến lắp cho Shinshin một radar đã chế độ anten mạng pha chủ động phổ rộng, hệ thống đối phó điện tử, khí tài tác chiến điện tử, cũng như hệ thống trao đổi thông tin thống nhất. Một số báo chí Nhật trong năm 2009-2010 đưa tin rằng, trên máy bay mới có thể sẽ sử dụng cả vũ khí vi ba.

Ngày 8.3.2011, trung tướng Hideyuki Yoshioka, trưởng phòng phát triển các hệ thống tiên tiến của Không quân phòng vệ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đã tuyên bố rằng, việc thử nghiệm mẫu chế thử ATD-X đầu tiên dự định tiến hành vào năm 2014, nhưng không nói khi nào dự định nhận máy bay mớin vào trang bị. Theo các chuyên gia phương Tây, nếu Nhật Bản không từ bỏ việc thực hiện chương trình Shinshin, máy bay mới sẽ có thể được đưa vào trang bị vào năm 2018-2020.

Ráng chạy đua với Trung, Hàn
Việc giới quân sự bắt đầu nói về việc sắp bắt đầu thử nghiệm tiêm kích tiên tiến cho thấy, nước này đã bắt đầu có thái độ nghiêm túc đối với dự án Shinshin. Và nguyên nhân chính cho việc đó không phải là việc Mỹ từ chối bản F-22 cho Nhật Bản F-22, mà là nhịp độ vũ trang được đẩy nhanh của các nước láng giềng của Nhật, trước hết là Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc vào đầu năm 2011 đã bắt đầu bay thử nghiệm tiêm kích-bom thế hệ mới J-20 của họ, khiến giới phân tích quân sự sững sờ.

Không lâu sau chuyến bay đầu của J-20, Mỹ đã tuyên bố nối lại dự án phát triển máy bay ném bom chiến lược tiên tiến, còn Hàn Quốc thông báo đẩy nhanh tái trang bị không quân và chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình nội địa KF-X hợp tác chế tạo với Indonesia. Hơn nữa, khi quyết định tăng tốc thực hiện các chương trình quân sự, Hàn Quốc không chỉ lo ngại Trung Quốc mà cả CHDCND Triều Tiên dù cho không quân nước này khá lạc hậu nhưng vẫn có ưu thế gấp đôi về số lượng so với Không quân Hàn Quốc.

Tháng 7.2010, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đặt hàng công ty Mitsubishi Heavy Industries 50 tiêm kích F-2A. Quyết định này được đưa ra sau khi vòng đàm phán mới mua F-22 của Mỹ thất bại, cũng như do chậm trễ trong việc phát triển và sản xuất F-35. Đơn giá của 1 máy bay F-2A cao gần gấp đôi 1 chiếc F-16 và lên tới gần 110 triệu USD/chiếc. Như vậy, ngân sách Nhật sẽ tốn 5,5 tỷ USD cho 50 chiếc F-2.

Bằng việc nghiêm túc nhảy vào thực hiện chương trình Shinshin, Nhật Bản thực tế đã lao vào cuộc chạy đua vũ khí hàng không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo dự kiến, máy bay tiêm kích J-20 của Trung Quốc sẽ được nhận vào trang bị không sớm hơn năm 2018 (tình báo Mỹ thì cho rằng, không sớm hơn năm 2020), còn máy bay thế hệ 4++ KF-X ứng dụng công nghệ tàng hình của Hàn Quốc thì là sau năm 2020.



Quả thực là tất cả những điều đó sẽ chỉ đúng khi Nhật Bản không bỗng nhiên từ bỏ việc thực hiện dự án Shinshin. Dù sao, dự kiến năm 2011-2012, Nhật Bản sẽ mở thầu cung cấp tiêm kích cho không quân nước này. Các máy bay mới sẽ thay thế các máy bay già nua F-4EJ. Washington đã đề nghị Tokyo một số phương án với các máy bay F-15, F/A-18E/F và F-35 Lightning II.

Trong chuyến thăm Nhật ngày 13.1.2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nói rằng, Bộ Quốc phòng Nhật nên lựa chọn trong số các máy bay này nếu muốn nâng cao tiềm lực của không quân của mình.

Cần lưu ý là Bộ Quốc phòng Nhật không giấu giếm là hiện nayy họ muốn mua F-35. Họ chọn máy bay này sau khi việc đàm phán mua F-22 bị thất bại. Nhưng với F-35 tình hình cũng chưa hoàn toàn rõ ràng. Một mặt, Nhật Bản muốn mua các máy bay này, song mặt khác thời hạn hoàn tất phát triển F-35 liên tục bị trì hoãn và giá thành sản phẩm cuối cùng liên tục tăng, trong khi Tokyo muốn đổi mới không quân ngay bây giờ.

Theo dự báo của Lầu Năm góc, việc nghiên cứu chế tạo F-35 sẽ hoàn thành vào năm 2016, điều đó có nghĩa là máy bay sẽ bắt đầu được xuất khẩu vào thời gian gần với năm 2020, muộn hơn. Hơn nữa, nhận được những lô F-35 sản xuất loạt đầu tiên lại là Mỹ và các nước đối tác của chương trình F-35 (Anh, Italia, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Nauy và Đan Mạch). Còn các khách hàng khác sẽ phải đợi đến lượt mình. Vì thế, không loại trừ số phận của Shinshin sẽ phụ thuộc nhiều vào số phận của F-35 - việc trì hoãn và giá tăng của F-35 sẽ có nghĩa là sự khai sinh của Shinshin.

(vietnamdefence news)

>> HQ-9: Đứa con lai của S-300PMU và Patriot



Hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc HQ-9 là hệ thống phòng không chiến lược, cơ động hiện đại và có khả năng gần với hệ thống tương tự S-300PMU của Nga.




HQ-9 có tầm bắn 100 km, tức là lớn hơn so với S-300PMU (90 km), nhưng kém hơn S-300PMU-1 (150 km). Bệ phóng lắp 4 contenơ vận chuyển kiêm ống phóng chứa tên lửa, bề ngoài giống với contenơ của bệ phóng 5P85 của hệ thống S-300P.

Radar chỉ thị mục tiêu NT-233 với anten mạng pha lắp trên khung gầm bánh lốp giống như S-300PMU (radar 30N6 lắp trên khung gầm xe MAZ-7910). Có lẽ radar Trung Quốc nhờ có anten mạng pha nên có khả năng bảo đảm bắn đồng thời mấy mục tiêu bay.

Sự giống nhau giữa S-300PMU và HQ-9 có thể là do Trung Quốc làm nhái hệ thống của Nga. Trung Quốc không có kinh nghiệm phát triển các hệ thống phòng không chiến lược hiệu quả cao hiện đại và hoàn toàn có khả năng S-300 đã được Trung Quốc sử dụng làm mẫu nguyên bản để sao chép hay ít ra là làm mẫu về ý tưởng chế tạo một hệ thống có chức năng như vậy.

Gián điệp công nghiệp Trung Quốc cũng có thể đóng góp vào việc chế tạo HQ-9. Radar NT-233 có nét nào đó giống với radar AN/MPQ-53 của hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.

Nếu đúng là thế thì sự kết hợp công nghệ của các hệ thống tên lửa phòng không Nga và Mỹ có thể cho phép Trung Quốc chế tạo được một vũ khí phòng thủ rất đáng sợ.



Khả năng của HQ-9 tiêu diệt đồng thời mấy mục tiêu ở cự ly đến 100 km có nghĩa là Trung Quốc có thể triển khai một số lượng ít hơn các hệ thống này để bảo vệ không phận so với trước đây khi họ sử dụng các hệ thống phòng không kém hiệu quả hơn.

(asian-defence.blogspot.com)

>> Tên lửa hành trình chống hạm siêu vượt âm BrahMos-II



- Nga và Ấn Độ đang phát triển loại tên lửa hành trình siêu vượt âm BrahMos-II có tốc độ cao nhất thế giới ~6000 km/h, tầm bắn 290 km, dùng để trang bị cho tàu nổi, tàu ngầm, máy bay và triển khai trên mặt đất.

Tiếp sau thành công với tên lửa BrahMos (với 4 biến thể: biến thể triển khai trên mặt đất, biến thể trang bị cho tàu nổi, biến thể phóng từ tàu ngầm và biến thể trang bị cho máy bay), mới đây, Nga và Ấn Độ đã ký thỏa thuận phát triển và đưa vào sử dụng BrahMos-II vào năm 2015.

Ngày 3/8/2009, Chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn dự án nhiều tỷ USD nhằm phát triển biến thể siêu vượt âm BrahMos-II cho quân đội Ấn Độ.



Tên lửa hành trình chống hạm siêu vượt âm BraMos-II

Dự kiến, BrahMos-II sẽ là tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất thế giới (> 6M, tức ~6000 km/h) và tầm bắn 290 km. BrahMos-II đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với tốc độ 5,26M, tốc độ cao nhất của tên lửa hành trình hiện nay trên thế giới.

Các thông số kích thước của tên lửa vẫn được giữ nguyên để các bệ phóng BrahMos và các trang thiết bị mặt đất hiện nay không phải thay đổi vẫn sử dụng được BrahMos-II. BrahMos-II cũng sẽ có các biến thể phóng từ mặt đất, từ biển và từ máy bay.

Ngoài các ưu điểm như BrahMos siêu âm, BrahMos-II có uy lực rất cao nhờ tốc độ khủng khiếp của nó vì một tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ 6M sẽ có uy lực công phá gấp 36 lần tên lửa cùng trọng lượng tấn công mục tiêu ở tốc độ 1M. Với động năng cao nhờ tốc độ >6M, BrahMos-II là vũ khí lý tưởng đế tấn công các mục tiêu ngầm sâu dưới đất như boongke, các cơ sở hạt nhân, hóa-sinh vf các mục tiêu kiên cố khác. Với tốc độ này, đối phương sẽ không có thời gian phản ứng đối phó với BrahMos-II.

BrahMos II dự kiến sẵn sàng vào năm 2013-14 và sẽ được trang bị cho các tàu khu trục lớp Project 15B của Hải quân Ấn Độ.

(brahmos.com news)

>> Mỹ chuẩn bị thử siêu vũ khí X-51A



Không quân Mỹ đang gấp rút hoàn thành các công tác chuẩn bị cuối cùng cho thử nghiệm mới của máy bay siêu thanh không người lái X-51A.

Chuyến bay dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 22/3. Curtis Berger giám đốc chương trình Hypersonics tại hãng chế tạo động cơ Pratt & Whitney Rocketdyne cho biết: “Chúng tôi rất tự hào về chuyến bay đầu tiên của X-51. Đồng thời, chúng tôi cũng hiểu rõ được rủi ro vốn có trong thao diễn công nghệ cao như X-51A”. Mỹ từng có 3 mẫu nghiên cứu chế tạo X-51A khác, trong đó, một chiếc đã bị phá hủy trong một cuộc thử nghiệm.

Tìm nguyên nhân thất bại của thử nghiệm trước
Chiếc X-51A đầu tiên đã làm nên lịch sử trong chuyến bay thử nghiệm ngày 26/5/2010. Được thả khỏi máy bay B-52, chiếc X-51A đã đạt được tốc độ Mach-5 với động cơ Scramjet.

Chuyến bay đã đạt được thời gian lâu hơn so với các thử nghiệm trước đó, tuy nhiên đã có sự tăng tốc không kiểm soát được khiến máy bay bị phá hủy sau 143 giây.






Lần thí nghiệm trước, mẫu thử nghiệm X-51A đã bốc cháy ngay sau khi tăng tốc.

Sau chuyến bay các kỹ sư đã tập trung phân tích các dữ liệu thu được được để xác định các lỗi đã xảy ra với sự tăng tốc đột ngột của động cơ.

Theo kỹ sư Brink, đã có 2 lỗi được xác định, chiếc X-51A đã không tăng tốc nhanh như mong đợi và đã có sự thay đổi bất ngờ của nhiệt độ và áp lực bên trong máy bay ảnh hưởng đến chuyến bay thử.

Các thử nghiệm với động cơ Scramjet trong hầm gió về nhiệt độ ở chế độ bay siêu thanh cho thấy, đã có sự giãn nở khoảng ¾ inch. Điều này chỉ ra nhiệt độ của động cơ tăng cao, dẫn đến sự mất kiểm soát.

Lần thử nghiệm này sẽ tập trung khắc phục quá trình làm mát cho động cơ và các vòi phun hạn chế sự rò rỉ khí nóng, dẫn đến sự rối loạn.

Ông Brink cho biết thêm: “Chúng tôi đã đánh giá lại thiết kế một cách hoàn chỉnh nhất, động cơ mới sửa đổi mạnh mẽ hơn nhiều. Cấu hình khí động học của X-51A cũng được sửa đổi đôi chút”.

Từ thao diễn công nghệ tới siêu vũ khí
Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi chuyến bay thử nghiệm của X-51A sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 22/3.

Đội bay Dryden của NASA cũng hoàn tất các công tác chuẩn bị để ghi hình trong suốt quá trình bày thử nghiệm của X-51A.


X-51A được kỳ vọng trở thành vũ khí siêu tốc trên không gian.

Hiện tại X-51A không được thiết kế để trở thành một vũ khí, các thử nghiệm đang ở mức độ thao diễn công nghệ. Song nếu thành công sẽ cho phép biến nó thành một loại siêu vũ khí, mở màn cho kỹ nguyên của máy bay tấn công siêu thanh trong tương lai.

“Hiện tại chúng tôi chỉ tập trung vào chuyến bay thử nghiệm tiếp theo để có thể đánh giá một cách đầy đủ nhất, chúng tôi hy vọng rằng chuyến bay sẽ diễn ra trong thời gian lâu hơn” ông Brink đã trao đổi thêm như vậy.

(theo AP news )

>> Mỹ tính toán phí tổn không kích Libya



Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments - CSBA) của Mỹ đã chuẩn bị một báo cáo ước tính chi phí thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Libya, việc sẽ đòi hòi tiêu diệt hoàn toàn hay một phần hệ thống phòng không của ông Muammar Gaddafi.



Ở phương án tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya, chiến dịch sẽ tiêu tốn của NATO 300 triệu USD/tuần, 6 tháng bảo đảm duy trì vùng cấm bay đòi hỏi 8,8 tỷ USD. Cuộc tấn công ồ ạt một lần vào các trận địa phòng không Libya tiêu tốn 500 triệu USD đến 1 tỷ USD.

Những chi phí lớn đó là do các máy bay của Mỹ và đồng minh sẽ phải bay trên lãnh thổ thù địch với 500 mục tiêu phòng không bố trí trên một vùng rộng 680.000 dặm vuông. Để tiêu diệt 1 mục tiêu trung bình phải tốn 2 triệu USD, bởi vì nhiều mục tiêu sẽ phải tiêu hao mấy tên lửa hành trình và bom. Cần lưu ý là vùng cấm bay ở Iraq trước đây chỉ rộng 104.600 dặm vuông.

Phương án 2 là lập vùng cấm bay hạn chế, bao gồm không phận các thành phố lớn, nơi mà theo tính toán có bố trí tới 400 mục tiêu phòng không trên diện tích 230.000 dặm vuông. Lập vùng cấm bay kiểu này đòi hỏi chi 30-100 triệu USD/tuần.

Phương án 3 trù tính tiêu diệt các mục tiêu phòng không chính của ông Gaddafi bố trí ở các vùng ven biển. Việc làm “suy yếu” các mục tieu này sẽ đòi hỏi 400-800 triệu USD. Trong trường hợp này, NATO có thể sử dụng 3 tàu tuần dương AEGIS của Mỹ, các máy bay tiêm kích trang bị tên lửa không-đối-không AIM-120 và các máy bay AWACS. Phương án này không đòi hỏi tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya.


Trung tâm CSBA nói rằng, Mỹ và NATO cần xác định diện tích vùng cấm bay, nó (ở tất cả các phương án) đáp ứng các lợi ích của phương Tây và giúp loại bỏ Gaddafi đến mức nào.

Liên minh phương Tây phải quyết định chiến dịch quân sự như thế nào là hợp lý nhất, xác định các nguyên tắc sử dụng sức mạnh quân sự, cũng như khả năng hỗ trợ trực tiếp cho quân nổi loạn Libya.

Chi phí của chiến dịch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô cuộc tấn công quân sự, báo cáo viết.

(worldtribune.com, lipmantimes.com)

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

>> Phóng xạ: Những điều cần biết



Những câu hỏi - đáp giản dị trong bài sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn về khái niệm "phóng xạ"...

- Con người tiếp xúc với phóng xạ như thế nào?


Biểu tượng chỉ nguy cơ phóng xạ

- Các hạt phóng xạ trong bụi, mưa phóng xạ có thể được hít vào phổi, bám vào da hoặc đi vào đường tiêu hóa qua thức ăn và nước uống nhiễm độc. Mức độ nhiễm rất khác nhau, thậm chí chỉ trong khoảng cách rất nhỏ, TS. Fred Mettler, chuyên gia X quang tại ĐH New Mexico và là trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế về tác hại sức khỏe sau sự cố Chernobyl, cho biết.

“Khi đi quanh một góc tường, bạn có thể tiếp xúc với lượng phóng xạ rất cao, nhưng khi đứng sau một cái cột thôi thì lượng phóng xạ thấp hơn rất nhiều”. Sự tiếp xúc còn phụ thuộc vào loại hạt trong bụi phóng xạ, vị trí đứng với mái che có tích tụ phóng xạ hay có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bụi phóng xạ từ bên ngoài.

- Tác hại của phóng xạ như thế nào?
- Trong ngắn hạn, phóng xạ phá hoại các tế bào đang phân chia nhanh, gồm tóc, lớp trong của dạ dày và tủy. Nó có thể gây buồn nôn, nôn, mệt mỏi, mất các tế bào bạch cầu và khiến máu vón cục.

Một loại phóng xạ là Iot phóng xạ được tuyến giáp hấp thụ, gây ung thư tuyến giáp nếu không được uống thuốc ngay để chặn lại quá trình hấp thu này. Về lâu dài, phóng xạ phá hoại các ADN và có nguy cơ dẫn đến nhiều loại ung thư.

- Lượng phóng xạ bao nhiêu thì nguy hiểm?
- Hầu hết mọi người hấp thu khoảng 1/10 rem (đơn vị đo liều lượng phóng xạ) mỗi năm trong môi trường, hầu hết từ khí phóng xạ trong đất. Ủy ban điều hành hạt nhân Mỹ nói rằng, cơ thể hấp thu liều lượng dưới 10 rem trong thời gian dài thì không có vấn đề gì.

- Khi nào phóng xạ đe dọa sức khỏe?
- Các dấu hiệu của nhiễm phóng xạ như buồn nôn, nôn, rụng tóc xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với lượng phóng xạ 50-100 rem, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ cho biết. Người tiếp xúc với liều lượng 400 rem phóng xạ tử vong trong vòng hai tháng, liều lượng 1.000 rem gây tử vong trong vòng hai tuần.

- Phóng xạ y học có nguy hiểm không?
- Mỗi lần được chụp bằng tia X, cơ thể tiếp xúc với 1/10 rem phóng xạ, chụp cắt lớp đối với bụng và khung xương chậu thì lượng phóng xạ là 1,4 rem. Liều lượng phóng xạ dần tích tụ trong cơ thể, vì thế nên các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên tránh những kiểm tra liên quan đến phóng xạ nếu không cần thiết.

- Thuốc nào có thể dùng khi xảy ra sự cố bụi phóng xạ?
- Iođua kali có thể chặn sự hấp thu Iot phóng xạ và bảo vệ tuyến giáp, nhưng thuốc này cần được uống nhanh, ngay sau khi tiếp xúc với phóng xạ. Sau 12 tiếng, công dụng của nó rất hạn chế, trừ khi cơ thể vẫn tiếp phải tiếp xúc với phóng xạ.

- Nếu xảy ra mưa phóng xạ, mọi người nên sơ tán hay ở yên tại chỗ?

- Còn tùy vào tình hình cụ thể. Quan chức Nhật Bản thúc giục hàng chục nghìn người dân sơ tán khỏi khu vực 11km, nhưng nay đã mở rộng bán kính ra 20 km quanh khu vực sự cố, cũng như bảo họ ở yên trong nhà.

- Sự cố này có giống thảm họa Chernobyl?
- Không. Nhà máy điện hạt nhân của Liên Xô (cũ) không có bể cách ly quanh các lò phản ứng. Vì thế nên khi xảy ra nổ, những thanh nhiên liệu hạt nhân từ lõi lò phản ứng tràn ra. Nhiên liệu này chứa xezi, chất phóng xạ độc hơn và tồn tại lâu hơn loại iot phóng xạ đang thoát ra từ các lò phản ứng ở Nhật. Đến nay đã có một số báo cáo cho thấy lượng xezi nhất định đã bị rò rỉ ở Nhật Bản, khiến nhiều người lo lắng các lõi hạt nhân ở nước này có thể tan chảy.
(theo AP news )

>> Các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á



Thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á có những đầu tư đáng kể cho hải quân, nhằm tăng cường sức mạnh trên biển.

Khinh hạm La Fayette
Tuy không có số lượng tàu chiến đông đảo như các nước khác, nhưng Singapore lại sở hữu 6 kinh hạm tàng hình lớp La Fayette do Pháp chế tạo, thuộc loại hiện đại bậc nhất khu vực.






Khinh hạm lớp La Fayette của hải quân Singapore.

Thông số cơ bản: Dài 125m, rộng 15,4m, mớn nước 4,1m, tải trọng 3600 tấn đầy tải, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Harpoon tầm bắn 70km, pháo hạm Oto Melara 76 mm, 16 tên lửa phòng không Aster 15 tầm bắn từ 1,7-13km, 2 pháo bắn nhanh 20mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Sylver, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng S-70B.

Tàu hộ tống Nakhoda Ragam
Là quốc gia có diện tích nhỏ bé trong khu vực, song Brunei sở hữu đội tàu chiến khá hiện đại, trong tiêu biểu là 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Nakhoda Ragam do BAE System của Anh chế tạo, được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, vũ khí uy lực mạnh.


Hộ tống hạm Nakhoda Ragam.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm hạm Exocet MM40 Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng Oto Melara 76mm, hệ thống tên lửa đối không Sea wolf tầm bắn 6km, hai pháo phòng không 30mm, ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk.

Thông số cơ bản: Dài 89,9m, rộng 12,8m, mớn nước 3,6m, tải trọng 1.940 tấn, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.

Khu trục hạm Giang Hồ-III (Type-053H2)
Giang Hồ-III hay Type-053H2 theo cách gọi của Trung Quốc, là biến thể xuất khẩu cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan sở hữu 4 chiếc tàu thuộc loại này. Giang Hồ-III được các công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc đóng.


Khinh hạm Giang Hồ-III.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu YJ-82 C-802 tầm bắn 120km, hai pháo hạm nòng kép Type 79A 100mm, một ở phía trước mũi tàu và một ở sau đuôi tàu, 4 pháo phòng không AAA-37mm Type-76, hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-81, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Z-9C.

Thông số cơ bản: Dài 103m, rộng 11,3m, mớn nước 3,19m, tải trọng 1960 tấn, tốc độ tối đa 26,5 hải lý/giờ.

Khinh hạm Gepard 3.9
Được sản xuất tại Nga, thuộc Project 1166.1E, thiết kế theo công nghệ hiện đại và có khả năng tàng hình nhẹ.

Sự xuất hiện của Gepard 3.9 tại Đông Nam Á phá vỡ thế độc tôn sở hữu kinh hạm tàng hình của Singapone.


Khinh hạm Gepard 3.9.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E, tầm bắn 130km, pháo hạm đa năng AK-176M 76,2mm, hệ thống pháo tích hợp tên lửa phòng không Palma-SU, hai pháo bắn nhanh AK-630M, ống phóng ngư lôi kép 533mm, hệ thống phóng mồi bẩy PK-10, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27, Ka-28 hoặc Ka-31.

Thông số cơ bản: Dài 102,2m, rộng 13,2m, mớn nước 5,3m, tải trọng 2.100 tấn đầy tải, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ.

Tàu khu trục lớp Leiku
Được sản xuất bởi BAE System của Anh, đây là chiếc tàu khu trục hiện đại nhất trong biên chế của hải quân Malaysia.

Hiện tại hải quân Malaysia đang sở hữu 2 tàu khu trục loại này. Nước này còn đàm phán với Anh để mua giấy phép đóng trong nước.


Chiến hạm hiện đại lớp Leiku.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu Exocet Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng 57mm, hai pháo bắn nhanh DS30 30mm, 16 tên lửa đối không Seawolf, hai ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Lynx 300.

Thông số cơ bản: Dài 106m, rộng 12,75m, mớn nước 3,08m, tải trọng 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải ly/giờ, tầm hoạt động 5000 hải lý.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang