Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Động đất ở Nhật là do thử vũ khí hạt nhân?



[VietnamDefence news] Đó là giả thiết ác ý về thảm kịch động đất/sóng thần/điện hạt nhân hôm 11.3 ở Nhật Bản do một blogger nổi tiếng Trung Quốc mới nêu ra và nhanh chóng được thảo luận ngay cả ở trên báo chí thế giới.




Theo giả thiết này, trận động đất là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất bất thành của Nhật Bản gây ra, còn các sự cố sau đó ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 là được dàn dựng để che giấu nguyên nhân thực sự của hiện tượng tăng phông bức xạ ở Nhật Bản, tức là che giấu vụ thử hạt nhân.


Trước hết, blogger nọ nhắc đến phát biểu mới đây của tỉnh trưởng Tokyo Shintarō Ishihara rằng, vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng chống lại Trung Quốc. Phát biểu của vị tỉnh trưởng lập tức có vẻ kỳ lạ vì Nhật Bản không nằm trong câu lạc bộ hạt nhân và luôn tuyên bố không định sở hữu vũ khí hạt nhân. Phải chăng đó chỉ là những mỹ từ giả dối và ông Ishihara đã buột miêng nói ra mưu đồ thật sự của giới lãnh đạo Nhật Bản?

Trong bài viết này, blogger cũng lưu ý đến một xoáy nước khổng lồ hình thành gần bờ biển Nhật Bản sau trận động đất hôm 11.3. Các bức ảnh xoáy nước đã nhanh chóng xuất hiện trên tất cả các báo chí thế giới và theo tác giả, cái xoáy nước đó được chính là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất gây ra. Vấn đề là ở chỗ, sau vụ nổ, đáy biển bất ngờ sụt xuống khiến nước như là “bị hút vào một boongke ngầm dưới đất”.

Ngoài ra, tác giả bài viết thấy rất khó tin việc tất cả các hệ thống cấp điện của nhà máy Fukushima-1 đều hỏng, dẫn đến rò rỉ phóng xạ. Theo giả thiết chính thức, các máy phát điện diesel đã bị hỏng sau khi đợt sóng thần cao 10 m tràn qua bờ biển đảo Honshu và nhà máy Fukushima-1. Chẳng lẽ, những người Nhật đầy thực dụng lại không tính đến yếu tố nhà máy điện nguyên tử nằm trong vùng có thể bị tác động của sóng thần để mà có biện pháp bảo vệ cần thiết cho nó, tay blogger Trung Quốc nhận xét.

Một điều thú vị nữa là việc tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan chỉ ở cách nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 100 km trong một thời gian ngắn nhưng đã bị nhiễm xạ ở mức 1 tháng, mặc dù vùng sơ tán ở khu vực nhà máy điện chỉ vẻn vẹn có 20-30 km. Tác giả cho rằng, việc đó xảy ra là vì rò rỉ phóng xạ đã xảy ra không phải ở nhà máy điện mà trên biển khi thử hạt nhân. Cuối cùng, bài viết lưu ý rằng, giới chức Nhật rất miễn cưỡng chia sẻ thông tin về sự cố và không cho các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA và Hiệp hội Hạt nhân thế giới WNA đến nhà máy điện gặp sự cố.




Tuy vậy, tất cả các “bằng chứng” do tay blogger Trung Quốc nêu ra, khi xem xét kỹ, đều không thuyết phục. Cụ thể:

1. Sự xuất hiện xoáy nước:
Tại tâm chấn dưới đáy biển, khi các mảng địa tầng dịch chuyển, tạo ra một vết nứt dài 380 km và rộng 190 km. Và nước biển bắt đầu đổ vào chính vết nứt này, tạo ra xoáy nước khổng lồ trong những giờ đầu thảm họa.

2. Sự cố mất điện tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1:
Báo chí đã nhiều lần nói con đê phòng hộ của nhà máy điện nguyên tử chỉ cao có 4 m nên không thể nào ngăn được sóng thần cao 10 m ập đến nó. Đây đúng là một sai sót nghiêm trọng của người Nhật, nhưng cáo buộc họ đã cố ý làm việc này là quá ngu.

3. Tàu sân bay Ronald Reagan bị nhiễm xạ:
Phông bức xạ gần nhà máy Fukushima-1 ở những thời điểm nhất định cao hơn mức bình thường 1.600 lần. Ở khoảng cách 20-50 km so với nhà máy điện nguyên tử, phông bức xạ cũng cao hơn mức bình thường hàng chục, hàng trăm lần vì thế mức nhiễm xạ bằng 1 tháng chẳng có gì là phi tự nhiên, mà trái lại là rất nhỏ.

4. Việc giới chức Nhật che giấu các sự kiện:
Đây là điều ngớ ngẩn nhất trong bài viết này. Thủ tướng Nhật đã liên tục thông báo về tình hình trong nước cứ 20 phút một lần và theo tính toán của các phóng viên, ông đã không ngủ gần 5 ngày đêm. Khu vực gần Fukushima-1 không bị đóng kín và ở đó đã có mặt hàng chục phóng viên các nước, kể cả một kênh truyền hình Nga. Các chuyên gia quốc tế cũng đã có mặt ở Nhật từ lâu và làm việc cùng với các chuyên gia hạt nhân của Nhật Bản.

Vì thế, không có bất cứ cơ sở nào để nói rằng, các sự kiện ở Nhật Bản là là thảm họa kỹ thuật và do vụ thử vũ khí hạt nhân của Nhật hay của một nước nào khác gây ra. Đây là thảm họa thiên nhiên mà từ đó người ta cần rút ra những kết luận phù hợp, chứ không phải đưa ra những giả định và luận thuyết không tưởng nhất.


>> Nga trang bị hệ thống rocket phóng loạt thế hệ mới Tornado



[VietnamDefence news] Năm 2011, Lục quân Nga sẽ mua một số hệ thống rocket phóng loạt Tornado-G, đại diện cục báo chí Bộ Quốc phòng Nga về Lục quân Sergei Vlasov cho biết.





Hình ảnh được cho là của hệ thống rocket phóng loạt Tornado


Theo ông Vlasov, Tornado-G sẽ thay thế các hệ thống Grad và có "hiệu quả hơn nhiều các loại trước đó nhờ tăng uy lực đạn đối với mục tiêu, áp dụng các hệ thống dẫn và ngắm tự động hóa, trắc đặc và đạo hàng, cho phép hoạt động độc lập”.


Hình ảnh được cho là của hệ thống rocket phóng loạt Tornado





Chưa rõ cụ thể khi nào hệ thống mới được nhận vào trang bị. Hiện có rất ít thông tin về Tornado-G.

Hệ thống này dùng để tiêu diệt và chế áp sinh lực, tăng-thiết giáp, các trận địa pháo/cối và sở chỉ huy của đối phương. Dự đoán, Tornado-G là hệ thống rocket 2 cỡ, có khả năng bắn đạn 122 mm và 300 mm, lắp trên khung gầm ô tô MAZ-543M.

Các hình ảnh được cho là của hệ thống rocket phóng loạt Tornado

Cũng có nguồn tin nói rằng, hệ thống Tornado hiện có 2 biến thể Tornado-G bắn đạn 122 mm và có hiệu quả chiến đấu cao hơn 2,5-3 lần so với hệ Grad, và Tornado-S bắn đạn 300 mm và có hiệu quả chiến đấu cao hơn hệ Smerch 3-4 lần.

>> Tình báo Nga 'đi guốc trong bụng' NATO



[VietnamDefence news] Một quan chức cao cấp trong cơ quan tình báo Liên bang Nga tiết lộ họ nắm được kế hoạch tấn công trên bộ của NATO.



Chiến dịch trên bộ của Libya sẽ vào rơi vào cuối tháng 4. Ảnh minh họa.


Theo lời của quan chức này, chiến dịch tấn công trên bộ có thể bắt đầu vào cuối tháng tư hoặc đầu tháng 5. Kế hoạch này của NATO sẽ thành hiện thực nếu tổng thống Gaddafi chịu đầu hàng trước đòn tấn công bằng tên lửa và không quân của Liên minh. Mỹ và Anh sẽ là hai quốc gia tham gia tích cực nhất vào chiến dịch này.

Trước đó, theo thông báo chính thức của các nước tham chiến thì họ sẽ không có ý định mở chiến dịch trên bộ.



Ngày 17/3 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cho phép cộng đồng quốc tế sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ dân thường tại Libya. Chiến dịch tấn công có tên gọi Bình minh Odyssey bắt đầu từ ngày 19/3. Pháp, Anh, Mỹ cùng một số nước khác tích cực tham gia vào chiến dịch này. Trong thời gian diễn ra chiếu dịch, các phương tiện của phòng không không quân của Libya đã bị phá hủy.

Theo lời của đại diện quân đội Mỹ, trong mấy ngày gần đây, đội quân của ông Gaddafi bắn 16 tên lửa có cánh. Trong khi đó, đài truyền hình quốc gia Libya kết tội lực lượng nước ngoài giết hại 100 người dân. Tuy nhiên, Libya lại không đưa ra được chứng cớ chắc chắn những người dân Libya này không phải là lực lượng tham chiến.



Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Nga hoàn tất bàn giao động cơ D-30KP-2 cho Trung Quốc


[VietnamDefence news] Trung Quốc sử dụng động cơ D-30KP-2 cho máy bay ném bom chiến lược mới H-6K, mặc dù nói là mua cho máy bay vận tải Il-76.
Lô động cơ D-30KP-2 thứ năm của Liên hiệp NPO Saturn đã được bàn giao hôm 23.3 cho Trung Quốc. Việc chuyển hàng lô cuối gồm 11 động cơ này cho Trung Quốc dự kiến trước cuối tháng 3.2011.

Theo hợp đồng giữa Rosoboronoexport và Trung Quốc có hiệu lực tháng 4.2009, phía Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 55 động cơ trong thời gian đến năm 2012.




H-6K

4 lô động cơ D-30KP-2 trước đó đã được bàn giao vào tháng 11.2009, tháng 3, 5 và 10.2010. Hợp đồng cũng quy định hãng sản xuất sẽ phải cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trong thời hạn bảo hành.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Tổng thống Nga 'huấn luyện' cảnh sát đặc nhiệm



[BDV news] Ông Dmitry Medvedev chỉ dẫn các binh sĩ: “Trong những trường hợp khẩn cấp, các đồng chí có thể nhanh tay ném súng xuống đất hay thậm chí một vũng nước hoặc bùn để che mắt đối phương. Sau đó, các đồng chí khéo léo di chuyển đến vị trí giấu súng và cầm lên bóp cò”.

Ông chủ điện Kremlin vừa có chuyến thăm căn cứ của lực lượng đặc nhiệm cảnh sát Zubr bên ngoài Thủ đô Moscow.

Dưới đây là những hình ảnh về chuyến thị sát mới nhất của ông:




Tổng thống Dmitry Medvedev thị sát căn cứ này vào sáng sớm nay.



Ông Medvedev tập trung quan sát các đơn vị diễn tập, trong đó có kịch bản diễn tập đột kích vào tòa nhà cao tầng và phải sử dụng đến một máy bay không người lái.



Sau đó, nguyên thủ này tới thăm một bảo tàng nhỏ, trưng bày các thiết bị do thám, thông tin liên lạc cùng một số thiết bị nổ mà lực lượng đặc nhiệm cảnh sát Nga thường xuyên sử dụng.



Tổng thống Nga chỉ dẫn các binh sĩ: “Trong những trường hợp khẩn cấp, các đồng chí có thể nhanh tay ném súng xuống đất hay thậm chí một vũng nước hoặc bùn để che mắt đối phương. Sau đó, các đồng chí khéo léo di chuyển đến vị trí giấu súng và cầm lên bóp cò”.





Ông tỏ ra thích thú với các khẩu súng ngắn Yarygin và Stechkin nhưng lại chê khẩu súng lục Vektor.



Tổng thống Medvedev kiểm tra rất kỹ những vũ khí các binh sĩ sử dụng.



Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

>> Philippines đua sức mạnh quân sự với Trung Quốc và Malaysia ở Biển Đông


[Vitinfo news] Quân đội Philippines đang tụt hậu so với Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia, trong việc phát triển khả năng phòng thủ tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang có tranh chấp.



Bia chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.


Theo nguồn tin, Quân đội Philippines cho biết các nước có tuyên bố chủ quyền - ngoại trừ Đài Loan và Brunei - đã tăng cường khả năng phòng thủ tại các đảo nhỏ và bãi cát ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước hết là Malaysia
Từ một đảo nhỏ bắt đầu chiếm đóng vào năm 1984, Quân đội Malaysia hiện đã triển khai các binh sĩ trên 5 hòn đảo.

Được biết, tại bãi cạn Swallow (bãi Hoa Lau) do Malaysia chiếm đóng, hiện đang có một đường băng dài 1.200 mét cùng với một căn cứ hải quân nhỏ trên hòn đảo được gọi là Layang-Layang, vốn đã được quy hoạch thành khu du lịch lặn cho du khách.

Theo các nguồn tin cho biết, đường băng có thể phục vụ các máy bay vận tải dân sự và quân sự hạng nặng. Sân bay này chỉ mất một giờ bay từ Kota Kinabalu và được xem là rất quan trọng để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của của Malaysia.

“Các căn cứ không quân của Malaysia đặt tại Kota Kinabalu và Labuan có thể được sử dụng để tiến hành xuất kích các máy bay hiện đại F-18 của Mỹ và MIG-29 Fulcrum của Nga. Tuy nhiên, các căn cứ này không đề cập đến việc triển khai các tàu khu trục mang tên lửa tầm trung và tầm xa của Malaysia,” theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Philipppines cho hay.

Đồng thời, báo cáo của Bộ Quốc phòng Philipppines cũng trích dẫn kế hoạch của Malaysia về việc mua sắm máy bay Sukhoi SU-35 mới từ Nga.

Tiếp đó là Trung Quốc

Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết các bức ảnh chụp trong quá trình thực hiện tuần tra định kỳ quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phía Philippines gọi là quần đảo Kalayaan, cho thấy Bắc Kinh đã tăng cường xây dựng lực lượng quân sự trong khu vực bất chấp đã tham gia ký kết Tuyên bố ứng xử Biển Đông năm 2002.

Theo đó, các bức ảnh trinh sát mới nhất chụp trong năm 2010 cho thấy Trung Quốc đã triển khai nhiều súng máy khác nhau và lắp đặt các thiết bị ăng-ten thông tin liên lạc, cũng như triển khai các tàu hải quân neo tại bãi đá Chigua (bãi đá Gạc Ma).

Chưa hết, Trung Quốc còn tiến hành phát triển khả năng giám sát quân sự ở bãi Cuarteron (bãi Châu Viên), trong khi xây dựng bãi Fiery Cross (bãi Chữ Thập) trở thành trung tâm thông tin liên lạc và nghiên cứu hải dương học.

“Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động quân sự nhằm xây dựng khả năng phòng thủ tại khu vực đảo tranh chấp,” báo cáo cho biết.

Hành động của Philippines
Hiện tại, Bộ Tư lệnh Miền Tây Philippines(Wescom) được yêu cầu khẩn trương sửa chữa đường băng trên đảo Pag-Asa (đảo Thị Tứ), hòn đảo lớn nhất trong số các đảo có binh sĩ quân đội Philippines đồn trú. Kể từ khi xây dựng sân bay trên đảo Thị Tứ từ những năm 1970, sân bay này chưa bao giờ được tiến hành sửa chữa lớn.

Các quan chức thuộc Bộ Tư lệnh Miền Tây Philipppines (Wescom) cho biết, công việc sửa chữa và phục hồi hoạt động của sân bay Rancudo phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để không cho phép làm xói mòn đất gây thiệt hại hơn nữa cho đường băng.

“Sau khi sửa chữa, sân bay phải cho phép phục vụ các máy bay vận tải hạng nặng và máy bay chiến đấu, giống như đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam (Philippines gọi là đảo Lagos) và bãi Swallow (bãi Hoa Lau) của Malaysia,” một quan chức cấp cao của Wescom tiết lộ trong điều kiện giấu tên.

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1)


[ Vitinfo news] Alexander Khramchikhin A, Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và quân sự Nga, là tác giả của hàng trăm bài báo về chính sách đối ngoại và về các vấn đề quốc phòng. Bài báo dưới đây của Alexander Khramchikhin nói về lực lượng vũ trang Trung Quốc từ các nguồn tin của phương Tây.







>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2)

Phần I: Tổng quan

Việc nghiên cứu và tìm hiểu về Quân đội giải phóng nhân dân Trung quốc (QĐGPNDTQ - tên gọi chính thức của lực lượng vũ trang Trung Quốc) rất khó khăn vì mọi thông tin về tổ chức này bị “đóng kín” hơn nhiều so với các lĩnh vực kinh tế và xã hội của một đất nước khá khép kín. Chỉ có các thông tin công khai về các cơ quan lãnh đạo cao nhất và cấu trúc chung của QĐGPNDTQ (các quân, binh chủng và các quân khu theo lãnh thổ). Vì thế, nguồn các thông tin chi tiết về QĐGPNDTQ chủ yếu có được từ các nguồn tin tình báo của phương Tây.

Ủy ban Quân sự Trung ương UBQSTƯ (có quyền hạn xây dựng các bộ luật trong lĩnh vực quân sự) thực hiện việc lãnh đạo QĐGPNDTQ. Về hình thức UBQSTƯ độc lập với Đảng và trực thuộc Hội nghị đại biểu nhân dân Trung quốc (Quốc hội). Tuy nhiên, UBQSTƯ và Quân ủy trung ương của Đảng cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) theo thông lệ thường do cùng một người lãnh đạo. Thành phần của các cơ quan này theo Hiến pháp năm 1982 cũng hoàn toàn giống nhau. Chức vụ Chủ tịch UBQSTƯ trên thực tế được coi là chức vụ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Chỉ sau khi nắm giữ được chức vụ này mới có thể được coi là nhà lãnh đạo thật sự của đất nước. Trong thành phần Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ lực lượng cán bộ trung cao cấp quân đội chiếm trên 20%. QĐGPNDTQ, đặt dưới lãnh đạo của ĐCSTQ, không chỉ để bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù bên ngoài, mà còn để giải quyết các vấn đề nội bộ của Trung quốc.

UBQSTƯ lãnh đạo bốn quân chủng (lực lượng hạt nhân chiến lược, lục quân, không quân, hải quân) và bảy quân khu (Bộ chỉ huy các quân khu đặt ở Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh , Lan Châu, Quảng Châu và Thành Đô), thông qua Bộ Tổng tham mưu và ba Tổng cục (chính trị, hậu cần, trang bị). Riêng lực lượng hạt nhân chiến lược do UBQSTƯ trực tiếp lãnh đạo. Việc di chuyển lực lượng giữa các quân khu và di chuyển lực lượng trên một tiểu đoàn phải được UBQSTƯ cho phép.

Bộ quốc phòng nằm trong thành phần của Hội đồng Nhà nước (chính phủ), thực hiện việc lãnh đạo hàng ngày lực lượng vũ trang. Tổng cục chính trị lãnh đạo công tác đảng và tuyên truyền giáo dục trong quân đội. Tổ chức đảng có ở tất cả các đơn vị QĐGPNDTQ. Không có chữ ký của chính trị viên thì không một mệnh lệnh nào, kể cả mệnh lệnh chiến đấu, là có hiệu lực.

Quân đội Trung Quốc được tổ chức theo luật nghĩa vụ quân sự. Tuổi nhập ngũ là 18 tuổi. Thời hạn nghĩa vụ quân sự là 2 năm. Do quá dư thừa nguồn gọi nhập ngũ nên việc tuyển quân mang tính chọn lọc. Quân đội có điều kiện tuyển chọn những thanh niên tốt nhất vào quân đội. Trong quân đội Trung quốc cũng có một bộ phận quân nhân làm việc theo hợp đồng, thời gian từ 3 đến 30 năm. Về số lượng, lực lượng vũ trang Trung quốc đã giảm dần từ 4.238.000 người vào năm 1985 xuống còn 2.300.000 người vào năm 2006. Đàn ông từ 18 đến 35 tuổi, không được gọi nhập ngũ, sẽ tham gia lực lượng dự bị trong hệ thống dân quân tự vệ. Lực lượng dự bị hiện nay có số lượng là 36,5 triệu người.

Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung quốc, được thành lập tháng 6 năm 1982, là lực lượng thực hiện các nhiệm vụ nội bộ của Trung quốc (bảo vệ biên giới, bảo vệ các cơ quan nhà nước, các cơ sở kinh tế, nhà tù, đảm bảo ổn định nội bộ..v..v..). Cảnh sát vũ trang nhân dân có 1,5 triệu người. Một số đơn vị quân đội được chuyển sang lực lượng này, bao gồm cả một số sư đoàn bộ binh. Sự phân chia chức năng nhiệm vụ giữa quân đội, cảnh sát vũ trang nhân dân và lực lượng dân quân tự vệ hình thành trên cơ sở quan điểm xây dựng “hệ thống tam đồng lực lượng vũ trang” từ năm 1983, một phần của học thuyết quân sự Trung Quốc.

Trung Quốc đang nhanh chóng tăng chi phí quân sự nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao. Tốc độ tăng chi phí quân sự là 1,5-2 lần cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP 14-18% hàng năm của Trung quốc. Nếu năm 2001 chi phí quân sự là 17,4 tỷ đô la, thì năm 2009 chi phí quân sự của Trung quốc đã đạt tới con số 70,2 tỷ đô la. Không những thế, tất cả các nhà nghiên cứu nước ngoài đều cho rằng con số chính thức về chi phí quân sự của Trung quốc đã bị hạ thấp so với thực tế từ 1,5 đến 3 lần, bởi vì trong số liệu chính thức không hề tính đến các chi phí nhập khẩu vũ khí, doanh thu xuất khẩu vũ khí, chi phí cho vũ khí hạt nhân và lực lượng hạt nhân chiến lược, chi phí cho Cảnh sát vũ trang nhân dân, đầu tư cho nghiên cứu và công nghiệp quốc phòng.

Trong giai đoạn đầu của cuộc cải cách lực lượng vũ trang, Quân đội Trung quốc đã được quyền hoạt động kinh doanh thương mại, một việc chưa từng có trong thế giới hiện đại. Kinh doanh thương mại của Quân đội Trung quốc bao gồm 72 ngành nghề, trong số đó có cả các câu lạc bộ ban đêm, kinh doanh bất động sản, các xí nghiệp khai thác mỏ. Theo đánh giá của phương Tây, Quân đội Trung Quốc sở hữu 15.000 doanh nghiệp với thu nhập hàng năm là 18 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh thương mại của Quân đội trên thực tế đã không được các cơ quan của nhà nước kiểm soát, vì vậy ở đây có thể dễ dàng thực hiện kinh doanh bất hợp pháp, như buôn lậu chẳng hạn. Tham nhũng ngày càng lan rộng, vì vậy năm 1998 các hoạt động kinh doanh thương mại trong quân đội Trung Quốc đã bị cấm.

Các mặt mạnh của Quân đội Trung quốc: có nguồn bổ sung không giới hạn về con người, có lực lượng hạt nhân chiến lược và vũ khí hủy diệt hàng loạt, có tên lửa đạn đạo, có lãnh thổ rộng lớn tạo nên lợi thế chiều sâu chiến lược, sẵn sàng chịu tổn thất cao. Quân đội Trung quốc đứng đầu thế giới về quân số (2,3 triệu người, nguồn lực có thể huy động - 208,1 triệu người), thứ ba thế giới (sau Nga và Mỹ) về số lượng xe tăng (7,6 nghìn), thứ hai thế giới (sau Mỹ) về số lượng máy bay chiến đấu (khoảng 4000), và đứng đầu thế giới về tổng số tàu ngầm hạt nhân đa chức năng và tàu ngầm diesel.

Mặt yếu của Quân đội Trung Quốc là sự lạc hậu về trang bị: phần lớn vũ khí (trên 70% xe tăng, trên 80% máy bay chiến đấu) là vũ khí của Liên Xô cũ, không đáp ứng các yêu cầu hiện nay. Có thể thấy thêm các mặt yếu khác của Quân đội Trung Quốc là đảm bảo hậu cần kém; các hệ thống thông tin, chỉ huy, trinh sát, tác chiến điện tử chưa phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Trung Quốc đang nhanh chóng nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang của mình bằng cách mua các loại vũ khí hiện đại nhất của Nga. Trung quốc cũng tiến hành tự sản xuất các loại vũ khí, kết hợp công nghệ của Nga và phương Tây (như xe tăng Type-96, máy bay chiến đấu J-10). Ngoài ra, Trung Quốc còn mua các công nghệ quân sự mới nhất (của Nga và phương Tây) thông qua mọi con đường công khai lẫn không công khai. Một số nhà bình luận cho rằng ngay từ năm 2002 Trung Quốc đã có bước đột phá về công nghệ, trong nhiều lĩnh vực đã vượt cả Nga.

Các quân, binh chủng của Quân đội Trung Quốc, quan điểm của lãnh đạo Trung quốc và quân đội Trung quốc về tình hình thế giới, các kế hoạch chiến lược và chính sách bành trướng… sẽ được trình bày cụ thể trong các bài tiếp theo.





>> Nhật, Libya rối loạn đem lại nhiều lợi ích cho Nga


[BDV news]Nguồn cung dầu lớn là Libya bị ngừng trệ và Nhật thiếu năng lượng do đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khiến các bên liên quan càng cần dầu, khí đốt của Nga.

Châu Âu thiếu dầu
 Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 18 thế giới với thị trường chủ yếu là châu Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Đức. Do đó, khi tình hình Libya bất ổn, nguồn cung dầu từ Libya cũng bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng.



Dầu từ Libya chủ yếu chảy sang châu Âu.


Nhiều nước xuất khẩu dầu khác như Arabia Saudi…trấn an châu Âu, rằng họ sẽ tăng sản lượng để bù đắp vào khoản thiếu hụt này.

Tuy nhiên, thực tế thì dầu thô của Libya có chất lượng cao, phần lớn lượng dầu có trong 1,5 triệu thùng/ngày xuất ra bên ngoài là dầu nhẹ và ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp, dễ lọc và sản xuất thành xăng và diêzen nhiên liệu).

Chỉ có 25% dầu của thế giới có cùng chất lượng như vậy. Do đó, thâm hụt từ Libya có nghĩa là thâm hụt 9% của loại dầu này. Dầu thô của Arab Saudi là loại dầu nặng và chua, nên dù có sản xuất ra cũng không thể là một thay thế hoàn hảo cho dầu của Libya. Nói cách khác, Libya bất ổn, nguồn cung bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng.

Bằng chứng dễ thấy nhất là cuối tháng trước, Italy phải đề nghị công ty năng lượng của Nga là Gazprom tăng lượng khí đốt từ mức 30 triệu m3 một ngày lên 48 triệu m3 một ngày sau khi công ty năng lượng của Italy là ENI phải đóng một đường ống chính vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Libya về Italy.


Hàng loạt nhà máy hạt nhân phải đóng cửa.

Tình hình ở Nhật còn tồi tệ hơn khi nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho toàn đất nước mặt trời mọc. Cộng với nhu cầu có thêm năng lượng sản xuất, tái thiết…Nhật càng cần năng lượng từ bên ngoài và xung quanh họ, chỉ có Nga mới có thể đáp ứng yêu cầu này.

Xét trên quy mô toàn cầu, từ khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... khẳng định sẽ xem xét lại chiến lược năng lượng nguyên tử. Thậm chí, Đức còn đóng luôn 7 lò phản ứng hạt nhân cũ nhất của họ.

Một nhà phân tích của ngân hàng Deutsche của Đức cho rằng, chỉ cần 10% số nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đóng cửa vì lý do an toàn, loài người cần thêm 7 tỷ m3 khí thiên nhiên một ngày.

Nhiều nhà phân tích khẳng định, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật làm xói mòn niềm tin của loài người vào năng lượng nguyên tử nhưng điều này lại là tín hiện tốt cho khí đốt như là nguồn năng lượng thay thế hợp lý.

Khí đốt có khả năng lên ngôi.


Thời cơ vàng của Nga
Chỉ cần điểm qua vài nét như trên, dễ thấy là năng lượng hạt nhân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nếu không muốn nói là sẽ thụt lùi. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ của các loại năng lượng khác, nhất là khí đốt.

Tranh thủ thời cơ này, Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller khẳng định: "Chúng tôi có thể bơm thêm 50-70 triệu m3 sang châu Âu” dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nhà tiêu dùng.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết là Gazprom dự định tăng nguồn cung khí đốt hóa lỏng sang Nhật thêm 100.000 tấn trong hai tháng 4 và 5; bên cạnh kế hoạch “chuyển” cho Nhật 6.000 megawatt điện trong tương lai gần.

Còn tính về lâu dài, Nga định tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu sang Nhật trong năm nay lên mức 18 triệu tấn và tăng lượng sản phẩm dầu khí 28,5% lên mức 4,5 triệu tấn nhằm giúp Nhật vượt qua khó khăn.

Nhật là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới và chủ yếu họ phải nhập khẩu. Mỗi năm, họ tiêu thụ hết khoảng 80 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 15% tổng nhu cầu nhiên liệu của họ. Nhật cũng là nước nhập khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Phó giám đốc điều hành của Gazprom là Alexander Medvedev tuyên bố, việc Nga, Nhật cùng hợp tác trong khai thác hai mỏ Kovykta và Chayanda sẽ giúp Nhật giải quyết các khó khăn năng lượng mang tính chiến lược.

Phó Thủ tướng Igor Sechin thông báo, Nhật cũng lên kế hoạch hợp tác với hãng sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft nhằm xây một cơ sở chế biến dầu tại Viễn Đông.

“Chúng tôi cũng đề nghị Nhật hợp tác với Nga trong các dự án lọc dầu. Tôi có thể nói là hai bên sắp đạt được hiệp định. Chúng tôi cũng thống nhất tăng nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn cho Nhật”, ông Sechin chia sẻ.


Ông Putin "biến" Nga thành Arabia Saudi về khí đốt tự nhiên, đủ sức tự mình ổn định thị trường thế giới.


Tổng giám đốc điều hành công ty khí đốt và dầu ENI của Italy Paolo Scaroni nhận định, khủng hoảng ở Nhật và bất ổn tại Libya sẽ củng cố vị thế của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

Một quan chức của Gazprom từ chối bình luận về tác động của các sự kiện ở Nhật, Libya với họ nhưng ông cũng thừa nhận là đây là tin tốt cho các nhà sản xuất năng lượng, trong đó có Gazprom.

Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford Jonathan Stern tỏ ý nghi ngại rằng, chưa chắc châu Âu tăng cường nhập khí đốt của Nga bởi Nga hay “bắt chẹt” họ; điển hình là trong vụ tranh cãi với Ukraine năm 2009, Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraine.

Tuy nhiên, tình hình hiện tại không cho châu Âu và Nhật nhiều sự lựa chọn. Ai cũng cần có năng lượng để hoạt động. Do đó, không sớm thì muộn, ai cũng phải đi mua dầu, khí đốt; chỉ có điều là làm sao thương thảo để mua được với giá rẻ nhất mà thôi.

Tuy nhiên, Nga cũng biết rõ lợi thế của mình nên tiến trình ký kết hợp đồng sẽ không đơn giản. Thậm chí, họ sẽ tiếp tục dùng năng lượng như một công cụ để gây sức ép với các đối tác.

Và như Thủ tướng Vladimir Putin vừa hồ hởi tuyên bố, sang năm tới, Nga sẽ đạt mức GDP thời trước khủng hoảng và đóng góp không nhỏ vào sự hồi sinh này chắc chắn là giá dầu.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Kho vũ khí của quân đội Libya



[vnexpress news] Những năm tháng bị cấm vận đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quân đội Libya. Kho vũ khí của nhà lãnh đạo Gadhafi hiện giờ chủ yếu là những xe tăng, máy bay và khẩu pháo có từ thời Liên Xô.





Xe tăng T-72 bị chiến đấu cơ của Pháp phá hủy trong cuộc không kích tại Shat al-Bedin, cách Benghazi 50 km về phía tây.

T-72 được đưa vào sử dụng trong những năm 1970 và trở thành lực lượng chủ đạo trong quân đội các nước Tây Âu những năm 1980. Nó không so sánh được với xe tăng Abrams của Mỹ nhưng vẫn được coi là một đối thủ mạnh mẽ trên chiến trường.



Một chiến binh nổi dậy đứng bên cạnh xác xe tăng T-55 thuộc lực lượng của nhà lãnh đạo Gadhafi. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhiều nước phương Tây đã bán T-55 cho các quốc gia như Libya.



Một loại phương tiện cũ kỹ vẫn được khai thác tại Libya là T-54. Với tháp pháo hình tròn và khẩu súng có nòng 100 mm, xe tăng T-54 giống với dòng xe tăng T-34 của Nga dùng chủ đạo trong Thế chiến 2. Rất nhiều phiên bản đã được phát triển kể từ khi ra mắt vào năm 1949. Nhưng dù nâng cấp đến đâu thì cũng không giấu được tuổi tác của nó và T-54 ngày nay chủ yếu chỉ là cổ vật so với các xe tăng đương thời.



Xe tăng T-90 về cơ bản là phiên bản cải tiến của xe tăng T-72 do Nga sản xuất. Mọi đặc điểm của có ở T-72 đều được nâng cấp. Trong số đó, T-90 có một khẩu súng 125 mm, động cơ mới và đèn hồng ngoại.



Xe tăng T-62 được sử dụng rộng rãi vào những năm 1960. Nó được coi như đối trọng của Nga cho các xe tăng của NATO như Centurion và M48 Patton. Nhưng ngay sau đó phương Tây đã tung ra một loạt mẫu ưu việt hơn như Chieftain, AMX-30 và M60.



Trước chiến dịch ném bom cuối tuần trước, Libya được ghi nhận là có 426 máy bay chiến đấu cũng như 52 trực thăng có vũ trang thuộc nhiều chủng loại. Cũng giống như đơn vị xe tăng của nước này, hầu hết lực lượng phòng không đều gồm các loại máy bay cũ kỹ, do Liên Xô sản xuất. Chẳng hạn như như máy bay ném bom siêu thanh Tupolev 22 này, đã bị loại bỏ khỏi phi đội của Nga vào những năm 1990, nhưng vẫn có mặt tại các kho vũ khí của những khách hàng cũ như Libya.



Lực lượng chủ đạo trong quân đội Mỹ tại chiến tranh Việt Nam, xe bọc thép M113 là một phương tiện vận chuyển quân đội vững chắc. Tuy nhiên một bất lợi lớn đối với phương tiện này là vỏ bọc quá mỏng của nó khó có thể chống đỡ những quả đạn rocket hay các loại vũ khí chống tăng khác.



Chiếc xe bọc thép BTR-50/-60 ra mắt đầu tiên vào những năm 1961. Trong lần tham chiến đầu tiên tại Afghanistan những năm 1980, vỏ mỏng của nó đã trở thành điểm yếu trước những chiến binh Afghanistan với đạn rocket. Ngoài ra, một lỗi kỹ thuật cũng khiến nòng súng không điều chỉnh được để bắn lên tầm cao hơn.



SA-13, còn được gọi là Strela 10, là loại tên lửa phòng không thế hệ kế tiếp của SA-9. Tên lửa này có thể đạt tốc độ gần với chiến đấu cơ Mach 2, trong đó có hệ thống dẫn đường điện quang học để nhằm đúng mục tiêu.



Ra đời vào năm 1970, MIG-23 là loại chiến đấu cơ của Liên Xô. Tuy nhiên, máy bay này chiến đấu khá kém so với các loại chiến đấu cơ của phương tây. Trong cuộc chiến năm 1982 ở Lebanon, Israel đã hạ hơn 80 máy bay của Syria - trong đó 30 chiếc là MIG-23.



Máy bay đánh chặn siêu thanh MIG-25 là câu trả lời của Nga trước sự thống trị bầu trời của Mỹ những năm 1960 - 1970. Phi cơ này có khả năng đạt tới tốc độ tối đa tương đương chiến đấu cơ Mach 2.83.



Các loại trực thăng tấn công của Libya bao gồm Mi-24, Mi-25 và Mi-35, được thiết kế vào những năm 1970. Chúng được quân đội Xô Viết sử dụng rộng rãi tại Afghanistan cho đến khi lực lượng ở nước Trung Á này được trang bị tên lửa Stinger.



Một loại tên lửa đất đối không khác thuộc thời kỳ Xô Viết, SA-2 có từ giữa những năm 1950. Nó gây được sự chú ý đầu tiên khi Xô Viết sử dụng một chiếc SA-2 để hạ máy bay do thám U-2 năm 1960.



Tên lửa SA-3 được thiết kế để nhằm các mục tiêu ở tầm thấp hơn so với loại SA-2. Được khai thác vào giữa những năm 1960, loại vũ khí này được Ai Cập và Syria sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến năm 1973 với Israel.


>> Lafontaine "Chó Sói và Cừu non Libya"



[bee news] Truyện kể rằng Sói đang uống nước trên đầu nguồn, chợt thấy một con Cừu non đang uống nước dưới chân suối, liền tiến lại gần giận dữ: "Cừu non sao dám làm bẩn đục dòng nước của tao?" Cừu phân trần rằng nó chỉ uống nước thấp dưới chân Sói, và nước không thể chảy ngược lại đầu nguồn. Sói giận điên lên, bảo rằng "Hơn sáu tháng trước mày đã nói xấu tao". Thưa ông “Lúc đó tôi còn chưa sinh ra”. Cừu non chưa kịp phân trần thì nó đã nằm trong bụng sói.

Sau gần 400 năm, câu truyện ngụ ngôn xưa của Lafontaine được đương kim tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dàn dựng thành kịch bản có thật.

Vào hồi 16h45 GMT (tức 23h45 theo giờ Việt Nam) Pháp đã sử dụng 20 máy bay chiến đấu oanh tạc Libya, khởi đầu chiến dịch "Odyssey Dawn". Lực lương liên quân (gồm Mỹ, Pháp, Anh, Canada và Italy) hiện đang sử dung khoảng 25 tầu chiến và tầu ngầm cùng nhiều máy bay chiến đấu hiện đại nhất áp sát bờ biển để tấn công Libya. Đã có hàng trăm quả tên lửa Tomahawk được phóng đi và đã hủy diệt toàn bộ khả năng tự vệ của Libya. Một cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến đã có tiền "phạt vạ", bởi theo như thông báo, Mỹ và Anh đã phong tỏa hơn 50 tỷ đôla của Libya ở các ngân hàng của họ. Một cuộc trình diễn của các loại siêu máy bay tấn công tàng hình, tất cả các loại tầu ngầm chiến lược, tất cả các loại tên lửa hủy diệt, không khỏi không làm cho Nga và Trung Quốc chột dạ. Sau đợt thao diễn kỹ thuật này chắc chả có nước "nhỏ" nào dám đòi có chủ quyền. Một kiểu thực dân cũ đang được áp đặt trở lại.

Chỉ trong ngày đầu tiên không kích đã có hàng trăm người Libya bị chết và bị thương, số người bị chết và bị thương này nhiều hơn nhiều lần số người chết do xung đột phe phái nội bộ Libya. Số lượng người chết sẽ còn tăng hơn nhiều khi cuộc tấn công tiếp tục. Và lẽ dĩ nhiên sẽ chỉ có người Libya là bị chết thảm, bởi đây là một cuộc chiến tranh một phía, một cuộc chiến công nghệ cao mà người dân Libya không thể có khả năng chống cự. Những quả tên lửa được vệ tinh dẫn đường có khả năng san phẳng một thành phố chỉ trong tích tắc. Trong tác phẩm văn học nổi tiếng "Les Trois Mousquetaires" - Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Alexandre Dumas, đã mô tả người Pháp không đánh kẻ đã rơi kiếm. Xem ra ông Sakozy không thạo binh kiếm lắm nên đã chọn kẻ không có kiếm để đâm cho chắc thắng. Người Pháp đang chờ đón một chiến thắng vinh quang do một người nhập cư mang lại. Một vinh quang với tên gọi "Odyssey Dawn" - Bản anh hùng ca về Cuộc thập tự chinh lúc bình minh.




Tổng thống Pháp Sarkozy ân cần đón tiếp đại tá Gaddafi tại Điện Élysée ngày 10-12-2007.


Việc làm của ông Sarkozy cũng không phải là không có tiền lệ. Mỹ đã qua mặt Nga đánh một đồng minh thân cận của họ là Nam Tư. Mỹ cũng đã bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc, đánh Iraq và gây ra cái chết cho hơn 100 nghìn dân thường. Lý do mà người mỹ đưa ra nào là Iraq sản xuất vũ khí hủy diệt, vũ khí nguyên tử, nào là tiếp tay cho mạng lưới khủng bố toàn cầu Al-Qaeda... tất cả các "tội ác nghê tởm của Sadam Hussein" hóa ra đều chỉ là tin vịt, và rồi, do kẻ bị hại tức chính thể của ông Sadam đã không còn nên chẳng có ai đứng ra mà thanh minh với thế giới.

Còn nhớ đầu năm 2008, một toàn án liên bang Mỹ đã yêu cầu Libya chi trả hơn 6 tỉ USD bồi thường cho gia đình 7 nạn nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom một máy bay Pháp cách đây gần 20 năm. Libya cũng đã bị buộc phải bồi thường 2,7 tỷ USD do bị kết tội gài bom chuyến bay Pan Am trên bầu trời Lockerbie năm 1988, gài bom chuyến bay 772 của UTA ở Niger năm 1989. Sự thật ra sao thì khó mà biết được, nhưng một khi Cáo mà đã quy thì Cừu phải có tội, và Cừu thì cứ phải dùng tiền để chuộc tội; đấy là sự công bằng của Sói. Lần này số lượng thường dân bị chết dưới làm đạn của Liên quân là rất lớn, và chẳng tòa án nào dám xử cái tội giết người này, bởi Liên quân đã được Liên Hiệp Quốc cấp "Cota" xuất khẩu tội ác.


Pháp đã phát động chiến tranh ngay sau khi kết thúc hội nghị của liên minh quân sự quốc tế tại Paris (Pháp) vào lúc 21 giờ 45 phút ngày 19/3/2011 (giờ Việt Nam).


Phản ứng lại các cuộc không kích của Liên Quân, Phát ngôn viên chính phủ Libya tuyên bố: "Thay vì gửi các quan sát viên quốc tế đến giám sát lệnh ngừng bắn thì một liên minh các lực lượng quốc tế đã chọn hành động xâm lược quân sự." Chính phủ Libya cũng tái khẳng định việc tuân thủ lệnh ngừng bắn toàn diện. Tuy nhiên những tuyên bố này trở nên lạc lõng giữa những tiếng gầm rú của máy bay và tên lửa của Liên Quân.

So với các tình tiết trong câu truyện của Lafontaine, thì có lẽ ông Sarkozy hơi vội. Lý do mà ông Sarkozy đưa ra để lý giải cho việc vội vàng tấn công một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của Liên Hiệp Quốc như Libya là nghĩa vụ lương tâm phải "bảo vệ sinh mạng người dân Libya, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của họ". Xem ra Lafontaine còn phải kính Sarkozy vài vái bởi ông Sarkozy đã đề cập tới lương tâm của Chó Sói trước khi xơi món thịt cừu.


Ông Gaddafi tuyên bố phân phát vũ khí để tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân


Suy cho cùng cái lỗi của Cừu là ở chỗ nó là món thịt cừu mà ai cũng thích, và như vậy cái "lỗi" của Libya là không thể phủ nhận. Với bờ biển Địa Trung Hải dài hơn 2000km, diện tích gần 2 triệu km2, dân số khoảng 6,5 triệu người; Libya là một vị trí chiến lược quân sự quan trọng trong khu vực. Libya là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn, đứng đầu Châu Phi, đứng thứ 9 trên thế giới. Dầu mỏ Libya có chất lượng cao, dễ khai thác (chi phí khai thác chưa đến 1 đôla cho một barrel, 117 lít). Hầu như tất cả dầu mỏ của Libya được vận chuyển qua Châu Âu với chi phí vận chuyên rất rẻ. Như vậy Libya là một mắt xích quan trọng trong bảo đảm chiến lược an ninh năng luợng đối với Châu Âu, và là đối trọng với nguồn cung dầu khí của Nga. Ngoài ra việc khống chế được Libya cũng sẽ khiến cho Nga mất đi những hợp đồng vũ khí nhiều tỷ đôla mỗi năm.

Có lẽ xét về phương diện kinh tế, và chiến lược quân sự thì ông Sarkozy đã có những tính toán cao tay, tuy nhiên còn quá sớm để mà phán xét về kết cục của cuộc chiến. Những suy nghĩ vội vàng về một hình thái quan hệ quốc tế mới thay cho những nguyên tắc đã tồn tại hàng nghìn năm về quyền tự quyết và chủ quyền quốc gia của các dân tộc rất có thể khiến cho thế giới lâm vào một cuộc đại chiến thế giới mới.


>> Nga sẽ tăng sản xuất tổ hợp tên lửa lên gấp đôi



[vtc news]Ria Novosti dẫn lời Thủ tướng Nga Vladimir Putin trong hội nghị phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng ngày 21/3 cho biết, bắt đầu từ năm 2013 Nga sẽ tăng cường sản xuất số lượng các tổ hợp tên lửa lên gấp đôi so với hiện nay.

Theo ông Putin, dự trù kinh phí để sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa từ nay cho tới năm 2020 sẽ mất khoảng 77 tỷ rúp trích từ nguồn ngân sách cho chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020. “Quân đội Nga sẽ được trang bị những loại vũ khí tên lửa mới nhất, tối tân nhất ở tất cả các cấp (chiến lược, chiến dịch và chiến thuật), trong đó đáng chú ý có tổ hợp tên lửa Yars, Bulava và Iskander-M” – tuyên bố của Thủ tướng Putin.




Trong khuôn khổ chương trình sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa, Chính phủ Nga dự định sẽ chi 15 tỷ rúp để phát triển để đầu tư cho các xưởng sản xuất, trong đó 9,6 tỷ rúp sẽ chi cho nhà máy Votkinsk, nhà sản xuất tên lửa đạn đạo.

Phần kinh phí còn lại sẽ đầu tư cho chương trình hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp quốc phòng mà dự án của nó sẽ được Bộ Quốc phòng thông qua trong một vài tháng tới.

Theo chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020 thông qua ngày 31/12/2010 với tổng kinh phí 19 tỷ rúp, dự kiến đến năm 2020 Nga sẽ mua khoảng 100 tàu ngầm và tàu nổi mặt nước, 600 máy bay chiến đấu, 1.000 máy bay trực thăng, 56 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-400, 10 tiểu đoàn S-500, 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử dự án 955 Borey, 10 lữ đoàn tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M và hàng loạt vũ khí trang bị khác.


>> Nga biên chế pháo tự hành hiện đại Msta-S



Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong năm 2011 Nga sẽ biên chế cho lực lượng pháo binh và tên lửa pháo tự hành hiện đại 152 mm Msta-S.

Trung tá Sergei Vlasov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, phát biểu ngày 21/3/2011, việc biên chế "Msta-S” nằm trong chương trình hiện đại hóa vũ khí để tăng cường đáng kể khả năng và hiệu quả chiến đấu của quân đội Nga, đặc biệt là Lục quân.

Pháo tự hành “Msta-S” do Viện thiết kế UZTM phát triển dựa trên khung gầm tăng T-80, có tính năng chiến đấu tiên tiến với tầm bắn xa; pháo được trang bị hệ thống phòng xạ - sinh - hóa, tầm hoạt động lớn, khả năng cơ động cao.

Các tổ hợp lựu pháo này được thiết kế nhằm bắn chế áp tiêu diệt các mục tiêu đối phương như trận địa pháo và cối, lực lượng tăng thiết giáp và phương tiện chống tăng, binh lực và vũ khí trang bị cả ở trong và ngoài công sự, trung tâm thông tin - chỉ huy, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các phương tiện tác chiến điện tử.

Ngoài ra, Msta-S còn dùng để tiêu diệt các phương tiện hạt nhân chiến thuật, các đại đội pháo, cối, cũng như phương tiện phòng không... Không những thế, các tổ hợp này còn sử dụng hỏa lực để củng cố trận địa hay chốt phòng ngự, hoặc bắn kiềm chế hướng vận động của bộ binh cơ giới và tăng thiết giáp đối phương trên chiến trường.

Msta-S được trang bị hệ thống ngắm bắn đồng bộ gồm các thiết bị hiển thị biểu tượng số hoá, bộ kính ngắm đồng bộ dự phòng 1P22, bộ kính ngắm 1P23 dùng cho trực xạ, và bộ thiết bị thu tín hiệu định vị, dẫn đường vệ tinh.

Hệ thống ngắm bắn đồng bộ cho phép xe cơ động phản pháo với các tham số tự động hiệu chỉnh về vị trí hiện thời của xe, hướng đường đạn điều chỉnh tương ứng tới mục tiêu, hướng xoay nâng pháo theo phần tử bắn hiệu chỉnh sau mỗi phát đạn trong loạt bắn ở tốc độ xạ kích tối đa mà không phải thiết lập lại đường ngắm.




Pháo tự hành Msta-S có chiều dài khung xe là 6,04 m, chiều dài có tháp pháo 11,92m; chiều cao của toàn bộ pháo 2,99 m và chiều rộng đạt 3,58 m. Trọng lượng pháo lên tới 42.000 kg

Msta-S có thiết bị nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn cao. Pháo tự hành Msta-S có thể sử dụng đạn chính xác cao. Pháo có cỡ nòng 152 mm với 50 quả đạn pháo và được trang bị bổ sung súng máy phòng không 12,7 mm NSVT với cơ số 300 viên.

Với tầm bắn tùy loại đạn sử dụng có thể đạt 50 km, Msta-S bắn được tất cả các loại đạn pháo 152 mm tiêu chuẩn, kể cả đạn pháo có điều khiển bằng Laser Krasnopol.

Msta-S được trang bị động cơ V-84MS 840 mã lực, phạm vi hoạt động 500km với kíp điều khiển 5 người.

Ông Sergei Vlasov cho biết, quân đội Nga sẽ tiếp tục tăng cường trang bị vũ khí hiện đại cho các lực lượng, trong đó chú trọng vào tăng cường sức mạnh cho lực lượng pháo binh và tên lửa, theo đó Nga sẽ tích cực mua sắm và trang bị những vũ khí hiện đại cho các lực lượng này.


Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

>> VN nói cuộc tấn công Libya là 'tiền lệ xấu'






[BBC Vietnamese] Chính phủ Việt Nam bày tỏ quan ngại trước các diễn biến mới nhất ở Libya, trong khi Đảng Cộng sản nói việc liên quân tấn công là "không thể chấp nhận được".




Nhanh không kém nước lớn láng giềng Trung Quốc, vốn đã ngỏ ý "tiếc" về hoạt động quân sự của liên quân phương Tây tại Libya, hôm Chủ nhật 20/03, Chính phủ Việt Nam tuyên bố qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao:

"Việt Nam lo ngại sâu sắc trước sự gia tăng căng thẳng và những hành động quân sự mới đây tại Libya với nhiều hệ lụy đối với đời sống của người dân Libya và hòa bình, ổn định ở khu vực."

Trước đó, cũng trong ngày Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo nói nước này luôn phản đối việc "sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Nga và một số nước khác cũng đưa ra quan điểm tương tự.

Bắc Kinh bày tỏ hy vọng "Libya sẽ sớm khôi phục ổn định và tránh thương vong cho người dân", đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc tôn trọng "độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của quốc gia Bắc Phi.

Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, sớm chấm dứt các hoạt động quân sự, tích cực thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia.”

Cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không đề cập tới thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội Libya và phe nổi dậy, mà các binh lính trung thành với Đại tá Gaddafi bị cáo buộc vi phạm.

'Khoác áo bảo vệ nhân quyền'
Trong khi đó, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm thứ Hai 21/03 chạy bài xã luận chỉ trích chiến dịch quân sự của Anh-Pháp-Mỹ tại Libya là "hành động quân sự khoác áo bảo vệ nhân quyền".

Bài xã luận viết rằng cuộc tấn công vào Libya, "một nước độc lập, có chủ quyền" đang "gây đau thương và chết chóc cho người dân vô tội".

Báo Nhân dân đặt câu hỏi: "Phải chăng đây chỉ là cái cớ để can thiệp tình hình nước này?" và trích dẫn một số phân tích gia nói rằng mục đích cuối cùng của chiến dịch quân sự hiện thời là "thiết lập một chính quyền thân phương Tây, tạo ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực".

Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Libya là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế.

Xã luận báo Nhân dân
Bài xã luận cũng nói "dư luận quốc tế tỏ rõ nghi ngờ mục tiêu chiến dịch quân sự" của phương Tây tại Libya.

Báo Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Libya là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền".

"Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế."

Phản ứng của Việt Nam được cho là không bất ngờ vì Tripoli lâu nay giữ quan hệ khá mật thiết cả về chính trị và ngoại giao với Hà Nội.

Việt Nam và Libya có cơ chế tham khảo chính trị, cùng chia sẻ nhiều quan điểm chung về tình hình quốc tế, nhất là vai trò của Mỹ và các nước phương Tây.

Cũng là quốc gia 'Xã hội Chủ nghĩa', Libya của Đại tá Gaddafi và Việt Nam cùng phản đối can thiệp của nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực dân chủ-nhân quyền.

Truyền thông Việt Nam cũng cho hay đại sứ quán Việt Nam tại Tripoli vẫn an toàn tuy có thể sẽ sơ tán sang một nước láng giềng nếu bạo lực leo thang.


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Tiêu diệt không quân và phòng không Libya trong 5-8 giờ



Chiến dịch quân sự của NATO ở Libya sẽ kéo dài 5-8 giờ, trong thời gian đó các lực lượng không quân và các hệ thống phòng không của Libya sẽ bị tiêu diệt. Sau đó, sự tham gia của phương Tây vào chiến sự sẽ chỉ còn là trang bị và huấn luyện cho quân nổi dậy.

Hôm thứ sáu, Pháo và Anh công bố ý định mở chiến dịch quân sự chống Libya trong vài giờ tới. Tổng biên tập tạp chí Oborona (Nga) Igor Korot chenko cho rằng, các quốc gia tham gia chiến dịch tích cực nhất sẽ là 3 nước Mỹ, Anh, Pháp.




Các nước này đã sẵn sàng tiến hành chiến sự. “Từ góc độ thực tiễn, mọi biện pháp đã được thực hiện - các kế hoạch được thẩm định, các mục tiêu được xác định, đã tiến hành trinh sát vũ trụ, lập cơ sở dữ liệu. Bây giờ chỉ còn việc ấn nút”, đại tá Korotchenko nói.

Ông Korotchenko cho rằng, chiến dịch quân sự của NATO sẽ không kéo dài và nhận định: “Nhiệm vụ tiêu diệt không quân và hệ thống phòng không của Libya được giải quyết trong vòng 5-8 giờ. Sau một ngày đêm, tối đa là hai, bản thân giai đoạn quân sự sẽ kết thúc”.

Sau đó, sự can thiệp của nước ngoài chỉ còn là trang bị và huấn luyện quân nổi loạn chiến đấu với Gaddafi. Ông Korotchenko loại trừ khả năng châu Âu và Mỹ tham gia chiến dịch mặt đất.

Ông Korotchenko cho rằng, việc Nga bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết 1973 chống Libya, nhưng không phản đối là một sai lầm chính trị nghiêm trọng

Ông nói: “Rõ ràng là chúng ta không vui vẻ gì với các phương pháp của ông Gaddafi, với cá nhân ông ấy. Nhưng ông ta là nhà cầm quyền hợp pháp và các hành động của ông ấy là hợp pháp. Gaddafi đang làm đúng cái điều mà ông Putin đang làm ở Chechnya, chỉ có điều là ở quy mô nhỏ hơn - đó là bảo đảm sự toàn vẹn của quốc gia”.

Ông cũng nói thêm: “Lật đổ Gaddafi sẽ không mang lại cho Nga bất kỳ lợi ích nào. Chúng ta mất 4,5 tỷ USD của các hợp đồng vũ khí chưa thực hiện và ảnh hưởng địa-chính trị trong khu vực. Những người sẽ thay thế Gaddafi sẽ hướng hoàn toàn sang các nước phương Tây”.

(vietnamdefence news)

>> Pháp điều tàu sân bay đến Libya



Paris hôm nay điều tàu sân bay Charles de Gaulle để tăng cường lực lượng cho cuộc tấn công chống lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi.

Con tàu hàng đầu của hạm đội hải quân Pháp khởi hành từ cảng hải quân Toulon vào lúc 12h GMT (19h Hà Nội) hôm nay, chở 20 máy bay chiến đấu, hầu hết là Rafale và Super Etendard, cùng các trực thăng chiến đấu và hai máy bay trinh thám loại E-2.

Các quan chức Pháp cho hay, tàu sân bay còn cách Libya 24 giờ tàu chạy, tuy nhiên nó cần từ 36 đến 48 giờ để cho máy bay và các thiết bị đổ bộ lên tàu.




Teen lwar Tomahawk của Mỹ bắn đi từ ven biển Bahamas nhằm vào Tripoli. Ảnh: AFP

Tàu sân bay được ba tàu chiến khác hộ tống, gồm tàu chống tàu ngầm, tàu phòng không và tàu đa nhiệm tàng hình. Ngoài ra còn một tàu tiếp liệu. Toàn bộ nhóm này được bảo vệ bởi một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Trong khi đó các máy bay chiến đấu của Pháp tiếp tục quần thảo trên bầu trời Libya, trong chiến dịch can thiệp của liên quân phương tây và một số quốc gia Arập.

Các chiến đấu cơ của Pháp tối qua đã thực hiện bốn vụ tấn công xuống lãnh thổ Libya, với mục tiêu phá hủy các chiến xa, xe bọc thép của quân đội trung thành với nhà lãnh đạo chính phủ Libya Gadhafi. Cùng lúc, hơn 110 tên lửa hành trình của Mỹ và Anh từ các tàu chiến xung quanh Libya nã vào thủ đô Tripoli của nước này.

Chính quyền Gadhafi cho hay, 48 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào Tripoli. Ông Gadhafi tuyên bố quyết tâm chống lại "cuộc xâm lăng trắng trợn" này, và đe dọa một cuộc chiến kéo dài khắp khu vực Địa trung hải.

Hôm nay, tham mưu trưởng quân đội Mỹ Michael Mullen phát biểu khẳng định rằng giai đoạn đầu của chiến dịch quốc tế nhằm áp đặt vùng cấm bay ở Libya đã "thành công".

Chiến dịch không kích Libya được Pháp, Anh, Mỹ và các nước đồng minh thực hiện sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua một nghị quyết cho phép áp dụng vùng cấm bay trên toàn lãnh thổ Libya, mở đường cho những cuộc không kích. Giai đoạn đầu này của chiến dịch là nhằm tiêu diệt khả năng phòng không của quân đội Libya, sau đó các phi cơ của liên quân sẽ triển khai ngày đêm nhằm đảm bảo không một máy bay quân sự hay dân sự nào của Libya được phép cất cánh nếu không được phép của ủy ban cấm bay.

Nga, Trung Quốc, Venezuela đã lên tiếng phản đối hoặc "lấy làm tiếc" về chiến dịch của liên quân do Pháp, Anh và Mỹ đứng đầu chống chính quyền Libya.

(vnexpress.net)

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

>> Soi kế hoạch đóng Type-052C của Trung Quốc



Theo các thông tin từ trang mạng quốc phòng Trung Quốc, Hải quân nước này đang tiến hành đóng mới nhiều khu trục hạm Type-052C. .


Thời hạn đóng tàu 


Theo kế hoạch, 2 chiếc tàu khu trục Type-052C dự kiến ​​sẽ hạ thuỷ vào năm 2011, cách nhau khoảng 6 tháng. Theo đó, thân tàu thứ nhất của Type-052 đã được hạ thủy ngày 28/11/2010. Trong khi thân tàu thứ hai sẽ được hạ thuỷ trong tháng 5/2011, theo dự kiến. Ngoài ra, thân tàu thứ ba của Type-052C sẽ được hạ thủy vào tháng 11/2011, và thân tàu thứ tư dự kiến hạ thuỷ vào tháng 5/2012. Tất cả các thân tàu của Type 052 trên đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam (Thượng Hải, Trung Quốc).



Hai thân tàu Type-052C. Các phiên hiệu của 8 tàu Type-052C gồm: 107, 131-134, 162-164.

Rốt cuộc, nếu Hải quân Trung Quốc thực sự phát triển tổng số 8 chiếc tàu khu trục Type-052C trong giai đoạn 2010-2015, thì họ có thể thay thế tất cả các tàu lớp Luda không được nâng cấp trong khoảng thời gian 5 năm tới.

Ngoài ra, nhà máy đóng tàu hải quân Giang Nam thông báo sẽ thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013-2015, với việc phát triển các tàu ngầm và tàu quét thủy lôi.

Đặc điểm kỹ thuật

Type-052C có chiều dài 154m, rộng 16m, lượng choán nước 7.000 tấn. Phần thân tàu thiết kế hoàn toàn giống “người anh” Type-052B nhưng xét hệ thống vũ khí, điện tử trang bị trên tàu thì khác biệt nhiều.

Lớp Luyang–II lắp radar mạng đa năng tương tự hệ thống radar AN/SPY–1 (bộ phận của hệ thống chiến đấu Aegis) tiên tiến trên các tuần dương, khu trục của Hải quân Mỹ.


Tàu khu trục Type-052C thiết kế cho mục đích phòng không hạm đội.

Type-052C được trang bị hệ thống động cơ kết hợp gồm hai động cơ tuốc bin khí DA80/DN80 và hai động cơ diesel Shaanxi, cho phép đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h.

Trang bị vũ khí

Type-052C có xu hướng thiên về khả năng phòng không hạm đội hơn là chống hạm mặc dù được trang bị các tên lửa đối hạm tầm xa.

Hệ thống phòng không Type-052C là tổ hợp tên lửa hải đối không tầm trung và tầm cao HQ-9 (tương tự như tên lửa phòng không S-300 của Nga). Tàu được trang bị 48 tên lửa HQ–9 đặt trong 8 cụm ống phóng thẳng đứng, mỗi cụm gồm sáu ống chứa tên lửa.

Tên lửa HQ–9 là sự kết hợp công nghệ của hai hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu thế giới S–300 của Nga và Patriot của Mỹ.

Có nguồn tin, Trung Quốc đã “ăn cắp” công nghệ động cơ và hệ thống điều khiển từ tên lửa phòng không S–300, hệ thống dẫn đường từ Patriot để tạo nên sản phẩm “made in China” với tính năng không thua kém loại tên lửa đối không hiện đại của Nga và Mỹ.


Hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đối không HQ-9 trên Type-052C.

HQ–9 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối hạm, máy bay đối phương. Tên lửa có tầm bắn 120km, trần bay 30.000m. Phương thức dẫn đường quán tính trong pha giữa và pha cuối sử dụng radar chủ động.

Vũ khí diệt hạm chủ lực của Type-052C là tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu tầm xa YJ–62. Phương thức dẫn đường của tên lửa kết hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS), định vị quán tính (INS) và radar chủ động trong pha cuối. Trong hành trình bay tên lửa bay cách mặt biển 30m, cuối hành trình bay cách 7–10m, tầm bắn khoảng 280km.

Các loại vũ khí còn lại gồm pháo hạm 100mm, tổ hợp pháo phòng không tầm gần Type 730, ngư lôi chống ngầm cỡ 324mm. Boong tàu phía sau có bãi đáp trực thăng đáp ứng cất hạ cánh của các loại trực thăng Kamov Ka–28 và Harbin Z–9.

(theo bdv news )

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> 'Kiếm' của Triều Tiên, 'khiên' của Hàn Quốc



Theo ước tính của các chuyên gia, tiềm lực của pháo binh Triều Tiên cho phép nước này nã 10.000 quả đạn pháo vào thủ đô Seoul trong mỗi phút.

Hiện nay, sức mạnh vũ khí của Triều Tiên bị suy giảm đáng kể do sự yếu kém của nền kinh tế. Hải quân và không quân Triều Tiên trở nên lạc hậu nhanh chóng, tuy nhiên sức mạnh quân sự của quốc gia này nằm ở pháo binh.

Vụ pháo kích vừa qua tại hòn đảo Yeonpyeong đã nhấn mạnh sự nguy hiểm của pháo binh Triều Tiên và Seoul – thủ đô của Hàn Quốc cách vùng phi quân sự khoảng 40 km dễ dàng bị “san bằng” bởi pháo binh của Triều Tiên.

Dưới đây là những vũ khí hủy diệt nguy hiểm nhất của pháo binh Triều Tiên:

Pháo phản lực


M1985 có tầm bắn khoảng 40 km.


Triều Tiên sở hữu nhiều pháo phản lực có thiết kế dựa trên các nguyên mẫu của Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Triều Tiên cũng phát triển một số loại đạn dành cho pháo trên cỡ 240 mm, nặng tới 407kg, trong đó đầu đạn nặng 90kg có thể chứa thuốc nổ, chất cháy, khói hay chất độc hóa học. Thiết bị chuyên chở là xe tải, phiên bản do Triều Tiên tự chủ sản xuất.

Theo nhiều nguồn tin, loại vũ khí này của Triều Tiên còn được xuất khẩu sang Iran.

Hai phiên bản nổi tiếng nhất trong các pháo phản lực của Triều Tiên là M1985 và M1991 với loạt phóng 12-22 quả đạn trong một lần nạp.


Xe phóng tên lửa M1991 có khả năng mang 22 tên lửa.


Pháo tự hành

Pháo binh luôn là niềm tự hào của quân đội Triều Tiên.


Pháo tự hành cỡ nòng 170 mm với tên gọi M1978 và M1989 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là các súng phòng thủ bờ biển của Nga. Pháo tự hành được đặt trên xe thiết giáp, và sử dụng đạn có tầm xa lên tới 60 km.

Vào năm 1978, trong lần đầu tiên ra mắt, giới quân sự Triều Tiên giới thiệu pháo tự hành của nước này có tầm bắn xa nhất thế giới khi đó.

Iran đã nhập khẩu và sử dụng những khẩu pháo loại này trong Iran-Iraq.

Hệ thống lô cốt ngầm

Triều Tiên có rất nhiều hầm ngầm và lô cốt tại vùng phi quân sự giáp với Hàn Quốc.


Triều Tiên đã xây dựng hàng ngàn lô cốt nằm ngầm dưới lòng đất tại gần biên giới với Hàn Quốc và sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để phòng thủ và tấn công.

Từ hệ thống lô cốt ngầm này, pháo binh Triều Tiên sẽ áp dụng chiến thuật “đánh du kích” để tiêu hao sinh lực của kẻ thù.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia quân sự, một dàn pháo phản lực của Triều Tiên chỉ mất 75 giây để bắn và quay trở lại hầm trú ẩn.

Vũ khí sinh hóa

Diễn tập chống vũ khí sinh hóa luôn được phía Hàn Quốc đặt lên hàng đầu.


Tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, tuy nhiên đây chưa phải là vũ khí có khả năng gây thiệt hại lớn nhất mà quốc gia này sở hữu.

Theo một nghiên cứu vào năm 2007, khả năng Triều Tiên sử dụng bom khí độc để bắn phá các mục tiêu dân sự là nguy hiểm và nghiêm trọng nhất.

Hiệp hội khoa học Mỹ và nhiều tổ chức khác cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên chứa nhiều vũ khí sinh hóa như: vi khuẩn bệnh than, khí ngạt, khí độc sarin, phosgene và botulism.

Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nỗ lực nghiên cứu và lập những kế hoạch ứng phó với hiểm họa đáng sợ từ phía Triều Tiên. Dựa vào những tiến bộ khoa học, chính phủ nước này các biện pháp mà họ chuẩn bị sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với thủ đô Seoul và nhiều thành phố lớn khác nếu chiến tranh bùng nổ.

Cơ chế phản ứng nhanh

DMáy bay do thám không người lái là tai và mắt của quân đội Hàn Quốc.


Trong chiến tranh, thời gian luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi chiến tranh xảy ra, bên nào phản ứng càng nhanh thì sẽ càng hạn chế được khả năng tấn công của kẻ thù.

Do vậy, Hàn Quốc đầu tư nhiều tiền của để đầu tư vào hệ thống tác chiến. Nước này còn nghiên cứu công nghệ giúp tiêu diệt nhanh các dàn pháo phản lực, rút ngắn thời gian phản ứng từ 20 phút xuống còn 4 phút. Dự án được nghiệm thu vào năm 1998.

Tuy nhiên, sự trả đũa lúng túng trong vụ Triều Tiên tấn công đảo Yeonpyeong cho thấy, hệ thống này cần được cải thiện nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, các máy bay trinh thám không người lái của liên quân Mỹ - Hàn luôn theo dõi “nhất cử nhất động” của các giàn phóng tên lửa 240 mm và pháo tự hành 170 mm của quân đội Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo chống lô cốt

ATACMS-P có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm trong lô cốt vững chắc.


ATACMS-P là tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm ngầm dưới lòng đất hoặc trong các lô cốt. ATACMS-P có tầm 220 km và được phóng từ các xe tải di động. Tên lửa có thiết kế đặc biệt để xuyên sâu xuống lòng đất trước khi phát nổ, từ đó phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong hệ thống lô cốt của Triều Tiên. Mục tiêu chính mà loại tên lửa này nhắm tới chính là lực lượng pháo binh của Triều Tiên ẩn nấp trong các đường hầm.

Radar truy tìm vị trí địch

Hệ thống Radar dò tìm vị trí địch giúp Hàn Quốc xác định được nhanh chóng vị trí của pháo binh địch.


Ưu thế đặc biệt về công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện ở “hệ thống dò tìm vị trí địch”. Phiên bản đơn giản được lắp đặt trên xe quân sự đặc chủng, có khả năng xác định được 20 khu vực pháo binh và mục tiêu của đối phương mỗi phút.

Ngoài ra, phiên bản lớn hơn được đặt trên các xe chuyên dụng cỡ lớn có thể dò tìm, tính toán và phát hiện vị trí của các dàn pháo phản lực ngay khi chúng khai hỏa.

Tuy nhiên, cũng giống cơ chế phản ứng nhanh kể trên, vụ pháo kích đảo Yeonpyeong là một bài kiểm tra mà hệ thống radar công phu của Hàn Quốc đã không cho kết quả tốt.

Pháo bắn đạn có điều khiển

Đạn pháo Excalibur 155 mm đã chứng minh được khả năng bắn chính xác tại chiến trường Iraq.


Tấn công mục tiêu di chuyển luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với pháo binh do sự bắt buộc phải thành công ngay trong lần bắn đầu tiên. Đạn pháo Excalibur 155 mm là một trong số rất ít vũ khí có khả năng thực hiện điều đó.

Với sự trợ giúp của công nghệ định vị toàn cầu GPS, đạn pháo Excalibur có độ sai lệch mục tiêu gần 20m. Do vậy, Excalibur 155mm sẽ dễ dàng tiêu diệt các xe chở pháo phản lực.

Trong chiến tranh tại Iraq, đạn pháo Excalibur 155mm đã có những màn trình diễn hết sức thuyết phục.

Như vậy trên lý thuyết, những nỗ lực trong công nghệ và vũ khí cho phép quân đội Hàn Quốc "khóa các họng pháo" của Triều Tiên hữu hiệu. Nhưng giải pháp có thể giúp thủ đô Seoul thoát khỏi “cơn thịnh nộ” đạn pháo Triều Tiên hiệu quả nhất vẫn là một chính đối sách khôn ngoan hơn so với những gì họ thể hiện thời gian vừa qua.


(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang